Đề tài Tâm lý hướng nghiệp của sinh viên ngành du lịch bậc đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội

Lời mở đầu 1

Phần I: Yêu cầu nhân lực của ngành Du lịch; các cơ sở đào tạo du lịch bậc Cao đẳng và Đại học trên địa bàn Hà Nội 2

I. Yêu cầu nguồn nhân lực 2

1. Thực trạng nguồn nhân lực của ngành du lịch Việt Nam 2

2. Ý kiến nhà tuyển dụng 7

II. Các trường đại học cao đẳng có đào tạo Du lịch trên địa bàn Hà Nội 8

1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 8

2. Đại học Kinh tế Quốc dân 9

3. Đại học Thương mại 9

4. Viện Đại học mở 10

5. Đại học Văn hoá 10

6. Đại học Ngoại ngữ Hà Nội 11

7. Đại học Dân lập Phương Đông 11

8. Cao đẳng Du lịch Hà Nội 11

Phần II: Tâm lý hướng nghiệp của sinh viên ngành du lịch 12

I. Lý do chọn học ngành du lịch 14

II. Tâm lý hướng nghiệp 16

III. Một vài nhận xét 19

Kết luận 21

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tâm lý hướng nghiệp của sinh viên ngành du lịch bậc đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của du lịch Việt Nam nhưng số nhõn viờn du lịch biết ngoại ngữ này chỉ cú 3,6%. Theo ụng Nguyễn Văn Lưu, Vụ trưởng Tổ chức cỏn bộ - Tổng cục Du lịch, ngay cả giỏo viờn tại cỏc cơ sở đào tạo du lịch hiện nay cũng chỉ cú 22% sử dụng thụng thạo một ngoại ngữ. Số giỏo viờn thụng thạo hai ngoại ngữ chỉ cú 4%. Đú là lý do vỡ sao hàng trăm cử nhõn quản trị du lịch, khách sạn ra trường hàng năm, nhưng vào ngành du lịch rất ớt. Hiện cú đến 60% lónh đạo cỏc cụng ty du lịch, khách sạn đều tốt nghiệp từ cỏc trường đại học kinh tế hoặc đại học chuyờn ngữ, sau đú được cơ quan cho đi học thờm bằng du lịch; 10-15% được đào tạo ở nước ngoài. Nghiêm trọng hơn là tình trạng thiếu hướng dẫn viên những thứ tiếng được coi là hiếm. Cỏc cụng ty lữ hành quốc tế lớn vẫn than phiền, mựa cao điểm, tỡm Hướng dẫn viên tiếng Nhật, Thỏi, Đức, Tõy Ban Nha, Hàn quốc… trả lương cao gấp 2 - 3 lần vẫn khú. Trong 3 năm gần đõy, lượng khỏch Nhật Bản và Hàn Quốc đến Việt Nam đó tăng vọt. Mặc dự bỏo cỏo của Tổng cục Du lịch khụng đề cập đến số hướng dẫn viờn biết hai ngoại ngữ này nhưng theo một số chuyờn gia du lịch, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 5%. Tỡnh trạng thiếu hướng dẫn viờn Hàn Quốc, Nhật nghiờm trọng đến mức một số hóng lữ hành đó phải sử dụng những người Hàn Quốc, Nhật Bản làm việc tại Việt Nam làm hướng dẫn viờn. Hầu hết cỏc cụng ty phải sử dụng nguồn Hướng dẫn viên khụng chuyờn từ cỏc sở ngoại vụ, hoặc đội ngũ những người đi lao động hợp tỏc về. Một ví dụ điển hình là thị trường du lịch đang thiếu trầm trọng hướng dẫn viên du lịch tiếng Hàn: Theo số liệu của Sở Du lịch Hà Nội, đến nay miền Bắc mới chỉ cú 12 Hướng dẫn viên tiếng Hàn trong tổng số gần 1.000 Hướng dẫn viên cỏc thứ tiếng. Trong khi đó, số lượng khách Hàn vào Việt Nam đang bùng nổ. Chỉ tính riêng trong khu vực Hà Nội, theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, từ đầu năm 2005 đến nay đã có hơn 74 nghìn lượt khách Hàn vào các tỉnh phía Bắc. Con số này trên cả nước lên đến hàng trăm nghìn lượt. Hướng dẫn viên tiếng Nhật cũng đang cung không đủ cầu. Tại Việt Nam, cứ muời nghìn du khách Nhật mới có một hướng dẫn viên tiếng Nhật. Tỉ lệ này quả thật mang tính kỉ lục. Một thị trường rộng lớn vẫn đang bị bỏ ngỏ. Nguyên nhân 2. Chuyên môn không vững vàng: Hiện cỏc sinh viên mới ra trường đang gặp những "căn bệnh" chung: yếu kỹ năng giao tiếp, hạn chế khả năng tổ chức cỏc hoạt động hoạt nỏo, ngoại ngữ kộm và kiến thức văn húa, chớnh trị, xó hội khụng chuyờn sõu, ớt chịu khú. Người quản lý điều hành tour Cụng ty Du lịch Morning Sun núi: "Những điểm yếu đú khiến cho cỏc hướng dẫn viờn mới khú cú khả năng tồn tại và phỏt triển với nghề được". Điều này thể hiện ở chỗ cử nhân du lịch còn quá thiếu thực tế: Hướng dẫn viên không biết cách xử lý tình huống khó khăn trong tour, kiến thức hướng dẫn lơ mơ nhiều khi là bịa đặt, không hiểu tâm lý du khách, hiểu biết về văn hoá du lịch nông cạn… Những cử nhân du lịch làm các vị trí như lễ tân, bàn, bar thì không đủ nghiệp vụ bằng sinh viên các trường trung cấp hay thậm trí là nhân viên tự học vì họ không được thực tập trong quá trình học. Còn với một số vị trí được coi là “cao cấp hơn” như điều hành tour, thiết kế tour… thì sinh viên càng thiếu kinh nghiệm. Những vị trí này đều đòi hỏi hiểu biết thực tế cao, bản thân quản lý điều hành phải là một hướng dẫn viờn giỏi, đi nhiều, nhạy bộn, cú đầu úc và khả năng tớnh toỏn. Tuy nhiờn, thật khú tỡm những hướng dẫn viờn "cấp 1" như vậy. Có thể ví dụ thêm như ở Cụng ty Lửa Việt - một công ty du lịch tại Hà Nội cũng đang cần 10 người thiết kế tour nhưng đành "bú tay" vì khi tuyển dụng họ thường yêu cầu có “ít nhất 2 năm kinh nghiệm”- mà đây chính là điều sinh viên khó đạt được. Đú là do tỡnh trạng đào tạo khụng gắn với nhu cầu thực tế. Cũn một vấn đề khỏc, đú là chất lượng đào tạo. Chuyện ngành du lịch chưa cú chương trỡnh đào tạo chuẩn kộo dài đó nhiều năm nhưng nhược điểm này chậm khắc phục là do ngành học cũn quỏ mới. Mỗi trường tự tớnh toỏn chương trỡnh giảng dạy trờn nền chương trỡnh tạm thời của Bộ quy định. Do vậy, cú rất nhiều thiếu sút trong chương trỡnh đào tạo. Đú là chưa kể, sinh viờn du lịch cũn bị sức ộp “cạnh tranh” tỡm việc của hàng ngàn sinh viờn khoa Đụng phương học, khoa ngoại ngữ, khoa quản trị kinh doanh ra trường hàng năm. Nguyên nhân 3: Không chịu được áp lực công việc Thực tế, nhiều bạn trẻ ra trường rất thiếu kinh nghiệm, chưa biết rằng cú những khú khăn và sự đào thải khắc nghiệt của nghề ở phớa trước. Nhiều sinh viên nghĩ rằng, thi vào khoa du lịch cũng có nghĩa là đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, lại có thu nhập cao. Nhưng khi đi làm lại gặp phải thực tế rằng đây là một ghề “làm dâu trăm họ”, đòi hỏi áp lực công việc cao. Đặc biệt là với những người làm hướng dẫn viên, họ phải luôn xa gia đình, ăn ngủ thất thường, lại luôn luôn lo lắng cho sự an toàn của đoàn khách. Rất nhiều sinh viên khi học và làm mới thấy rằng mình không hợp với nghề, mới nhận ra mỡnh khụng quen núi chuyện trước đỏm đụng, mình không đủ sức khoẻ để theo nghề. Thế nhưng cụng ty nào tuyển hướng đẫn viên cũng đũi hỏi ngoại hỡnh phải kha khỏ, cú sức khỏe và phải cú duyờn ăn núi”. Có thể nói thực tế nghề nghiệp là một trong những lý do chủ yếu nhất khiến sinh viên du lịch bỏ nghề. Nguyên nhân 4: Khó khăn để lấy thẻ hướng dẫn Việc có một tấm thẻ hướng dẫn viên cũng không phải đơn giản. Cỏc doanh nghiệp đều cho rằng điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên của Tổng cục Du lịch là quỏ gay gắt, mất thời gian... cũng là nguyờn nhõn thiếu hụt nhõn lực. Cụng ty ICT đang tuyển khụng giới hạn số lượng nhõn viờn điều hành và Hướng dẫn viên cỏc loại ngoại ngữ Anh-Phỏp-Nhật-Hoa. Thế nhưng cú quỏ ớt hồ sơ nộp vào. Để giải quyết tỡnh trạng này, Tổng cục Du lịch cú cụng văn gửi cỏc sở du lịch (TPHCM, Đà Nẵng, Hà Nội) về việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cấp tốc và cấp thẻ tạm thời cho Hướng dẫn viên ngụn ngữ hiếm như Thỏi Lan, Đức, Tõy Ban Nha... Theo Thụng tư số 04 của Tổng cục Du lịch thỡ một trong những tiờu chớ để hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hoạt động nghiệp vụ là phải cú bằng cử nhõn chuyờn ngành hướng dẫn du lịch hoặc cú chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch thụng qua một khúa học 2-6 thỏng, nếu là cử nhõn chuyờn ngành khỏc. Ngoài ra, hướng dẫn viên du lịch cũn phải cú bằng cử nhõn ngoại ngữ hoặc chứng chỉ ngoại ngữ chuyờn ngành du lịch. ý kiến nhà tuyển dụng Trưởng phũng tổ chức Tổng Cụng ty Du lịch Sài Gũn cho biết, năm nào, hệ thống Saigontourist cũng phải chi từ 0,6 –1% doanh thu (tương đương 6-8 tỷ đồng/năm) cho cụng tỏc đào tạo. Bởi lẽ, số trỳng tuyển qua cỏc đợt tuyển dụng nếu giỏi ngoại ngữ, quản trị lại thiếu bằng du lịch. Số tốt nghiệp cỏc trường du lịch phải cho học thờm ngoại ngữ. Giỏm đốc Cụng ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour, cho biết. “90% hướng dẫn viờn du lịch của chỳng tụi là cử nhõn ngoại ngữ. Chỳng tụi coi ngoại ngữ là tiờu chuẩn hàng đầu vỡ đào tạo kiến thức về nghiệp vụ sẽ nhanh và đơn giản hơn rất nhiều so với việc đào tạo tiếng nước ngoài” Tuy nhiờn, cỏc cụng ty du lịch lại thớch tuyển sinh viờn ĐH Ngoại ngữ, vỡ theo như Giỏm đốc Cụng ty điều hành và hướng dẫn du lịch Vinatour quan niệm: "Chỳng tụi cần khả năng và kinh nghiệm thực sự nờn khụng quan tõm đến việc Hướng dẫn viên cú phải là cử nhõn du lịch hay khụng. Thà tuyển một người thật giỏi ngoại ngữ rồi trang bị cho họ về nghiệp vụ cũn hơn là tuyển một cử nhõn du lịch mà kộm về ngoại ngữ vỡ đào tạo ngọai ngữ sẽ khú khăn và phức tạp hơn nhiều so với việc đào tạo nghiệp vụ. Tất nhiờn, một hướng dẫn viên mà đỏp ứng được cả hai yờu cầu này luụn là điều mà chỳng tụi mong đợi". Ở Cụng ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long, 100% Hướng dẫn viên là cử nhõn ngoại ngữ và trong đú 50% hướng dẫn viên cú bằng cử nhõn du lịch. Và con số này ở Trung tõm lữ hành quốc tế Hà Nội là 90% và 50%. Như vậy, sinh viên du lịch phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ sinh viên của các trường ngoại ngữ, kinh tế. Thực trạng là các công ty du lịch thích tuyển dụng sinh viên ngoại ngữ hơn sinh viên du lịch đang là một vấn đề đáng lo ngại. II. Các trường đại học, cao đẳng có đào tạo Du lịch trên địa bàn Hà Nội Trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn - Đại Học Quốc Gia Hà Nội - Khoa Du Lịch Nắm bắt được nhu cầu phát triển của xã hội, vì mục tiêu phát triển của đất nước, căn cứ vào cơ sở khoa học của ngành, Khoa Du lịch học được thành lập ngày 21/10/1995 theo Quyết định của Đại học Quốc gia Hà Nội và đặt tại trường Khoa học Xã hội & Nhân văn. Đây là một bước đi quan trọng trong chiến lược đào tạo nhân lực cho ngành Du lịch của đất nước. Khoa hiện đang đào tạo Cử nhân Du lịch học và Thạc sĩ Du lịch học. Ngoài ra còn đào tạo hệ tại chức và các khoá học ngắn hạn. Trong tương lai dự kiến sẽ đào tạo Tiến sĩ Du lịch học. tính đến nay khoa đã đào tạo được khoảng 1086 cử nhân và hiện đang đào tạo 370 sinh viên. Hiện khoa đang là thành viên của hệ thống Học viện đào tạo Du lịch của khu vực Châu á - Thái Bình Dương (APETIT) từ 8/2003, và là thành viên của PATA. Khoa là một trong những cơ sở đào hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học Du lịch trong cả nước. Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Khoa Du Lịch và Khách Sạn Chuyên ngành đào tạo gồm có Kinh Tế Du Lịch và Quản Trị Kinh Doanh Du Lich & Khách Sạn. Chuyên ngành Quản Trị và Kinh Doanh Du Lịch & Khách sạn của Đại học Kinh tế Quốc Dân là một chuyên ngành được thành lập đầu tiên trong cả nước,đã có lịch sử 16 năm hình thành và phát triển. Còn Khoa Du lịch và Khách sạn được thành lập năm 1996. Mục tiêu của khoa là đào tạo ra các Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân kinh tế và quản trị kinh doanh du lịch có chất lượng cao cho lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Đến nay, khoa đã đào tạo được hơn 10 Thạc sĩ, 15 Thạc sĩ, 1400 Cử nhân kinh tế và quản trị kinh doanh du lịch. Trong số các sinh viên đã tốt nghiệp có khoảng 70% làm đúng chuyên ngành đào tạo. Tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp Du lịch : Lữ hành, Khách sạn, Nhà hàng, Trung tâm vui chơi giải trí, và các doanh nghiệp dịch vụ. Ngoài ra còn có thể làm việc ở các cơ quan quản lý, Viện nghiên cứu về kinh tế nói chung, Du lich nói riêng. Có nhiều người hiện giữ các chức vụ quan trọng tại các cơ quan nhà nước, các trường đại học, cao đẳng có đào tạo Du lịch ở Việt Nam. Đây là một trong những cơ sở đào tạo Du lịch lớn của Hà Nội nói riêng và trong cả nước nói chung. Đại học Thương Mại - Khoa Khách sạn – Du lịch Khoa thành lập ngày 26/12/1966. Từ năm 1966 – 1993 là Khoa Tổ chức & Kĩ thuật xí nghiệp Ăn uống công cộng ( Khoa Ăn uống công cộng ) Từ năm 1994 đến nay là Khoa Khách san – Du lịch. Khoa có đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học ngành Quản trị doanh nghiệp Khách sạn – Du lịch và Marketing Khách sạn – Du lịch, đào tạo hoàn chỉnh kiến thức Đại học cho sinh viên cao đẳng. Khoa còn có hệ cao đẳng ngành Kinh doanh khách sạn và Kinh doanh Du lịch, đào tạo cán bộ quản lý và đào tạo nghề khách sạn, du lịch : các nghiệp vụ buồng, bàn, bar, bếp, lễ tân…., bồi dưỡng cán bộ quản lý ngắn hạn. Khoa đào tạo ra các cử nhân kinh tế có khả năng tổ chức quản lý, trực tiếp điều hành các hoạt động quản trị hoặc marketing trong các doanh ngiệp Du lịch – Khách sạn hoặc các cơ quan nghiên cứu, chỉ đạo về Du lịch. Hệ cao đẳng đào tạo các cử nhân cao đẳng chuyên ngành Kinh doanh Khách sạn và Kinh doanh Du lịch có phẩm chất và kiến thức cơ bản, đăc biệt có nhiều kĩ năng thực hành để thực thi và giải quyết các nghiệp vụ khác nhau tại các doanh nghiệp. Khoa đã nhiều lần được nhận Bằng khen, Tặng thưởng của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, Huy chương Vì Sự nghiệp Giáo dục, Huy chương Vì Sự nghiệp Du lịch. Đăc biệt Tập thể khoa được nhận Huân chương lao động hạng Ba năm 2000. 4. Viện Đại học Mở – Khoa Du Lịch Khoa Du Lịch thuộc Viện Đại học Mở có hai chuyên ngành đào tạo là Quản Trị Kinh doanh Du lịch, Khách sạn; Hướng dẫn viên Du lịch và Quản trị Lữ hành. Thành lập khoa năm 1993. Hàng năm khoa tuyển sinh thêm khoảng 200 sinh viên hệ chính qui. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Du lịch, Khách sạn được cấp bằng Cử nhân Quản Trị Kinh Doanh. Từ năm 1997-2003 khoa có 3132 sinh viên tốt nghiệp, và từ 1999-2003 trường tuyển sinh 1203 sinh viên. Trường có tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao: Năm 1999 là 80% và năm 2001 là 89%. Đại học Văn Hoá - Khoa Văn hoá Du lịch Khoa Văn hoá Du lịch thành lập năm 1993, gồm có hai chuyên ngành Du lịch Lữ hành và chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch. Mục tiêu của khoa là đào tạo cấp bằng Du lịch hệ đại học. Chuyên ngành Du lịch Lữ hành tốt nghiêp được cấp bằng cử nhân, còn tốt nghiệp chuyên ngành Hhướng dẫn đựơc cấp thẻ Hướng dẫn viên. Theo số liệu điều tra, trên 90% tổng số sinh viên tốt nghiệp khoa Văn hoá Du lịch có việc làm. Năm học 2000-2001 khoa có 101 sinh viên, năm 2001-2002 có 140 sinh viên, năm 2002-2003 có 135 và năm 2005-2006 có 150. Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – Khoa Quản Trị Kinh Doanh và Du Lịch Khoa Quản trị kinh doanh và Du lịch là một khoa mới thành lập, mới tuyển sinh từ năm 2002 đến nay. Nhưng đến nay đã phát triển thành một trong những khoa lớn của trường với tổng số hơn 1200 sinh viên đang theo học. Hiện nay khoa đào tạo hai chuyên ngành là Cử nhân Quản trị kinh doanh và Cử nhân Quản trị Du lịch. Đây là hai chuyên ngành Cử nhân đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam mà trong quá trình đào tạo tiếng Anh được sử dụng làm ngôn ngữ giảng dạy và đánh giá kết quả cho toàn bộ khoá học của sinh viên. Mục tiêu chiến lược của khoa là xây dựng được một chuẩn mực mang đẳng cấp quốc tế trong việc dạy học và nghiên cứu. Đại học Dân lập Phương Đông - Khoa Quản trị kinh doanh, ngành Quản trị Du lịch Mục tiêu chủ yếu của khoa là đào tạo cán bộ nghiệp vụ hoạt động trong các phòng chức năng của các doanh nghiệp: lữ hành, khách sạn, nhà hàng, vận chuyển khách du lịch…. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng tác nghiệp,làm việc ở các bộ phận trực tiếp kinh doanh như: hướng dẫn du lịch, lễ tân….Và có kiến thức, kĩ năng toàn diện về du lịch, sau một thời gian công tác, đủ để phát triển thành cán bộ quản lý của doanh nghiệp hoặc trong các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch. Trường đào tạo cử nhân kinh tế có trình độ nghiệp vụ quản lý: kinh doanh khách sạn, lữ hành, nhà hàng. Trường thành lập năm 1994 và thành lập khoa Quản trị kinh doanh. Khoá I khoa có 40 sinh viên tốt nghiệp, khoá II có 119, khoá III : 124, khoá IV : 72, khoá V : 65, khoá VI : 80. Trường đào tạo bốn năm, trình độ đại học, cấp bằng cử nhân kinh tế. 8. Cao đẳng Du lịch Hà Nội Hệ cao đẳng gồm có: ngành 1 : Quản trị kinh doanh, Quản trị kinh doanh khách sạn, Quản trị kinh doanh nhà hàng, Quản tri kinh doanh lữ hành, Quản trị chế biến món ăn, Tài chính-kế toán Du lịch; ngành 2 : Việt Nam học, Hướng dẫn Du lịch. Năm 2005 trường tuyển sinh 500 sinh viên hệ cao đẳng. Ngoài ra, trường còn có hệ Trung học chuyên nghiệp hệ chính qui: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ lữ hành, kĩ thuật chế biến món ăn, kế toán du lịch, nghiệp vụ hướng dẫn. Và Trung học chuyên nghiệp không chính qui, hệ dạy nghề dài hạn, ngắn hạn, hệ bồi dưỡng.Tiền thân của trường cao đẳng Du lịch là trường Du lịch Việt Nam thành lập ngày 24/7/1972. Hơn 30 năm qua nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ cao đẳng, trình độ thấp hơn trong lĩnh vực Du lịch, khách sạn….Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý, người lao động trong ngành. Phần II Tâm lý hướng nghiệp của sinh viên ngành Du Lịch (Khảo sát tại một số trường đai học, cao đẳng hệ chính qui trên địa bàn Hà Nội ) Trước hết cần hiểu thế nào là tâm lý hướng nghiệp? Tâm lý hướng nghiệp đó là những suy nghĩ, mong muốn về định hướng nghề nghiệp. Các sinh viên ngành du lịch được coi là nguồn nhân lực chính cho ngành du lịch trong vài năm tới. Những sinh viên này đang được đào tạo để làm du lịch, nhưng họ đang nghĩ gì về ngành, nghề mà mình theo đuổi, ra trường họ muốn làm gì, ở đâu. Đó chính là tâm lý hướng nghiệp của sinh viên ngành du lịch. Trong phạm vi niên luận này tôi chỉ tiến hành khảo sát được ở một số trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo Du lịch tại Hà Nội. Số lượng phiếu thăm dò phát ra là 440 phiếu, số lượng phiếu thu về là 323 phiếu, với mẫu bảng hỏi như sau : Bảng thăm dò Tâm lý hướng nghiệp của sinh viên ngành Du lịch các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn hà Nội Người thực hiện: Lớp : Trường: Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Câu hỏi 1. Tại sao bạn lại chọn ngành Du lịch? a. Thấy thích b. Hợp với khả năng c.Dễ tìm kiếm việc làm d.Lý do khác………………………………………………………………………. Câu hỏi 2. Trước khi đăng kí thi đại học, bạn có tìm hiểu về ngành học không? a.Có b.Không Câu hỏi 3. Hiện tại bạn có nghĩ sau khi ra trường sẽ làm đúng nghề không? a. Có b. Không c. Không biết Tại sao?………………………………………………………………………….… ……………………………………………………………………………………. Câu hỏi 4. Bạn thích chuyên ngành Du lịch nào? a. Hướng dẫn viên b. Khách sạn c. Điều hành d. Ngành khác Câu hỏi 5: Sau khi ra trường bạn muốn làm việc ở đâu? a.Hà Nội b. Tại quê hương c. Nơi khác Một số thông tin về bạn : Năm thứ:…………………………….Trường:………………………………… Cảm ơn sự hợp tác của các bạn! Số lượng bảng hỏi thu về là 323/440 phiếu phát ra, cụ thể như sau: Năm 1 ( K50 ) Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn : 43/50 Năm 2 ( K49 ) Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn : 30/50 Năm 3 ( K48 ) Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn : 49/50 Năm 4 Đại học Thương mại : 40/40 Năm 2 Đại học Kinh tế quốc dân : 43/50 Đại học Mở : 34/50 Đại học Văn hoá :58/100 Cao đẳng Du lịch : 26/50 I. Lý do sinh viên chọn học ngành Du lịch Quả thật là có rất nhiều lý do để sinh viên chọn học ngành du lịch. Kết quả này chúng tôi thu được qua câu hỏi 1 và câu hỏi 2. Với câu hỏi 1 : Tại sao bạn lại chọn Khoa Du lịch? Trong số 323 phiếu thu về thì có kết quả sau Thấy thích : 164/323 chiếm 51% Hợp với khả năng : 62/323 chiếm 19% Dễ tìm kiếm việc làm : 42/323 chiếm 13% ý kiến khác : 17% Có thể thấy đây là một kết quả khá tích cực vì có đến hơn nửa số sinh viên được hỏi là những sinh viên yêu thích ngành du lịch và tương lai sẽ trở thành những người làm du lịch tâm huyết, số lượng sinh viên cảm thấy phù hợp với công việc trong tương lai cũng tương đối lớn ( chiếm 19%), trong khi lượng sinh viên chọn khoa du lịch vì dễ xin việc lại chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn: 13%. Qua những số liệu sơ bộ trên, có thể thấy động lực lớn nhất khiến các bạn sinh viên chọn khoa du lịch chính là niềm yêu thích đối với ngành học này, mặc dù chưa hẳn đã thực sự biết rõ về ngành học cũng như công việc tương lai. Nhưng ngoài ra cũng phải kể đến một số ý kiến khác, mà chủ yếu là khá tiêu cực, vì một số sinh viên đã không tự lựa chọn, đã có công việc chờ sẵn, hay nếu lựa chọn cũng chỉ là do ngẫu hứng. Với câu hỏi 2: Trước khi đăng kí thi đại học, bạn có tìm hiểu về ngành học không? Có : 146/323 chiếm 45% Không : 177/323 chiếm 55% Trong số những sinh viên trả lời, đa số là không tìm hiểu kĩ về ngành học này, đây có lẽ cũng là tình trạng chung của sinh viên các ngành khác, trường khác. Đối với ngành Du lịch nói riêng, phần lớn những sinh viên này đều tâm sự là họ không tìm hiều do không tự lựa chọn ngành học hoặc (và) không tiếp cận được các thông tin này. Một ví dụ cụ thể ở Khoa Du lịch trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Bảng thăm dò được phát cho ba lớp K50 ( năm thứ nhất ), K49 ( năm thứ hai ) và K48 ( năm thứ ba). Số phiếu phát ra: 150 phiếu ( mỗi lớp 50 phiếu) Số phiếu thu về: K50 là 43/50 K49 là 30/50 K48 là 49/50. Bảng 1: So sánh kết quả điều tra về lý do chọn học du lịch của Khoa Du lịch trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn với kết quả điều tra chung. Câu hỏi Phương án ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Kết quả tổng hợp 1 a 46.5% 51% b 22% 19% c 13% 13% d 18.5% 17% 2 a 46% 45% b 54% 55% Những số liệu trên đã chỉ ra rằng: ở Khoa du lịch trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, tỷ lệ học sinh, sinh viên tim hiểu kỹ về ngành học và thấy nhanh Du lịch là phù hợp với khả năng của mình cao hơn tỷ lệ chung của các trường đào tạo Du lịch trên địa bàn Hà Nội. Khoa du lịch trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn là một trong những trung tâm đào tạo Du lịch hàng đầu tại Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung; với các chương trình đào tạo bài bản có chiều sâu cùng với rất nhiều các hoạt động hướng sinh viên tham gia vào các hoạt động du lịch thực tế. Điều này có ảnh hưởng khá nhiều đến sự lựa chọn của học sinh, sinh viên. Bảng 2: Điều tra về lý do chọn học du lịch của sinh viên K48, K49, K50 của Khoa Du lịch của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Câu hỏi Phương án K50 K49 K48 1 a 25.5% 57% 59% b 32.5% 23% 12% c 19% 7% 12% d 23% 13% 17% 2 a 58% 53% 31% b 42% 47% 69% Có thể nói đã có những thay đổi rõ rệt trong tâm lý chọn ngành học của sinh viên. Sinh viên ngày càng chú trọng đến việc chọn ngành học phù hợp; tỷ lệ sinh viên tìm hiểu về Khoa Du lịch trước khi thi đại học ngày càng tăng. Số sinh lựa chon ngành chỉ theo cảm tính hay do những hiểu biết sơ sài về ngành học đã giảm đi rõ rệt. Thay vào đó, các sinh viên này ngày càng chú ý đến việc chọn ngành học phù hợp với khả năng và có cơ hội việc làm cao. Đây là một dấu hiệu rất tích cực. Trong tương lai, chúng ta tin tưởng rằng Du lịch Việt Nam sẽ có đội ngũ nhân lực có chất lượng và thực sự tâm huyết với nghề. II. Tâm lý hướng nghiệp Khi đang là học sinh phổ thông trung học, mỗi người đều mơ ước trở thành sinh viên đại học. Tất cả học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học đều sợ trượt đại học. Rất nhiều bạn cố gắng thi đại học lần thứ hai, thứ ba và hơn thế nữa để có thể trở thành sinh viên. Chính vì thế mà việc chọn ngành thi, trường thi là rất quan trọng; cần chọn thi trường nào, khoa nào để có khả năng đỗ được. Và cũng vì rất nhiều lý do khác nhau mà sinh viên đã chọn học du lịch. Như trên đã nói, có tới 55% số sinh viên được hỏi trả lời không tìm hiểu ngành học trước khi thi. Số còn lại có tìm hiểu, nhưng không phải tất cả đều đã tìm hiểu kĩ. Đa số là chỉ biết một chút về khoa mình đăng kí thi. Từ đó, dẫn đến tình trạng một số sinh viên khi học rồi mới thấy không phù hợp với ngành mình đã chọn. Để điều tra cụ thể hơn về tâm lý hướng nghiệp của sinh viên ngành Du lịch: họ muốn làm gì, muốn làm việc ở đâu, tôi đã đưa ra câu hỏi 3, 4 và 5. Câu hỏi 3: Hiện tại bạn có nghĩ sau khi ra trường sẽ làm đúng nghề không? Có :142/323, chiếm 44% Không : 43/323, chiếm 13.5% Không biết : 137/323, chiếm 42.5% Một số lượng khá lớn sinh viên nghĩ rằng sau khi ra trường họ sẽ làm đúng ngành nghề được đào tạo và sẽ có cơ hội vận dụng kiến thức và thực tế. Phần lớn là do những sinh viên này thấy yêu và hợp với nghề du lịch. Số này chiếm tới 44%. Bên cạnh đó, vẫn có khá nhiều sinh viên, trong đó có cả những sinh viên năm thứ 3, thứ 4, vẫn chưa đủ tự tin để khẳng định họ sẽ làm đúng nghề khi ra trường. Họ nghĩ rằng, làm đúng ngành nghề thì tốt, nhưng nếu tìm được công việc khác đảm bảo được cuộc sống cho mình thì ho vẫn sẵn sàng làm, không nhất thiết phải ở trong ngành du lịch. Một số ít,13.5%, thậm chí còn khẳng định họ khó có khả năng làm du lịch sau khi đã tốt nghiệp nghành Du lịch, mà những lý do được nêu ra ở đây là do thấy thực sự không phù hợp với khả năng hoặc không đủ sức khoẻ để theo nghề. Những sinh viên này, trong quá trình học đã thấy được khó khăn của nghề nghiệp, họ muốn ra trường sẽ tìm một công việc nhàn hơn, ổn định hơn, có thời gian chăm sóc gia đình. Suy nghĩ này tồn tại ở nhiều bạn nữ. Câu hỏi 4: Bạn thích chuyên ngành Du lịch nào? HDV: 85/323, chiếm 26% Khách sạn: 95/323, chiếm 29% Điều hành: 114/323, chiếm 36% Ngành khác: 29/323, chiếm 9% Những số liệu này cho thấy, sinh viên hiện nay có xu hướng muốn làm về điều hành nhiều hơn là làm hướng dẫn viên và khách sạn. Hiện nay, chúng ta đang thiếu hướng dẫn viên du lịch, đặc biệt là những người giỏi về nghiệp vụ và có khả năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ tốt. Nhưng trái lại, rất nhiều các sinh viên nữ lại không muốn làm hướng dẫn viên vì cho rằng nghề này thực sự không phù hợp với nữ, đặc biệt khi họ đã có gia đình. Câu hỏi 5 : Sau khi ra trường bạn muốn làm việc ở đâu: Hà Nội: 152/323, chiếm 47% Tại quê hương: 95/323, chiếm 29% Nơi khác: 76/323, chiếm 24% Sinh viên sau khi ra trường muốn được làm việc tại Hà Nội, số lượng này chiếm tới 47%. Chỉ có 29% muốn về quê hương. Số còn lại nghĩ rằng ở đâu có việc thì làm. Có lẽ đây là xu hướng chung của nhiều ngành, nghề, nhưng điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến ngành du lịch. Tiềm năng du lịch của đất nước ta trải dài từ Bắc vào Nam, ở đâu cũng có cảnh đẹp. Vì vậy, cần phải chú ý đến việc phân bố lao động hợp lý để phát triển tốt hơn ngành du lịch. Từ kết quả của cuộc khảo sát trên có thể thấy số lượng sinh viên ngành Du lịch thực sự thấy yêu nghề mình học vẫn còn là con số khiêm tốn, chưa chiếm đa số. Số người tâm huyết với ngành học không nhiều. Mặc dù vậy, không phải là không có những tín hiệu tích cực cho ngành khi một số lượng lớn các sinh viên tin tưởng vào sự lựa chọn của mình, tự tin khẳng định là mình sẽ tìm được công việc phù hợp và sẽ làm tốt công việc đó. Sau đây là số liệu điều tra cụ thể tại Khoa Du lịch - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 99.doc
Tài liệu liên quan