Đề tài Thực trạng hoạt động phân phối của trung tâm FPT internet

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

I. Lý luận chung 3

1.Internet-sản phẩm của ngành bưu chính viễn thông. 3

Lý luận chung 5

1 marketing trong linh vực dịch vụ 5

3.Kênh phân phôi trong dich vụ viễn thông 11

3.1.Lý luận chung về kênh 11

3.2.Kênh marketing trong lĩnh vực dịch vụ. 22

II. Thực trạng hoạt động phân phối của trung tâm FPT internet. 24

1.Khái niệm, cơ sở hình thành và phát triển của thương mại điện tử-Internet. 24

2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của trung tâm FPT Internet. 26

3.Những hạn chế của kênh phân phối và các biến số marketing tại trung tâm FPT-Internet. 34

III. Các giải pháp hoàn thiện kênh phân phối. 38

KẾT LUẬN 42

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động phân phối của trung tâm FPT internet, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách hàng sẵn sàng mua. Mức đó người bán lẻ thực hiện các công việc phân phối là rất khác nhau có những người bán lẻ cố gắng tối đa làm tất cả công viêc phân phối thích hợp với họ, song cũng có người bán lẻ lại chỉ làm một ít công việc. Một số người bán lẻ chọn chiến lược cung cấp dịch vụ phân phối ở mức bán lẻ nhiều nhất. Ngược lại, một số nhà bán lẻ lại bán giá thấp với mức độ cung cấp dịch vụ bán lẻ thấp nhất. Họ bán các hỗn hợp hàng hoá không dự định trước, không có dịch vụ cá nhân thường phải xếp hàng dài để trả tiền. Quy mô tăng lên của người bán lẻ có ảnh hưởng đến phân chia các công việc phân phối trước đây do người sản xuất và bán buôn làm nay được chuyển sang cho người bán lẻ có quy mô lớn . Như vậy quy mô của người bán lẻ tạo nên tiềm năng cho họ thực hiện các công việc phân phối có hiệu quả. Mặt khác, quy mô lớn của người bán lẻ làm tăng sức mạnh và tính độc lập của họ, họ không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi ngưòi sản xuất nữa. Nhiều nhà bán lẻ bây giờ đã đủ lớn để gây sức ép đối với người cung cấp, chỉ mua và bán những hàng hoá phù hợp với nhu cầu của các khách hàng của họ. Các loại trung gian bán lẻ khác nhau có qui mô, phương thức kinh doanh và sức mạnh chi phối thị trường khác nhau, tất nhiên họ cũng có khả năng điều khiển các kênh khác nhau. Các thành viên chính thức của kênh chủ động tham gia vào quá trình phân chia công việc phân phổi trong kênh marketing và chịu trách nhiệm trước kết quả cuối cùng của kênh. Mỗi thành viên đều phải nhận thức được trách nhiệm và quyền lợi của họ phụ thuộc vào thành công của hệ thống kênh marketing. Người tiêu dùng cuối cùng bao gồm cả người tiêu dung cá nhân và người tiêu dùng công nghiệp, là điểm đến cuối cùng của hàng hoá và dịch vụ. Chi khi nào hàng hoá tới người tiêu dùng cuối cùng, quá trình phân phôi mới hoàn thành. Người tiêu dùng cuối cùng với vai trò quan trọng trong kênh marketing vì họ có quyền lựa chọn những kênh khác nhau để cung cấp hàng hoá cho họ. Tập hợp người tiêu dùng và hành vi mua của họ thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các kênh marketing.Trong một số kenh marketing hàng tiêu dùng đặc biệt, người sử dụng cuối cùng sẽ đóng vai trò người lãnh đạo kênh. Các tổ chức bổ trợ là các doanh nghiệp và cá nhân cung cấp cho thành viên của kênh những công việc phân phối khác ngoài mua bán và chuyển quyền sở hữu. Họ tái hợp đồng với những thành viên của kênh để thực hiện một công việc phân phối nào đó theo nguyên tắc chuyên môn hoá và phân công lao động. Các hệ thống kênh marketing càng phát triển ở trình độ cao, các tổ chức bổ trợ càng đa dạng và phong phú. Một trong những đặc trưng rất khác biệt giữa các nước phát triển và chậm phát triển chính là ở mức độ phong phú của các tổ chức bổ trợ trong phân phối. Nền kinh tế càng phát triển ở trình độ cao, các tổ chức bổ trợ càng nhiều cả về số lượng lẫn chủng loại. Các tổ chức bổ trợ chính là: các doanh nghiệp vận tải, các doanh nghiệp kinh doanh kho, các công ty nghiên cứu thị trường,các công ty bảo hiểm, các doanh nghiệp lắp ráp, các doanh nghiệp trưng bày hàng hoá. Các tổ chức bổ trợ không chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của các thành viên chính thức cũng như kết quả cuối cùng của kênh marketing. Tuy nhiên, họ góp phần quan trọng làm cho hệ thống kênh hoạt động thông suốt và tăng hiệu quả hoạt động của kênh. Xu thế phát triển trên thị trường là ngày càng có nhiều các tổ chức bổ trợ tham gia vào quá trình phân phối. Trong nền kinh tế có nhiều vấn đề cơ bản cần phải được giải quyết bằng quá trình phân phối của các doanh nghiệp và của tổng thể nền kinh tế. Thứ nhất là mâu thuẫn giữa sản xuất khói lượng lớn, chuyên môn hoá với nhu cầu tiêu dùng với khối lượng nhỏ nhưng đặc biệt đa dạng. Thứ hai là sự khác biệt về không gian giữa sản xuất và tiêu dùng do sản xuất tập trung lại một địa điểm còn tiêu dùng rộng khắp hoặc ngược lại. Thứ ba là sự khác biệt về thời gian do sản xuất và thời gian tiêu dùng không trùng khớp, có thể sản xuất có tính thời vụ còn tiêu dùng quanh năm hoặc ngược lại. Ngoài ba vấn đề cơ bản trên, trong nền kinh tế còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn khác như sự khác biệt vềthông tin và giá trị, sự khác biệt về quyền sở hữu...Mục đích của hệ thống kênh marketing là là giải quyết những sự khác biệt và mâu thuẫn trên qua quá trình phân phối tổng thể. Hệ thống kênh markeing hiệu quả là cần thiết để nối người sản xuất và người tiêu dùng, nó có ý nghĩa phân phối hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội và mong muốn của khách hàng. Cung cấp hàng hoá cho họ đúng thời gian, đúng địa điểm và ở mức giá họ có thể trả. đây không phải là công việc dễ dàng, đặc biệt trong điều kiện hàng hoá và sản xuất rất đa dạng và nhu cầu của khách hàng cũng rất phong phú. Cách thức tổ chức các quá trình phân phối tiêu thụ sản phẩm để giải quyết các mâu thuẫn cố hữu cuả nền kinh tế là trung tâm của lý thuyết kênh marketing. Các chức năng marketing có thể giúp làm điều đó như mua,bán, vận chuyển, lưu kho, tiêu chuẩn hóa và phân loại, tài chính, chịu rủi ro, thông tin thị trường. Các thành viên tham gia vào kênh marketing phải thực hiện các chức năng nay.Từ quan điểm kênh marketing vĩ mô, tất cả các chức năng của kênh đồng nghĩa với các giai đoạn của quá trình lưu thông tiêu thụ tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế. Không có chức năng nào có thể bỏ qua. Quá trình phát triển của kênh marketing trong lịch sử trải qua ba giai đoạn từ kênh trực tiếp đến các kênh qua thị trường trung tâm và cuối cùng là kênh có nhiều cấp độ với sự tham gia của các trung gian thương mại chuyên môn hoá. Sự khác biệt cơ bản của các kênh marketing và khung cảnh buôn bán giữa các thời kỳ là ở mức độ trực tiếp của quan hệ phân phối tiêu thụ. Xã hội phát triển với công nghệ thông tin hiện đại đã hình thành và phát triển nhiều hình thức kênh kiểu mới như maý bán hàng, bán hàng qua điện thoại, đặt hàng băng thư, bán hàng tại nhà, bán hàng qua mạng máy tính...là những hình thức bán hàng không cần cửa hàng. ở các nước đang phát triển như Việt Nam, kênh trực tiếp là một phương thức kinh doanh điển hình. Thị trường phát triển đã làm xuất hiện cấu trúc kênh qua thị trường trung tâm thay thế dần cho các kênh trực tiếp. Một thị trường trung tâm xuất hiện khi các hộ kinh doanh quyết định gặp nhau ở một địa điểm để trao đổi mua bán. Trao đổi ở một địa điểm trung tâmcó những tiến bộ hơn so với trao đổi trực tiếp. Xã hội tiếp tục phát triển, các thị trường trung tâm xuất hiện, các doanh nghiệp độc lập thực hiên chức năng thương mại chuyên ngiệp. Doanh nghiệp chuyên môn hoá này trao đổi trực tiếp với khách hàng,họ mua hàng hoá và bán lại cho người tiêu dùng, tự nguyện chấp nhận rủi ro. Trên thị trường dần dần xuất hiện các trung gian thương mại chuyên môn hoáthực hiện chức năng bán buôn. Người bán buôn mua hàng hoá với khối lượng lớn từ nhà sản xuất và bán một tập hợp hàng hoá cho người bán lẻ. Nhờ sự xuât hiện của các tổ chức bán buôn tham gia vao quá trình phân phối, các nhà bán lẻ có cơ hội cải thiện dịch vụ khách hàng ở những vị trí thuận lợi. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp bán buônvà bán lẻ tham gia vào quá trình phân phối, cấu trúc kênh nhiều cấp độ đã được hình thành. Để tổ chức và quản lý được các kênh marketing một cách tốt nhất, chúng ta phải hiểu được cách thức hoạt động của các kênh marketing. Kênh marketing hoạt động được thông qua các dòng vận động hay nói cách khác là các dòng chảy. Các dòng chảy này kết nối các thành viên của kênh với nhau. Mỗi dòng chảy là một tập hợp các chức năng được thực hiện thương xuyên bởi các thành viên của kênh. Các dòng chảy chủ yếu bao gồm dòng chuyển quyền sở hữu mô tả việc quyền sở hữu sản phẩm được chuyển từ thành viên này sang thành viên khác trong kênh. Dòng đàm phán giữa các thành viên trong kênh tác động qua lại lẫn nhau để phân chia các công viêc phân phối cũng như trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên. Dòng vận động vật chất của sản phẩm là sự di chuyển hàng hoá vật phẩm thật sự trong không gian và thời gian từ địa điểm sản xuất tới địa điểm tiêu dùng qua hệ thống kho tàng và phương tiện vận tải. Dòng thanh toán mô tả sự vận động của tiền tệ và các chứng từ thanh toán ngược từ người tiêu dùng qua các trung gian thương mại trở lại người sản xuất. Dòng thông tin giữa các thành viên trong kênh phải trao đổi thông tin với nhau, có thể là trao đổi giữa hai thành viên kế cận hoặc không kế cận. Dòng xúc tiến mô tả những hoạt động xúc tiến hỗn hợp hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong kênh. Một thành viên trong kênh có thể trợ giúp các thành viên khác trong các hoạt động xúc tiến. Dòng đặt hàng là phương thức và cơ chế thu thập , tập hợp và xử lý đơn đặt hàng giữa các thành viên của kênh marketing. Dòng chia sẻ rủi ro là trong quá trình phân phối tiêu thụ sản phẩm chứa đựng nhiều rủi ro bao gồm rủi ro về thiệt hại vật chất trong vận chuyển và bảo quản dự trữ sản phẩm do nhu cầu thị trường thay đổi. Dòng tài chính là cơ chế tạo vốn và hỗ trợ vốn trong các kênh marketing. Trong quá trình lưu thông sản phẩm ở những cấp độ nhất định, vào những thời điểm nhất định, một thành viên kênh có thể có nhu cầu vốn để thanh toán rất lớn. Dòng thu hồi tái sử dụng lại bao gói là dòng vận động bắt buộc đối với các hệ thống kênh marketing của một số loại sản phẩm. Tất cả các dòng chảy và các chức năng trong kênh đều rất cần thiết và ít nhất có một hệ thống trong doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện mỗi dòng chảy. Chìa khoá để làm các dòng chảy trong kênh thông suốt chia sẻ thông tin giữa các thành viên kênh và thiết lập cơ chế vận hành của mỗi dòng chảy hợp lý. Hoạt động của các dòng chảy trong kênh thông qua cơ chế kéo đẩy trong kênh. Nghiên cứu các dòng chảy trong kênh cũng cung cấp cho chúng ta cơ sở phân biệt giữa quản lý phân phối vật chất và quản lý kênh. Kênh marketing là tập hợp các mối quan hệ giữa các doanh ngiệp và cá nhân độc lập. Vì vậy kênh marketing không phải là một hệ thống kênh đơn thuần mà nó còn là một hệ thống xã hội thực sự có các hành vi đặc trưng giống như tất cả các hệ thống xã hội khác. Có nghĩa là trong xã hội có những hành vi nào trong kênh marketing cũng có những hành vi đó. Các hành vi cơ bản là hợp tác, cạnh tranh, xung đột, quyền lực,vai trò và thông tin trong kênh marketing. Các kênh marketinh hình thành và hoạt động rất đa dạng, phụ thuộc nhiều yếu tố cả vĩ mô lẫn vi mô. Các kênh marketing tất nhiên không thể tồn tại độc lập mà hoạt động và phát triển trong những môi trường phức tạp và thay đổi liên tục. Sự thay đổi của các lực lượng môi trường tác động qua lại với các kênh marketing và có thể ảnh hưởng quyết định đến kênh cả trong ngắn hạn và dài hạn. Môi trường bao gồm tất cả các nhân tố bên ngoài không thể điều khiển đượctác động đến các hoạt đông của kênh. Các yếu tố môi trường chính bao gồm kinh tế, cạnh tranh, văn hoá-xã hội, kỹ thuật, công nghệ, luât pháp. Tổ chức các kênh marketing của doanh nghiệp trên thị trườnglà một công việc quan trọng và phức tạp. Vậy, tổ chức kênh marketing là đưa ra những quyết định liên quan đến việc phát triển những kênh marketing mới ở những nơi trước đó nó chưa tồn tại hoặc để cải tiến các kênh hiện tại. Do hệ thống kênh marketing nằm bên ngoài doanh ngiệp nên doanh ngiệp phải làm quyết định về tổ chức kênh trước rồi mới thực hiện quản lý hệ thống đó. Tổ chức và quản lý hệ thống kênh tất nhiên là các hoạt động nối tiếp nhau nằm trong quá trình quản lý có tính hệ thống liên quan mật thiết vơi nhau. Tổ chức kênh là một tập hợp các quyết định nhằm xác định cấu trúc các bộ phậncấu thành hệ thống kênh bao gồm các thành viên, các tổ chức bổ trợ và quan hệ làm việc giữa các bộ phận trong hệ thống. Những công việc cơ bản doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình tổ chức kênh là nhận dạng nhu cầu phải tổ chức kênh, xác định và phối hợp các mục tiêu phân phối, phân loại các công việc phân phối, đấnh giá các biến số ảnh hưởng đến cấu trúc kênh, phát triển các cấu trúc kênh có thể thay thế, lựa chọn cấu trúc kênh tối ưu, lựa chọn các thành viên tham gia vào kênh. Hệ thống kênh có thể được xem như là một hệ thống xã hội trong đó mỗi thành viên phụ thuộc vào những người khác, mỗi thành viên giữ một vai trò nhất định và họ có những kỳ vọng nhất định vào người khác. Doanh nghiệp phải thực hiện chức năng quản lý điều hành hoạt động của các hệ thống kênh marketing của mình. Quản lý kênh được hiểu là toàn bộ các công việc quản lý điều hành hoạt động của hệ thống kênh nhằm đảm bảo sự hợp tác giữa các thành viên kênh đã được lựa chọn qua đó thực hiện các mục tiêu phân phối của doanh nghiệp. Phạm vi quản lý kênh là bao trùm toàn bộ hoạt động của kênh, quản lý kênh marketing bao gồm quản lý cả mười dòng chảy trong kênh, l à quản lý các hoạt động, các quan hệ ở bên ngoài doanh nghiệp chứ không phải trong nội bộ. Mọi vị trí thành viên trong kênh đều có trách nhiệmvà khả năng quản lý kênh ở những mức độ khác nhau. các vị trí thành viên kênh khác nhau có mục tiêu, định hướng quản lý kênh khác nhau. Phân biệt quản lý kênh hàng ngày với quản lý kênh về chiến lược. Mức độ và khr năng quản lý hệ thống kênh marketing của các doanh nghiệp và kiểu tổ chức kênh đã được xác lập của doanh nghiệp. Quyết định duy trì mức độ chặt chẽ giữa các thành viên kênh. 3.2.Kênh marketing trong lĩnh vực dịch vụ. Kênh phân phối trong dịch vụ có khái niệm rộng hơn nhiều so với kênh phân phối thông thường. Kênh phân phối được hình thành bắt nguồn từ các yếu tố: sản phẩm dịch vụ, thương lượng, thông tin,sở hữu, hợt động xúc tiến. Sản phẩm dịch vụ đề cập đến việc ra quyết định, tổ chức đưa dịch vụ tới khách hàng. Những khái niệm, sự hiểu biết về dịch vụ được truyền đạt tới khách hàng qua trung gian, đó là các thành viên tham gia đưa khách hàng tới tiêu dùng dịch vụ hoặc đưa dịch vụ tới tiêu dùng tại khu vực thị trường khác. Thương lượng đề cập đến những trao đổi trong hoạt động giao tiếp cá nhân dịch vụ, liên quan tới hoạt động mua bán. Sở hữu thường được cho là nguồn chính chuyển đổi chủ sở hữu khi dịch vụ chuyển ra khỏi kênh. Thông tin và xúc tiến tác động qua lại, chúng truyền thông liên tục tới kênh. Dịch vụ là một loại hàng hoá đặc biệt, là cái không thể cầm nhắc như những hàng hóa hiện hữu, không thể chuyên chở và lưu kho. Khi khách hàng mua dịch vụ họ không mang được thứ gì về nhà hoặc cất vào tầng hầm trong căn hộ của họ được. Sự sáng tạo, phân phối và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời và là một quá trình liên tục không thể tách rời. Người mua dịch vụ cũng tham gia vào quá trìng cung cấp dịch vụ và đồng thời tiêu dùng nó. Sự không hiện hữu trong các dịch vụ phải thể hiến phân bố các hiạch vụ đơn vị chuyển xuống kênh phân phối. Dịch vụ là vô hình, thậm chí ngay cả khai những dấu hiệu vật chât giữ những vai trò nhất định trong quá trình sáng tạo, phân phối và tiêu dùng dịch vụ, các khách hàng buộc phải quan hệ với công ty dịch vụ. Sự khác biệt giữa sản phẩm hiện hữu và dịch vụ chỉ ra rằng kênh phân phối dịch vụ có những đặc điểm độc đáo và rất đặc trưng. Kênh phân phối trong dịch vụ thông thường là những kênh ngắn, kênh trực tiếp. Thành viên trong kênh gồm những người cung ứng dịch vụ, các trung gian và người tiêu dùng. Cấu trúc kênh và các dòng chảy trong kênh có những đặc điểm khác biệt so với các hàng hóa hiện hưũ. Có ba thành phần chíng biểu hiện trong kênh là thành viên của kênh và quan hệ giữa các thàn viên; những chức năng khác nhau của các thành viên kênh thực hiện, cùng với trang thiết bị, vật chất và công nghệ được sử dụng; và dịch vụ tổng thể mà các thành viên tạo ra. Ba loại thành viên của kênh phân phối đều tham gia vào quá trình mua, bán dịch vụ. Mỗi thành viên đều có những khả năng và đối tượng riêng mà kết quả là xuất hiện một kênh đặc thù gồm hỗn họp của quyền lực, mâu thuẫn và sự điều phối. Nhiều chức năng cần được xác định rõ giữa những người cung cấp, dịch vụ và khách hàng trong từng kênh phân phối. Chức năng được xác định rõ cùng những điều kiện cần thiếtkèm theo sẽ làm giảm mâu thuẫnvà mức độ gay gắt của nó trong kênh, tăng cường khả năng thông qua, nâng cao hiệu quả của phân phối. Mỗi công ty cung ứng dịch vụ đều có phương cách riêng để thiết lập chiến lược kênh phân phối như là vũ khí cạnh tranh tiềm tàng. Có nhiều khả năng thay thế tiềm tàng trong những phần chính của phác đồ kênh phân phối dịch vụ. Các yếu tố chi phối tới thiết kế kênh phân phối bao gồm số lượng các trung gian, loại trung gian, sự phân bổ những giá trị phụ thêm vào những chức năng của các thành viên, những loại tư liệu và công nghệ hỗ trợ được các thành viên sử dụng; và dịch vụ, các yếu tố và các bộ phận cấu thànhnên quá trình dịch vụ đó. Những định hướng chiến lược trong kênh marketing đa chiều chi phối trực tiếp các khả năng thiết kế. Một tổ chức có thể thiêt kế kênh theo ba hướng là mục tiêu, chiến lược và khả năng cạnh tranh marketing. Định hướng theo mục tiêu được bắt đầu với những mục tiêu chung và theo đó để thiết kế kênh phân phối sao cho có khả năng đạt mục tiêu cao nhất. Định hướng theo chiến lược sẽ nghiên cứu những lợi thế trong cạnh tranh. Những quyết định theo chiến lược kênh phân phối cần được quán triệt trong thiết kế và được thẻ nghiêm trong thực tiễn. Định hướng theo khả năng cạnh tranh markatingliên quan đến sự thích hợp trong dịch vụ, người trung gian và khách hàng. Mức độ liên kết chặt chẽ của những loại sản phẩm dịch vụ sẽ chi phối cách tiếp cận của phương thức thiết kế kênh. Để đẩy mạnh tiêu thụ dịch vụ qua công dụng của chúng, sẽ sử dụng phương pháp phân phối không hạn chế. Phân phối có lựa chọ sẽ phù hợp hơn đối với những dịch vụ được cung cấp thông thường. Phân phối độc quyền thường phù hợp với những dịch vụ đặc trưng Làm thế nào để giám đốc công ty lựa chọn giải pháp thích hợp nhất giữa hàng loạt chiến lược kênh phân phối. Có những chiến lược đòi hỏi đầu tư lớn, mặt khác phần lớn các chiến lược marketing đa chiếuẽ đòi hỏi những kỹ năng quản trị cụ thể. Những chiến lược phân phối khác có thể dựa trên sự biến đổi nhu cầu của khách hàng. Và sẽ không có kênh phân phối nào thành công trừ phi công ty và những người trung gian biết cộng thêm những giá trị phù hợp vào dịch vụ để đưa ra mức giá hợp lý với đông đảo khách hàng. II. Thực trạng hoạt động phân phối của trung tâm FPT internet. 1.Khái niệm, cơ sở hình thành và phát triển của thương mại điện tử-Internet. Thương mại điện tử là khái niệm mới nhất đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Hình thức thương mại này hoàn toàn khác so với thương mại truyền thống, nó lợi dụng những thành tựu của ngành công nghiệp truyền thống và công nghệ thông tin để thực hiện một hình thái thương mại không giấy tờ nhưng lại hiệu quả hơn thương mại truyền thống rất nhiều lần. Thương mại điện tử là việc sử dụng các phương pháp, trình tự và khí cụ điện tử để thực hiện mọi dạng thông tin thương mại, mà trong đó thông tin là bất cứ gì có thể truyền gửi bằng các phương tiện điện tử và thương mại bao gồm không riêng biệt buôn bán hàng hoá và dịch vụ và cả các dạng thức giao tế xã hội. Thương mại điện tử đơn giản chỉ là ý tưởng thay thế các giao dịch thương mại mang tính vật chất thông thường sang giao dịch thương mại trên Internet. Thương mại điện tử không có ranh giới về thời gian và địa lý, nó có khả năng tiếp nhận các đơn đặt hàng và nhận các khoản thanh toán qua mạng. Thực chất thương mại điện tử là sự mở rộng, kết nối và sự hội nhập giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thương mại điện tử ra đời là một yêu cầu khách quan của quá trình phát triển vì nó mang lại nhiều lợi ích to lớn. Với thương mại điện tử các công ty có thể cạnh tranh được trên khắp thị trường toàn cầu, bất chấp các rào cản về ngôn ngữ và văn hoá, khoảng cách địa lý và biên giới quốc gia...Gần đây, việc sử dụng thương mại điện tử cũng đẫ tăng rất nhanh. Các yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử là sự phát triển nhanh chóng của Internet và sự nhận thức ngày càng tăng đối với sức mạnh của ứng dụng Internet trong việc phá vỡ các hàng rào về thông tin và truyền thông giữa các tổ chức kinh doanh. Internet là mạng máy tính bao gồm nhiều mạngcủa các tổ chức, quốc gia trên toàn thế giới. Đây là mạng máy tính lớn nhất thế giới hoặc chính xác hơn là mạng của các mạng, Tức bao gồm nhiều mạng máy tính được kết nối lại với nhau trên phạm vi toàn cầu. Internet tồn tại như là sự kết nối của rất nhiều mạng thông tin qua các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới như vệ tinh viễn thông, cáp quang, đường dây điện thoại,...Khả năng truyền tải của những phương tiện này rất lớn nên có thể truyền dẫn nhiều loại thông tin như dữ liệu, hình ảnh,tiếng nói, hình ảnh động,... Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển nhanh đã và đang tác động mạnh tới hiệu quả của nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế phát triển trên cơ sở công nghệ và tri thức. Từ khi ra đời thương mại điện tử đã phát triển với tốc độ nhanh, ngày càng hoàn thiện hơn và đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, nó mang lại những khoản lợi nhuận kếch sù cho không chỉ các doanh nghiệp, các ngành cung cấp dịch vụ mà còn cho cả nền kinh tế. Song song với các lợi ích to lớn có thể mang lại, thương mại điện tử đòi hỏi một cơ sở hạ tầng đa dạng vững chắc, nó không chỉ là tính hiện hữu mà còn cả ý nghĩa kinh tế sử dụng nghĩa là chi phí trang bị các phương tiện thông tin và chi phí dịch vụ truyền thông đủ rẻ để đông đảo ngướiử dụng có thể tiếp cận được, và bao gồm các mặt pháp lý, công nghệ, giáo dục, công nghiệp và văn hoá. 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của trung tâm FPT Internet. Cùng với đà phát triển nhanh chóng của phương tiện kỹ thuật truyền thông hiện đại, hoạt động thương mại điện tử trên Internet hiện nay đang giành được sự quan tâm của một bộ phận ngày càng đông người tiêu dùng ở các nưóc trên thế giới. Theo số liệu nghiên cưú thông kê về thị trường quốc tế, năm 2000 toàn thế giới có 250 triệu người sử dụng các dịch vụ Internet. Giá trị giao dịch thương mại quốc tế đạt gần 200 tỷ USD, bằng 1% tổng thương mại toàn cầu. Hoạt động thương mại trên Internet không chỉ nhằm tới giới tiêu thụ mà còn diễn ra giữa các doanh nghiệp. Theo số liệu khảo sát của nhóm công tác thuộc OEDC, trong năm 1997 Phần Lan có mức sử dụng thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ cao nhất với 42% công tỷ dụng mạng Internet, tiếp theo là Italia 41% và Anh là 37%. Theo đánh giá của công ty”Yankee Group” hiện nay có khoảng49% các công ty nối mạng với Internet đã sử dụng để quan hệ với nước ngoài và 30% sử dụng cho các nhu cầu trong nước.”Yankee Group” xho biết năm 2000 doanh số thương mại điện tử giữa các công ty đạt 171 tỷ USD, còn con số giao dịch giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp là 10 tỷ. Còn theo tính toán của Viện nghiên cứu thị trường Forester Research (Mỹ), các thương vụ giữa các doanh nghiệp qua Internet chiếm 2/3 tổng số thương vụ thương mại điện tử và sẽ đạt 79% trong vòng 6-7 năm tới. Khi đó, nền thương mại điện tử sẽ tăng trưởng gấp 40 lần hiện nay và sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển sôi động trong nhịp sống kinh tế xã hội toàn cầu. Chính và vậy mà Việt Nam sẽ phải thật nhanh chóng nếu muốn được chia sẻ một phần của chiếc bánh hấp dẫn này. Việt Nam mới được hơn 10 năm và gần 5 năm bước chânvào một nền công nghiệp dịch vụ mới mẻ như thương mại điện tử và cụ thể là Internet, người tiêu dùng Việt Nam chưa quen với việc mua hàng qua mạng, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Thêm vào đó, lại chưa có một văn bản pháp luật nào thể hiện đầy đủ một cách có hệ thống về nội dung hoạt động, cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Việc sử dụng các sản phẩm mật mã để bảo mật mạng thông tin các loại máy hiện nay còn hạn chế với qui mô hạn hẹp. Phần lớn các mạng thông tin máy tính hiện nay hoạt động chưa theo một qui hoạch, kế hoạch, chương trình tổng thể về bảo mật thông tin với đúng nghĩa của nó, mới chỉ là những biện pháp đơn lẻ, tự phát và cục bộ. Trong hoàn cảnh hiện nay, không một nước nào có thể phát triển khi hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài. Khi xuất hiện mạng thông tin điện tử, đặc biệt là mạng Internet, nhiều nước đã tận dụng ngay lợi thế này cho các hoạt động kinh doanh. Đó là một thử thách cho các quốc gia, là cơ hội và lợi thế cần nắm lấy hoặc sẽ bị lỡ thời cơ và tụt hậu nghiêm trọng. Kể từ khi gia nhập mạng toàn cầu năm 1997 đến nay, nhà nước Việt Nam đã cung cấp giấy phép hoạt động cho 6 nhà cung cấp dịch vụ Internet là Công ty điện toán và truyền số liệu VDC, Công ty phát triển và đầu tư công nghệ FPT, Netnam, Saigonet, Viettel, và công ty phát triển phần mềm bưu điện VASC. Trong số này cuộc tranh chấp tại lĩnh vực Internet vẫn chỉ diễn ra giữa hai đối thủ chính là VNN và FPT và ngôi vị số 1 về mạng cung cấp thông tin thuộc về VNN với 64% số phiếu, kế theo là FPT với 27%, Netnam 5%, còn Saigonnet chỉ có 2%. Còn trong hạng mục mới “Nhà cung cấp dịch vụ Internet tốt nhất” thì VDC chỉ vượt FPT với khoảng cách rất sít sao. Các thông tin kinh tế, thương mại, đầu tư,...đã bước đầu được đưa lên mạng. Trong năm 1998, đã có một số hoạt động nổi bật như xây dựng một số kế hoạch triển khai điểm giao dịch thương mại điện tử có kết nối với mạng của tổ chức thương mại thế giới. Công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT được thành lập theo quyết định số 80-88TC/VNC ngày

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV063.doc
Tài liệu liên quan