Đề tài Tạo diện mạo cạnh tranh cho cà phê Đăk Lăk trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mới

MỤC LỤC

 

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ CỦA CÀ PHÊ ĐĂK LĂK TRÊN BẢN ĐỒ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM

1. TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ VIỆT NAM 3

1.1 Nguồn gốc xuất xứ của cây cà phê 3

1.2 Vai trò của cà phê trong nền kinh tế quốc dân 4

1.3 Thực trạng sản xuất – kinh doanh cà phê Việt Nam 5

1.3.1 Vị thế của cà phê Việt Nam trên thế giới 5

1.3.2 Tình hình trồng trọt và chế biến cà phê ở Việt Nam 5

1.3.2.1 Tình hình trồng trọt 5

1.3.2.2 Tình hình chế biến 6

1.3.3 Thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê 7

2. ĐĂK LĂK – THÁNH ĐỊA CÀ PHÊ VIỆT NAM 8

2.1 Điều kiện thuận lợi để phát triển cà phê ở Đăk Lăk 8

2.2 Cà phê - sức sống của Đăk Lăk 9

2.3 Vị thế của cà phê Đăk Lăk đối với ngành cà phê Việt Nam 10

 

CHƯƠNG 2: CÀ PHÊ ĐĂK LĂK VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI – GIA NHẬP WTO

1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRỒNG TRỌT, CHẾ BIẾN CÀ PHÊ 12

1.1 Đánh giá tình hình chung 12

1.2 Đánh giá tình hình trồng trọt cà phê 13

1.3 Đánh giá tình hình chế biến cà phê 15

1.4 Đánh giá tình hình kinh doanh, xuất khẩu cà phê 16

2. CƠ HỘI CHO CÀ PHÊ ĐĂK LĂK TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 17

2.1 Cơ hội chung 17

2.2 Tự do hóa thương mại 19

2.3 Cải thiện kỹ thuật trồng trọt, công nghệ chế biến 19

2.4 Thị trường 20

3. THÁCH THỨC 21

3.1 Nhận xét chung 21

3.2 Ngành cà phê Đăk Lăk sẽ phải đối mặt với những khó khăn về 22

năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình: Phá sản nếu không đủ

năng lực cạnh tranh.

3.2.1 Việc phá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan 22

3.2.2 “Nếu không có những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực thì có nguy 23

cơ thua ngay trên sân nhà”

3.2.3 Công nghệ chế biến cà phê còn lạc hậu, chưa theo kịp các nước 23

trên thế giới, chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của sản phẩm

4. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI 25

NGÀNH CÀ PHÊ ĐĂK LĂK TRƯỚC NGƯỠNG CỬA WTO

 

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG MỘT VỊ THẾ VỮNG CHẮC CHO CÀ PHÊ ĐĂK LĂK TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA CÀ PHÊ ĐĂK LĂK 27

2. ĐỊNH HƯỚNG CỦA NHÓM TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH PHÁT 29

TRIỂN CÀ PHÊ VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ ĐĂK LĂK NÓI RIÊNG

2.1 Định hướng phát triển cà phê Việt Nam 29

2.2 Định hướng phát triển cà phê Đăk Lăk trong thời gian tới 30

2.2.1 Mục tiêu chuyển đổi diện tích cà phê kém hiệu quả 30

2.2.2 Định hướng chuyển đổi 30

2.2.3 Giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm 31

cà phê

3. QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM TÁC GIẢ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC 32

ĐỀ RA GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ XUẤT

KHẨU ĐĂK LĂK TRONG BỐI CẢNH MỚI CỦA HỘI NHẬP KINH

TẾ QUỐC TẾ.

4. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ CÀ PHÊ ĐĂK LĂK 33

TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA 4.1 Xây dựng 1 thương hiệu cà phê chung – giải pháp hạt nhân 33

4.1.1 Tính tất yếu của việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê 33

Đăk Lăk

4.1.2 Thực trạng việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm cà phê 33

Đăk Lăk trong những năm qua

4.1.3 Phương hướng xây dựng thương hiệu chung cho cà phê Đăk Lăk 34

4.2 Nhóm phát triển ổn định bền vững của diện tích canh tác 35

4.3 Nhóm giải pháp kĩ thuật công nghệ 36

4.4 Nhóm giải pháp về nghiệp vụ hỗ trợ kinh doanh xuất khẩu 37

4.4.1 Thành lập văn phòng đại diện của cà phê Đăk Lăk tại thành phố 37

Hồ Chí Minh

4.4.2 Thành lập bộ phận hỗ trợ tư vấn kinh doanh cho các doanh nghiệp 38

cà phê Đăk Lăk

4.4.3 Tham gia vào Sở giao dịch hàng hóa 38

4.4.4 Các nghiệp vụ khác 40

4.5 Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực 40

4.6 Nhóm giải pháp hỗ trợ từ Nhà nước, tỉnh Đăk Lăk và các cơ quan 41

ban ngành.

4.7 Nhóm giải pháp hỗ trợ tổng hợp 42

5. MÔ HÌNH ÁP DỤNG HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP CHO 43

NGÀNH CÀ PHÊ ĐĂK LĂK PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ

6.KIẾN NGHỊ 44

6.1 Kiến nghị đối với Nhà nước về các chính sách 44

6.2 Kiến nghị đối với UBND Tỉnh Đăk Lăk 46

KẾT LUẬN 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tạo diện mạo cạnh tranh cho cà phê Đăk Lăk trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 VỊ TRÍ CỦA CÀ PHÊ ĐĂK LĂK TRÊN BẢN ĐỒ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM Với nhiều yếu tố thuận lợi Đăk Lăk đã vươn lên dẫn đầu cả nước về sản lượng và hàng năm đóng góp trên 200 triệu USD vào kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Cho đến nay, Đăk Lăk cũng đã khẳng định được vị thế của mình trên bản đồ xuất khẩu cà phê Việt Nam. 1. TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ VIỆT NAM 1.1 Nguồn gốc xuất xứ của cây cà phê Được phát hiện cách đây gần 1000 năm, cà phê đang dần dần trở thành một trong những thức uống phổ biến trên thế giới. Năm 1690, từ vùng đất Arabica, cà phê được đem đến trồng ở Java; ở Hà Lan năm 1706; ở Trung Mỹ năm 1724… Cà phê vối được đưa từ Tây Phi Madagascar sang Nam Mỹ và Hà Lan năm 1899, rồi sang Java vào năm 1900… Những hạt giống cà phê đầu tiên được đưa sang trồng tại Việt Nam năm 1857 bở một số nhà truyền giáo người Pháp nhằm cung cấp cà phê cho các tu viện ở Quảng Bình, Quảng Trị sau lan sang Ninh Bình và theo dòng người truyền đạo đi sang các tỉnh khác. Từ năm 1920 trở đi, thực dân Pháp mới phát triển các đồn điền cà phê ở Phủ Quỳ - Nghệ An và một số nơi ở Tây Nguyên, lúc này cây cà phê mới bắt đầu có diện tích đáng kể. [9] Trong thời kỳ những năm 1960 – 1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh phía Bắc, khi cao nhất (giai đoạn 1964 - 1966) đã đạt được 13.000 ha tuy nhiên lại không bền vững. Do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh lý. Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước đã vượt qua con số 13.000 ha đạt sản lượng khoảng 6.000 tấn. [10,11,13] Sau năm 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên Xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp Khắc và Ba Lan. Đến năm 1990, cả nước đã có 119.000 ha cà phê. Trên cơ sở này, từ năm 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân. Niên vụ 1993 – 1994, sản lượng cà phê cả nước đạt 140.000 tấn, đứng thứ 3 Châu Á sau Inđônêxia và Ấn Độ. Năm 1996, Việt Nam vươn lên đứng thứ 2 Châu Á và đứng thứ 4 trên thế giới về sản lượng cà phê. Năm 1998 và năm 1999, Việt Nam đã đứng đầu Châu Á. Nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên và năng suất thuộc loại cao nhất thế giới (năng suất là 1.500kg/ha bằng 2-3 lần năng suất thế giới và 1,7 lần năng suất Châu Á) nên Việt Nam đã trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới. [52] Năm 2000, diện tích trồng cà phê của Việt Nam là 533.000 ha nhưng đến nay do khủng hoảng về giá, diện tích trồng cà phê đã giảm xuống còn 500.000 ha vào năm 2002, đạt mức sản lượng khoảng 800,4 ngàn tấn (Nguồn Niên giám thống kê – 2000, Tổng cục thống kê). Cho đến nay ngành cà phê Việt Nam đã đạt được mức sản lượng: 121.947 triệu bao niên vụ 2002 – 2003, 110.730 triệu bao niên vụ 2003 - 2004 và 116.850 triệu bao niên vụ 2004 – 2005. 1.2 Vai trò của cà phê trong nền kinh tế quốc dân Chỉ mới 100 năm lịch sử nhưng ngành cà phê Việt Nam đã thực sự trở thành một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam là rất cần thiết vì cà phê là một trong những loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước nhà. Trong những năm gần đây, cà phê là một trong 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu trọng yếu của Việt Nam, đem lại kim ngạch xuất khẩu cao và mang về nguồn ngoại tệ đáng kể cho quốc gia. Hình 1: Cơ cấu xuất khẩu nông sản của Việt Nam 2004 Nguồn: Kinh tế Việt Nam 2003-2004 (Kinh tế Sài Gòn) Qua biểu đồ mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2004 ở trên chúng ta có thể thấy ngay rằng: cà phê là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao thứ hai (15%) chỉ sau gạo (69%). Hàng năm, nhờ xuất khẩu cà phê nước ta có thể kiếm được 500 triệu USD, có lúc kim ngạch xuất khẩu cà phê lên tới 600 triệu USD. Ngoài ra, đẩy mạnh xuất khẩu cà phê cũng góp phần tăng cường mối quan hệ làm ăn với bạn bè quốc tế đồng thời mở rộng thị phần, giúp tăng sản lượng tiêu thụ hàng năm lên đáng kể. Tên tuổi của các doanh nghiệp sản xuất cà phê dần dần vượt ra khỏi tầm của một quốc gia để vươn ra tầm quốc tế, tiêu biểu như nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên. Một trong những lợi ích lớn nhất mà khi xuất khẩu cà phê Việt Nam có được chính là nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc trang thiết bị… Cà phê thu hút được nhiều lao động tham gia (khoảng 2,6 triệu nông dân trồng cà phê) góp phần tạo công ăn việc làm, phần nào giải quyết được tình trạng thất nghiệp; đồng thời mang lại thu nhập cho đại bộ phận người dân Tây Nguyên đặc biệt như tỉnh Đăk Lăk- nơi có 80% dân sống nhờ vào cây cà phê. 1.3 Thực trạng sản xuất – kinh doanh cà phê Việt Nam 1.3.1 Vị thế của cà phê Việt Nam trên thế giới Việt Nam là nước nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán cầu, có điều kiện khí hậu và địa lý rất thích hợp với việc phát triển cà phê; không những vậy chính điều này đã tạo cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng. Hình 2 (Nguồn: ICO Report, Dec.14, 2004) Sau hơn 20 năm nổ lực phát triển kể từ khi nhận thấy được tầm quan trọng của mặt hàng nông sản cà phê đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia, Việt Nam đã xem cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và vươn lên đứng ở vị trí thứ II về sản xuất cà phê trên thế giới (chỉ sau Braxin) và đồng thời là nước xuất đứng đầu về sản lượng Robusta của thế giới. Qua biểu đồ trên chúng ta có thể nhận thấy ngay rằng: Sau Nam Mỹ, Châu Á & Châu đại dương có đóng góp đáng kể cho sản lượng cà phê trên thế giới. Như ở Bắc Mỹ, các nước Brazil, Côlômbia… mang lại tên tuổi cho cà phê Bắc Mỹ thì ở Châu Á & Châu đại dương không thể không nhắc tên đến các quốc gia như: Việt Nam, Inđônêxia, Ấn Độ…trong đó, quốc gia xuất khẩu cà phê tiềm năng nhất khu vực là Việt Nam (chiếm 44% sản lượng cà phê của Châu Á & Châu đại dương): Hình 3: (Nguồn: ICO Report, Dec.14, 2004) 1.3.2 Tình hình trồng trọt và chế biến cà phê ở Việt Nam 1.3.2.1 Tình hình trồng trọt Cà phê là một loại cây trồng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Diện tích trồng cà phê của nước ta năm 2000 là 516,7 nghìn ha, tăng gấp 5 lần so với năm 1990. Từ đó đến nay, diện tích trồng cà phê vẫn tăng đến mức 591,3 nghìn ha - mức đỉnh điểm năm 2002, và trong năm tiếp đó dưới áp lực của cuộc khủng hoảng cà phê nên diện tích cà phê Việt Nam đã giảm đáng kể. Theo báo cáo của tổng cục thống kê, năm 2004 diện tích trồng cà phê của cả nước đã giảm 1,4 % so với năm trước còn 503,2 nghìn ha. Những vùng sản xuất cà phê tập trung là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Trong đó, cây cà phê chè (Arabica) được trồng tập trung ở vùng đất bazan Phủ Quỳ, Nghệ An và ở miền Nam; cây cà phê vối (Robusta) tập trung trồng ở Đăk Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kontum. Thời gian qua, các tỉnh Tây Nguyên và một số địa phương khác đã phát triển cà phê tự phát với tốc độ quá nhanh. Nhiều vùng đất có đặc điển sinh thái không phù hợp với cây cà phê, điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước tưới khó khăn vẫn trồng loại cây này trên quy mô rộng lớn nên hoạt động sản xuất không hiệu quả. Năng suất cà phê Việt Nam cũng tăng nhanh và được đánh giá là cao nhất thế giới. Đầu thời kỳ 1990 năng suất chỉ mới là 1 tấn/ha thì đến nay đã lên đến 2 tấn/ha, có những vùng ở Đăk Lăk năng suất đạt 3 tấn nhân/ha. Nguyên nhân là nhờ Viện nghiên cứu cà phê Việt Nam những năm qua đã cung cấp hàng chục tấn hạt giống mới có năng suất cao cho các địa phương. Mặt khác cây cà phê Việt Nam trẻ hơn rất nhiều so với cà phê các nước khác, đúng vào thời điểm cho năng suất cao nhất. Tuy vậy, năm 2002 do tình hình sâu bệnh tàn phá cây trồng và vốn đầu tư cho ngành thấp nên năng suất cũng có xu hướng giảm đi chỉ còn gần 1,3 tấn/ha. Về sản lượng, sau khi gia nhập tổ chức cà phê thế giới (ICO) năm 1993, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 trên thế giới. Sản lượng cà phê cũng tăng lên nhanh chóng từ khoảng 1 triệu bao (60kg/bao) năm 1990 lên đến 13,3 triệu bao tương đương với 800.000 tấn năm 2000. Sản lượng cao nhất vào năm 2004 với mức 905.000 tấn tăng 106% so với năm 2001, và kế hoạch sản lượng năm 2005 đạt 850 nghìn tấn (nguồn niên giám thống kê - Tổng cục thống kê). Hiện nay, Việt Nam sản xuất ra hơn 10% sản lượng cà phê thế giới, thay thế vị trí thứ hai của Colombia và chỉ đứng sau Braxin. Với diện tích, năng suất, sản lượng đáng kể như trên, cà phê Việt Nam đã vị trí quan trọng trong bản đồ cà phê thế giới. 1.3.2.2 Tình hình chế biến Hiện nay, ở Việt Nam có ba loại công nghệ chế biến đang tồn tại phổ biến: Chế biến ướt, chế biến nửa ướt, chế biến khô. * Chế biến ướt: Chế biến ướt là loại công nghệ tiên tiến cho cà phê chất lượng cao, có tác dụng khuyến khích nông dân trồng trọt, thu hái, bảo quản cà phê đúng kỹ thuật và đảm bảo chất lượng, tuy nhiên lại đòi hỏi phải đầu tư đồng bộ, chất lượng nguyên liệu đầu vào khá khắt khe, tỉ lệ quả chín phải trên 90% và cà phê sau thu hái không được để quá 3 ngày. Hiện tại, hệ thống thiết bị của các nhà máy chế biến ướt là không hoàn toàn giống nhau, do bố trí hệ thống máy móc trong dây chuyền và sử dụng các kiểu máy có cấu tạo, nguyên lý vận hành khác nhau, điển hình là các khâu tách bỏ tạp chất, xát cà tươi và phơi sấy…Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do điều kiện khác nhau của từng đơn vị về vốn và kỹ thuật mà việc đầu tư thường tiến hành thành nhiều giai đoạn với các chủng loại máy do nhiều nơi chế tạo. Tổng công suất các nhà máy chế biến cà phê nhân theo công nghệ ướt khoảng 30.000 đến 40.000 tấn/ năm. * Chế biến nửa ướt: Là loại công nghệ chế biến chủ yếu tồn tại trong các hộ nông dân, sử dụng các máy xát dập cà phê quả tươi. Để phơi khô nhanh cà phê, đây là công nghệ có thể gây nguy hại cho chất lượng cà phê do bỏ thịt và nhớt vẫn còn giữ lại nên dễ sinh nấm mốt và đen hạt nếu gặp mưa, hiện nay nhiều hộ nông dân đang sử dụng loại thiết bị xát trống được cải tiến có thể loại bỏ toàn bộ vỏ, thịt, quả và không dùng nước đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm nước thải, song sử dụng loại máy này cũng yêu cầu nguyên liệu có tỉ lệ quả chín cao và nếu đầu tư thiếu đồng bộ thì chất lượng cà phê cũng bị ảnh hưởng. * Chế biến khô: Nhược điểm của kiểu chế biến này là chi phí cho phơi, sấy cao, thời gian phơi dài nên phụ thuộc vào thời tiết, tạp chất chưa được tách bỏ ngay từ đầu nên ảnh hưởng không tốt đến chất lượng. Đặc biệt là các hộ nông dân do thiếu sân phơi và các thiết bị sấy nên chất lượng cà phê thường rất kém. Ngoài ra, đa số các doanh nghiệp thương mại đều đầu tư hệ thống tái chế cà phê nhân xô mua của dân, hệ thống thiết bị này bao gồm các công đoạn tách bỏ tạp chất, sấy, phân loại, đánh bóng, đóng bao cà phê nhân. Nhược điểm của việc tái chế cà phê là các doanh nghiệp thiếu sự gắn kết với vùng nguyên liệu và nông dân, nên không khuyến khích nông dân sản xuất, chế biến cà phê có chất lượng. [41] 1.3.3 Thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê Hình 4 (Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam tổng kết 2004 – 2005) Khối lượng, kim ngạch và giá xuất khẩu cà phê: trong những năm gần đây, cùng với sự tăng lên của sản lượng cà phê, khối lượng cà phê xuất khẩu cũng tăng lên nhanh chóng. Xuất phát điểm từ một ngành nhỏ bé, hàng năm chỉ xuất khẩu được 3.000 đến 4.000 tấn vào những năm 80, đến nay mỗi năm cà phê đã xuất khẩu được khoảng 600 nghìn tấn. Nhưng không phải bao giờ khối lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu cũng đồng biến với nhau bởi lẽ giá cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu. Vào năm 1997, với khối lượng cà phê đạt 392 nghìn tấn đã đem lại cho Việt Nam 498 triệu USD (tăng gấp 50% ) so với năm trước đó. Những năm 1998 và 1999, giá cà phê tăng lên đến 1555 USD/tấn nên mặc dù khối lượng xuất khẩu chỉ đạt 382 nghìn tấn nhưng đã đem lại kim ngạch đến 594 triệu USD. Trong giai đoạn 2000 đến 2003, với những biến động lớn của giá làm cho kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng dao động theo. Mặc dù vậy nhờ vào khối lượng xuất khẩu ngày càng lớn nên kéo theo sự tăng đáng kể của kim ngạch. Đầu năm 2003 đến nay, giá cả có xu hướng tăng đặc biệt là tăng mạnh vào cuối năm 2004 nên thúc đẩy xuất khẩu và làm tăng kim ngạch. [42,52] Tuy nhiên thực trạng hiện nay là giá cà phê Việt Nam dường như bị thả nổi, chênh lệch giữa giá chào bán cà phê Việt Nam với giá trên thị trường kỳ hạn London khá lớn, luôn ở mức từ 100-200 USD/tấn. Điều này làm thất thoát rất nhiều cho ngành cà phê Việt Nam. Chất lượng cà phê xuất khẩu: càng ngày nhu cầu sử dụng cà phê chất lượng càng tăng đáng kể, trong khi đó sản phẩm cà phê của Việt Nam lại chưa đáp ứng được điều này. Theo Vicofa: “năng suất cà phê Việt Nam hiện nay cao nhất thế giới nhưng chất lượng lại kém hơn cà phê của các nước khác”. Một trong những yếu kém nhất của ngành cà phê Việt Nam là khâu chăm sóc cây cà phê về tái sử dụng đất, khôi phục và duy trì độ màu mỡ của đất trồng. Nhiều diện tích đất trồng cà phê bị khai thác quá mức, độ màu mỡ hầu như không còn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của cây cà phê cũng như chất lượng cà phê thành phẩm. Việc chạy thao khối lượng cộng với kỹ thuật bón phân, thu hái, sơ chế... non yếu cũng ảnh hưởng lớn chất lượng cà phê nhân. Cơ cấu cà phê xuất khẩu: Cà phê Việt Nam chủ yếu bao gồm cà phê vối (Robusta) trong khi nhu cầu thế giới lại chủ yếu là cà phê chè (Arabica). Lượng cà phê Arabica xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 2%, còn lại là xuất khẩu bán thành phẩm. Khoảng 95% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu là cà phê nhân sống, cà phê hòa tan chỉ chiếm 3-5% và cà phê nhân rang chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 1-2%. Thời gian gần đây, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đang có những chuyển đổi tích cực. Lượng cà phê hòa tan và cà phê rang xay xuất khẩu cũng đã tăng lên. Thị trường xuất khẩu: Niên vụ vừa qua, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê đi 64 nước trên thế giới. Trong đó, EU hiện là thị trường nhập khẩu cà phê hạt lớn nhất của Việt Nam. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu vào EU một khối lượng cà phê tương đối, chiếm hơn 15% sản lượng tiêu thụ cà phê của EU. Mục tiêu xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2010 là đạt 6-7 tỷ USD, riêng thị trường EU đã chiếm 30%. Mỹ là thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, năm 2004 Mỹ đã nhập khoảng 19,29 triệu tấn cà phê nhân. Trong đó, lượng cà phê nhập khẩu từ Việt Nam là 15%. Bên cạnh hai thị trường khổng lồ này, Nhật và Trung Quốc cũng là những thị trường nhập khẩu cà phê khá lớn của Việt Nam. Ngoài việc duy trì những thị trường này, Việt Nam nên để ý hơn nữa đến thị trường đầy tiềm năng như Nga nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài và bền vững. [43] 2. Đăk Lăk – thánh ĐỊA cà phê ViỆt Nam 2.1 Điều kiện thuận lợi để phát triển cà phê ở Đăk Lăk Đăk Lăk là một tỉnh nằm ở Cao Nguyên phía Tây miền Trung của Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 1.308.501 ha và dân số gần 1,7 triệu người, gồm 12 huyện và thành phố Buôn Ma Thuột. Phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp với 2 tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông, phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, phía Tây có đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia. Đăk Lăk là một tỉnh có thành phần các dân tộc đông nhất với 44 dân tộc anh em, sống chan hòa, đoàn kết, thủy chung. Đăk Lăk là một Cao nguyên thấp, độ cao trung bình khoảng 500 mét so với mặt biển, là vùng đất tương đối bằng phẳng, đôi chỗ hơi lượn sóng và bị chia cắt bởi những thung lũng của sông suối. Phía đông có những đồng cỏ trải dài, phía tây địa hình thấp dần, dòng sông Sê Rê Pốc chảy qua đây tạo thành những thác lớn, phía nam là miền đồng trũng có hồ Lắc rộng trên 500 héc ta, hai con sông Krông Ana và Krông Nô tạo thành một vùng lưu vực rộng hàng vạn héc ta đất đai màu mỡ. Hệ thống sông ngòi của Đăk Lăk khá phong phú. Con sông H’Năng và sông Hinh là hai con sông chảy dồn về tỉnh Phú Yên rồi đổ ra biển Đông. Con sông Sê Rê Pốc là sông lớn và dài nhất của tỉnh (332 km), bắt nguồn từ dãy Chư Yang Sin theo hướng Tây đổ vào sông Mê Kông ở Stung Treng (Campuchia). Ngoài ra còn có nhiều chi lưu sông nhỏ chảy qua các huyện Krông Ana, Lắk...Những con sông này hàng năm đã tạo ra nguồn phù sa lớn màu mỡ cho các loại cây trồng. Khí hậu với hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Lượng mưa trung bình năm là 1.794,1mm, độ ẩm 81 %, số giờ nắng 2.502,9 giờ (2003). Đặc điểm khí hậu vừa bị chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên với nhiệt độ ôn hoà gần như quanh năm, đã tạo ra các vùng sinh thái nông nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê. Hơn nữa đất đai cũng là tiềm năng và thế mạnh của Đăk Lăk, với diện tích tự nhiên là 1.306.201 ha trong đó có trên 700.000 ha đất bazan màu mỡ đặc biệt thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê. Hiện nay, diện tích trồng cây cà phê trên địa bàn tỉnh là 166.434 ha, trong đó diện tích cà phê do các doanh nghiệp nhà nước quản lý là 28.889 ha, bằng 17, 36% diện tích cà phê toàn tỉnh. [51] Hình 5: Diện tích trồng cà phê tại Đăk Lăk ( ) Với những điều kiện tự nhiên nói trên, Đăk Lăk là nơi hội tụ những nhân tố triển vọng để gieo trồng, sản xuất và kinh doanh cà phê. Việc phát triển cà phê là một động lực phát triển kinh tế trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của tỉnh. 2.2 Cà phê - sức sống của Đăk Lăk Nói đến Đăk Lăk là nói đến xứ sở của cây cà phê. Hiện nay, sản lượng cà phê Đăk Lăk đã chiếm đến 60% tổng sản lượng cà phê của cả nước (400.000 tấn) và đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia, tạo được những thị trường lớn và ổn định, góp phần đem về cho tổ quốc một nguồn ngoại tệ lớn. Cà phê thật sự đem lại lợi ích cho nền kinh tế cả nước nói chung và đặc biệt đối với tỉnh Đăk Lăk nói riêng. Năm 2004, cà phê - mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Đăk Lăk đã xuất khẩu được 350.000 tấn sang 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt kim ngạch 240 USD, chiếm tỷ trọng 80% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh. Có thể nói với diện tích cà phê lớn nhất nước 16.000 ha và 80% dân số của tỉnh có cuộc sống liên quan đến cây cà phê thì cà phê - cây trồng chiến lược của tỉnh Đăk Lăk đã trở thành cội nguồn sức sống của người dân trên xứ sở đất đỏ bazan. [53] Đăk Lăk là một tỉnh Tây Nguyên có vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên vô cùng thuận lợi cho việc trồng và phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê. Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đăk Lăk, đó là tài nguyên đất, đặc biệt là nhóm đất đỏ bazan. Đây là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh Đăk Lăk. Từ khi cây cà phê được đưa vào Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20, ban đầu cây cà phê vối (Robusta) được trồng chủ yếu chỉ ở trong các đồn điền người Pháp ở Đăk Lăk thì cho đến nay cây cà phê Đăk Lăk đã phát triển với tốc độ thiên lý mã để trở thành một trung tâm sản xuất cà phê lớn nhất của cả nước. Sản phẩm cà phê Đăk Lăk được nhiều người biết đến vì hương vị thơm ngon với cái tên quen thuộc cà phê Ban Mê Thuột. Cây cà phê đã gắn bó mật thiết với bà con nông dân trên toàn địa bàn tỉnh Đăk Lăk và đã đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào cơ cấu kinh tế nông nghiệp.Và quan trọng hơn, cây cà phê đã góp phần to lớn giúp bà con nông dân ở đây xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống kinh tế. Phát triển cây cà phê đã làm bộ mặt vùng núi Tây Nguyên nơi đây thay đổi và ngày càng khởi sắc. Hiện nay, toàn tỉnh Đăk Lăk có khoảng 5.200 công nhân người dân tộc Êđê, Giarai và M’nông đang làm việc trong 14 nông trường sản xuất cà phê. Từ những buôn làng du canh, du cư, nghèo đói, bộ mặt tỉnh Đăk Lăk đã thực sự được khởi sắc. Các công trường quốc doanh trồng cà phê đã giúp các hộ nông dân trong địa bàn nhận khoán, chăm bón vườn cà phê, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, nhiều người đã trở thành những lao động giỏi. Do đó làm tăng mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh. Tiêu biểu là các hộ công nhân Công ty cà phê Đ’Rao, Tổng công ty cà phê Việt Nam có 4 buôn: Buôn Phao,Buôn Rào, Buôn Định, Buôn Phơn xã Cư Đliê M’nông, huyện Chư M’ga tham gia sản xuất cà phê đã đạt mức thu nhập bình quân trên 60 triệu đồng mỗi hộ/năm. Đặc biệt có hộ thu nhập đạt 500 triệu đồng /năm. Tóm lại các công ty, nông trường cà phê này cơ bản đã dần dần xoá bỏ được những hộ nghèo. Nhiều gia đình sản xuất giỏi đã trở nên giàu có, đời sống vật chất tinh thần ngày càng đi lên. Có thể nói để có được những kết quả cũng như những thành tựu đó, cây cà phê đã khẳng định được tầm quan trọng không thể thay thế trong đời sống kinh tế và tinh thần của quảng đại nhân dân ,quần chúng trên địa bàn toàn tỉnh. [18,51] 2.3 Vị thế của cà phê Đăk Lăk đối với ngành cà phê Việt Nam Nói đến cà phê Việt Nam là phải nói đến cà phê Đăk Lăk, nói đến sự phát triển với tốc độ thiên lý mã của một tỉnh đất đỏ bazan màu mỡ, mênh mông và cũng là nói đến trung tâm sản xuất cà phê của cả nước. Với tổng diện tích trồng cà phê đạt trên 500.000 ha và sản lượng 10 triệu bao mỗi năm, cà phê hiện nay được xếp thứ 2 sau gạo trong danh mục hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của Việt Nam. Để đạt được sản lượng cao như vậy, ngành cà phê mỗi năm thu hút khoảng 300.000 hộ gia đình, với trên 600.000 lao động, đặc biệt là vào 3 tháng thu hoạch, con số này có thể lên tới 700.000 đến 800.000. Như vậy, số lao động của nghành cà phê đã đạt tới 1,83% tổng lao động trên toàn quốc nói chung và 2,93% tổng số lao động trong nghành nông nghiệp nói riêng. Trong đó Đăk Lăk là tỉnh có diện tích và sản lượng xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam. Tính đến nay, toàn tỉnh có khoảng 240.000 ha, chiếm gần 50% diện tích cà phê cả nước. Lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh đạt trên 292.000 tấn, chiếm 42,3% toàn ngành, đạt kim ngạch trên 195 triệu USD, chiếm 45,54% kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam. Với diện tích, sản lượng, kim ngạch xuất khẩu cũng như triển vọng to lớn trong việc sản xuất, kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có thể khẳng định vị trí số 1 đặc biệt quan trọng của ngành cà phê Đăk Lăk trên bản đồ cà phê cả nước. [31,37]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5 - Chuong 1.doc
  • doc1 - Bia.doc
  • doc2 - Tom tat.doc
  • doc3 - Muc luc.doc
  • doc4 - Loi noi dau.doc
  • doc6 - Chuong 2.doc
  • doc7 - Chuong 3.doc
  • doc8 - Ket luan.doc
  • doc9 - Phu luc.doc
  • doc10 - Phu luc 1.doc
  • doc11 - Phu luc 8.doc
  • doc12 - Phu luc 9.doc
  • doc13 - Tai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan