Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai nạn lao động BNN cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

A- LỜI MỞ ĐẦU 1

B- NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ 3

CHẾ ĐỘ TNLĐ&BNN: 3

I LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH 3

1 Sự cần thiết khách quan của BHXH: 3

2 Lịch sử phát triển của BHXH: 5

2.1 Lịch sử phát triển của BHXH trên thế giới: 5

2.2 Lịch sử phát triển của BHXH Việt Nam: 5

3 Bản chất và chức năng của BHXH: 8

3.1 Khái niệm về BHXH: 8

3.2 Bản chất của BHXH: 9

3.3 Chức năng của BHXH: 11

II CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH 12

1 Vai trò của chế độ TNLĐ&BNN 12

2 Khái niệm và phân loại: 17

2.1 Các khái niệm có liên quan: 17

2.2 Phân loại tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: 19

3 Cơ sở hình thành chế độ Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp: 21

4 Nội dung của chế độ TNLĐ&BNN: 22

4.1 Đối tượng tham gia: 22

4.2 Trách nhiệm và mức đóng góp của các bên tham gia: 24

4.3 Đối tượng được hưởng trợ cấp: 24

4.4 Điều kiện được hưởng trợ cấp: 26

4.5 Mức hưởng và thời gian hưởng: 27

5 Mối quan hệ giữa chế độ TNLĐ&BNN với các chế độ khác trong hệ thống BHXH 29

5.1 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp ốm đau: 29

5.2 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp thai sản: 30

5.3 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp hưu trí: 30

5.4 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp tử tuất: 31

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ 33

TNLĐ&BNN Ở VIỆT NAM 33

I THỰC TRẠNG VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA: 33

1 Thực trạng tai nạn lao động ở Việt Nam: 34

2 Thực trạng bệnh nghề nghiệp: 42

3 Những nguyên nhân gây ra TNLĐ&BNN 43

3.1 Những sai phạm thường gặp từ phía chủ sử dụng lao động: 44

3.2 Những sai phạm thường gặp từ phía người lao động: 44

3.3 Những thiếu sót từ phía các cơ quan chức năng: 45

II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNLĐ&BNN Ở NƯỚC TA: 46

1 Điều kiện lao động: 46

1.1 Điều kiện về vật chất: 46

1.2 Điều kiện môi trường lao động: 48

2 Công tác an toàn lao động: 50

2.1 Công tác trang bị bảo hộ lao động: 50

2.2 Công tác huấn luyện an toàn lao động: 51

2.3 Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động: 51

III TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TNLĐ&BNN Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA: 52

1 Công tác thu BHXH: 52

2. Tình hình chi trả chế độ TNLĐ&BNN: 57

2.1 Tình hình chi trả: 57

2.2 Hồ sơ và quy trình làm thủ tục xét hưởng chế độ TNLĐ&BNN: 64

3 Công tác thanh tra và kiểm tra: 69

4 Đánh giá chung: 70

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 71

CHẾ ĐỘ TNLĐ&BNN Ở VIỆT NAM 71

I KIẾN NGHỊ: 71

1 Về nội dung chế độ TNLĐ&BNN: 71

1.1 Về đối tượng tham gia chế độ TNLĐ&BNN: 71

1.3 Kiến nghị về mức đóng và mức hưởng: 75

1.4 Kiến nghị về kết cấu của chế độ: 77

1.5 Vấn đề chăm sóc y tế đối với người lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp: 80

1.6 Các vấn đề khác: 81

1.7Kiến nghị về tổ chức thực hiện quản lí và chi trả các khoản trợ cấp 81

2 Kiến nghị về công tác quản lý chế độ: 85

2.1 Về công tác thu: 85

2.2 Về công tác chi: 85

2.3 Kiến nghị trong quản lí chế tài thực hiện: 86

II GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ: 86

1 Đối với cơ quan BHXH: 86

2 Đối với các doanh nghiệp: 89

3 Đối với người lao động: 90

C KẾT LUẬN: 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4226 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai nạn lao động BNN cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình hình tai nạn ở năm tỉnh thành phố lớn trên cả nước dưới đây sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu được thực trạng tai nạn lao động ở các tỉnh thành phố này: Bảng 5: Số vụ tai nạn lao động ở năm tỉnh thành phố lớn trên cả nước giai đoạn 2001- 2005 Năm Địa phương 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng Tỷ lệ % Hà Nội 364 343 352 357 98 1514 7,42 Tp Hồ Chí Minh 601 1195 668 791 543 3798 18,60 Quảng Ninh 296 306 268 246 256 1372 6,72 Đồng Nai 676 652 808 1480 1207 4823 23,62 Hải Phòng 165 303 286 250 284 1288 6,31 Các địa phương khác 1499 1499 1514 2902 208 7622 37,33 Cả nước 3601 4298 3896 6026 2596 20417 100 (Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh-Xã hội) Có thể thấy, chỉ với năm tỉnh thành phố này trong 5 năm từ năm 2001- 2005 đã để xảy ra 12.795 vụ tai nạn lao động chiếm 62,67% tổng số vụ tai nạn lao động trên cả nước, trong khi đó các địa phương còn lại chỉ gây ra 7.622 vụ chiếm 37,33%. Các tỉnh thành phố trên đều là những địa phương có sức phát triển kinh tế lớn, là nơi tập trung nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nuớc. Những địa phuơng này đều có đặc điểm chung là nơi có mật độ dân cư cao, có nhiều nhà máy và khu chế suất. Qua bảng trên ta có thể thấy địa phương hay xảy ra tai nạn lao động nhất là Đồng Nai với tổng số xảy ra trong giai đoạn 2001-2005 là 4.823 chiếm tới 23,62%, tiếp sau là Thành phố Hồ Chí Minh với 3.798 vụ chiếm 18,06% đây là hai địa phương ở miền Nam nơi kinh tế phát triển với tốc độ cao nhất cả nước và cũng là nơi hình thành nhiều các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như có nhiều khu công nghiệp nhất. Số người lao động bị nạn ở năm tình thành phố này cũng khiến cho ta ngạc nhiên. Bảng dưới đây sẽ giúp ta hiểu thêm về thực trạng này Bảng 6: Số người lao động bị tai nạn lao động ở năm tỉnh thành phố lớn trên cả nước giai đoạn 2001- 2005 Năm Địa phương 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng Tỷ lệ % Hà Nội 368 343 354 379 105 1549 7,19 Tp Hồ Chí Minh 608 1228 679 816 572 3903 18,11 Quảng Ninh 302 333 274 271 265 1445 6,71 Đồng Nai 695 662 819 1496 1219 4891 22,70 Hải Phòng 166 311 311 267 288 1343 6,23 Các địa phương khác 1609 1980 1652 2957 221 8419 39,07 Cả nước 3748 4857 4089 6186 2670 21550 100 (Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh-Xã hội) Tổng số người lao động bị nạn trong giai đoạn 2001-2005 là 13.131 người chiếm tới 60,93% số người bị nạn trên cả nước. Và Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là những địa phương dẫn đầu về số người bị nạn với tỷ lệ số người bị nạn tương ứng là 22,70% và 18,11%. Thật đáng buồn khi đây đều là những địa phương có tốc độ kinh tế phát triển cao. Chăng lẽ đây lại là cái giá phải đánh đổi để có được tốc độ phát triển kinh tế như vậy? 2 Thực trạng Bệnh nghề nghiệp: Đồng hành với tai nạn lao động là bệnh nghề nghiệp. Do phải thường xuyên làm việc trong môi trường lao động xấu nên có một bộ phận người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, do công tác thống kê về bệnh nghề nghiệp ở nước ta còn nhiều hạn chế nên chưa phản ánh được đầy đủ tình hình bệnh nghề nghiệp. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm chúng ta chỉ khám được cho khoảng 20.000 người lao động, chiếm 1,2% tổng số lao động trong các doanh nghiệp. Trong số những người được khám, thì số người phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp chiếm khoảng 14%. Đây là một con số con số khá khiêm tốn bởi trên thực tế có còn rất nhiều người chưa được khám để xác định có mắc bệnh hay không. Có tình trạng như trên là do công tác thống kê của chúng ta còn nhiều hạn chế, thêm vào đó tâm lí sợ mất việc hoặc bị chuyển xuống làm những công việc có thu nhập thấp hơn (do sức khoẻ giảm sút) khiến cho người lao động ngại đi khám để phát hiện bệnh. Còn phía chủ sử dụng lao động, một mặt do mải chạy theo lợi nhuận mặt khác lại bị hạn chế về tài chính nên chưa tổ chức thường xuyên việc khám bệnh theo quy định để kịp thời phát hiện bệnh nghề nghiệp cũng như có được công tác điều trị kịp thời cho người lao động. Theo số liệu thông kê của bộ Y tế cho thấy: trong năm năm trở lại đây, số người được xác định mắc bệnh nghề nghiệp bằng 2/3 số người được phát hiện của toàn bộ thời kì trước cộng lại. Mỗi năm chúng ta có thêm từ 1000 -1500 người lao động bị mắc bệnh đưa tổng số người mắc bệnh nghề nghiệp tính đến cuối năm 2004 là 21.597 người. Riêng trong năm 2004 cả nước có 1.312 người mắc bệnh nghề ngiệp. Trong đó, số người mắc bệnh nghề nghiệp tập trung chủ yếu vào các loại bệnh sau: - Bệnh bụi phổi silic chiếm 67,5% - Bệnh điếc do tiếng ồn chiếm 16,6% - Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp chiếm 7,03% - Bệnh sạm da nghề nghiệp chiếm 3,9%. - Các bệnh nghề nghiệp khác chiếm 4,97% Tuy nhiên, ở một số địa phương còn chưa có hệ thống y tế khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp nên theo ước tính của Viện Giám định y khoa Trung ương thì con số thực tế về người bị mắc bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam còn gấp 8 lần số người đã được cấp sổ trợ cấp BHXH về bệnh nghề nghiệp. Qua thực trạng nêu trên về TNLĐ&BNN, ta thấy xu hướng chung là thực trạng TNLĐ&BNN đang tăng lên về quy mô cũng như mức độ trầm trọng. điều này không những ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động và gia đình họ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Trong tương lai, chúng ta cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để hạn chế tối đa các vụ TNLĐ&BNN cũng như những thiệt hại mà chúng gây nên, có như vậy chúng ta mới có điều kiện để phát triển sản xuất hơn nữa. 3 Những nguyên nhân gây ra TNLĐ&BNN Theo kết quả điều tra và phân tích cho thấy nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn và bệnh nghề nghiệp ở nước ta trong thời gian qua là do chủ sử dụng lao động và người lao động vi phạm các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn, hoặc không có quy trình, biện pháp làm việc an toàn… Trung bình hàng năm số vụ tai nạn do vi phạm tiêu chuẩn quy trình, quy phạm chiếm 53% số vụ, do không đảm bảo điều kiện làm việc chiếm tới 13,9% số vụ, do vi phạm về tuyển dụng, huấn luyện ATVSLĐ chiếm 11,3% số vụ, không thực hiện các biện pháp về ATVSLĐ đối với những công việc nặng nhọc, độc hại chiếm tới 9,1% số vụ tai nạn lao động. Sau đây, chúng ta cùng làm rõ nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động, người lao động và phần nhiệm của các cơ quan chức năng: 3.1 Những sai phạm thường gặp từ phía chủ sử dụng lao động: - Tình trạng phổ biến là không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động . - Không đảm bảo điều kiện làm việc và môi trường làm việc an toàn cho người lao động theo quy định tại các tiêu chuẩn. - Thiết bị không đảm bảo an toàn thậm chí không có thiết bị an toàn. Nhiều máy móc, thiết bị công cụ sản xuất không đảm bảo an toàn vẫn được đưa vào sử dụng. - Không có quy trình biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với những công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm - Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như: Không thường xuyên kiểm tra nhắc nhở người lao động tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; Không thực hiện đúng các quy định tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT- BLĐTBXH-BYT_TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của liên tịch Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Không trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động và những nguyên nhân khách quan khó tránh khác. 3.2 Những sai phạm thường gặp từ phía người lao động: - Nhiều người lao động do xuất thân từ các vùng nông thôn đi làm thuê không được đào tạo cơ bản qua trường lớp, nên khi vào làm việc chỉ được hướng dẫn về các thao tác trong công việc vì vậy không có được những hiểu biết luật pháp về an toàn lao động, cũng như không biết được các mối nguy hiểm cần phải đề phòng trong môi trường lao động của mình … dẫn tới những vụ tai nạn. - Bên cạnh đó, có một số người lao động tuy đã được đào tạo cơ bản, được huấn luyện kỹ về an toàn lao động nhưng do chủ quan, chạy theo năng suất hoặc thậm chí do ý thức chấp hành kỷ luật kém … nên đã gây ra những tai nạn lao động đáng tiếc cho chính bản thân mình và cả những người lao động làm việc bên cạnh. - Nhiều trường hợp không sử dụng các trang thiết bị, phương tiện bảo hộ cá nhân trong lao động mặc dù đã được người sử dụng lao động cấp phát đầy đủ và huớng dẫn cách sử dụng. 3.3 Những thiếu sót từ phía các cơ quan chức năng: Để xảy ra các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng có một phần lỗi của các cơ quan chức năng, chẳng hạn: - Do công tác chỉ đạo chưa thường xuyên, thiếu nhậy bén dẫn tới việc thực hiện công tác bảo hộ lao động ở các doanh nghiệp chưa tốt. - Số cuộc thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện pháp luật lao động với các doanh nghiệp còn ít, mà hiệu quả lại chưa cao. Số lượng, chất lượng thanh tra viên chưa tương xứng với yêu cầu. Nhiều địa phương do thiếu thanh tra viên lao động nên hầu hết chỉ tiến hành các cuộc điều tra liên ngành mà không tiến hành được các cuộc thanh tra lao động. Do đó, không phát hiện kịp thời những vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, dẫn tới có nhiều vụ vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra. - Thêm vào đó, một số lĩnh vực còn quản lí lỏng lẻo: như các doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp, các hộ kinh doanh các thể, các làng nghề … mà thực tế cho thấy tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở những nơi này cung đang ở mức báo động do môi trường ô nhiễm bởi thiếu các biện pháp quy hoạch tổng thể cần thiết… - Việc xử lí các vụ tai nạn lao động còn chưa nghiêm minh, đặc biệt là các vụ tai nạn lao động gây chết người, việc chậm tiến hành xử lý hoặc việc sử lý đôi khi chỉ mang tính chất hành chính nên chưa có tác dụng răn đe, cảnh cáo đối với các doanh nghiệp khác. - Ngoài ra, còn có một số vụ mà việc xác định nguyên nhân còn chưa chính xác nên chưa đưa ra đúng và đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tai nạn. - Các cơ quan chức năng cũng chưa đưa ra được các biện pháp chỉ đạo tích cực cho các doanh nghiệp đối với các nguyên nhân gây tai nạn lao động lặp đi lặp lại nhiều lần. Thiết nghĩ để xảy ra tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp trách nhiệm không phải thuộc riêng ai, muốn giảm bớt được tình hình này chúng ta cần phải có sự kết hợp từ nhiều phía: đó là ý thức trách nhiệm của người lao động, đó là việc cải thiện môi trường lao động của người chủ sử dụng lao động và là việc chỉ đạo có hiệu quả của các cơ quan chức năng trong công tác này. II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNLĐ&BNN Ở NƯỚC TA: 1 Điều kiện lao động: Điều kiện lao động là nhân tố trực tiếp tác động tới sức khoẻ của người lao động như: các yếu tố về vật chất, các yếu tố về môi trường lao động. Chỉ khi các yếu tố về điều kiện lao động được qua tâm đúng mức thì sự an toàn và sức khoẻ của người lao động được đảm và tỷ lệ người lao động bi tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp mới được hạ thấp. 1.1 Điều kiện về vật chất: Đây là các yếu tố vật chất tác động đến sự an toàn lao động trong môi trường làm việc như: nhà xưởng, công cụ lao động, nguyên nhiên vật liệu… a) Điều kiện nhà xưởng: Thực tế cho thấy, ở Việt Nam có tới hơn 30% số doanh nghiệp công nghiệp có tình trạng nhà xưởng rất kém, không còn phù hợp với công nghệ sản xuất. Nhiều nhà xưởng được xây dựng từ những năm 70 qua thời gian sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn được đưa vào sử dụng và còn nhiều người lao động đang phải làm việc trong điều kiện nhà xưởng tạm bợ đã và đang đe doạ tới sự an toàn sản xuất của người lao động. b) Về công cụ lao động: Tình trạng lao động thủ công vẫn còn phổ biến trong các doanh nghiệp. Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động thương binh Xã hội năm 2003, có tới 49,78% số lao động phải làm việc với các công cụ thủ công, 45,7% lao động làm việc với công cụ cơ khí và nửa cơ khí, chỉ có 4,5% lao động được làm việc với thiết bị tự động hoá. Ngành có tỷ lệ lao động thủ công cao nhất là ngành trồng trọt và chăn nuôi (lao động thủ công chiếm tới 94,57%); hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều có tỷ lệ lao động thủ công cao so với các doanh nghiệp quốc doanh. Như vậy, có thể thấy số lao động được làm việc với các công cụ hiện đại còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với số lao động phải làm việc với các công cụ cơ khí và nửa cơ khí điều này cho chúng ta thấy rõ hơn về tình trạng sản xuất còn hậu ở nước ta. Với công cụ cơ khí và nửa cơ khí nhiều như vậy thì tỉ lệ tai nạn lao động rất cao. Kinh nghiệm các nước trên thể giới đã chỉ ra rằng khi mức độ tự động hoá ngày càng cao thì tỷ lệ tai nạn lao động sẽ giảm, điều này cũng lí giải tại sao tỷ lệ lao động ở các nước đang phát triển lại cao hơn nhiều so với các nước phát triển nhiều lần như vậy. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý trong việc sử dụng rộng rãi công nghệ kỹ thuật mới chuyển giao thì cần phải tính đến yếu tố phù hợp. Bởi các công nghệ mới cũng luôn tiềm ẩn các nguy cơ về tai nạn do người lao động chưa kịp làm quen và không hiểu hết các yếu tố gây nguy hiểm của các loại máy móc, thiết bị mới. Và cũng có một số trường hợp do các máy móc nhập khẩu lại có thiết kế không phù hợp với đặc điểm vóc dáng, cơ thể của người Việt Nam nên gây ra những căng thẳng thần kinh, tâm lý, rối loạn hệ xương và một số bệnh lý khác… trong khi sử dụng có thể dẫn tới tai nạn. c) Về nguyên vật liệu: Đây cũng là yếu tố tác động trực tiếp tới môi trường an toàn lao động. Theo số liệu điều tra của Vụ Y tế dự phòng - Bộ y tế thì số người lao động phải tiếp xúc với nguyên vật liệu không đảm bảo an toàn lao động chiếm tới 32,3% số lao động trong các doanh nghiệp sản xuất. Đây là nguyên nhân phát sinh ra bụi chứa hoá chất độc, chứa vi sinh vật gây hại, dễ gây chấn thương do va đập, dễ gây cháy nổ… nhất là khi vẩn chuyển, bốc dỡ, pha trộn… 1.2 Điều kiện môi trường lao động: Môi trường lao động là nơi con người trực tiếp làm việc, các yếu tố về môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình TNLĐ&BNN bao gồm: Hơi khí độc, bụi, tiếng ồn, độ rung, phóng xạ, điện từ trường, nhiệt độ, ánh sáng… a) Môi trường chứa hơi khí độc: Môi trường chứa khí độc hại là một trong những môi trường người lao động hay phải tiếp xúc khi làm việc. Theo kết quả điều tra của vụ Bảo hộ lao động tiến hành khảo sát 642 nghề, công việc trong năm 2003 cho thấy: có 225/642 nghề (chiếm 35%) có nồng độ hơi khí độc tại nơi làm việc vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép từ một đến hàng trăm lần. Cụ thể như sau: + Vượt từ 1-5 lần: có 30,67% số nghề + Vượt từ 6-10 lần: có 32,9% số nghề + Vượt từ 11-30 lần: có 23,11% số nghề + Vượt trên 30 lần có: 4,4% số nghề Trong các ngành sản xuất bị ảnh hưởng bởi khí độc thì có một số ngành công nghiệp có tỷ lệ nghề, công việc mà ở đó lượng hơi khí độc vượt tiêu chuẩn cho phép khá cao như ngành hoá hữu cơ (60%); cao su và chất dẻo (48%); sành sứ, thuỷ tinh (40%); vệ sinh công cộng (39%); luyện kim đen (35%); chế tạo sản phẩm bằng kim loại (30%). Thường những khí độc mà người lao động hay phải ngửi, hít trực tiếp là CO; CO2; NO2… Trong đó CO2 là chất độc hiện hữu nhất có tới 89 nghề có vượt tiêu chuẩn cho phép. b) Môi trường bụi: Trong tổng số các ngành nghề khảo sát có tới 39% số nghề có hàm luợng bụi đo được tại nơi làm việc vượt tiêu chuẩn như sau: + Vượt từ 1-5 lần chiếm :20,73% + Vượt từ 6-20 lần chiếm :37,8% + Vượt từ 21-50 lần chiếm :24,39% + Vượt trên 50 lần chiếm :11,79% Các ngành có số lượng nghề mà hàm lượng bụi tại nơi làm việc vượt quá tiêu chuẩn cho phép tương đối lớn là công nghiệp nhiên liệu. Khảo sát 240 nghề, công việc có hàm lượng bụi tại nơi làm việc vượt quá tiêu chuẩn thì thấy một thực tế là người lao động phải tiếp xúc với rất nhiều bụi đất đá, có 110 nghề có chứa hàm lượng bụi này. Nhiều thứ hai là hàm lượng bụi than với 54 nghề, tiếp theo là hàm lượng bụi xi măng 34 nghề, cuối cùng là 30 nghề có hàm lượng bụi hữu cơ và 14 nghề có hàm lượng bụi hoá chất. Có thể nói, tình hình ô nhiễm bụi nói trên và đặc biệt là nồng độ bụi có hàm lượng Silic tự do quá cao tại nơi làm việc đã làm cho số người mắc bệnh nghề nghiệp, nhất là bệnh bụi phổi Silic ngày một tăng. Có tới hơn 80% số người được giám định bệnh nghề nghiệp mắc bệnh bụi phổi Silic. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở các ngành sản xuất vật liệu chịu lửa, nghiền khoáng sản, khai thác đá, đúc kim loại, khai thác than… c) Tiếng ồn: Đây cũng là một yếu tố khiến môi trường làm việc trở nên khá nguy hiểm, bởi nó có thể gây tổn hại thần kinh đặc biệt là bệnh điếc nghề nghiệp suốt đời cho người lao động. So sánh với số nghề có nồng độ hơi khí độc và bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì số nghề có mức tiếng ồn tại nơi làm việc vượt tiêu chuẩn cho phép chiếm tỷ lệ cao hơn. Kết quả cho thấy trong số 642 nghề khảo sát có 44,2% nghề vượt quá tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép. Trong đó: + Vượt từ 1-5db(A) chiếm :28,87% + Từ 6-10 db(A) chiếm :36,27% + Từ 11-20 db(A) chiếm :22,89% + Trên 20 db(A) chiếm :10,56% Trong đó có những ngành nghề đặc biệt độc hại và nguy hiểm đáng chú ý bởi tiếng ồn quá lớn vượt mức 100 db(A) như nghề gõ rỉ trong hầm tầu, lái đầu máy xe lửa… Nhìn chung các nghề, công việc phải chịu tiếng ồn lớn hơn mức cho phép tập trung chủ yếu trong nhũng ngành như công nghiệp đóng tầu, sửa chữa cơ khí, luyện kim đen, khai thác… d) Bên cạnh những nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nêu trên, số lượng những nghề và công việc mà ở đó người lao động phải có những cố gắng về cơ bắp và thần kinh, phải tiêu hao năng lượng nhiều là tương đối lớn, chiếm tới 31,9% trong tổng số 462 nghề được khảo sát. Đặc biệt có những công việc quá vất vả, có khi người lao động phải bỏ nhiều sức lực dẫn tới kiệt sức hoặc dễ bị chấn thương, tai nạn như vận chuyến đá, bốc dỡ hàng, đóng bao, gò tôn nóng… e) Ngoài ra còn có một số nghề chịu tác động đồng thời của nhiều yếu tố điều kiện lao động không thuận lợi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần như: sản xuất đóng bao thuốc trừ sâu, ngâm tẩm tà vẹt, hàn tiện trong thùng dài… các nghề này có đặc thù riêng là hoặc là vừa bụi, ồn, rung hoặc là vừa ồn, rung, hơi khí độc, tiêu hao năng lượng lớn… Với những con số nêu trên thì thực trạng môi trường lao động ở Việt nam thật đáng lo ngại, nếu như chúng ta không sớm có biện pháp khắc phục đầu tư cải thiện môi trường lao động thì số vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. 2 Công tác an toàn lao động: 2.1 Công tác trang bị bảo hộ lao động: Đây là một trong những biện pháp phòng ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp một cách hiệu quả bởi nó giúp cho người lao động tránh được các nhân tố có hại từ môi trường lao động nhất là khi nó được trang bị đầy đủ và được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, công tác trang bị bảo hộ lao động ở nước ta còn rất yếu kém và ở nhiều nơi nhiều lúc công tác này còn chưa được coi trọng. Theo kết quả điều tra của Bộ lao động Thương binh và Xã hội tiến hành trên 625 doanh nghiệp quốc doanh, 986 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 120 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có tới 53,29% số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; 29,25% số lao động làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh không có đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của chúng ta vẫn còn tồn tại nhiều vi phạm về trang bị bảo hộ lao động như không trang bị bảo hộ lao động, hoặc trang bị thiếu không đầy đủ, hoặc có những nơi trang bị đủ về số lượng nhưng chất lượng lại không đảm bảo… 2.2 Công tác huấn luyện an toàn lao động: Trong tình trạng công tác về trang bị bảo hộ lao động còn yếu kém như vậy thì công tác huấn luyện an toàn lao động lại càng ít được các doanh nghiệp chú ý. Trong hơn 43 triệu lao động cả nước thì có tới 77,5% chưa qua đào tạo nghề và thiếu kiến thức về an toàn vệ sinh lao động. Hàng năm chỉ có 50% các doanh nghiệp trong tổng số các doanh nghiệp trên cả nước được tổ chức học luật và có khoảng 80% doanh nghiệp có huấn luyện kỹ thuật và nội quy an toàn lao động. Ở các doanh nghiệp nhà nước việc huấn luyện kỹ thuật an toàn và nội quy an toàn về cơ bản đã trở thành nề nếp, ngoài ra còn tập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Song đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện tại công tác này còn nhiều hạn chế với lí do chủ yếu là tài chính, dẫn tới tình trạng khó kiểm tra, kiểm soát được số lượng lao động được trang bị những kiến thức đầy đủ về an toàn lao động cũng như chất lượng của các khoá đào tạo đó lại càng khó kiểm soát hơn (nhất là khi các doanh nghiệp này lại tự tổ chức các khoá huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động). 2.3 Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động: Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động hiện nay do ngành Lao động - Thương binh - Xã hội thực hiện ngoài ra còn có sự phối hợp với các ngành chức năng khác. Trong những năm qua ngành đã thường xuyên tổ chức kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp và đã phát hiện kịp thời nhiều đơn vị, cá nhân người lao động chưa chấp hành nghiêm công tác an toàn vệ sinh lao động, yêu cầu thực hiện đúng quy định, ra quyết định ngừng hoạt động đối với các máy móc, thiết bị không đảm bảo… Tuy nhiên, hoạt động của Thanh tra lao động vẫn còn thể hiện một số vấn đề tồn tại cần giải quyết như: + Hệ thống tổ chức chưa được kiện toàn một cách thống nhất từ Trung ương tới địa phương. + Lực lượng thanh tra viên và trình độ thanh tra viên còn nhiều bất cấp so với yêu cầu nhiệm vụ. Tính đến cuối năm 2002, cả nước chỉ có 96 Thanh tra viên lao động, 87 Thanh tra viên cả an toàn lao động và chính sách lao động, 77 Thanh tra viên vệ sinh lao động (thuộc Bộ Y tế). Với số lượng như trên, mỗi thanh tra viên lao động phải đảm nhận gần 300 doanh nghiệp hoặc phải quản lí hơn 10 vạn lao động. Đây là một thực tế không thể thực hiện được. Cũng do số lượng Thanh tra viên ít như vậy nên nhiều lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao song không được thanh tra như: nông, lâm, ngư nghiệp, hộ kinh doanh làng nghề… + Thêm vào đó, điều kiện vật chất bảo đảm cho hoạt động Thanh tra còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trang thiết bị máy móc, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại và làm việc huấn luyện đào tạo Thanh tra viên. Chính sự yếu kém trong công tác thanh tra và kiểm tra an toàn vệ sinh lao động là cơ sở cho các doanh nghiệp không thực hiện việc đảm bảo an toàn sản xuất cho người lao động hoặc việc thực hiện tuy được thực hiện song chất lượng của các công việc đó không được đảm bảo, mang tính hình thức, hiệu quả không cao… III TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TNLĐ&BNN Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA: 1 Công tác thu BHXH: Thu BHXH là công tác hết sức quan trọng và là điều kiện để quyết định đến sự hình thành, tồn tại, tăng trưởng quỹ BHXH và thực hiện các chế độ chính sách BHXH cho các đối tượng người lao động tham gia. Do vậy, phương châm thu đúng, đủ, kịp thời đã được ngành BHXH đặc biệt quan tâm. TNLĐ& BNN là một trong những chế độ ngắn hạn của BHXH Việt Nam bên cạnh chế độ thai sản, ốm đau, dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ, cơ chế thu quỹ ngắn hạn được xác định bằng 5% trên tổng quỹ lương của người lao động. Hiện nay, trong chính sách thu BHXH, Nhà nước ta chưa quy định cụ thể mức thu của từng chế độ. Vì vậy, BHXH Việt Nam cũng chưa thể hoạch toán rõ ràng thu của từng chế độ. Việc phân tích tình hình thu BHXH dưới đây sẽ giúp cho chúng ta phần nào hiểu được về tình hình thu BHXH nói chung và thu cho chế độ TNLĐ&BNN nói riêng. Theo quy định tại Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP và Nghị định số 45/CP của Chính phủ ngay từ khi BHXH Việt Nam đi vào hoạt động đã tổ chức việc quản lí số lượng lao động và quỹ lương đối với các đối tượng quy định tham gia BHXH bắt buộc, trên cơ sở đó tiến hành công tác thu BHXH. Những năm sau, công tác quản lí về thu nộp BHXH ngày càng được bổ sung hoàn thiện, đồng thời trong quá trình thu do chúng ta đã sử dụng nhiều biện pháp tổng hợp như kiểm tra, khuyến khích, tuyên truyền… Vì vậy công tác thu BHXH đã đạt được kết quả khả quan cả về số lượng người tham gia BHXH và số tiền thu BHXH. Ta có thể thấy rõ điều này thông qua bảng sau: Bảng 7: Tình hình thu Bảo hiểm xã hội (1997- 2005)* Năm Số lao động tham gia BHXH (người) Tốc độ tăng số LĐ tham gia BHXH (%) Quỹ lương (triệu) Tốc độ tăng quỹ lương (%) Mức lương bình quân tháng đóng BHXH (đồng/người/ tháng Số thu (triệu) Tốc độ tăng số thu (%) 1997 3162550 _ 13317058 _ 350905 2885568 _ 1998 3631558 114.83 18347355 137.77 421017 3948900 136.85 1999 4094775 112.76 21991126 119.86 447544 4405405 111.56 2000 3828896 93.51 21958539 99.85 477913 4449851 101.01 2001 4061186 106.07 26562905 120.97 545056 5446190 122.39 2002 4432028 109.13 29134993 109.68 547812 6015656 110.46 2003 4974388 112.24 41545183 142.60 695985 9548432 158.73 2004 5398986 108.54 46050491 110.84 710789 10885640 114.00 2005 5760259 106.69 57278125 124.38 828639 14266118 131.05 chung 39344626 276185775 61851760 tb 4371625 106.89 30687308.33 117.59 6872417.8 119.43 (Nguồn: Ban Thu BHXH Việt Nam ) (Chú giải *: bảng tổng hợp trên tính cho: DN nhà nước, DN vốn đầu tư nước ngoài; DN ngoài quốc doanh; Khối hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể; Ngoài công lập; Xã phường; Hợp tác xã; Hội NN, Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác- những đối tượng phả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36378.doc
Tài liệu liên quan