Đề tài Tác động qua lại giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU .5

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .6

I. LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN .6

1. Khái niệm và phân loại đầu tư .6

2. Phân loại đầu tư phát triển .7

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư 8

II. LÍ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .10

1. Khái niệm .10

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế .10

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG.13

1. Đầu tư tác động đến tăng trưởng .13

1.1. Đầu tư tác động đến quy mô của tăng trưởng .13

1.1.1. Đầu tư tác động đến tổng cung và tổng cầu 13

 Đầu tư tác động đến tổng cung của nền kinh tế .13

 Đầu tư tác động đến tổng cầu của nền kinh tế 14

1.1.2. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế 15

1.2. Đầu tư tác động đến chất lượng tăng trưởng 17

1.2.1. Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa .17

1.2.2. Tác động của đầu tư phát triển đến khoa học và công nghệ .20

1.2.3. Đầu tư phát triển chất lượng nguồn nhân lực góp phần nâng cao năng suất nhân tố tổng hợp .21

1.2.4. Đầu tư tác động đến đời sống kinh tế xã hội, xây dựng định hướng chính sách của đất nước .22

2. Tăng trưởng tác động đến đầu tư 23

2.1. Tăng trưởng góp phần cải thiện môi trường đầu tư .23

2.1.1. Tăng trưởng kinh tế góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, năng lực công nghệ 23

2.1.2. Tăng trưởng kinh tế góp phần cải thiện nguồn nhân lực 24

2.1.3. Tăng trưởng kinh tế góp phần ổn định chính trị-xã hội 25

2.2. Tăng trưởng kinh tế làm tăng tỷ lệ tích luỹ, cung cấp thêm vốn cho đầu tư .25

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .26

I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2010 26

1. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư .26

2. Tình hình tăng trưởng kinh tế từ năm 1986 đến năm 2010 .29

II. MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM .30

1. Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế .30

1.1. Đầu tư tác động đến quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế .30

1.1.1. Đầu tư tác động đến tổng cung tổng cầu .30

1.1.2. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế 32

1.2. Đầu tư tác động đến chất lượng tăng trưởng .40

1.2.1. Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế .40

1.2.2. Đầu tư tác động đến trình độ khoa học kỹ thuật .45

1.2.3. Đầu tư tác động đến năng suất lao động .48

1.2.4. Đầu tư tác động đến đời sống kinh tế xã hội, xây dựng định hướng chính sách của đất nước .54

2. Tác động ngược trở lại của tăng trưởng kinh tế với đầu tư .55

2.1. Tăng trưởng là điều kiện để cải thiện môi trường đầu tư .55

2.2. Tăng trưởng tạo tích lũy và tăng cường vốn cho đầu tư 59

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .61

1. Ưu điểm .61

2. Nhược điểm .62

PHẦN III: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 64

I. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẾN 2020 .64

1. Mục tiêu tổng quát 64

2. Các chỉ tiêu .64

3. Phương hướng đầu tư .65

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .67

1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và bố trí kế hoạch đầu tư 67

2. Phân bổ và sử dụng vốn hiệu quả 68

2.1. Nguồn vốn trong nước .68

2.1.1. Vốn ngân sách nhà nước .68

2.1.2. Vốn Nguồn vốn từ dân cư và tư nhân .70

2.2. Nguồn vốn từ nước ngoài (gồm ODA và FDI) 70

2.2.1. Vốn ODA .70

2.2.2. Vốn FDI 71

3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 71

4. Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tư 72

III. GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠO ĐIỀU KIỆN THU HÚT VỐN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ.73

1. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nhằm tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong nước.74

2. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nhằm tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài.75

2.1. Giải pháp thu hút FDI.75

2.2. Giải pháp thu hút ODA.77

LỜI KẾT.79

TÀI LIỆU THAM KHẢO.80

 

 

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13235 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động qua lại giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thế giới, có chăng chỉ thấp thua tỷ lệ tương ứng của Trung Quốc. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Việt Nam dự kiến nâng mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm giai đoạn 2006-2010 từ 7,5% đến 8%, nhằm đảm bảo tổng GDP năm 2010 gấp 21 lần so với 3 năm trước đây. "Để làm được điều đó, đầu tư xã hội trong 5 năm tới phải cần khoảng 114 tỷ USD, trong đó vốn FDI phải chiếm ít nhất 20% (tức khoảng 22,8 tỷ USD) . Tăng vốn đầu tư không thể không nói đến sự đóng góp của vốn đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là FDI và ODA. Hai nguồn vốn này đóng vai trò to lớn đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. . Trong giai đoạn 2001 – 2005 FDI đóng góp 15,5% vào GDP, giá trị xuất khẩu của khu vực FDI ( không kể dầu thô) tăng nhanh đạt trên 34 tỷ USD, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nếu tính cả dầu thô là 56%. FDI là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, trong giai đoạn 2001 – 2005 khoảng 3,67 tỷ USD, mức tăng năm sau lớn hơn năm trước , năm 2006 là 1,4 tỷ USD tăng 36% so với năm 2005. Ngoài ra FDI thường đầu tư vào các ngành nghề mới, có công nghệ hiện đại, sản lượng lớn đã tạo ra mức sản lượng ngày càng tăng đóng góp lớn vào giá trị sản xuất toàn xã hội; thị trường ngày càng được mở rộng tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt năm 2008 nước ta đạt mức thu hút FDI cao nhất trong vòng 20 năm với tổng lượng vốn đăng ký trên 64 tỷUSD, mức vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD. FDI tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, các ngành có công nghệ mới do đó làm tăng gía trị sản xuất, đóng góp vào tổng giá trị xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán.Tính đến hết năm 2009, nước ta có 1208 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với vốn đăng ký lên đến 23107.3 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện năm 2010 đạt 11 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2009. Diến biến FDI giai đoạn 2007-2010 Ngoài nguồn vốn FDI thì ODA cũng là một trong những nguồn vốn bổ sung cho vốn đầu tư phát triển của nước ta. Đây là nguồn vốn ưu đãi và thường được sử dụng vào xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật tạo nền tảng cho việc thu hút FDI. Nguồn vốn ODA thực hiện trong thời kỳ 2006-2010 đạt khoảng 11-12 tỷ USD, đóng góp gần 9% cho nhu cầu tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Những lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA là: Phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại; xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, đào tạo); bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu, triển khai...Thu hút vốn ODA, trong 9 tháng đầu năm 2010, tổng giá trị vốn ODA được ký thông qua các Hiệp định với các nhà tài trợ đạt 2.209 triệu USD; trong đó vốn vay đạt 2.108 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại đạt 101 triệu USD. (Trong khi đó con số thu hút vốn ODA 9 tháng đầu năm 2009 tổng giá trị vốn ODA được ký thông qua các Hiệp định với các nhà tài trợ đạt 3.236 triệu USD). Giải gân ODA 9 tháng đầu năm 2010 ước đạt khoảng 1.920 triệu USD, bằng 79% kế hoạch cả năm và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2009. Trong khi vốn FDI thường đầu tư vào các ngành mới có lợi nhuận cao thì ODA lại được ưu tiên dành cho việc đầu tư vào các ngành, vùng kém phát triển hơn do đó đã tạo thuận lợi cho tăng trưởng hợp lý, đồng đều và bền vững. Cách thứ hai để tăng tốc độ tăng trưởng là giảm hệ số ICOR tức là tăng hiệu quả sử dụng vốn. Vấn đề này đang là vấn đề bức xúc của các nhà quản lý Việt Nam. Nhưng năm gần đây hệ số ICOR của Việt Nam ngày càng tăng cao và nhanh ( xem bảng 4). Bảng 4: Hệ số ICOR trong các giai đoạn Giai đoạn ICOR 1991 – 1995 3,5 1996 – 2000 4,8 2001 – 2003 5,24 2004 – 2006 5,04 2007 – 2008 6,15 2009 2010 8 6,27 Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Tính trung bình từ năm 2007 đến 2008 tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam là 39.7%. Năm 2008, tỷ lệ đầu tư/GDP lên đến 43.1%, còn theo ước tính sơ bộ đến hết tháng 8 năm 2009 tỷ lệ này là 43,9%. Dù đầu tư cao như vậy nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ từ 6 - 8.5%, và dự kiến, năm 2009, mức tăng trưởng cao của Việt Nam cũng chỉ dừng ở 5,2%, do đó, hệ số ICOR luôn ở mức cao. So với các nước trong khu vực hệ số ICOR của việt nam ở mức tương đối cao: Tăng trưởng GDP và ICOR một số nước Đông Á Quốc gia Giai đoạn GDP (%) Đầu tư/GDP ICOR Hàn quốc 1961 –  1980 7,9% 23,3 3,0 Đài Loan 1961 – 1980 9,7% 26,2 2,7 Indonesia 1981 – 1995 6,9% 25,7 3,7 Thái Lan 1981 – 1995 8,1% 33,3 4,1 Trung Quốc 2001 – 2006 9,7% 38,8 4,0 Việt Nam 2001 – 2006 7,6% 39,1 5,1 Nguồn World Bank Hệ số ICOR cao chứng tỏ nền kinh tế sử dụng vốn kém. Với nền kinh tế đang phát triển như nước ta, theo khuyến cáo của các định chế tài chính có uy tín, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả, tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa sẽ diễn ra nhanh hơn và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. Tuy nhiên theo con số thống kê qua từng giai đoạn, hệ số ICOR luôn tăng cho đến 2009,năm 2008, hệ số ICOR của nền kinh tế là 6,6 đã gấp hơn 2 lần mức khuyến nghị và đến 2009, ICOR bằng 8, ở mức rất cao, tức là phải bỏ ra 8 đồng vốn đầu tư mới được một đồng tăng trưởng. Đặc biệt, ở khu vực đầu tư công, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, thành phần chủ đạo của nền kinh tế, thì hệ số ICOR lại cao vọt. Nếu hệ số ICOR chung của nền kinh tế là 8, ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước lên tới 12. Có thể thấy mức độ hiệu quả sử dụng vốn giữa các khu vực cũng khác nhau ( xem bảng 5). Bảng 5: Hệ số ICOR tính theo vốn đầu tư thực hiện 2000 - 2007 Tổng số 5,2 Kinh tế nhà nước 7,8 Kinh tế ngoài nhà nước 3,2 Kinh tế có vốn nước ngoài 5,2 Nguồn: Tính toán từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê Hiệu quả đầu tư còn được tính theo cách lấy GDP chia cho vốn đầu tư hàng năm (đều tính theo giá thực tế). Theo cách này, thì GDP/Vốn đầu tư (có nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng GDP) của Việt Nam năm 2007 là 2,149 lần thì đến năm 2008 là 2,79 lần, 2009 là 2,31 lần, 2010 là 2,35 lần. Như vậy đối với nền kinh tế Việt Nam thì đầu tư là yếu tố có vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế thời kỳ hiện nay. 1.2. Đầu tư tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế 1.2.1. Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ tăng trưởng giữa các ngành, vùng, khu vực. Như trên ta đã thấy được tác động to lớn của của đầu tư đối với nền kinh tế. Cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế do đó góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý. Đầu tư ở Việt Nam trong ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm một tỷ trọng lớn trong đó công nghiệp khoảng trên 40%, dịch vụ khoảng 50%, tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp giảm dần( xem bảng 6). Bảng 6: Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế 2000 – 2008 (%) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 14 9 9 8 8 8 7 6 6 Công nghiệp 40 44 43 41 43 43 43 42 41 Dịch vụ 46 47 49 50 49 49 50 51 52 Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt 2008 Việc tiến hành đầu tư như vậy đã tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tích cực phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống 27,2% năm 1995; 24,5% năm 2000; 20,9% năm 2005, và đến năm 2008 còn 20,6%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm 1995 tăng lên 28,8%; năm 2000: 36,7%; năm 2005: 41% và đến năm 2008 tăng đến 41,6%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là 38,6%; năm 1995: 44,0%; năm 2000: 38,7%; năm 2005: 38,1%; năm 2008là 38,7%. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế như trên cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của đầu tư nước ngoài. Hiện nay, ở nước ta FDI áp đảo ở một số lĩnh vực đầu tư cụ thể lĩnh vực xây dựng trong ngành dịch vụ chiếm 22,7 tỷ USD tổng số vốn dăng ký mới với tỷ trọng 38,4% ; ngành công nghiệp nặng chiếm 32,9% , và như vậy là 2 lĩnh vực này đã chiếm trên 70% vốn đăng ký mới vốn thực hiện cũng xấp xỉ 70%. Do việc đầu tư như vậy nên FDI chiếm 100% về khai thác dầu, sản xuất ô tô,…, 60% sản lượng thép tấm, 28% sản lượng xi măng, 33% sản phẩm điện tử, 76% thiết bị y tế. Mặc dù cơ cấu đầu tư đã có tác động tích cực đến cơ cấu ngành kinh tế nhưng ta thấy rằng cơ cấu đầu tư ngành và tỷ trọng của các ngành trong GDP chưa tương xứng với nhau. Đầu tư cho nông nghiệp trung bình khoảng 8% nhưng ngành này trung bình vẫn chiếm khoảng 24%GDP, điều này nghĩa là việc gia tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ chủ yếu là do quy mô đầu tư đem lại chứ không phải do hiệu quả đầu tư. Ngoài ra cơ cấu đầu tư còn tác động đến chuyển dịch cơ cấu vùng và khu vực. Nếu vùng địa phương nào thu hút được vốn đầu tư nhiều thì sẽ hình thành vùng kinh tế trọng điểm, có điều kiện thuận lợi tăng trưởng kinh tế. Hiện nay ở nước ta do cơ cấu đầu tư đã hình thành 2 vùng trọng điểm là vùng trọng điểm đồng bằng sông Hồng và vùng trọng điểm Đông Nam Bộ( xem bảng 7). Bảng 7: Cơ cấu đầu tư cho các vùng kinh tế 2001 – 2004 (%) Trung du miền núi phía Bắc 7,1 Đồng bằng Bắc Bộ 27,7 Bắc trung bộ và duyên hải miền trung 17,4 Tây nguyên 4 Đông nam bộ 30,6 Đồng bằn sông Cửu Long 13,2 Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê Với vốn FDI thường đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế phát triển do đó 2 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đã chiếm tới 80% vốn FDI. Ngược lại vốn ODA lại thường được ưu tiên hỗ trợ các vùng kinh tế kém phát triển hơn do đó làm giảm sự chênh lệch vốn đầu tư cho các vùng miền. Cơ cấu đầu tư của các khu vực kinh tế cũng tác động đến sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế các khu vực. Hiện nay đầu tư của khu vực tư nhân ngày càng gia tăng và hiệu quả sử dụng vốn cao nên trở thành khu vực phát triển và quan trọng trong cơ cấu GDP (xem bảng 8). Bảng 8: Cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu GDP (%) Cơ cấu vốn đầu tư (%) 1995 2000 2005 2008 1995 2000 2005 2008 Kinh tế Nhà nước 40,2 38,3 38,4 34,4 42 59,1 47,1 28,6 KT ngoài Nhà nước 53,5 48,2 45,6 47 27,6 22,9 38 40 Khu vực vốn nước ngoài 6,3 13,3 16 18,7 30,4 18 14,9 31,5 Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt 2008 Như vậy ta nhận thấy rằng, đầu tư đã tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trên cả ba phương diện: ngành kinh tế, vùng kinh tế, thành phần kinh tế. Cơ cấu đầu tư đã có tác dụng tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu tạo nên một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý, phù hợp với xu hướng chung của kinh tế khu vực và thế giới trong quá trình hội nhập. 1.2.2. Đầu tư tác động đến trình độ khoa học kỹ thuật Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định đầu tư cho khoa học công nghệ của doanh nghiệp hay quốc gia. Trình độ KHCN tác động trực tiếp đến chất lượng tăng trưởng kinh tế nhưng mức đầu tư cho KHCN ở nước ta còn thấp.Từ năm 2001 đến nay, Nhà nước đã đảm bảo mức đầu tư 0,5% GDP vào khoảng 2% chi Ngân sách Nhà nước cho KHCN (xem bảng 9) nhưng đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước lại chưa đạt khoảng 0,2%GDP. Đầu tư cho KHCN chỉ chiếm 0,7% tổng vốn đầu tư . Năm 2007 đầu tư cho KHCN trên đầu người ở nước ta là khoảng 5USD, trong khi đó ở Hàn Quốc là 1000USD, Trung Quốc là 20USD. Tỷ lệ đầu tư của Trung Quốc cho KHCN từ Ngân sách Nhà nước so với khu vực ngoài Nhà nước là khoảng 1:3, còn Việt Nam thì ngược lại khoảng 5:1. Bảng 9: Kinh phí đầu tư cho KH&CN từ NSNN Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng chi KH&CN (tỷ đồng)(*) 2.322 2.814,7 3.180 3.727 4.341 6.983 7.438 7.224 9.872 15.820 Tỷ lệ chi cho KH&CN so với tổng chi NSNN (%) 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 Tỷ lệ chi KH&CN/GDP(%) 0,48 0,52 0,52 0,52 0,54 0.57 0,58 0.55 0,6 0.9 Nguồn:Số liệu của Tổng cục Thống kê Nhận thức về đầu tư đổi mới công nghệ còn hạn chế, cơ chế chính sách cho đầu tư đổi mới công nghệ chưa hoàn thiện và đồng bộ. 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng công nghệ lạc hậu từ 3 - 4 thế hệ so với thế giới. Đa số doanh nghiệp sử dụng công nghệ của những năm 1980 và năng lực nghiên cứu đổi mới công nghệ rất hạn chế.  Theo kết quả khảo sát tại 1.200 doanh nghiệp Việt Nam của Tổ chức Hợp tác kỹ thuật CHLB Đức (GTZ), chỉ có khoảng 0,1% doanh thu hằng năm của doanh nghiệp được dành cho đổi mới công nghệ. Việc nhập khẩu công nghệ hằng năm của doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ đạt dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu và chỉ bằng 1/4 của các nước phát triển. Việc đổi mới công nghệ chậm (như ngành cơ khí chế tạo, ngành luyện kim, hoá chất, chế biến lâm sản). Theo số liệu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, các doanh nghiệp cơ khí - điện tử chỉ dành chưa đến 1% doanh thu cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cao nhất là các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành chế biến thực phẩm với 2,9% doanh thu (số liệu năm 2003). Thực tế cho thấy, mức đầu tư bình quân cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của một tập đoàn lớn của Nhà nước chỉ đạt từ 5,8 tỷ đồng (năm 2005) đến 15,7 tỷ đồng (năm 2010), trong khi mức lợi nhuận trước thuế là hàng nghìn tỷ đồng. Như vậy, tỷ suất đầu tư cho KH&CN trên lợi nhuận trước thuế là không đáng kể. Sự đóng góp to lớn của khoa học- công nghệ đã tạo ra năng suất lao động cao hơn, chất lượng hàng hóa tốt hơn, giá thành hàng hóa rẻ hơn, góp phần cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường thế giới. Điều này thể hiện trong thời gian qua, nhà nước đã có nhiều cố gắng đầu tư cho khoa học- công nghệ. Tuy nhiên, vốn đầu tư cho khoa học- công nghệ của chúng ta còn thấp, chưa tương xứng với nền kinh tế. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu nước nào chi cho khoa học- công nghệ khoảng 1 – 2% GDP thì khoa học- công nghệ của nước đó đóng góp cho nền kinh tế- xã hội khoảng 30 – 40% GDP. Nếu nước nào chi cho khoa học- công nghệ trên 3% GDP thì khoa học- công nghệ đóng góp cho nền kinh tế- xã hội trên 80% GDP, tức là hầu hết các sản phẩm của xã hội đều mang hàm lượng chất xám cao, đều do khoa học- công nghệ mang lại. Nước đạt đến trình độ như vậy là nước có nền kinh tế tri thức “Khi doanh nghiệp Việt Nam đi được 10 mét thì công nghệ thế giới đã vượt chặng đường 20 mét rồi”. Điều đó giải thích vì sao chỉ số tăng trưởng của ta so với thời gian trước vượt bậc mạnh mẽ, nhưng so với các nước lại tụt hậu trên bảng xếp hạng thế giới. Trong tổng số vốn đầu tư đầu tư cho hoạt động KHCN của các doanh nghiệp chỉ có 8% cho  nghiên cứu khoa học, phần dành cho đổi mới công nghệ chiếm tỉ lệ rất cao (92%) chủ yếu là đổi mới trang bị kỹ thuật với phần không nhỏ là nhập máy móc-thiết bị từ nước ngoài. Còn việc nghiên cứu khoa học để đổi mới công nghệ và sản phẩm chưa được coi trọng. Nếu so với doanh thu thì tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu khoa học/doanh thu của 444 doanh nghiệp trên chỉ đạt 0,26%. Thêm vào đó, phương thức tiến hành chủ yếu là bắt chước, thiết kế lại của nước ngoài (52%), nhập khẩu công nghệ (46%), còn mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu khoa học là rất yếu (31% do hợp tác với trong nước và 8% hợp tác với nước ngoài), và thuê tư vấn trong nước rất ít (5%). Rõ ràng đang tồn tại một khoảng cách rất xa giữa việc ứng dụng và chuyển giao, phổ biến công nghệ tại Việt Nam . Thực trạng này kéo dài sẽ là cản trở lớn cho sự phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Hiện cả nước, tính đến hết năm 2010, có 254 khu công nghiệp, trong đó có 181 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Năm 2010, chỉ riêng các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã tạo ra 12,8 tỷ USD và 3,1 ngàn tỷ đồng, nộp ngân sách 689 triệu USD và 4 ngàn tỷ đồng. Riêng Tập đoàn dầu khí quốc gia đã sản xuất chiếm trung bình 18 – 20% GDP cả nước, đóng góp đến 30% ngân sách nhà nước. Về nông nghiệp, thắng lợi rõ rệt nhất là chúng ta đã tạo ra và duy trì quá trình tăng trưởng sản xuất với tốc độ nhanh trong thời gian dài, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu gạo, tiêu, điều thuộc hàng đầu thế giới, tạo được nhiều việc làm, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân Ở Việt Nam ta, nhà nước đầu tư cho khoa học- công nghệ còn thấp, khoảng 2% tổng chi ngân sách, nghiã là khoảng 0,5 – 0,6% GDP, chưa đạt đến 1% GDP !. Còn các doanh nghiệp Việt Nam, đa số đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực tài chính yếu, khả năng đầu tư đổi mới công nghệ còn hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp chỉ sản xuất kinh doanh một vài loại sản phẩm theo chu trình khép kín từ khâu đầu (thiết kế) đến sản phẩm cuối cùng, do đó hạn chế khả năng áp dụng các giải pháp khoa học- công nghệ để tạo ra hàng hóa có năng suất và chất lượng cao, giá thành thấp, tạo sức cạnh tranh cao Do đầu tư thấp nên trang thiết bị, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp của chúng ta còn lạc hậu. Theo số liệu thống kê, trên 75% thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp thuộc thế hệ những năm 60 của thế kỷ trước, trong đó 70% đã hết khấu hao và gần 50% máy cũ đã được tân trang lại; Trình độ công nghệ của ta còn lạc hậu so với các nước phát triển gần nửa thế kỷ … khiến các doanh nghiệp chưa đủ năng lực tạo ra những hàng hóa có chất lượng cao, giá thành thấp để có khả năng cạnh tranh thắng lợi trên thị trường thế giới. Điều này được minh chứng qua số liệu đầu tư cho khoa học- công nghệ. Ví dụ, năm 2007 Việt Nam đầu tư cho khoa học- công nghệ bình quân đầu người mới đạt 5USD, trong khi đó ở Hàn quốc đạt đến khoảng 1.000USD, còn ở Trung Quốc năm 2004 đã là 20USD. Ở Việt Nam, tỷ lệ đầu tư cho khoa học – công nghệ từ ngân sách nhà nước so với các doanh nghiệp ngoài nhà nước là 5:1, còn ở Trung quốc là 1:3. Do đầu tư cho khoa học- công nghệ thấp nên năng suất lao động của chúng ta còn thấp, thấp hơn từ 2 – 15 lần so với các nước Đông Nam Á, chất lượng hàng hóa kém tính cạnh tranh và giá thành hàng hóa còn cao. Từ thực tế trên thấy rằng cơ chế chính sách sử dụng vốn có ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam thời gian qua. Năng lực cạnh tranh quốc gia thấp và khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực có xu hướng tăng. Việt Nam hiện đang ở trong tình trạng năng lực cạnh tranh thấp và có xu hướng tụt hạng so với thời kỳ trước năm 1996. Vào năm 2003, Việt Nam đứng thứ 60 trên thế giới về năng lực cạnh tranh, tăng 5 bậc so với năm 2002, nhưng giảm 7 bậc so với thứ hạng 53 của năm 2000 và giảm 21 bậc so với thứ hạng năm 1998. Năm 2006, Việt Nam xếp thứ 77/125 quốc gia, tụt 3 hạng so với năm 2005. Năm 2008, Việt Nam đứng thứ 70 trong số 134 quốc gia được xếp hạng.. . Nếu so sánh năng lực cạnh tranh của Việt Nam Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Singapore chiếm vị trí đầu bảng. Việt Nam đứng trên Philippines và Campuchia. Tóm lại, đầu tư cho KHCN ở nước ta mạc dù có tăng nhưng vẫn ở mức thấp, chưa chú trọng đầu tư nghiên cứu và chậm trong việc tiếp cận công nghệ mới. Do đó chỉ số tăng trưởng về KHCN ở nước ta tăng theo thòi gian, nhưng lại ngày bị tụt hậu so với các nước trên thế giới. Trước tình hình trên, Việt Nam cần ngày càng coi trọng vấn đề đầu tư hơn, ứng dụng khoa học- công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; xem khoa học- công nghệ đóng vai trò then chốt trong quá trình tăng trưởng và phát triển. Các doanh nghiệp không những chỉ chú trọng đến số lượng, mà đặc biệt rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, luôn dựa và khoa học- công nghệ để cải tiến, nâng cao chất lượng và hạ giá thành hàng hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và khách hàng. Chỉ có như vậy các doanh nghiệp mới có thể tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt không chỉ với hàng hóa trong nước, mà còn với hàng hóa của các nước khác. Và chỉ có như vậy, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể vươn xa ra thị trường thế giới, nâng cao uy tín của thương hiệu Việt Nam. 1.2.3. Đầu tư tác động đến năng suất lao động Việc đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề và khoa học công nghệ đã tác động đến chất lượng lao động ở nước ta mà chỉ số phản ánh chất lượng này chính là năng suất lao động. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, mặc dù chi cho đầu tư phát triển giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngày càng tăng, những năm qua luôn duy trì một tỷ lệ 20% chi ngân sách Nhà nước và được Thủ tướng quyết định tỷ lệ này có thể tăng lên đến 22% do đó năng suất lao động tăng ( xem bảng 10). Bảng 10: Năng suất lao động của Việt Nam 2000 – 2008 Năm NSLĐ ( triệu đồng) Tốc độ tăng NSLĐ(%) 2000 11,74291 4,68 2001 12,43136 4,25 2002 13,56095 4,51 2003 15,11919 4,52 2004 17,20054 5,17 2005 19,73365 6,04 2006 22,48017 6,2 2007 25,89216 6,43 Bình quân 2000-2007 17,27637 5,47 Nguồn: Niên giám Thống kê 2007 Năm 2007 mới đạt 25.886 đồng/người, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp-thuỷ sản còn đạt thấp hơn chỉ có 9.607 nghìn đồng/người, ngay cả nhóm ngành công nghiệp-xây dựng cao nhất cũng mới đạt 55.072 đồng/người và của nhóm ngành dịch vụ cũng chỉ đạt 38.159 nghìn đồng/người. Nếu quy ra USD theo tỷ giá hối đoái, năng suất lao động của toàn nền kinh tế cũng mới đạt khoảng 1,6 nghìn USD, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản chỉ đạt 0,6 nghìn USD, của nhóm ngành công nghiệp- xây dựng đạt khoảng 3.438 USD, của nhóm ngành dịch vụ đạt khoảng 2.385 USD. Các con số trên còn thấp xa so với năng suất lao động chung của thế giới (khoảng trên 14,6 nghìn USD), còn thấp hơn cả mức bình quân đầu người của thế giới (khoảng 6,5 nghìn USD/người), kém 50 lần so với Nhật Bản (81100 USD), kém 49 lần so với Mỹ ( 78737 USD) và ngay với cả Malaysia cũng thấp hơn 7,8 lần. Với năng suất còn thấp như trên thì giá trị thặng dư còn đang rất nhỏ nhoi. Năng suất lao động thấp như vậy là do cơ cấu lao động tập trung ở khu vực nông thôn chiếm 73% số người trong độ tuổi của cả nước trong khi đó trình độ khoa học kỹ thuật trong ngành nông lâm ngư nghiệp thấp. Ngoài ra tỷ lệ lao động có trình độ học vấn trung học cơ sở trở lên là 56,7% so với tổng số lao động trong độ tưổi, trong đó tỷ lệ lao động có trình độ trung học phổ thông trở lên là 27,8%. Lực lượng lao động trong độ tuổi có trình độ đại học trở lên chiếm 5,3% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó thành thị 14,4%; nông thôn 1,8%; nam 5,6%; nữ 5%. Mặc dù chi cho đầu tư phát triển giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngày càng tăng, những năm qua luôn duy trì một tỷ lệ 20% chi ngân sách Nhà nước và được Thủ tướng quyết định tỷ lệ này có thể tăng lên đến 22%. Ngoài ra nước ta còn tăng chi lương tăng thu nhập cho người lao động tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực. Theo Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06/4/2009 của Chính phủ, mức lương tối thiểu đã tăng 20%, từ 540 nghìn đồng/tháng lên 650 nghìn đồng/tháng; trợ cấp hàng tháng của những đối tượng hưởng lương hưu tăng thêm 5%. Ngoài ra, trong 4 tháng đầu năm, cán bộ, công chức, viên chức có hệ số lương dưới 3,0 được phụ thêm 90 nghìn đồng mỗi tháng. Thu nhập bình quân tháng của lao động khu vực Nhà nước năm 2009 bình quân đạt 3084,8 nghìn đồng, tăng 14,2% so với năm 2008, trong đó thu nhập của lao động trung ương đạt 3979,1 nghìn đồng, tăng 16,1%; địa phương đạt 2532,9 nghìn đồng, tăng 13%. Việc đảm bảo, nâng cấp và phát triển hệ thống y tế cũng góp phần đáng kể nâng cao năng suất lao động. Nhưng năm qua nước ta xảy ra nhiều đợt dịch bệnh vì vậy đầu tư cho các chương trình tuyên truyền phòng bệnh, phát hiện và điều trị cho người dân rất lớn. Điều này ảnh hưởng tích cực tới việc bảo vệ sức khỏe người dân góp phần nâng cao thể lực nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực cùng với trình độ khoa học công nghệ kỹ thuật là yếu tố quan trọng góp phần tăng tỷ trọng của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) trong GDP, một trong ba nhân tố tác động trực tiếp đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhưng năm gần đây yếu tố TFP ngày càng được chú trọng và có đóng góp tăng trong GDP( xem bảng 11). Bảng 11: Tốc độ tăng của các yếu tố sản xuất đến tăng GDP(%) Năm GDP Tài sản cố định Lao động TFP 2000 6,79 11,3 2,02 1,34 2001 6,89 11,13 2,53 1,18 2002 7,08 11,3 2,45 1,36 2003 7,34 9,84 2,7 2,02 2004 7,79 10,75 2,49 2,25 2005 8,43 11,72 2,26 2,67 2006 8,23 12,71 1,91 2,54 2007 8,46 14,31 1,93 2,23 2008 6,18 12.98 1,68 0,46 Theo như trên, ta thấy tốc độ tăng GDP ở nước ta tương đối cao và ổn định nhưng chủ yếu vẫn là do sự tăng lên của vốn. Tốc độ tăng của lao động chậm lại, nhưng trình độ khoa học công nghệ và chất lượng lao động được cải thiện nên TFP ngày càng tăng và tăng một cách ổn định trong GDP. Tốc độ tăng của TFP của nước ta là tương đối cao so với các nước phát triển là do nước ta là nước đang phát triển nên có nhiều cơ hội học hỏi những khoa học công nghệ mới để cải thiện kinh tế. Tốc độ tăng TFP là phản ánh tập trung nhất về chất lượng tăng trưởng, phản ánh về sự tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) của mỗi ngành, mỗi địa phương và cả quốc gia. Thời gian qua, đầu tư phát triển công nghệ của nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng. Song tiến bộ còn chậm, tác động của sự phát triển KH&C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docktdt.nhomIII 50a.doc
Tài liệu liên quan