Đề án Nâng cao chất lượng các sản phẩm gia vị Chinsu trên thị trường Hà Nội

Mục Lục

Lời mở đầu 1

I - Chất lượng sản phẩm và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh 2

1/ Các khái niệm cơ bản về chất lượng sản phẩm 2

1.1/ Khái niệm cơ bản về chất lượng sản phẩm 2

1.2/ Khái niệm về công tác quản lý chất lượng 3

2/ Vai trò của chất lượng sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh 4

3/ Thực trạng về công tác quản lý chất lượng ở Việt Nam 6

II – Công ty Masan và sản phẩm gia vị Chinsu trên thị trường Hà Nội 9

1/ Giới thiệu chung về công ty Masan 9

2/ Những hoạt động sản xuất của công ty Masan trong thời gian qua và quá trình xây dựng thương hiệu Chinsu trên thị trường Hà Nội 10

2.1/ Tổng quan về thị trường gia vị trong nước 10

2.2/ Những hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan trong quá trình xây dựng thương hiệu Chinsu 11

3/ Sự khẳng định thương hiệu Chinsu trên thị trường 16

III – Đánh giá của khách hàng Hà Nội về sản phẩm gia vị mang nhãn hiệu Chinsu 19

IV - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm Chinsu 21

1/ Về bản thân công ty Masan 21

2/ Về các chính sách và yếu tố vĩ mô 24

V - Kết luận 26

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2504 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nâng cao chất lượng các sản phẩm gia vị Chinsu trên thị trường Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được người tiêu dùng chấp nhận. Do đó doanh nghiệp phải ý thức được rằng ngoài các yếu tố thoả mãn khách hàng bằng các sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với giá cả hợp lý thì việc phân phối nhanh, thuận lợi đến tay người tiêu dùng được xem như yếu tố cấu thành nên chất lượng toàn diện. Trong vài năm trở lại đây các doanh nghiệp đã nhận thức được vị thế cạnh tranh của yếu tố chất lượng và đề ra mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh hướng vào chất lượng. Điều đó đã mang lại những kết quả khả quan. Rất nhiều doanh nghiệp đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và sản phẩm của họ đã được khách hàng chấp nhận. Tính cho đến nay đã có rất nhiều doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO – 9002. Đó là điều đáng mừng của nền kinh tế nước ta. II – Công ty Masan và sản phẩm gia vị Chinsu trên thị trường Hà Nội Giới thiệu chung về công ty Masan Công ty Masan có thể được coi là một tập đoàn mạnh ở trong nước.Tập đoàn Masan được thành lập năm 1996 gồm15 công ty thành viên do toàn bộ người Việt Nam quản lý. Do đó tập đoàn rất quan tâm đến hình ảnh của mình qua các hoạt động kinh tế xã hội. Những nhà lãnh đạo công ty đều là những người đã học và tốt nghiệp tại Liên Xô cũ trong thời kỳ nền kinh tế Liên Xô chuyển sang cơ chế thị trường. Do đó họ rất hiểu những cơ hội và thách thức của bước chuyển giao sang cơ chế thị trường. Công ty Masan có tiềm lực tài chính khá mạnh và nguồn nhân lực có chất lượng cao. Masan là nơi hội tụ khá đầy đủ các “anh hào’’ của các tập đoàn đa quốc gia. Thanh nam châm thu hút nhân tài của Masan không phải là mức lương hậu hĩ, vượt trội mà là một chí hướng mang tính “ mầu cờ sắc áo’’. Sự hợp tác để xây dựng một tập đoàn Việt nam lớn mạnh có khả năng cạnh tranh ngang ngửa với các tập đoàng nước ngoài trong tương lai. Ông Nguyễn Đăng Quang chủ tịch tập đoàn Masan nói: “Có một thứ rất quan trọng mà các công ty đa quốc gia đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam đó là phương pháp và môi trường làm việc công nghiệp’’. Masan thu hút được đội ngũ những người chuyên nghiệp vì người Việt Nam ngoài nhà cửa, tiền lương họ còn mong muốn một chút gì đó mang tính mầu cờ sắc áo. Sản phẩm chính của công ty là các loại gia vị, thực phẩm ăn nhẹ như xúc xích, mì ăn liền. Ngoài ra công ty còn kinh doanh nhiều mặt hàng khác nữa. Nhưng ở đề án này em chỉ trình bày riêng về mặt hàng gia vị mang nhãn hiệu Chinsu của công ty Masan. Thương hiệu Chinsu đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trên thị trường Hà Nội. các sản phẩm gia vị bao gồm nước mắm, tương ớt, nước tương đã được nhiều gia đình sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày như một phần không thể thiếu. Công ty Masan đã chinh phục được người tiêu dùng trên thị trường Hà Nội bằng chất lượng sản phẩm và cung cách phục vụ. Công ty luôn đặt lợi ích cuả khách hàng lên trên hết, ban lãnh đạo công ty cùng đội ngũ công nhân viên luôn lao động hết mình vì lợi ích của công ty và khách hàng vì công ty luôn ý thức rằng chỉ có giữ chân được khách hàng thì mới đứng vững được trên thị trường, mà muốn giữ chân khách hàng thì phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng ổn định và đồng đều. Đó là phương châm sản xuất kinh doanh của công ty. Những hoạt động sản xuất của công ty Masan trong thời gian qua và quá trình xây dựng thương hiệu Chinsu trên thị trường Hà Nội 2.1. Tổng quan về thị trường gia vị trong nước Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như ngày nay việc đưa sản phẩm ra thị trường gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là có những yếu tố ta không thể lường trước được. Như đợt cúm gia cầm vừa qua tưởng chừng như vô hại nhưng thục tế nó đã đem lại những tổn thất khá lớn cho các doanh nghiệp. Các sản phẩm mì gói cao cấp Kim chi, Chinsu của công ty Masan ghi ngay trên bao bì : “ Đặc biệt sử dụng bột mì cao cấp có trộn lòng đỏ trứng gà nguyên chất ’’ đã phải hạ giá bán 200 đồng/1 gói từ mùng 1 tháng 2 đến 15 tháng 2 năm 2004 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Điều đó cho thấy những bất lợi từ thị trường là rất lớn, nó sẽ đánh gục ngay những công ty thiếu bản lĩnh. Nguy cơ từ phía đối thủ cạnh tranh cũng luôn tiềm ẩn. Hiện nay trên thị trường các loại bột, viên, nêm gia vị tạo hương bún bò, phở gà, bún mắm….. của hàng chục công ty có tên tuổi được đóng gói bao bì thật bắt mắt bán ở siêu thị thoáng mát lịch sự chỉ 2000 đồng đến 3000 đồng một gói. Sự chênh lệch về giá không đáng kể, do đó giá không còn là công cụ cạnh tranh hiệu quả nữa. Các doanh nghiệp cần phải tìm cho mình một hướng đi mới, có lẽ chú trọng nâng cao và cải tiến chất lượng là một giải pháp thích hợp. Theo các nhà sản xuất thì nhu cầu tiêu thụ ở thị trường gia vị hiện nay vẫn còn là ẩn số với các nhà kinh doanh. Sản lượng 200 đến 400 triệu tấn hạt nêm 1 năm của các nhãn hiệu lớn như Knor, maggi, Ajinomoto……với chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên khắp cả nước tưởng chừng như đã đẩy mức tiêu thụ đến chỗ bão hoà. Nhưng thực tế cho thấy thị trường vẫn còn chỗ trống bởi chỉ sau 1 năm ra nhập thị trường nhãn hiệu Chinsu cũng tìm được chỗ mới để chen chân với mức độ phát triển tăng gần 100% sau mỗi quý. Bên cạnh đó các cơ sở sản xuất nhỏ cũng tăng bình quân từ 20% đến 30% trong năm qua. Hai yếu tố chính được các công ty lớn tập trung khai thác và xây dựng thương hiệu, giành thị phần là nâng cao chất lượng và tiếp thị, kinh doanh có bài bản. Điểm lại sự ra mắt của hạt nêm Knor, Maggi, Ajingon và mới nhất là Chinsu ta sẽ thấy rõ điều này. Ông Nguyễn Đăng Quang tổng giám đốc công ty Masan, đơn vị tham gia kinh doanh nhãn hiệu Chinsu nói :“Ba yếu tố để một nhà kinh doanh có thể tự tin bước vào cuộc cạnh tranh gia vị hiện nay là khẩu vị, công nghệ và hệ thống phân phối. Nhưng trước hết phải có sản phẩm thực sự có chất lượng’’. Điều đó cho thấy bản thân lãnh đạo công ty Masan rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Nhìn vào số lượng trên 100 nhãn hiệu gia vị lớn nhỏ ở các địa phương trên cả nước nhiều người dễ lầm rằng mọi nhu cầu tiêu dùng đều đã được đáp ứng. Nhưng thực tế theo đánh giá của các nhà kinh doanh mức tiêu thụ gia vị trong mỗi nghành chỉ ở mức dưới trung bình. Ví dụ với dân số 80 triệu người tiêu thụ nước tương của Việt Nam mới chỉ trên 10 triệu lít. Bình quân chưa đến 1chai/ 1 người/ 1 năm. Trong khi đó con số này ở các nước khác là 2 đến 3 chai/1người/1 năm. Trong mỗi nhóm mặt hàng những nhà sản xuất có thương hiệu vượt trội khẳng định uy tín toàn quốc chưa nhiều mà chủ yếu thể hiện ở lợi thế địa phương. Do vậy gần đây xuất hiện xu hướng cạnh tranh đặc sản khá rõ. Như nước mắm Nha Trang cùng với Phú Quốc, Phan Thiết đang giành lấy thị trường ở các đô thị lớn. Các công ty ở miền bắc như Long Vân cũng vượt cả ngàn cây số đưa sản phẩm vào ra mắt người tiêu dùng phía nam mà chẳng hề e sợ các nhãn hiệu Hưng thịnh, Thanh Hà……..Ngay cả với thị trượng có nhiều nhãn hiệu lớn như Hà Nội, công ty Masan cũng phải tìm nét mới bằng cách bổ xung thêm các vi chất VitaminA, chất sắt, iốt….. vào tương ớt để gây sự chú ý của khách hàng. Theo đơn đặt hàng của một công ty liên doanh một công ty nghiên cứu thị trường đã tiến hành khảo sát 20000 người tiêu dùng và các nhà hàng trong năm 2003. Họ công bố : Thị trường Nước tương ở Việt Nam hiện nay mức tiêu thụ khoảng gần 10 triệu lít/ năm. Trong đó 30% tiêu thụ ở các nhà hàng, quán ăn và 70% tiêu thụ ở các hộ gia đình. Sự thay đổi thị phần giữa các nhãn hiệu không nhiều. Nam Dương chiếm lượng tiêu thụ lớn nhất với trên 6 triệu lít/1 năm. Maggi, Chinsu….. ở khoảng trên dưới 1 triệu lít/1 năm. Các nhãn hiệu còn lại chiếm số lượng ít. Theo các nhà kinh tế dự báo trong các năm tới nhu cầu sẽ tăng trung bình 30% một năm. Đó là cơ hội cho các doanh nghiệp tăng sản lượng tiêu thụ và mở rộng thị trường. 2.2. Những hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan trong quá trình xây dựng thương hiệu Chinsu Công ty Masan xuất hiện và kinh doanh khi trên thị trường đã có nhiều đại gia tên tuổi trong lĩnh vực sản xuất gia vị. Tuy vậy với tiềm lực tài chính và chiến lược kinh doanh hợp lý công ty vẫn tìm được chỗ đứng trên thị trường, doanh thu cũng liên tục tăng trưởng. Để góp phần làm nên thành công đó không thể không kể đến vai trò của các sản phẩm mới được công ty tung ra gần đây. Trước hết ta hãy điểm lại các mốc ra đời của sản phẩm Chinsu: 18/12/2002: Ra mắt nước tương cao cấp hiệu Chinsu 7/4/2003 : Tung ra mì gói Chinsu 1/10/2003 : Xuất hiện nước mắm cao cấp Chinsu trên thị trường 8/12/2003 : Giới thiệu hạt nêm Chinsu Xen kẽ trong các đợt giới thiệu hàng mới là các chiêu thức tự làm mới cho sản phẩm như tung ra nước tương có bổ xung Vitamin , i ốt và chất sắt, tung ra các loại mì gói vị thịt heo, bò, gà khác nhau. Sắp tới sẽ là các loại hạt nêm vị hải sản, nấm và các loại rau củ dinh dưỡng. Thương hiệu Chinsu một cái tên nghe rất “tây’’, nó đã đem lại sắc thái mới cho mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam. Với thế mạnh về công nghệ công ty đã tạo ra những sản phẩm có hương vị rất lạ và thơm ngon. Với những nguyên liệu cao cấp kết hợp bao bì hiện đại và bắt mắt Chinsu đã tạo ra sự tò mò cho khách hàng. Người tiêu dùng rất thích những sản phẩm có cá tính và khác lạ. Về điều này thì công ty Masan đã thành công khi tung ra nhãn hiệu Chinsu Với thế mạnh là dòng sản phẩm cao cấp và có cá tính riêng nên ngững sản phẩm gia vị mang nhãn hiệu Chinsu thường được bán ở các siêu thị và các cửa hàng chuyên doanh. Nhưng trong những tháng cuối năm 2001 hệ thống bán lẻ gia tăng mạnh mẽ. Điều đó đang gây sức ép lên hệ thống phân phối của công ty. Ngay lập tức công ty đã cho xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh 25 cửa hàng tiện nghi với phương thức bán lẻ hoàn toàn mới. Và đến tháng 12 năm 2001 công ty đã khai trương đồng loạt 25 cửa hàng. Kế hoạch phát triển của công ty Masan được xem là có quy mô lớn về vốn đầu tư cũng như số lượng cửa hàng. Ban giám đốc công ty dự kiến sẽ đầu tư cho toàn dự án khoảng 75 tỉ đồng để đến năm 2003 xây dựng một mạng lưới 300 cửa hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ông Nguyễn Tử Long phó tổng giám đốc công ty Masan cho biết : “ Hiện tại để có giá bán cạnh tranh với các siêu thị, các tiệm tạp hoá hệ thống 25 cửa hàng của chúng tôi chấp nhận lỗ thời gian đầu cho đến khi việc xây dựng thương hiệu thành công. Những cửa hàng này hoạt động gần giống siêu thị nhưng mở cửa từ 6h sáng đến 12h đêm. Cách trưng bày hàng hoá được sắp xếp theo một trật tự nhất định và hoàn toàn giống nhau. Cách thiết kế như vậy sẽ mang lại tiện nghi cho khách hàng, tiết kiệm thời gian mua sắm. Masan không giao hàng tận nơi mà chủ yếu dùng cung cách phục vụ, chất lượng hàng hoá để lôi kéo khách hàng. Hiện nay sự phân cấp thị trường đã khá rõ ràng, “miếng bánh’’ sẽ rơi vào tay kẻ khác nếu không biết phát huy thế mạnh của mình. Do đó công ty đã tích cực xây dựng hệ thống bán lẻ nhằm cạnh tranh với các siêu thị. Chi phí cho 25 cửa hàng hiện đại này lên đến hơn 20 tỷ đồng nhưng kết quả đem lại không như mong muốn và ban quản trị công ty đã phải cho đóng cửa dần các cửa hàng này. Đến ngày 22 tháng 4 năm 2003 năm cửa hàng cuối cùng trong số 25 cửa hàng đã dừng hoạt động. Thất bại này là do ban giám đốc đã không lường trước được xu hướng tiêu dùng của người dân khi ra quyết định. Người tiêu dùng chưa thực sự có nhu cầu sử dụng cửa hàng tiện nghi, thêm vào đó là sự cạnh tranh rất mạnh của các cửa hàng tạp hoá. Đó là một trong những nguyên nhân thất bại của dự án này. Tuy nhiên 25 cửa hàng này không đóng cửa hẳn mà chuyển sang kinh doanh các mặt hàng nước tương, mì gói, tương ớt…mang nhãn hiệu Chinsu của công ty. Trước khi khai trương 25 cửa hàng tiện nghi Masan Mart tất cả các thành viên hội đồng quản trị đã đọc rất kỹ các khảo sát và nghiên cứu về thị trường bán lẻ ở Việt Nam. Nhưng rốt cục mô hình cửa hàng bán lẻ kiểu Seven Eleven vốn rất thành công ở Thái Lan và một số nước Đông Nam Á lại không trụ được ở Việt Nam. Ban lãnh đạo công ty đã tính toán chi li từng bước khi đưa mô hình cửa hàng tiện nghi vào hoạt động. Những bước chuẩn bị ban đầu khá bài bản, chuyên nghiệp: từ việc thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp hàng hoá đến đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng và đầu tư cho việc chuyển hàng hoá kịp thời bằng công nghệ tin học thông qua việc thiết kế một phần mềm quản lý riêng biệt. Thế nhưng chỉ 7 tháng sau khi đưa vào hoạt động 80% số cửa hàng của công ty phải đóng cửa do doanh thu không được như dự tính. Số cửa hàng còn lại được đầu tư thêm hàng hoá, cách trình bày cũng bắt mắt hơn và đặc biệt áp dụng nhiều chiêu thức khuyến mãi, nhưng doanh thu cũng chỉ tăng được trong vài tuần. Những tháng kế tiếp doanh thu mỗi cửa hàng không vượt qua con số 10 triệu đồng/ tháng trong khi chi phí trả cho việc thuê mặt bằng và trả lương công nhân viên vượt qua dự tính cho phép. Và kết quả là cái tên Masan Mart lặng lẽ rời bỏ thị trường. Đã từ lâu người tiêu dùng Việt Nam quen với chợ, các cửa hàng bán đủ các hàng hoá linh tinh mà những người mua là các bà nội trợ. Những cửa hàng dáng vẻ sang trọng với các cô bán hàng mặc đồng phục, bảo vệ trông xe miễn phí ..... khiến người ta e dè vì giá có thể cao hơn giá ở chợ. Về sai lầm này Ông Nguyễn Tử Long phó tổng giám đốc công ty giãi bày : Chúng tôi đã khảo sát rất kỹ lưỡng thành phần đi chợ, mức chi tiêu của các bà mỗi lần vào chợ nhưng lại quên mất rằng các bà đến các chợ các cửa hàng mấy lần một tuần. Nhìn lại thất bại này ông Long nói bây giờ đời sống đã khá lên, thu nhập tăng, thị hiếu người tiêu dùng cũng thay đổi nhưng sự thay đổi ấy vẫn bị chi phối bởi các yếu tố thời gian. Các siêu thị lớn phải mất 3 đến 5 năm vắng khách lúc đầu mới có được lượng khách như hiện nay. Cũng phải mất ít nhất ngần ấy năm để người tiêu dùng chấp nhận trả thêm cho mỗi món hàng 500 – 1000 đồng tức là cao hơn giá chợ để đổi lấy sự tiện nghi. Bây giờ chưa phải là thời điểm để các cửa hàng tiện nghi xuất hiện. Ông Nguyễn Đăng Quang chủ tịch hội đồng quản trị Masan nhìn nhận : “giai đoạn thử nghiệm nhằm xác định thị hiếu và cách mua sắm của người tiêu dùng đã qua, một số đối tượng khách hàng mà chúng tôi nhắm tới chưa được khai thác thành công như mong đợi, trong khi những đối tượng chưa được chú ý trên thực tế lại là khách hàng thường xuyên’’.Nhưng điều quan trọng là Masan không từ bỏ dự án, công ty sẽ đầu tư thêm vốn xây dựng thêm các cửa hàng trung bình và loại bỏ những cửa hàng kém. Bất ngờ lớn nhất đối với công ty sau 6 tháng hoạt động là các cửa hàng Masan Mart trên những đường phố lớn nơi được hy vọng sẽ đạt doanh số cao do người tiêu dùng xung quanh thuộc tầng lớp trung lưu thì hàng hoá bán ra lại rất chậm. Ngược lại những cửa hàng ở khu dân cư bình dân hoặc ký túc xá sinh viên lại có doanh thu tăng hơn dự kiến 15% đến 30% Cuộc khảo sát của Masan cho thấy khách hàng của những cửa hàng ở những khu bình dân phần lớn là phụ nữ đứng tuổi, là người nội trợ chính, người chủ “tay hòm chìa khoá” của gia đình. Hoá đơn mua hàng của họ trung bình khoảng 50.000 đồng 1 người/1 lượt. Còn sinh viên thì thấp hơn khoảng 30.000 đến 35.000 đồng và họ chọn chủ yếu các mặt hàng tiện dụng như: mì gói, tương ớt, nước mắm … Khi khai trương Masan nghĩ đơn giản những cửa hàng gần khu sinh viên chỉ để khuyếch trương tên tuổi của mình nhưng bây giờ thì khác : “Chúng tôi sẽ mở những cửa hàng cho sinh viên’’. Ông Quang nói. Ngoài ra Masan còn có kế hoạch mở các cửa hàng ở gần các bệnh viện. Những cửa hàng này sẽ mở cửa sớm hơn và đóng cửa muộn hơn và chỉ tập trung cung cấp các mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên đây chỉ là những bước đi cơ bản để khắc phục thất bại vừa qua. Còn về lâu dài công ty phải nhìn nhận lại những sai lầm của mình để tự rút ra bài học kinh nghiệm. Chỉ 7 tháng sau khi khai trương mà công ty đã phải đóng cửa 20 trong số 25 cửa hàng. Đó là cái giá phải trả cho việc không hiểu rõ nhu cầu của thị trường. 10 tỷ là con số mà công ty đã mất sau khi chuỗi cửa hàng này hoạt động không có hiệu quả. Từ thất bại cay đắng này công ty đã rút ra bài học cho mình: Thứ nhất : Chọn sai địa điểm Có đến gần phân nửa số cửa hàng của Masan đặt ở các đường phố lớn, khu đông dân cư hoặc các ngã tư. Lúc đầu ban quản trị dự án nghĩ đơn giản rằng ngã tư là nơi đông người qua lại. Nhưng trên thực tế đúng là các ngã tư rất đông người nhưng chẳng ai muốn dừng lại ở các ngã tư để mua sắm. Ở các nút giao thông quan trọng như thế rất hay xảy ra tai nạn và ách tắc giao thông, dừng lại là phải hít thở không khí ô nhiễm do các phương tiện thải ra. Đó là lý do giải thích vì sao những cửa hàng được Masan hy vọng có doanh số bán ra cao lại tụt xuống cuối bảng xếp hạng. Bên cạnh đó một số cửa hàng có diện tích mặt tiền quá hẹp mà giá thuê lại cao. Điều này đã nâng chi phí đầu vào lên quá cao. Bài học thứ hai : Không hiểu rõ khách hàng. Ông Tôn Thất Hưng phó tổng giám đốc Masan Mart không dấu rằng số lượng khách hàng đến một cửa hàng của Masan trung bình chỉ có 80 đến 140 người/1 ngày và giá trị trung bình của một hoá đơn mua hàng chỉ từ 25.000 đến 30.000 đồng. Đó là những con số quá khiêm tốn. Với mục tiêu được xác định từ trước : nằm ở khúc giữa tiệm tạp hoá và siêu thị, các cửa hàng Masan mart bày bán rất nhiều mặt hàng nhưng hàng hoá lại thường nhỏ nhặt, rải rác. Tương tự đối tượng khách hàng chủ yếu cần nhắm tới là tầng lớp có thu nhập khá trong xã hội nhưng hàng hoá bày bán lại không có giá trị cao: “Những mặt hàng bán lẻ không hợp thị hiếu sẽ đẩy người tiêu dùng ra khỏi cửa hàng. Một khi khách hàng có nhu cầu nhưng không dược đáp ứng họ sẽ không quay lại’’. Trước khi thử nghiệm chuỗi cửa hàng tiện nghi kiểu Seven – Eleven của nước ngoài, Masan đã tiến hành những đợt khảo sát thực tế : “Những cửa hàng Seven – Eleven có lắp máy lạnh, trang trí tuyệt đẹp và mở cửa 24/24 ở nước ngoài chưa thể phù hợp với Việt Nam. Những cửa hàng sang trọng như thế rất khó thu hút tầng lớp thu nhập trung bình và rất kén khách. Kết quả là Masan mở những cửa hàng không có máy lạnh, trang bị cho cửa hàng dường như quá xuề xoà, không thu hút được khách. Công ty áp dụng mô hình từng thành công ở nước ngoài nhưng không phù hợp với Việt nam. Vì điều kiện mỗi nước khác nhau. Điều quan trọng là phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng mục tiêu mà công ty nhắm đến. Dẫu sao sự thất bại của mô hình chuỗi cửa hàng tiện nghi cũng là một kinh nghiệm đáng tham khảo đối với những doanh nhân muốn tung ra thị trường kiểu kinh doanh mới. Ông Long nói : “Chúng tôi u đầu vì đón đầu”. Ở một góc cạnh nào đó sự đi đầu không phải bao giờ cũng thành công nếu không bắt đúng mạch thị trường mà ở đây cụ thể là sự chuyển đổi của thị hiếu người tiêu dùng. 3. Sự khẳng định thương hiệu Chinsu trên thị trường Sau một thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua bao nhiêu khó khăn và thách thức công ty Masan đã tìm được vị trí vững chắc trên thị trường. Với chất lượng sản phẩm tốt cùng cung cách phục vụ tận tình Chinsu đã chiếm được cảm tình của khách hàng. Các sản phẩm tương ớt, Nước mắm, nước tương, bột nêm … mang thương hiệu Chinsu đã trở thành những gia vị không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của đông đảo người dân Hà Nội. Sự đặc biệt trong hương vị và cách thể hiện độc đáo trong bao bì tạo cho Chinsu một nét riêng. Chinsu làm cho khách hàng cảm thấy họ đang hoà nhập với cuộc sống hiện đại bằng những bữa ăn mang hương vị của “cuộc sống”. Những sản phẩm mang thương hiệu Chinsu khá là đa dạng. Riêng nước tương đã có đến mấy loại như : nước tương tre, nước tương tháp, nước tương bầu. Và cách đây không lâu công ty Masan đã giới thiệu loại nước mắm cao cấp Chin-su hoàn toàn mới với công nghệ làm giàu đạm tốt, ngăn ngừa sự phát triển của đạm đen ra thị trường toàn quốc. Cho đến nay công nghệ này là duy nhất ở Việt Nam. Với công nghệ này nước mắm Chin-su luôn giữ được hương vị tinh khiết, thơm ngon tới mức không cần pha. Đạm đen hay còn gọi là đạm thối, chiếm khoảng 25 đến 30% lượng đạm có trong nước mắm thông thường. Sau khi mở nắp chai đạm đen tiếp xúc với ôxy và dưới tác động của quá trình ôxy hoá nước mắm bị xuống màu đen, mất mùi vị và không tốt cho sức khoẻ. Công nghệ này cho phép nước mắm Chin-su có thời gian bảo hành lên đến 24 tháng, thay vì 12 tháng như các loại nước mắm thông thường. Công ty Masan luôn tìm cách hoàn thiện sản phẩm của mình sao cho khách hàng cảm thấy thoải mái và an toàn khi dùng sản phẩm đó. Vì toàn kinh doanh những mặt hàng thực phẩm nên công ty rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Đó là yếu tố tiên phong làm kim chỉ nam cho hoạt động của công ty. Nước mắm cao cấp Chin-su mới có hai loại. Loại Hương Thơm Lừng ( nhãn cổ màu vàng ) và loại Vị Đậm Đà ( nhãn cổ màu đỏ ) rất dễ cho người tiêu dùng lựa chọn. Giá bán chỉ 11.000 đồng cho chai 340ml và 18.000 đồng cho chai 650ml. Đặc biệt nhân dịp giới thiệu sản phẩm mới Nước mắm cao cấp Chin-su với khẩu hiệu : “Thơm ngon tới giọt cuối cùng”, đã dành cho khách hàng Hà Nội 1000 chai nước mắm mỗi ngày bắt đầu từ 7h sáng ngày 4 tháng 12 năm 2004 đến hết ngày 13 tháng 12 năm 2004. khách hàng chỉ cần gọi số 19001555 của tổng đài bưu điện . 1.000 cuộc gọi đầu tiên của mỗi ngày sẽ được tặng một chai 340ml giao tận nhà sau 72 giờ tính từ ngày gọi. Chương trình “A lô ngay! mỗi ngày ngàn chai” chủ yếu để giới thiệu sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng. Đây là giai đoạn thử nghiệm sản phẩm mới, nhằm xem phản ứng của khách hàng ra sao để có phương án điều chỉnh cho phù hợp. Đến ngày 14 tháng 12 năm 2004 đã có 10.000 khách hàng nhận được nước mắm Chin-su. Chương trình ‘’ Alo ngay ! mỗi ngày ngàn chai ‘’ đã chính thức khép lại. Sau 10 ngày hoạt động chương trình đã thu hút được 69540 lượt khách quay số tham dự. 10.000 sản phẩm nước mắm Chin-su đã được trao tận tay người may mắn trúng thưởng. Trong đợt khuyến mãi này công ty Masan hy vọng hương vị đặc biệt của Chin-su sẽ làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất . Đây là một kênh tiếp thị sản phẩm mới hết sức độc đáo của doanh nghiệp tới người tiêu dùng . Qua mạng lưới tiếp thị này người tiêu dùng sẽ nhận được đầy đủ thông tin về doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp. Điều đó góp phần tạo nên thành công cho thương hiệu Chin-su. Sự thành công này đã khiến Chin-su được coi là thương hiệu ấn tượng năm 2004. Sau một năm nỗ lực trong các hoạt động quảng bá và tiếp thị Masan đã xây dựng thành công một thương hiệu của riêng mình. Trong thương trường ai nhanh hơn, cao hơn và mạnh hơn sẽ là người chiến thắng. Vấn đề ở chỗ phải xác định cho được lợi thế và khả năng của từng nhà kinh doanh nằm ở đâu và Masan đã chủ động đi tìm cơ hội chen chân vào thị trường với tình huống riêng của mình. Bắt đầu từ năm 2000, Masan đẩy chiến lược phát triển kinh doanh nội địa lên mục tiêu hàng đầu và bắt đầu thiết kế đưa sản phẩm mới ra thị trường. Nếu so với những đại gia ngành thực phẩm đang chiếm lĩnh thị trường nội địa như mì gói của công ty Vifon, Miliket; hạt nêm của Unilever Best Food, Nestlé, nước tương của Nam Dương, Ðào Tiên… thì Masan mới chỉ có uy tín với cộng đồng người Việt ở nước ngoài, nhất là thị trường Ðông Âu. Ngay cả thương hiệu Rồng Việt ra thị trường từ năm 1998 cũng mới chiếm lĩnh phân khúc thị trường trung bình và thấp. Ðể tìm hiểu chân dung người tiêu dùng Việt Nam một cách chi tiết và chính xác, Masan đầu tư chi phí hàng tỉ đồng cho nghiên cứu thị trường, khảo sát nhu cầu người tiêu dùng, xây dựng các chiến lược dài hạn… cuối cùng công ty đã tìm ra được đáp án và những khoảng sân lợi thế của mình. Chẳng hạn như thị trường nước tương Việt Nam đang tiêu thụ trên 10 triệu lít/năm và có đến trên 100 nhãn hiệu của đủ các cơ sở sản xuất lớn nhỏ khác nhau. Nhu cầu cũng tưởng chừng đạt đến mức bão hoà khi mà ở bất cứ chỗ nào, từ chợ, siêu thị đến cửa hàng tạp hoá đều có từ 3-5 loại khác nhau bán với mức giá 2.000 - 3.000đ/chai. Nhưng thực tế các bà nội trợ lại đang cần sản phẩm có thương hiệu uy tín và khẩu vị ngon theo phong cách ẩm thực nhanh và gọn , không cần pha chế gì thêm. Trên cơ sở tự tin hiểu biết rõ về thị hiếu, khẩu vị của người Việt Nam, công ty đã khai sinh ra dòng sản phẩm nhãn hiệu Chinsu đáp ứng đúng “sở thích ngon miệng” mà người dân thành thị đang cần. Nhanh chân nắm bắt nhu cầu mới, đón đường thị trường đang phát triển ở mức ngày càng cao hơn cùng với thế mạnh của công ty từng chinh phục người Việt ở thị trường các nước, Masan đã dồn dập đẩy Chinsu đến tận tay người mua ở khắp các siêu thị, chợ, cửa hàng. Ngay cả việc đưa sản phẩm ra thị trường công ty Masan cũng vận dụng tiếp thị hiện đại với kỹ thuật riêng. Người quản lý nhãn hiệu của một công ty có sản phẩm đang cạnh tranh với Chinsu nhận xét: “Chìa khoá thành công của Chinsu nằm ở sự kết hợp giữa việc tổ chức kinh doanh - sản xuất - phân phối hiện đại với các hình thức chiêu thị bài bản." Nghiên cứu từ hình thức tung sản phẩm của các đại gia trước đó cho thấy khá rõ: tất cả những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng từ loại khá trở lên, chỉ cần được đẩy lên bằng tiếp thị quảng bá tốt đểu thành công. Chất lượng sản phẩm là mấu chốt đồng thời là con dao hai lưỡi: nếu ngon và đúng khẩu vị, lại được tiếp sức bởi quảng bá thương hiệu thì sẽ hoà nhập vào đời sống tiêu dùng của người dân rất nhanh chóng, ngược lại chỉ một sơ suất nhỏ sẽ giết chết thương hiệu ngay lập tức. Với mỗi loại sản phẩm mới, Masan khá cẩn thận từng bước khảo sát thị trường, chọn sản phẩm và công nghệ thích hợp với thị hiếu tiêu dùng, đưa vào sản xuất, nghiên cứu cách phát triển và chọn lựa kênh phân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35707.doc
Tài liệu liên quan