Đề tài Tài vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận ngô quyền thành phố Hải Phòng

Lời mở đầu trang 1

Phần một: Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích doanh thu

Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp và một số phương pháp phân tích thống kê

1.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê 3

 1.1.1. Khái niệm hệ thống chỉ tiêu 3

 1.1.2. Yêu cầu 3

 1.1.3. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu 3

1.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích biến động doanh thu Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp

 1.2.1. Thuế giá trị gia tăng 4

1.2.1.1. Khái niệm 4

1.2.1.2. Căn cứ tính thuế GTGT 5

1.2.1.3. Thời điểm xác định thuế GTGT 7

1.2.1.4. Phương pháp tính thuế GTGT 7

1.2.1.5. Thuế suất thuế GTGT 11

 1.2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp 13

1.2.2.1. Khái niệm 13

1.2.2.2. Căn cứ tính thuế TNDN 14

1.2.2.3. Phương pháp tính thuế TNDN 15

1.2.2.4. Thuế suất thuế TNDN 22

1.3. Một số phương pháp phân tích thống kê 23

 1.3.1. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan 23

1.3.1.1. Nhiệm vụ của phân tích hồi quy và tương quan 23

1.3.1.2. Hồi quy và tương quan giữa hai tiêu thức số lượng 24

1.3.1.3. Hồi quy và tương quan tuyến tính bội 24

 1.3.2. Phương pháp phân tích dãy số thời gian 24

1.3.2.1. Khái niệm 25

1.3.2.2. Phân tích đặc điểm của hiện tượng qua thời gian 27

1.3.2.3. Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng 29

 1.3.3. Phương pháp dự đoán 29

1.3.3.1. Khái niệm 29

1.3.3.2. Một số phương pháp dự đoán thống kê đơn giản 31

 1.3.4. Phương pháp chỉ số 31

1.3.4.1. Khái niệm chỉ số và hệ thống chỉ số 32

1.3.4.2. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số 33

1.3.4.3. Hệ thống chỉ số phân tích chỉ tiêu bình quân và tổng lượng biến tiêu thức 35

Phần hai: Phân tích thống kê biến động doanh thu thuế của Chi cục thuế Quận Ngô quyền- Hải phòng giai đoạn 2004-2008

2.1. Đặc điểm, tình hình hoạt động của Chi cục thuế Quận Ngô Quyền- Hải phòng 35

 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục thuế Quận Ngô Quyền- Hải Phòng 36

 2.1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ của Chi cục thuế 36

 2.1.3. Thực trạng, nguyên nhân và kết quả chi cục đạt được 36

 2.1.4. Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của Chi cục trong năm 2009 37

2.2. Phân tích thống kê biến động doanh thu thuế của Chi cục giai đoạn 2004-2008

 2.2.1. Phân tích mối liên hệ giữa số hộ tham gia sản xuất kinh doanh, doanh thu chịu thuế với doanh thu thuế 41

 2.2.2. Phân tích biến động của doanh thu thuế giai đoạn 2004-2008 44

 2.2.2.1. Phân tích đặc điểm biến động của doanh thu thuế 44

 2.2.2.2. Phân tích xu hướng phát triển cơ bản của doanh thu thuế 47

 2.2.3. Dự đoán doanh thu thuế trong 2 năm tới 47

 2.2.4. Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu thuế 49

 2.2.4.1. Biến động của doanh thu thuế GTGT 49

 2.2.4.2. Biến động của doanh thu thuế TNDN 54

 2.2.5. Phân tích tình hình thực hiện thuế trong 3 năm gần đây 59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

PHỤ LỤC 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tài vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận ngô quyền thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính xác thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Cụ thể: - Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất. - Phạm vi hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí. - Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với dãy số thời kỳ. Qua dãy số thời gian giúp ta phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, trên cơ sở đó dự đoán về mức độ của hiện tượng trong tương lai từ đó đưa ra giải pháp phù hợp thúc đẩy sự phát triển. Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian Mức độ bình quân theo thời gian Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện cho các mức độ tuyệt đối của dãy số thời gian, cụ thể là doanh thu thuế Giá trị gia tăng (hoặc Thu nhập cá nhân) bình quân 5 năm. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hay thời điểm mà công thức tính khác nhau, trong chuyên đề này chủ yếu sử dụng dãy số thời kỳ nên ta áp dụng công thức sau: Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian, như vậy ta có thể so sánh được doanh thu thuế giữa các năm liên tiếp tăng hay giảm bao nhiêu triệu đồng Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ): Phản ánh sự biến động về doanh thu thuế giữa hai thời kì liền nhau: doanh thu thuế năm 2008 so với năm 2007, doanh thu thuế năm 2007 so với năm 2006 Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc: Phản ánh sự biến động về doanh thu thuế trong những khoảng thời gian dài, trong chuyên đề này ta chọn năm 2004 là năm gốc từ đó ta có lượng tăng doanh thu thuế năm 2007 so với năm 2004, doanh thu thuế năm 2006 so với năm 2004 Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân: phản ánh mức độ đại diện của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn. Tốc độ phát triển Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của doanh thu thuế. Ta có thể tính các tốc độ phát triển sau đây: Tốc độ phát triển liên hoàn: Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của doanh thu thuế ở năm sau so với năm liền trước đó Tốc độ phát triển định gốc: phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của doanh thu thuế ở thời gian những khoảng thời gian dài. Tốc độ phát triển bình quân: phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn. Tốc độ tăng (hoặc giảm) Chỉ tiêu này phản ánh qua thời gian, doanh thu thuế đã tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm. Ta có thể tính các chỉ tiêu tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) định gốc, tốc độ tăng (giảm) bình quân. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) doanh thu thuế liên hoàn thì tương ứng với một quy mô cụ thể là bao nhiêu triệu đồng. Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng Sự biến động về mặt lượng của hiện tượng qua thời gian chịu sự tác động của nhiều yếu tố và có thể chia thành hai loại: Các yếu tố chủ yếu và các yếu tố ngẫu nhiên. Với sự tác động của các yếu tố chủ yếu sẽ xác lập xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng, còn các yếu tỗ ngẫu nhiên sẽ làm cho sự biến động về mặt lượng của hiện tượng lệch khỏi xu hướng cơ bản. Một số phương pháp được sử dụng để biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng: Mở rộng khoảng cách thời gian Phương pháp này được sử dụng đối với dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh xu hướng phát triển của hiện tượng. Dãy số bình quân trượt Số bình quân trượt (còn gọi là số bình quân di động) là số bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ dãy số thời gian tính được bằng cách loại dần các mức độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo, sao cho số lượng các mức độ tính số bình quân không thay đổi. Do số liệu trong chuyên đề là số liệu theo năm và có ít mức độ nên ta không đi sâu vào hai phương pháp trên, mà chủ yếu đi sâu vào phương pháp hàm xu thế. Hàm xu thế Trong phương pháp này, các mức độ của dãy số thời gian được biểu hiện bằng một hàm số và gọi là hàm xu thế. Dạng tổng quát của hàm xu thế là: = f(t) với t= 1,2,3,,n: Thứ tự thời gian của dãy số Một số dạng hàm xu thế thường sử dụng: Hàm xu thế tuyến tính: được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối xấp xỉ nhau. Hàm xu thế parabol: sử dụng trong trường hợp các mức độ của dãy số tăng dần theo thời gian, đạt cực đại, sau đó lại giảm dần theo thời gian; hoặc giảm dần theo thời gian, đạt cực tiểu sau đó lại tăng dần theo thời gian. Hàm xu thế hepebol áp dụng trong các trường hợp mức độ của hiện tượng giảm dần theo thời gian. Hàm xu thế mũ dùng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau. Để xác định đúng đắn dạng cụ thể của hàm xu thế, đòi hỏi phải phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, dựa vào đồ thị và một số tiêu chuẩn khác như sai số chuẩn của mô hình – ký hiệu SE: n: Số lượng các mức độ của dãy số thời gian p: Số lượng các hệ số của hàm xu thế Nếu trên đồ thị biểu hiện mức độ thực tế của hiện tượng qua thời gian có thể xây dựng một số hàm xu thế thì chọn hàm xu thế nào có sai số chuẩn của mô hình nhỏ nhất. Phương pháp dự đoán. Khái niệm dự đoán thống kê Dự đoán thống kê là dựa vào tài liệu thống kê và sử dụng nhiều phương pháp phù hợp để đi xác định mức độ của hiện tượng ở trong tương lai. Tài liệu thống kê thường được sử dụng trong dự đoán thống kê là dãy số thời gian. Ví dụ như trong chuyên đề ta sử dụng dãy số sau: Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Thuế TNDN (triệu đồng) 785 1716 2479 3254 3895 Trong dãy số thời gian trên có 5 mức độ nên để kết quả dự đoán có độ tin cậy, và chính xác cao ta chỉ nên dự đoán doanh thu thuế TNDN trong 2 năm tới. Một số phương pháp dự đoán thống kê đơn giản Dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân Mô hình dự đoán: với l= 1,2,3 Mô hình dự đoán này cho kết quả dự đoán tốt khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân Mô hình dự đoán: với l = 1,2,3 Mô hình dự đoán trên cho kết quả tốt khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau. Dự đoán dựa vào hàm xu thế Sau khi đã xác định đúng đắn hàm xu thế, có thể dựa vào đó để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai theo mô hình sau đây: với t = 1,2,3, Trong các mô hình đó thì nên sử dụng mô hình nào cho kết quả dự đoán tốt hơn - tức là mức độ dự đoán sát với mức độ thực tế hơn. Để lựa chọn mô hình dự đoán, có thể sử dụng một trong hai tiêu chuẩn sau đây: Tổng bình phương sai số dự đoán: min Sai số chuẩn của mô hình dự đoán: min Trong đó: n: Số lượng các mức độ của dãy số thời gian P: Số lượng các tham số của mô hình dự đoán Dự đoán dựa vào hàm xu thế và biến động thời vụ Ta có hai loại là: dự đoán dựa vào hàm xu thế kết hợp cộng với biến động thời vụ và dự đoán dựa vào hàm xu thế kết hợp nhân với biến động thời vụ. Dự đoán theo phương pháp san bằng mũ Mô hình đơn giản Mô hình xu thế tuyến tính và không có biến động thời vụ c. Mô hình xu thế tuyến tính và biến động thời vụ Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên (Phương pháp Box-Jenkins) Phương pháp chỉ số. Khái niệm chỉ số và hệ thống chỉ số a. Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu. Các chỉ số thống kê được phân thành nhiều loại tuỳ theo những góc độ khác nhau. Một số cách phân loại cơ bản gồm: + Căn cứ vào đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh, phân biệt: Chỉ số phát triển, Chỉ số kế hoạch, Chỉ số không gian. + Căn cứ phạm vi tính toán, chia thành hai loại: Chỉ số đơn (cá thể), Chỉ số tổng hợp. Tác dụng của chỉ số trong thống kê - Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. Đây là ý nghĩa khi vận dụng chỉ số phát triển. - Biểu hiện biến động của hiện tượng qua những điều kiện không gian khác nhau. Tác dụng này được thể hiện qua việc vận dụng các chỉ số không gian. - Biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đối với các chỉ tiêu nghiên cứu. - Phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự vận động của hiện tượng kinh tế phức tạp được cấu thành từ nhiều yếu tố. b. Đặc điểm của phương pháp chỉ số Xuất phát từ yêu cầu so sánh các mức độ của hiện tượng phức tạp khi thiết lập chỉ số, phương pháp chỉ số có hai đặc điểm cơ bản bao gồm: - Xây dựng chỉ số đối với hiện tượng kinh tế phức tạp thì biểu hiện về lượng của các phần tử được chuyển về dạng chung để có thể trực tiếp cộng được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác. - Khi có nhiều nhân tố tham gia trong công thức chỉ số, việc phân tích biến động của một nhân tố được đặt trong điều kiện giả định các nhân tố khác không thay đổi. c. Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có liên hệ với nhau, hợp thành một phương trình cân bằng. Ví dụ: Chỉ số doanh thu thuế= chỉ số thuế tính trên một hộ x chỉ số số lượng hộ tham gia kinh doanh. Như vậy, cấu thành của một hệ thống chỉ số thường bao gồm một chỉ số toàn bộ và các chỉ số nhân tố. Tác dụng của hệ thống chỉ số Trong phân tích thống kê, hệ thống chỉ số chủ yếu vận dụng đối với các chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau và có các tác dụng sau: - Xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng nghiên cứu được cấu thành từ nhiều nhân tố. Căn cứ vào đó có thể đánh giá được nhân tố nào có tác dụng chủ yếu đối với biến động chung nhằm phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng trong quá trình biến động và giải thích được nguyên nhân cơ bản đối với sự biến động của một hiện tượng. - Dựa vào hệ thống chỉ số có thể nhanh chóng xác định được một chỉ số chưa biết khi đã biết các chỉ số khác trong hệ thống. 1.3.4.2. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số Phương pháp liên hoàn. Phương pháp này dựa trên cơ sở lý luận là các nhân tố cấu thành một hiện tượng phức tạp đều cùng biến động, do đó để nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố phải giả định các nhân tố lần lượt biến động. Trên cơ sở xác định các nhân tố, hệ thống chỉ số theo phương pháp liên hoàn mang những đặc điểm sau: - Một chỉ tiêu tổng hợp của hiện tượng phức tạp có bao nhiêu nhân tố thì hệ thống chỉ số có bấy nhiêu chỉ số nhân tố. Mỗi nhân tố là cơ sở để hình thành một chỉ số nhân tố. - Quyền số của các chỉ số nhân tố ở những thời kì khác nhau Phương pháp biểu hiện ảnh hưởng của biến động riêng biệt Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng tất cả các nhân tố cấu thành nên hiện tượng nghiên cứu đều có vai trò ngang nhau và cùng biến động. Do đó, tất cả các chỉ số nhân tố đều được xây dựng theo cùng một nguyên tắc là thời kỳ quyền số của tất cả các chỉ số nhân tố phải giống nhau và được chọn là kỳ gốc để sao cho mỗi chỉ số nhân tố biểu hiện được ảnh hưởng biến động riêng của nhân tố. 1.3.4.3. Hệ thống chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu bình quân và tổng lượng biến tiêu thức. Hệ thống chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu bình quân. Chỉ tiêu bình quân chịu ảnh hưởng biến động của hai nhân tố: Tiêu thức nghiên cứu và kết cấu của tổng thể. Hệ thống chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu bình quân theo phương pháp liên hoàn sẽ bao gồm một chỉ số toàn bộ phản ánh biến động của chỉ tiêu bình quân và hai chỉ số nhân tố phản ánh ảnh hưởng biến động của các nhân tố trên đối với chỉ tiêu bình quân. x1 và x2 - Lượng biến của tiêu thức kỳ nghiên cứu và kỳ gốc; f1 và f0 - số đơn vị trong tổng thể kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Các chỉ số hợp thành hệ thống chỉ số phân tích chỉ tiêu bình quân như sau: Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng lượng biến Tổng lượng biến tiêu thức trong phân tích thống kê được biểu hiện ở nhiều chỉ tiêu như: Tổng sản lượng, tổng chi phí sản xuất, tổng doanh thuNhân tố ảnh hưởng đến tổng lượng biến tiêu thức có thể được biểu hiện như sau: Tổng lượng biến tiêu thức (T) = = Trong đó: xi là lượng biến tiêu thức với fi là số đơn vị (tần số) tương ứng. Ví dụ ta có hệ thống chỉ số được biểu hiện theo công thức sau: Để phân tích sâu hơn, có thể tách chỉ số chỉ tiêu bình quân thành hai chỉ số để thiết lập mô hình phân tích như sau: Với T: doanh thu thuế : thuế tính trên một hộ kinh doanh ∑h: tổng số hộ tham gia kinh doanh PHẦN HAI PHÂN TÍCH THỐNG KÊ BIẾN ĐỘNG DOANH THU THUẾ CỦA CHI CỤC THUẾ QUẬN NGÔ QUYỀN- THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2004-2008 Đặc điểm tình hình hoạt động của Chi cục Thuế Quận Ngô Quyền- Hải Phòng. Qúa trình hình thành và phát triển của Chi cục thuế Quận Ngô Quyền- Hải Phòng Căn cứ vào Quyết định số 315 TC/TCCB ngày 21 tháng 8 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính thành lập hệ thống thu thuế nhà nước quận, huyện, thị xã, Chi cục Thuế quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng đã được thành lập. Chi cục thuế quận Ngô Quyền là hạt nhân trong phong trào thi đua yêu nước của Thành phố, là đơn vị dẫn đầu của ngành thuế thành phố trên các lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí thuế: Thanh tra và xử lí tố tụng về thuế, quản lí các doanh nghiệp dân doanh ( khu vực kinh tế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh)Có nhiều đóng góp cho ngành về biện pháp quản lí thu thuế tạo điều kiện để xây dựng chính sách thuế hợp lí sát thực tiễn của Hải Phòng và xây dựng kế hoạch, chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của các phường trên địa bàn quận Ngô Quyền. Để ghi nhận những thành tích trên, trong 18 năm qua Chi cục thuế Quận Ngô Quyền đã được các cấp, các ngành trao tặng bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý khác. Năm 2008, Chi cục thuế được Thành Phố, Quận Ngô Quyền, Ủy ban nhân dân Thành phố trao tặng đơn vị lá cờ đầu vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kì đổi mới, góp phần vào việc xây dựng CNXH. Hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ của Chi cục thuế Quận Ngô Quyền. Tính đến năm 2008, Chi cục thuế Ngô quyền - Hải phòng có 108 cán bộ, trong đó Ban lãnh đạo chi cục có 1 chi cục trưởng và 2 chi cục phó. Tiếp đó là đến các Đội tham mưu và các Đội trực thu. Đội tham mưu được chia thành 6 đội nhỏ và đứng đầu mỗi đội là các đôi trưởng: Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế Đội Nghiệp vụ- Dự toán Đội Kê khai, kế toán thuế và Tin học Đội Quản lí nợ và Cưỡng chế nợ thuế Đội Hành chính- Quản trị- Ấn chỉ và Tài vụ Đội trực thu gồm có: - Các đội thuế liên phường, chợ: có 4 đội thuế liên phường và 1 đội thuế chợ Ga. Đội thuế liên phường số 1 quản lí phường Cầu Đất, phường Lạch Tray, phường Lương Khánh Thiện. Đội thuế liên phường số 2 quản lí phường Lê Lợi, phường Gia Viên, phường Máy Tơ. Đội thuế liên phường số 3 quản lí phường Lạc Viên, phường Cầu Tre, phường Vạn Mỹ, phường Máy Chai. Đội thuế liên phường số 4 quản lí phường Đổng Quốc Bình, phường Đằng Giang, phường Đông Khê. Đội thuế trước bạ và thu khác Đội kiểm tra thuế Thực trạng, nguyên nhân kết quả chi cục đạt được Kết quả chi cục đạt được trong năm 2008 Năm 2008, Ngành thuế nói chung và Chi cục thuế quận Ngô Quyền nói riêng thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện gặp nhiều khó khăn và thách thức. Đặc biệt từ quý IV năm 2008, khi cơn bão khủng hoảng kinh tế tràn vào các nước châu Âu và châu Á thì Việt Nam cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng bởi nước ta đã gia nhập vào tổ chức quốc tế WTO. Chính vì thế, Đảng ủy cùng Ban lãnh đạo Chi cục đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều biện pháp cùng với sự đoàn kết thống nhất và nổ lực của cán bộ, công chức Chi cục đã đạt được những thành tích đáng kể. Đến hết ngày 31/12/2008 Chi cục đã thu được 253,067 tỉ đồng tiền thuế các lọai, đạt 115% dự toán pháp lệnh và bằng 113% dự toán phấn đấu trong đó thuế ngoài quốc doanh thu được 75,200 tỉ đồng, đạt 94% dự toán năm., nhiều sắc thuế đạt cao so với năm 2007 như thuế Giá trị gia tăng, Thu nhập doanh nghiệp, thuế Môn bàiNhiều đơn vị có số thu cao như: Đội Kiểm tra đạt trên 200%, Đội thu thuế đạt nhiều % so với năm 2007. Điều đáng nói là kết thúc 31/3/2008 toàn chi cục đã hoàn thành chỉ tiêu thu thuế Môn bài năm 2008. Đây là chỉ tiêu khá nặng nề mà chi cục đã vượt qua. Về công tác ủy nhiệm thu: Chi cục đã tiến hành ủy nhiệm thu 100% đối tượng nộp thuế nhà đất, thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh của hộ khoán thuế cho Ủy ban nhân các phường thu theo quy định của luật quản lí thuế. Kết quả cho thấy tăng cả về số hộ quản lí và số thuế ghi thu, nhiều đơn vị đã đạt 100% thuế thu trên ghi thu trong tháng như: Đội thuế Chợ Ga, Gia Viên, Cầu Tre, Lạch Tray Trong những năm qua thành tích ngành thuế đạt được rất đáng khích lệ Trong những năm qua, Chi cục thuế quận Ngô Quyền luôn là đơn vị dẫn đầu trong ngành thuế của thành phố Hải Phòng. Tỉ trọng số thu của Chi cục thuế trong tổng doanh thu thuế của thành phố là 8%, và với 30% tỉ trọng số thu của riêng khối quận huyện thì Chi cục thuế quận Ngô Quyền đã là chi cục có số thu lớn nhất trong 14 quận, huyện thuộc địa bàn thành phố Hải Phòng. Chi cục thuế luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước với số thu năm sau cao hơn năm trước (doanh thu thuế trong giai đoạn 2001-2008 được thể hiện trong bảng 3.2). Doanh thu năm 2001 là 22.1 tỉ đồng, năm 2002 là 26.5 tỉ đồng, và từ năm 2005 trở đi doanh thu thuế có mức tăng vượt bậc. Năm 2006 doanh thu thuế là 80.2 tỉ đồng gấp 1.2 lần doanh thu năm 2005, doanh thu năm 2007 tăng gấp 2.3 lần doanh thu thuế năm 2006. Năm 2008 doanh thu thuế đã đạt mức 3 con số (253 tỉ đồng) tăng gấp 3.15 lần doanh thu năm 2007, gấp 11 lần doanh thu năm 2001 và tăng gấp 12 lần năm 1990). Không những vậy, 6 năm liên tục chi cục đều hoàn thành dự toán thu thuế môn bài đến ngày 5/1. Chi cục thuế đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính sách tài chính vĩ mô, động viên và huy động nguồn lực phục vụ cho việc phát triển đồng thời thiết thực đóng góp tăng trưởng kinh tế của thành phố, giải quyết được nhiều vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, đầu tư nhiều công trình về hạ tầng, tích lũy và thực hiện chế độ lương mới. BẢNG 2.1: DOANH THU THUẾ CỦA CHI CỤC GIAI ĐOẠN 2001-2008 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Thuế (tỉ đồng) 22.1 26.5 28.5 42.6 65.7 80.2 184.2 253 ĐỒ THỊ 2.1: DOANH THU THUẾ CỦA CHI CỤC GIAI ĐOẠN 2001-2008 Một số mặt tồn tại cần được khắc phục - Một số cán bộ còn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò- nhiệm vụ của cơ quan thuế- của nhân viên thuế trong giai đoạn mới thực hiện chiến lược cải cách hành chính thuế- lấy doanh nghiệp và người nộp thuế làm trung tâm, là đối tượng cần được hỗ trợ và hướng dẫn mà vẫn còn quan niệm người nộp thuế là đối tượng chịu sự quản lí nên có những việc làm gây phiền hà cho Doanh nghiệp. - Một số cán bộ còn chưa hiểu biết đầy đủ về vị trí nhiệm vụ của ngành để nỗ lực cống hiến, hăng hái đi đầu với quyết tâm cao- nhiệt tình lớn. - Ở một vài đội thuế còn chưa nhất trí cao trong công tác và sinh hoạt. Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của Chi cục trong năm 2009 Thực hiện hướng dẫn tại công văn số 1676/CT-THNVDT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Cục Thuế thành phố Hải Phòng về việc quản lí và thu thuế môn bài năm 2008, Chi cục đã có thông báo số 230/TB-CCT ngày 20 tháng 11 năm 2008 về việc tăng cường công tác quản lí thuế 2 tháng cuối năm 2008, môn bài năm 2009, chi cục xây dựng kế hoạch thống kê, rà soát các tổ chức, doanh nghiệp và hộ kinh doanh công thương nghiệp trên địa bàn quận. Trong năm 2009 tới, Cục Thuế thành phố Hải Phòng giao cho Chi cục thuế quận Ngô Quyền chỉ tiêu pháp lệnh tổng thu là 262,2 tỉ đồng tiền thuế các loại. Trong đó thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh là 90 tỉ đồng, tổng số tăng so với kế hoạch dự toán thu năm 2008 là 13%, các khoản thu về đất là 77,7 tỉ đồng trong khi đó dự toán năm 2008 là 78,3 tỉ đồng tức là giảm 0.77%. Thuế trước bạ là 78,5 tỉ đồng; thuế thu nhập cá nhân là 16 tỉ đồng (Dự toán giao thực thu thuế thu nhập cá nhân năm 2008 chỉ là 1,5 tỉ đồng như vậy năm 2009 đã tăng lên gấp 10.66 lần so với năm 2008). Sở dĩ có sự thay đổi lớn trong khoản thu thuế thu nhập cá nhân là do Luật thuế thu nhập cá nhân đã được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2009. Từ ngày 1/1/2009 thưc hiện luật thuế thu nhập cá nhân, hộ kinh doanh cá thể không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nữa mà chuyển sang nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu phát sinh từ hoạt động sản xuất- kinh doanh- dịch vụ. Để công tác thu thuế thu nhập cá nhân được tiến hành nhanh, gọn và chính xác chi cục dự định giao việc theo dõi thuế Thu nhập cá nhân cho 1 bộ phận cụ thể. Trong khi chờ chỉ đạo của Cục thuế thành phố chi cục tạm giao cho Đội nghiệp vụ- dự toán. 2.2. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ BIẾN ĐỘNG DOANH THU THUẾ CỦA CHI CỤC GIAI ĐOẠN 2004-2008 Phân tích mối liên hệ giữa số hộ tham gia sản xuất kinh doanh, doanh thu chịu thuế với doanh thu thuế. Trong quá trình thực tập tại Chi cục Thuế Quận Ngô Quyền- thành phố Hải phòng, tổng hợp từ nhiều nguồn số liệu ta có bảng như sau: BẢNG 2.2: DOANH THU CHỊU THUẾ, DOANH THU THUẾ CỦA THUẾ GTGT, THUẾ TNDN VÀ SỐ HỘ THAM GIA KINH DOANH NĂM 2008 Chỉ tiêu Số hộ tham gia kinh doanh Thuế GTGT Thuế TNDN Đơn vị Doanh thu chịu thuế (triệu đồng) Doanh thu thuế (triệu đồng) Doanh thu chịu thuế (triệu đồng) Doanh thu thuế (triệu đồng) Đội 1 5404 50365 3528 20259 1897 Đội 2 2291 16549 1474 6546 792 Đội 3 1875 10273 786 5317 423 Đội 4 851 4634 597 983 321 Chợ Ga 3255 9053 857 3901 462 Từ bảng trên, vận dụng phương pháp hồi quy tương quan bằng SPSS ta có kết quả như sau (kết quả chi tiết được đính kèm trong PHỤ LỤC 1/trang 62). Mô hình 1 là mô hình về Thuế giá trị gia tăng, mô hình 2 là mô hình về Thuế thu nhập doanh nghiệp. Tóm tắt mô hình 1 Mô hình R R2 R2 điều chỉnh Sai số của ước lượng Kiểm đjnh F Xác suất 1 .997(a) .993 .986 141.34753 145.123 .007a Hệ số Mô hình Hệ số không chuẩn Hệ số chuẩn Kiểm định t Xác suất B Sai số chuẩn Beta 1 (Hệ số tự do) 280.723 146.466 1.917 .195 HO -.013 .092 -.018 -.139 .902 DT .066 .009 1.013 7.695 .016 a Giá trị phụ thuộc: GTGT Tóm tắt mô hình 2 Mô hình R R2 R2 điều chỉnh Sai số của ước lượng Kiểm đjnh F Xác suất 2 .986(a) .972 .943 154.52168 34.329 .028a Hệ số Mô hình Hệ số không chuẩn Hệ số chuẩn Kiểm định t Xác suất B Sai số chuẩn Beta 2 (Hệ số tự do) 156.446 163.114 .959 .439 HO -.009 .106 -.024 -.085 .940 DT .087 .024 1.008 3.571 .070 a Giá trị phụ thuộc: TNDN Nhìn vào các bảng trên ta có mô hình hồi quy tuyến tính phản ánh mối liên hệ giữa số hộ tham gia kinh doanh và doanh thu chịu thuế tới doanh thu thuế như sau: Mô hình 1: T1= 280.723-0.013 HO+0.066 DT1 Ý nghĩa của các hệ số như sau: b1=-0.013 cho biết khi doanh thu chịu thuế không thay đổi nếu có thêm 1 hộ tham gia kinh doanh thì doanh thu thuế GTGT sẽ giảm 0.013 triệu đồng. b2=0.066 cho biết khi giữ nguyên số hộ tham gia kinh doanh cứ thêm 1 triệu đồng doanh thu chịu thuế thì doanh thu thuế lại tăng thêm 0.066 triệu đồng. Mô hình 2: T2= 156.446-0.009 HO+0.087 DT2 Cho biết khi doanh chịu thuế không thay đổi, nếu có thêm 1 hộ tham gia kinh doanh thì doanh thu thuế TNDN sẽ giảm 0.009 triệu đồng và khi giữ nguyên số hộ tham gia kinh doanh cứ thêm 1 triệu đồng doanh thu chịu thuế thì doanh thu thuế TNDN lại tăng thêm 0.087 triệu đồng. Trong cả hai mô hình trên hệ số b1 đều âm, có nghĩa là dù tăng số hộ tham gia kinh doanh nhưng doanh thu thuế lại giảm. Có hiện tượng này là do dù số hộ tăng nhưng doanh thu tính trên một hộ lại giảm sẽ làm cho doanh thu thuế giảm. Mặt khác, đối với những hộ kinh doanh những nhóm mặt hàng khác nhau thì tỉ lệ doanh thu tính thuế cũng sẽ khác nhau. Nếu số hộ tăng, nhưng kết cấu hộ thay đổi theo hướng tăng những hộ kinh doanh nhóm mặt hàng có tỉ lệ doanh thu tính thuế thấp, đồng thời giảm số hộ kinh doanh nhóm mặt hàng có tỉ lệ doanh thu tính thuế cao thì như vậy doanh thu thuế cũng không thể tăng được cho dù số hộ có tăng. Nhìn vào bảng hệ số của cả hai mô hình ta thấy hệ số hồi quy chuẩn hóa của biến doanh thu tính thuế luôn cao hơn hệ số hồi quy chuẩn hóa của biến số hộ tham gia kinh doanh, điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của doanh thu tính thuế lớn hơn mức độ ảnh hưởng của số hộ tham gia kinh doanh đối với doanh thu thuế của hộ. Trong bảng kết quả ta cũng thấy mức xác suất lớn hơn 0.05 là do giữa biến doanh thu chịu thuế và biến số hộ tham gia kinh doanh xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, như vậy mô hình hồi quy ta đã chọn như trên không phù hợp. Trong hai biến phụ thuộc thì mức độ ảnh hưởng của biến doanh thu chịu thuế lớn hơn mức độ phụ thuộc của biến số hộ kinh doanh, do đó ta sẽ bỏ bớt biến số hộ kinh doanh để nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa doanh thu chịu thuế và doanh thu thuế. Ta có kết quả như trong mô hình 3 (mô hình về thuế giá trị gia tăng ) và mô hình 4 (mô hình về thuế thu nhập doanh nghiệp) đính kèm trong PHỤ LỤC 1/trang 63. Cả hai mô hình thì mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp nhất vì có giá trị SE nhỏ nhất. SE3= 78.52569 SE4= 58.91641 Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính phản ánh mối liên hệ giữa doanh thu chịu thuế và doanh thu thuế là: TGTGT= 119.576+0.075DT TTNDN= 233.967+0.082DT Khi doanh thu chịu thuế Giá trị gia tăng tăng thêm 1 triệu đồng thì doanh thu thuế GTGT sẽ tăng thêm 0.075 triệu đồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2122.doc
Tài liệu liên quan