Đề tài Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam và chính sách tỷ giá

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ, TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2

1. Khái niệm và ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế: 2

1.1. Khái niệm: 2

1.2. Ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế: 2

2. Kết cấu và các cán cân bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế: 3

2.1. Các thành phần của cán cân thanh toán: 3

2.2. Các bộ phận của cán cân thanh toán: 3

2.2.1. Cán cân vãng lai: 3

2.2.2. Cán cân vốn: 4

2.2.3. Cán cân cơ bản: 4

2.2.4. Cán cân tổng thể (overall balance): 4

2.2.5. Cán cân bù đắp chính thức(official finacing balance): 5

2.2.6. Nhầm lẫn và sai sót: 5

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ: 5

1. Khái niệm về tỷ giả hối đoái: 5

1.1. Khái niệm: 6

1.1.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa : 6

1.1.3. Cơ chế xác định tỷ giá: 6

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá: 7

1.2.1. Các nhân tố thuộc về dài hạn : 7

1.2.2. Các nhân tố thuộc về ngắn hạn: 8

1.3. Vai trò của tỷ giá trong nền kinh tế: 8

2. Chính sách tỷ giá hối đoái: 9

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM: 11

1. Thực trạng cán cân vãng lai: 11

1.1. Cán cân thương mại: 11

1.2. Cán cân dịch vụ: 12

1.3. Cán cân thu nhập: 13

1.4. Chuyển giao vãng lai ròng: 13

2. Cán cân vốn: 13

2.1. Cán cân di chuyển vốn dài hạn: 13

2.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng: 13

2.1.2. Vay nợ dài và trung hạn: 14

2.2. Cán cân vốn di chuyển ngắn hạn: 15

2.2.1. Vay nợ ngắn hạn: 15

2.2.2. Tiền gửi: 15

3. Những tồn tại trong cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam: 17

CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP THĂNG BẰNG CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM: 18

1. Tác động trực tiếp bằng các biện pháp nhằm hạn chế thâm hụt thương mại và bảo đảm nguồn vốn tài trợ cho cán cân thanh toán. 18

2. Tác động gián tiếp bằng các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế: 19

KẾT LUẬN 21

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12584 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam và chính sách tỷ giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân thanh toán của một quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác. Khi những tuyên bố về tài sản nước ngoài của người sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của người sống ở nước ngoài, thì quốc gia có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng vốn vào ròng). Theo quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai. Tài khoản tài chính (hay tài khoản đầu tư) là một bộ phận của tài khoản vốn ghi lại những giao dịch về tài sản tài chính. khi lãi suất ở nước ngoài hạ xuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện. 2.2.3. Cán cân cơ bản: Như đã phân tích ở trên, cán cân vãng lai ghi chép các hạng mục về thu nhập, mà đặc trưng của chúng là phản ánh mối quan hệ sở hữu về tài sản giữa người cư trú với người không cư trú. Chính vì vậy tình trạng của cán cân vãng lai có ảnh hưởng lâu dài đến sự ổn định của nền kinh tế mà đặc biệt là lên tỉ giá hối đoái của nền kinh tế. Tổng của cán cân vãng lai và cán cân dài hạn gọi là cán cân cơ bản. Tính chất ổn định của cán cân cơ bản ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và tỉ giá hối đoái. Chính vì vậy cán cân cơ bản được các nhà phân tích và hoạch định chính sách kinh tế quan tâm. Cán cân cơ bản = các cân vãng lai +cán cân vốn dài hạn Những hạng mục hay thay đổi như vốn ngắn hạn và thay đổi dự trữ ngoại 2.2.4. Cán cân tổng thể (overall balance): Nếu công tác thống kê đạt mức chính xác tuyệt đối (tức nhầm lẫn và sai sót bằng không ) thì cán cân tổng thể bằng tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn. Trong thực tế do có rất nhiều vấn đề phức tạp về thống kê trong quá trình thu nhập số liệu và lập CCTTQT do đó thường phát sinh những nhầm lẫn và sai sót. Do đó cán cân tổng thể được điều chỉnh lại bằng tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn và hạng mục sai sót trong thống kê. Ta có : Cán cân tổng thể = cán cân vãng lai +cán cân vốn + nhầm lẫn và sai sót 2.2.5. Cán cân bù đắp chính thức(official finacing balance): Cán cân bù đắp chính thức (OFB) bao gồm các hạng mục : - Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (ΔR) - Tín dụng với IMF và các ngân hàng trung ương khác (L) - Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân thanh toán (≠) OFB = ΔR + L + ≠ Một thực tế rằng, khi dự trữ ngoại hối tăng thì chúng ta ghi nợ (-) và giảm thì ghi có (+), do đó nhầm lẫn thường xảy ra ở đây. Điều này được giải thích như sau : Chúng ta hình dung, quốc gia Việt Nam được chia thành hai bộ phận gồm NHTW và phần còn lại không bao gồm NHTW (gọi là nền kinh tế - NKT). Tiêu chí để phân thành NHTW và NKT là: NHTW có chức năng can thiệp lên cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, còn nền kinh tế thì không có chức năng can thiệp. Theo quy tắc CCTTQT được lập trên cơ sở của nền kinh tế, do đó, các hoạt động can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối (mua bán nội tệ) nhằm tác động lên nền kinh tế, được xem là quan hệ giữa người cư trú với người không cư trú. Khi NHTW can thiệp bán ngoại tệ ra, làm cho dự trữ ngoại hối giảm, đồng thời làm tăng cung nội tệ cho nền kinh tế, do đó ta phải ghi có(+) . Khi NHTW can thiệp mua ngoại tệ vào làm cho dự trữ ngoại hối tăng, đồng thời làm tăng cầu ngoại tệ đối với NKT , do đó ta phả ghi nợ (-) 2.2.6. Nhầm lẫn và sai sót: OB + OFB = 0 →OB = - OFB →CA+K+OM= - OFB →OM =-(CA+K+OFB) Đẳng thức cuối cùng cho thấy số dư của hạng mục nhầm lẫn và sai sót chính là độ lệch giữa cán cân bù đắp chính thức và tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn. Bởi vì cán cân bù đắp chính thức, cán cân vãng lai và cán cân vốn luôn được xác định (luôn thể hiện là một số cụ thể trên CCTTQT ), do đó đẳng thức trên được áp dụng số dư nhầm lẫn và sai sót khi lập CCTTQT trong thực tế. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ: 1. Khái niệm về tỷ giả hối đoái: 1.1. Khái niệm: 1.1.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa : Là giá cả của một đồng tiền nước này tính theo đơn vị tiền tệ nước khác. Hiện nay trên thế giới có hai phương pháp niêm yết tỷ giá là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp . * Phương pháp gián tiếp : ký hiệu e , là phương pháp biểu hiện một đơn vị nội tệ bằng các đơn vị ngoại tệ . Ví dụ: Tại thị trường hối đoái London yết giá 1bảng Anh=1,6191 đôla Mỹ * Phương pháp trực tiếp : ký hiệu E , là phương pháp tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ .Nó chính là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo số đơn vị nội tệ. Ví dụ : giá của đôla Mỹ(USD) tính theo đồng Việt Nam(VND) là 17.958VND/USD.Điều này nói lên rằng 1USD có giá trị bằng 17.858 VND. 1.1.2. Tỷ giá hối đoái thực tế: Là giá tương đối của hàng hoá ở hai nước Công thức tính tỷ giá hối đoái thực tế e’=e*P/P’ e’: Tỷ giá hối đoái thực tế e : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa P : Mức giá trong nước P’: Mức giá nước ngoài Nếu xét cho một hàng hoá cụ thể thì P chính là giá hàng nội tính bằng nội tệ (giá nội địa) còn P’ chính là giá mặt hàng cùng loại ở nước ngoài tính theo giá ngoại tệ. Ví dụ: giả sử có một chiếc áo sơ mi ở Việt Nam với giá P=70000VND/chiếc cũng chiếc áo đó sản suất tại Mỹ P’=20USD, giả sử e=1/14000. Khi đó tỷ giá hối đoái thực tế bằng e’=e*P/P’=1/14000*(70000/20)=1/4 Điều này nói lên rằng một chiếc áo sơ mi Việt Nam có thể bằng 1/4 chiếc áo sơ mi bên Mỹ . Do chất lượng mẫu mã như nhau nên hàng Việt Nam rẻ hơn 1/4 hàng Mỹ . Do đó hàng Việt Nam có sức cạnh tranh hơn hàng Mỹ , hàng Việt Nam có thể xuất khẩu sang Mỹ. Nếu tỷ giá hối đoái thực tế cao, hàng ngoại tương đối rẻ và hàng nội tương đối đắt và ngược lại. 1.1.3. Cơ chế xác định tỷ giá: - Cơ chế thị trường: Tỷ giá cũng là một loại giá cả, nó được xác định dựa trên các lực lượng cung cầu nội ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. - Cơ chế hành chính: ở những nước theo đuổi chính sách kiềm chế tài chính và kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn thường đưa ra một mức tỷ giá neo cố định. Tỷ giá này có thể được thay đổi điều chỉnh song không phải do các lực lượng thị trường quyết định. Nó được ấn định lại khi các nhà quản lý cần thấy phải thay đổi nó để phục vụ cho một mục đích nào đó. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá: 1.2.1. Các nhân tố thuộc về dài hạn : * Mức giá cả tương đối : Về lâu dài một sự tăng lên mức giá của một nước (tương đối so với mức giá nước khác) làm cho đồng tiền nước đó giảm giá và một sự giảm giá xuống của mức giá tương đối làm cho đồng tiền nước đó tăng giá . * Thuế và Cô-ta: Đây là hàng rào đối với hàng nhập khẩu và bảo hộ hnàg sản xuất trong nước . Điều này làm tăng cầu hàng nội và dẫn đến việc tăng giá của đồng nội tệ. Thuế quan và cô-ta về lâu dài làm cho đồng tiền của một nước lên giá. Tuy vậy một quốc gia thực hiện chính sách “bế quan toả cảng” thì vấn đề tỷ giá đối với họ không có nhiều ý nghĩa lắm. * Ưa thích hàng nội so với hàng ngoại: Một sự ưa thích hàng ngoại làm tăng cầu về ngoại tệ khiến cho cung nội tệ tăng dịch chuyển và giá đồng nội tệ giảm xuống .Về lâu dài cầu về hàng xuất khẩu của một nước làm cho đồng tiền của nước đó tăng giá trong khi câù về hàng nhập tăng lên làm cho đồng tiền nước đó tăng giá. * Năng suất lao động: Năng suất lao động cao làm giá hàng của một nước rẻ tương đối so với các nước khác. Cầu hàng xuất nước đó cao lên kéo theo sự tăng giá của đồng tiền nước đó. Về lâu dài, do năng suát lao động của một nước cao hơn tương đối so với nước khác , nên đồng tiền của nước đó tăng giá. * Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến tỷ giá: Phần lớn các nước đang phát triển đều phải đối mặt với tình trạng “Đôla hoá” trong nền kinh tế.Đó là sự mất niềm tin vào đồng bản tệ , người dân và các tổ chức kinh tế găm giữ đôla và chỉ tín nhiệm đòng tiền này trong thanh toán trao đổi. Do vậy cầu USD rất lớn và giá các đồng bản tệ xuống thấp các nước luôn trong tình trạng căng thẳng về dự trữ ngoại hối đảm bảo khả năng thanh toán nợ đến hạn. * Tỷ lệ lạm phát: Nếu tỷ lệ lạm phát nước A cao hơn tỷ lệ lạm phát nước B,nước A cần nhiều tiền hơn để đổi lấy một lượng tiền nhất định của nước B. Giá đồng tiền nước A giảm xuống . * Cán cân thương mại: Nó liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, xuất khẩu lớn tỷ giá lên giá 1.2.2. Các nhân tố thuộc về ngắn hạn: * Lãi suất: Lãi suất là một biến số kinh tế tổng hợp tác động đến nhiều chỉ tiêu khác nhau trong đó tỷ giá và lãi suất có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Trong một nước nếu lãi suất nội tệ tăng trong khi lãi suất thế giới ổn định sẽ làm cho các luồng vốn quốc tế đổ vào nhiều vì mức lãi suất quá hấp dẫn. Do vậy cầu tiền nước này tăng lên và tỷ giá tăng theo. * Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh mức cung- cầu về ngoại tệ trên thị trường ,do đó nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái . Bội thu cán cân thanh toán sẽ làm cho tỷ giá giảm và bội chi cán cânthanh toán sẽ làm cho tỷ giá tăng 1.3. Vai trò của tỷ giá trong nền kinh tế: Tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của nhà nước .Nó ra đời từ hoạt động thương mại quốc tế và quay trở lại tác động thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Bởi vì tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hoá và tư bản (vốn), giá cả hàng hoá trong nước , do đó nó có tác động không nhỏ đến nền kinh tế quốc dân của một nước. Khi tỷ giá giảm , tức giá trị đồng nội tệ giảm nên giá cả hàng hoá xuất khẩu tính bằng tiền nước ngoài giảm , sức cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trường thế giới sẽ tăng lên có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá . Đồng thời với việc tỷ giá giảm làm cho giá hàng hoá nhập khẩu tăng lên dẫn đến hạn chế nhập khẩu. Ngược lại khi tỷ giá tăng, nghĩa là giá trị đồng nội tệ tăng thì có tác động giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu hàng hoá. Tỷ giá thay đổi cũng có tác động điều tiết việc di chuyển tư bản (vốn) từ quốc gia này sang quốc gia khác. Việc di chuyển tư bản trên thế giới nhằm mục đích kiếm lời nhuận và tránh rủi ro. Do đó, nếu tỷ giá giảm trong trường hợp người ta dự đoán tỷ giá không tiếp tục giảm nữa thì tư bản nhập khẩu sẽ gia tăng và tư bản xuất khẩu sẽ giảm . Ngoài các nhân tố khác ,vật giá trong một quốc gia còn chịu sự tác động của tỷ giá hối đoái . Khi tỷ giá giảm ,giá tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng nhập khẩu tăng lên kéo theo giá cả các mặt hàng trong nước có liên quan cũng tăng theo. Đồng thời do tác động giảm nhập khẩu nên cầu về các hàng hoá nhập khẩu cũng sẽ gia tăng,tất điều đó làm cho giá cả chung trong nền kinh tế cũng gia tăng. Ngược lại , khi tỷ giá tăng sẽ có tác động làm cho mức giá chung giảm. 2. Chính sách tỷ giá hối đoái: Tỷ giá như phân tích trên có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế. Do vậy, chính sách hối đoái của bất kỳ một quốc gia nào cũng đều được coi như một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia .Duy trì, giữ vững sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô là yêu cầu cấp thiết để tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu và tập trung của các chính sách kinh tế của Chính phủ, trong đó có chính sách tỷ giá. Một quốc gia tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh và thời điểm sẽ xác định cho mình một chính sách tỷ giá thích hợp. Trên thế giới hiện nay các nước theo đuổi các cách điều hành tỷ giá khác nhau song rút lại đều đi theo các xu hướng hoặc là chế độ tỷ giá cố định hoặc là chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn hoặc thả nổi có kiểm soát. Hệ thống tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Do cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định tỷ giá .Không có sự can thiệp của chính phủ . Hệ thống tỷ giá cố định: đó là tỷ giá do ngân hàng trung ương ấn định ở một mức nào đấy. Tỷ giá có cố định thể cao hơn hay thấp hơn tỷ giá cân bằng trên thị trường ngoại hối Để giữ được tỷ giá ở mức cố định ngân hàng trung ương phải mua bán ngoai tệ trênthị trường ngoại hối .Và như vậy, cung tiền tuột khỏi tay sự kiểm soát của ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương chỉ có thể đạt được một trong hai mục tiêu hoặc giữ cho tỷ giá cố định hoặc là kiểm soát được mức cung tiền chứ không thể đồng thời thực hiện được hai mục tiêu đó. Hệ thống tỷ giá thả nổi có kiểm soát: Nằm giữa hai thái cực trên quan điểm của các nhà kinh tế trường phái chính hiện đại coi trọng cả vai trò kinh tế của Chính phủ và quy luật “bàn tay vô hình”. Tỷ giá được hình thành trên cơ sở thị trường theoquy luật cung cầu, cơ quan điều hành chính sách tiền tệ chỉ tác động lên tỷ giá bằng các công cụ mang tính thị trường tác động lên thị trường ngoại hối. Nhưng vấn đề dặt ra là cần phải xác định chế độ tỷ giá hối đoái nào: cố định, thả nổi hoàn toàn hay thả nổi có kiểm soát. Một cuộc tranh luận về những chế độ tỷ giá hối đoái đã nổ ra, Thế giới đã chuyển từ chế độ tỷ giá cố định , đươc thực hiện từ sau Chiến tranh thế giới II đến đầu năm 1973 , sang chế độ tỷ giá thả nổi , linh hoạt thay đổi hàng ngày .Nhưng vào cuối những năm 80 chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn bộc lộ tác động tiêu cực đến các nền kinh tế và người ta bắt đầu nghĩ đến một chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, nhằm hạn chế những tác động của chế độ tỷ giá linh hoạt. Hiện nay, các chính phủ đều muốn can thiệp để hạn chế những biến động mạnh mẽ lên xuống của tỷ giá ,một mặt là cần thiết để cân bằng cung cầu trong thời gian ngắn, nhưng mặt khác lại. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM: 1. Thực trạng cán cân vãng lai: 1.1. Cán cân thương mại: Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cả năm 2008 đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, đóng góp 49,7% vào mức tăng chung của xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, đóng góp 50,3%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do sự tăng giá trên thị trường thế giới. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008 ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008, tư liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%; vàng chiếm 3,4% (năm 2007 tỷ trọng của 03 nhóm hàng này tương ứng là: 90,4%; 7,5%; 2,1%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với năm 2007. Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước đều tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước. Nhập khẩu ô tô năm 2008 đạt mức cao kỷ lục với 2,4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50,4 nghìn chiếc (ô tô dưới 12 chỗ ngồi 27,5 nghìn chiếc, tương đương 380 triệu USD). Nhập siêu năm 2008 ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu đã giảm nhiều so với dự báo những tháng trước đây nhưng mức nhập siêu năm nay vẫn khá cao, trong đó châu Á có mức nhập siêu lớn nhất, đứng đầu là thị trường Trung Quốc với 10,8 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với năm 2007. Trong năm 2009, ước tính xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 52 tỷ USD, giảm khoảng 10,9 tỷ USD so với năm 2008 tương đương mức giảm 18%. Nhập khẩu cùng trong hướng suy giảm do cầu đầu tư trong nước giảm mạnh. Và dự tính nhập khẩu cả năm 2009 khoảng 65 tỷ USD, giảm khoảng 18% so với năm 2008, đưa mức thâm hụt thương mại năm 2009 xuống còn 13 tỷ USD. Thâm hụt thương mại năm 2008 là 17,5 tỷ USD, dự báo năm 2009 thâm hụt 13 tỷ USD. Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại 7 tháng từ năm 2004 – 2009. 1.2. Cán cân dịch vụ: Theo thống kê từ Tổng cục thống kê, tổng trị giá xuất khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4 tỷ USD, tăng 7,2%; dịch vụ vận tải hàng không đạt 1,3 tỷ USD, tăng 23,7%; dịch vụ vận tải biển đạt 1 tỷ USD, tăng 27,7%. Tổng trị giá nhập khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch 1,3 tỷ USD, tăng 6,6%; dịch vụ vận tải hàng không 800 triệu USD, giảm 2,4%; dịch vụ hàng hải 300 triệu USD, tăng 20%. Nhập siêu dịch vụ năm 2008 là 0,8 tỷ USD. Năm 2009 sẽ chứng kiến sự khó khăn của hầu hết các ngành nghề mà trong đó du lịch dịch vụ bị ảnh hưởng khá nặng. Theo ước tính, xuất khẩu dịch vụ năm 2009 chỉ đạt 5,6 tỷ USD, giảm 20% so với năm 2008. Nhập khẩu dịch vụ giảm 22% so với năm 2008 và đạt 6,2 tỷ USD. Dự báo cả năm 2009 cán cân dịch vụ thâm hụt 0,6 tỷ USD. 1.3. Cán cân thu nhập: Theo số liệu của các năm trước và gần nhất là quý 3 năm 2008 (mức trung bình thu nhập ròng của 9 năm từ 1999 đến 2007 là -2% GDP, trong đó năm 2007 là -3% và quý 3/2008 là -2,9%), ước tính mức thu nhập ròng vào khoảng -3% GDP. Theo đó, con số này từ bên ngoài năm 2008 ước tính là -2,61 tỷ USD (Theo số liệu tổng cục thống kê, GDP năm 2008 là 1.478.695 tỷ VND tương đương 87 tỷ USD theo tỷ giá liên ngân hàng ngày 19/01/2009 là 16.997 VND/USD). Thu nhập ròng ước tính -2,61 tỷ USD, dự báo -2,74 tỷ USD vào năm 2009. 1.4. Chuyển giao vãng lai ròng: Khoản mục này bao gồm các khoản chuyển tiền đơn phương không hoàn trả, được thể hiện dưới dạng ròng. Với Việt Nam, các khoản chuyển tiền về nước của khu vực tư nhân (kiều hối) chiếm tỷ trọng chính trong khoản mục này, ngoài ra còn có viện trợ chính thức không hoàn lại của các chính phủ và các tổ chức. Kiều hối theo thống kê của NHNN năm 2008 đạt 8 tỷ USD, viện trợ chính thức không hoàn lại ước đạt 0,188 tỷ USD (theo số liệu chính thức từ Tổng cục thống kê ngày 23/9/2008). Theo đó Chuyển giao vãng lai ròng cả năm 2008 là khoảng 8,2 tỷ USD. Theo dự đoán, lượng kiều hồi năm 2009 chỉ đạt 50% năm 2008, do đó ước tính chuyển giao vãng lai dòng cả năm 2008 khoảng 4,2 tỷ USD. Như vậy, Tài khoản vãng lai năm 2008 thâm hụt 12,71 tỷ USD, giảm gần 4,4% so với mức thâm hụt 13,33 tỷ USD 6 tháng đầu năm. Dự báo cả năm 2009, tài khoản vãng lai thâm hụt 12,14 tỷ USD. 2. Cán cân vốn: 2.1. Cán cân di chuyển vốn dài hạn: 2.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng: Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, trong năm 2008, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đạt mức kỷ lục 64 tỷ USD, gần gấp 3 lần năm 2007, trong đó 60,3 tỷ USD là vốn đầu tư đăng ký mới, 3,7 tỷ USD là vốn đăng ký tăng thêm. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 54,1% tổng vốn đăng ký tương đương 32,6 tỷ USD; lĩnh vực dịch vụ 27,4 tỷ USD, chiếm 45,5%. Tuy nhiên con số trong khoản mục đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng thì chúng ta chỉ tính đến con số giải ngân thực tế. Theo đó, giải ngân FDI năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD. Trong năm 2009, vốn FDI đăng ký vào giải ngân chắc chắn sẽ suy giảm so với năm 2008. Nhìn vào cơ cấu vốn đăng ký FDI năm 2008 có thể thấy rằng Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản và Singapo đã chiếm tới 80% vốn đăng ký. Nền kinh tế các nước này dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa trong năm 2009, cộng với việc vốn tự đó của các dự án đăng ký chỉ chiếm khoảng 30% giá trị dự án đăng ký, do đó chúng tôi cho rằng lượng vốn giải ngân FDI thực tế trong năm 2009 chỉ đạt khoảng 7,2 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng năm 2008 đạt 11,5 tỷ US, dự báo năm 2009 đạt 7,2 tỷ USD 2.1.2. Vay nợ dài và trung hạn: Khoản mục này tương ứng với lượng ODA giải ngân thực tế (không tính phần ODA không hoàn lại đã tính vào khoản mục chuyển giao cán cân vốn 1 chiều). Hiện chưa có số liệu thống kê ODA cả năm 2008, theo số liệu từ Tổng cục thống kê, vốn ODA giải ngân thực tế trong 9 tháng năm 2008 đạt 1,227 tỷ USD (bằng 74,5% kế hoạch cả năm) trong tổng số 1.826 triệu USD cam kết. Theo hội nghị các nhà tại trợ cuối tháng 12 năm 2008, ODA cam kết cho năm 2009 của Việt Nam đạt 5,12 tỷ USD, đánh giá mức ODA giải ngân thực tế trong năm 2009 chỉ đạt khoảng1,3 tỷ USD. Vay nợ dài và trung hạn năm 2008 ước đạt 1,227 tỷ USD, dự báo năm 2009 đạt 1,3 tỷ USD Huy động ODA giai đoạn 2006-2010 Ngành, lĩnh vực Giá trị ODA theo hiệp định 2001-2005 Dự báo giá trị ODA theo hiệp định 2006-2010 Dự báo giá trị ODA cam kết Tỉ USD Tỉ trọng đầu tư Tỉ USD Tỉ trọng đầu tư Tỉ USD Nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản kết hợp với phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo 1,6 14,6% 2,2-2,5 18% 2,9-3,3 Năng lượng và công nghiệp 2,1 18,7% 1,9-2,2 16% 2,6-2,9 Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và đô thị 2,9 26,3% 3,6-4,1 30% 4,8-5,5 Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác 4,5 40,4% 4,3-4,9 36% 5,8-6,6 Tổng 11,1 100% 12-13,6 100% 16-18,2 (Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn) 2.2. Cán cân vốn di chuyển ngắn hạn: 2.2.1. Vay nợ ngắn hạn: Không có số liệu chính thức về khoản mục này. Tuy nhiên theo số liệu thống kê các năm trước và quý 3/2008 (mức trung bình 9 năm từ 1999 đến 2007 là 0,11% GDP, năm 2007 là 0,1% và quý 3/2008 là 0,3%), ước tính số vay nợ ngắn hạn năm 2008 vào khoảng 0,3% GDP, tương đương 0,261 tỷ USD. Vay nợ ngắn hạn năm 2008 là 0,261 tỷ USD, dự báo năm 2009 đạt 0,274 tỷ USD. Theo đó, với sự giảm sút của các luồng vốn quốc tế trong năm 2008 và tiếp tục trong năm 2009, thì xu hướng bán ròng trong năm 2009 của các Nhà đầu tư nước ngoài là không thể tránh khỏi, đặc biệt là vào 6 tháng đầu năm 2009. Do đó cả năm 2009, ước tính lượng bán ròng của các Nhà đầu tư nước ngoài khoảng -1,2 tỷ USD. 2.2.2. Tiền gửi: Số liệu thống kê các năm gần đây cho thấy khoản mục tiền gửi trong tài khoản vốn biến động thất thường, âm trong các năm từ 1999 đến 2001, 2005-2006, trong khi dương trong các năm 2002-2004 và đặc biệt năm 2007 và quý 1 năm 2008 tăng mạnh. Cụ thể, năm 2007 là 2,623 tỷ USD (chiếm 3,7% GDP) và quý 1/2008 là 3,302 tỷ USD (chiếm tới 17,9% GDP). Trong năm 2008, chúng ta chứng kiến sự suy giảm dòng tiền gửi từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, trong năm 2008, lượng tiền gửi từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển giảm từ mức 2% của năm 2007 xuống mức 1,8% GDP của cac nước đang phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, và ước tính lượng tiền gửi trong năm 2008 cũng chỉ vào khoảng 1,8% GDP (bằng một nửa tỷ lệ năm 2007), tương đương 1,57 tỷ USD. Dự báo cả năm 2009, lượng tiền gửi vào Việt Nam đạt khoảng 1,1 tỷ USD. Như vậy, tài khoản vốn năm 2008 thặng dư 12,87 tỷ USD, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp chính vào khoản thặng dư này (89,37%). Dự báo tài khoản vốn năm 2009 đạt 8,67 tỷ USD. Cán cân thanh toán tổng thể năm 2008 đạt mức thặng dư 0,16 tỷ USD đưa mức dự trữ ngoại hối cuối năm 2008 đạt 23,76 tỷ USD. Bảng tổng kết Cán cân thanh toán năm 2008 và dự đoán năm 2009. ĐVT: Tỷ USD TT Khoản mục 2007 %GDP 9T/2008 Cả năm 2008 Dự đoán năm 2009 1 Cán cân thương mại -10,36 -14,5 -15,83 -17,50 -13,00  Xuất khẩu (Giá FOB) 48,56 49 62,90 52,00  Nhập khẩu (Giá FOB) 58,92 64 80,40 65,00 2 Cán cân dịch vụ -0,89 -1,3 -0,97 -0,80 -0,60  Xuất khẩu 6,03 0,00 7,10 5,60 Nhập khẩu 6,92 0,00 7,90 6,20 3 Thu nhập ròng từ bên ngoài -2,17 -3 -1,84 -2,61 -2,74  Nhận về 1,09 0,00  Thanh toán 3,26 0,00 4 Chuyển giao vãng lai ròng 6,43 9 5,82 8,20 4,20  Khu vực tư nhân 6,18 0,00  Khu vực chính phủ 0,25 0,00 I Tài khoản vãng lai -6,99 -9,8 -12,82 -12,71 -12,14 Đầu tư  trực tiếp nước ngoài ròng 6,55 9,2 8,10 11,50 7,20 Vay nợ dài và trung hạn 2,05 2,9 1,23 1,23 1,30 Vay nợ ngắn hạn 0,08 0,1 0,18 0,26 0,27 Đầu tư gián tiếp 6,24 8,8 0,83 -1,82 -1,20 Tiền gửi 2,62 3,7 2,27 1,70 1,10 II Tài khoản vốn 17,54 24,6 12,61 12,87 8,67 Mục sai số -0,35 -1,49 0,00 0,00 III Cán cân thanh toán 10,20 14 -1,70 0,16 -3,47 IV Dự trữ ngoại hối cuối kỳ 23,60 21,90 23,76 20,29 Thay đổi dự trữ ngoại hối trong kỳ 10,198 -1,702 +0,16  -3,47  3. Những tồn tại trong cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam: Những diễn biến của cán cân thanh toán Việt Nam cùng tình hình kinh tế hiện nay cho thấy nền kinh tế nước ta đang chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến những rối loạn trên thị trường nghiêm trọng hơn là nguy cơ khủng hoảng. Thâm hụt cán cân thương mại nói riêng và cán cân vãng lai nói chung kéo dài như hiện nay là hết sức nguy hiểm. Tình trạng nhập siêu đang gia tăng. Nguồn bù đắp cho thâm hụt cán cân thương mại là chủ yếu là từ cán cân vốn. Việt Nam có tỷ lệ thu hút vốn khá cao, tuy nhiên lại chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn , mang tính chất đầu cơ cao tập trung vào một số lĩnh vực gây bong bóng kinh tế (thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản). Nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam có chất lượng không cao và khó kiểm soát, đối với nguồn vốn ODA và FDI, tốc độ giải ngân rất chậm. Đây cũng là một yếu tố làm giảm hiệu qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26199.doc
Tài liệu liên quan