Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động nhập khẩu thuỷ sản và nông sản ở Công ty TNHH thương mại Nam Sơn

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 4

Chương I: Hoạt động nhập khẩu hàng hoá ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 6

I. Quy trình nhập khẩu hàng hoá 6

1.Nghiên cứu thị trường 6

1.1 Nghiên cứư thị trường trong nước 6

1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài 6

2. Lập phương án kinh doanh 7

3. Giao dịch và ký kết hợp đồng 7

3.1 Giao dịch đàm phán trước khi ký kết 7

3.2 Đàm phán trước khi ký kết 8

4. Tổ chức thực hiện hợp đồng 9

II. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu hàng hoá 9

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá 10

1. Tình hình kinh tế chính trị và quan hệ ngoại giao kinh tế với các quốc gia khác 10

2. Chế độ chính sách của nhà nước nhâp khẩu 11

3. Ảnh hưởng của biến động thị trường trong và ngoài nước 13

4. Ảnh hưởng của nền sản xuất trong nước 13

5. Môi trường kinh doanh 14

IV. Vai trò nhập khẩu hàng hoá nói chung và nhập khẩu thịt bò,thịt cừu và cá hồi nói riêng với thị trường Việt Nam. 14

Chương II: Thực trạng nhập khẩu của công ty TNHH TM NAM SƠN 17

I. Khái quát về công ty TNHH TM NAM SƠN 17

1. Qúa trình hình thành và phát triển 17

2. Lĩnh vực hoạt động của công ty và mục đích kinh doanh 17

2.1.Các hoạt động chủ yếu 17

2.2. Tôn chỉ mục đích kinh doanh 18

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 18

4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 18

4.1. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu 18

4.2. Hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài 19

4.3. Thị Trường nhập khẩu chủ yếu 20

4.4. Thị trường tiêu thụ chủ yếu 21

II. Thực trạng hoạt động nhập khẩu ở công ty TNHH TM NAM SƠN 21

1. Quy trình giao dịch, đàm phán, ký kết, và tổ chức thực hiện hợp đồng. 21

1.1. Giao dịch 21

1.2. Đàm phán 21

1.3. Ký kết 21

1.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng 22

1.5. Giải quyết khiếu nại 22

2. Dung lượng nhập khẩu 23

3. Thị trường và đối tác nhập khẩu 24

4. Kết quả hoạt động nhập khẩu 25

4.1. Doanh thu, lợi nhuận 25

4.2. Những thành công khác 25

ChươngIII: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu của công ty TNHH TM NAM SƠN 26

I. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trong công ty TNHH TM NAM SƠN 26

1.1 Những nhân tố thuận lợi 26

1.2 Những nhân tố khó khăn 28

1.3 Nhân tố khác 28

II. Phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2009 29

III. Một số biện pháp nhằm cải thiện hoạt động nhập khẩu ở công ty TNHH TM NAM SƠN. 30

1. Mở rộng thị trường tiêu thụ và tìm kiếm nguồn hàng rẻ hơn 30

2. Nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ của công ty 31

3. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và thương mại điện tử để nâng cao hoạt động của công ty 31

4. Tăng cường marketing đối với khách hàng là các nhà hàng khách sạn và siêu thị. 32

Kết Luận 33

Tài liệu tham khảo 34

 

 

 

 

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động nhập khẩu thuỷ sản và nông sản ở Công ty TNHH thương mại Nam Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác: Tình hình kinh tế chính trị một nước là rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và giao lưu buôn bán với các nước nói riêng. Kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào chính trị. Chính trị ổn định sẽ tạo đà cho kinh tế phát triển, những chính sách, mô hình kinh tế đều do mô hình chính trị quyết định và lựa chọn. Giao thương buôn bán với nước ngoài là một phạm trù rộng trong đó xuất nhập khẩu là một lĩnh vực. Để xuất hay nhập khẩu hàng hoá một cách thuận lợi, có được các ưu dãi thì quan hệ ngoại giao kinh tế với nước nhập khẩu là một yếu tố quan trọng. Những nước có quan hệ ngoại giao kinh tế với nhau song phương hay đa phương đều mong muốn thương mại, kinh tế của các bên phát triển. Để làm được điều đó thì thông qua nhiều phương pháp, hình thức khác nhau trong đó có xuất nhập khẩu. Các nước sẽ tạo điều kiện tối đa để thuận tiện cho việc hàng hoá lưu thông giữa các quốc gia. Chế độ chính sách của nhà nước nhập khẩu: Khi phát triển kinh tế thì mỗi quốc gia đều chọn cho mình một hướng đi, một mô hình phát triển có liên quan tới việc mở rộng hội nhập kinh tế hay đóng cửa không giao lưu với bên ngoài. Mô hình kinh tế hướng về xuất khẩu đã thành công ở nhiều quốc gia trong mấy thập kỷ qua đã đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia đó. Hơn nữa hiện nay xu thế hội nhập kinh tế thế giới dần dần xoá nhoà biên giới giữa các quốc gia. Để mở cửa thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia thì chính sách các nước thường thể hiện thông qua các biện pháp thuế quan hay phi thuế quan: Thuế quan: Thuế quan là một trong những biện pháp làm khuyến khích hay hạn chế nhập khẩu bằng cách tính thuế trên số lượng hay giá trị hàng hoá nhập khẩu. Nếu như nước nào muốn khuyến khích nhập khẩu thì sẽ giảm mức thuế quan còn muốn hạn chế thì tăng thuế quan. Biện pháp này được các nước sử dụng phổ biến và được coi là biện pháp minh bạch và công bằng đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Phi thuế quan: Bên cạnh hàng rào thuế quan là những biện pháp phi thuế quan. Các biện pháp phi thuế quan là những biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu thông qua các biện pháp khác không liên quan tới thuế nhập khẩu như: hạn ngạch, quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái, giấy phép xuất nhập khẩu…. Các biện pháp phi thuế quan ngày nay được các nước áp dụng tương đối nhiều đặc biệt là đối với những sản phẩm xuất phát từ nông nghiệp. Hạn ngạch: Áp dụng để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Hạn ngạch nhập khẩu được hiểu là: Quy định của nhà nước về số lượng hay giá trị một mặt hàng hay một nhóm hàng được nhập từ một nước nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu như các đơn vị kinh doanh các mặt hàng nằm trong chế độ quản lý hạn ngạch thì hạn ngạch được cấp nhiều hay ít đều ảnh hưởng tới kinh doanh. Quản lý ngoại hối: Các doanh nghiệp cần ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá từ các quốc gia khác. Nhà nước quản lý ngoại hối chặt chẽ sẽ gây khó khăn cho việc nhập khẩu. Vì thế nhà nước muốn hạn chế nhập khẩu thì chỉ cần đưa ra các quy định về ngoại hối chặt chẽ. Tỷ giá hối đoái: Có thể hiểu tỷ giá hối đoái là giá trị của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Thông qua biện pháp này nhà nước có thể điều chỉnh một cách vĩ mô giá trị nhập khẩu. Nếu như có sự cần thiết phải hạn chế nhập khẩu hàng hoá chính phủ sẽ hạ giá trị tương đối của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ, khi ấy hàng trong nước sẽ rẻ một cách tương đối so với hàng nước ngoài, như vậy các doanh nghiệp sẽ khó nhập khẩu vì nếu nhập khẩu tất yếu sẽ bị lỗ. Còn nếu cần thiết phải tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá thì chính phủ sẽ giảm giá trị tương đối của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ, khi ấy hàng trong nước sẽ đắt hơn tương đối so với hàng nước ngoài và sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia vào nhập khẩu để kiếm lợi nhuận. Có thể nói đây là chính sách tương đối hữu hiệu trong thời gian qua của chính phủ về xuất nhập khẩu. Tuy nhiên chính sách về tỷ giá hối đoái còn liên quan tới các yếu tố khác như lạm phát, thất nghiệp…., các yếu tố ngoại giao và chính sách tỷ giá so với các nước khác. Vì thế mà các nước rất then trọng khi sử dụng biện pháp này. Giấy phép: Giấy phép xuất nhập khẩu là biện pháp mà các nước dùng để hạn chế nhập khẩu. Theo phương pháp này chính phủ muốn hạn chế nhập khẩu thì sẽ ban hành quy định về cấp giấy phép mới được nhập khẩu. Biện pháp này thường không minh bạch và ít được các quốc gia sử dụng. Ngoài những biện pháp trên thì chính phủ còn sử dụng nhiều biện pháp khác như biện pháp ký quỹ, hệ thống thuế nội địa, trợ giúp nhập khẩu…. Ảnh hưởng của biến động thị trường trong và ngoài nước: Hoạt động xuất nhập khẩu cũng là hoạt động kinh doanh tuân theo các quy luật thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu…. Nếu như cầu ở trong nước mà nhiều mà nguồn cung ít thì sẽ dẫn đến nhập khẩu hàng hoá. Ngược lại ở trong nước mà hàng hoá ứ đọng, thừa đáp ứng nhu cầu thì sẽ không cần nhập khẩu nữa. Những biến động trên thị trường thế giới sẽ ảnh hưởng ngay tới giá cả hàng hoá nhập khẩu và tình hình nhập khẩu ở trong nước. Nếu giá cả tăng hay giảm thì sẽ làm cho giá cả trong nước tăng giảm theo. Ảnh hưởng của nền sản xuất trong nước: Nền sản xuất trong nước cũng quyết định một phần không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu. Nếu như nền sản xuất đó đã phát triển và sản xuất ra được nhiều hàng hoá thì không cần phải nhập khẩu, lúc đó người ta mang đi xuất khẩu cho những nước chưa sản xuất được hàng hoá đó tốt bằng mình, hay là người ta chưa sản xuất được. Ngược lại nếu trong nước chưa sản xuất được hay sản xuất không tốt thì sẽ dẫn tới phải nhập khẩu hàng hoá từ nước khác. Tuy nhiên nhiều nước muốn sản xuất hàng hoá đó nhiều lên, muốn cạnh tranh được với nước khác thì nhà nước lại hạn chế nhập khẩu hàng hoá đó mà khuyến khích sản xuất trong nước. Vì thế nhập khẩu hàng hoá đó lại giảm. Môi trường kinh doanh: Ngoài những nhân tố quan trọng đã nói trên tác động mạnh tới hoạt động nhập khẩu hàng hoá thì những nhân tố vĩ mô thuộc môi trường kinh doanh ở một nước tác động không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu hàng hoá như: hệ thống tài chính, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng, vận tải và giao nhận, các nghành khác liên quan hỗ trợ…. Vai trò của nhập khẩu hàng hoá nói chung và nhập khẩu thịt bò, thịt cừu và cá hồi nói riêng với thị trường Việt Nam. Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành nghiệp vụ xuất nhập khẩu, là mặt không thể tách rời nghiệp vụ ngoại thương. Không một quốc gia nào mở cửa thị trường hội nhập với nền kinh tế thế giới mà lại không trao đổi làm ăn, buôn bán. Các nước mang những hàng hoá mà họ có để mang đi bán và mua về những hàng hoá mà họ cần cho trong nước hoặc là bán lại cho nước khác. Nhập khẩu thể hiển sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, nó cũng quyết định vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế. Vì thế mà ngày nay các nước đều muốn gia nhập vào các tổ chức liên quan tới kinh tế, hay là quan hệ song phương với nhau để trợ giúp cùng phát triển vì một thế giới hoà bình và thịnh vượng. Tiêu biểu của quá trình hội nhập là thành lập các khu vực mậu dịch tự do song phương (FTA) hay là những khu vực mậu dịch tự do đa phương như (NAFTA, EU, AFTA,….). Nhập khẩu tác động tới đời sống ở trong nước và cũng ảnh hưởng tới các nước khác vì thế nó có những vai trò sau: Trước hết, nhập khẩu có vai trò to lớn trong việc bù đắp những thiếu hụt về cầu do sản xuất nội địa chưa đáp ứng được. Không những thế, nhập khẩu còn tạo ra những nhu cầu mới cho xã hội, tạo nên sự phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng cho thị trường. Điều đó có nghĩa là nhập khẩu góp phần tạo nên sự cân đối tích cực giữa cung và cầu trên thị trường một quốc gia. Thứ hai, nhập khẩu giúp quốc gia khai thác được lợi thế so sánh của mình, khai thác được tính lợi thế kinh tế nhờ quy mô tham gia vào thương mại quốc tế. Không chỉ tạo thêm được nguồn hàng trong nước, nhập khẩu còn tạo nên được nguồn nguyên liệu đầu vào phục cho sản xuất trong nước, tạo ra sự chuyển giao công nghệ. Nhờ đó nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tiết kiệm được chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều về trình độ phát triển kinh tế xã hội, góp phần xoá bỏ tình trạng độc quyền trong nước. Thứ ba, với những sản phẩm ngoại nhập có tính cạnh tranh cao, nhập khẩu làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tạo ra năng lực mới trong sản xuất. Các doanh nghiệp nội địa phải chịu một sức ép cạnh tranh lớn hơn, để tồn tại họ phải năng động hơn, vươn lên chiến thắng trong cạnh tranh. Qua đó hiệu quả sản xuất trong nước được nâng cao, hàng hoá nội địa trở nên có tính cạnh tranh hơn, người lao động có nhiều cơ hội việc làm hơn và góp phần nâng cao đời sống xã hội. Cuối cùng, kết hợp với xuất khẩu, nhập khẩu tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng trong nước với nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho phân công lao động quốc tế phát triển. Điều đó có ý nghĩa lớn trong bối cảnh quốc tế hoá diễn ra mạnh mẽ ngày nay. Nó mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu cá hồi, thịt bò, thịt cừu và các hải sản khác đáp ứng được một phần nào vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế. Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp sản xuất được hầu hết các sản phẩm nông nghiệp nhưng mà hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập một lượng lớn hải sản và thịt bò, thịt cừu để đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng. Vì thế nhập khẩu cá hồi, thịt bò, thịt cừu và hải sản khác có vai trò lớn sau: Trước hết, nhập khẩu cá hồi, thịt bò, thịt cừu và các hải sản khác nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước do nền sản xuất còn non trẻ. Đối với cá hồi thì Việt Nam tuy là một nước là nước có bờ biển dài nhưng không phải nằm trong lưu vực sinh sống của cá hồi nên Việt Nam chưa đánh bắt được. Mặt khác đội thuyền đánh cá Việt Nam còn nhỏ và yếu kém trong việc đánh bắt xa bờ nên khả năng đánh bắt được các nguồn hải sản quý còn yếu, trong đó có cá hồi. Hiện nay Việt Nam đã nhân giống và nuôi thành công cá hồi ở Sa Pa và Lâm Đồng nên đã có nguồn cung cấp về cá hồi nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu ở trong nước và chất lượng cá hồi cũng không cao. Thứ hai, mấy năm nay Việt Nam phải nhập cá hồi mà chưa sản xuất được. Chính vì phải nhập như vậy đã thôi thúc sản xuất trong nước, các nhà khoa học và các hộ nông dân đã thử nhân giống và nuôi thả thành công cá hồi ở Sa Pa và Lâm Đồng nên nhập khẩu hải sản và cá hồi đã có vai trò to lớn trong việc phát triển nền sản xuất trong nước và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đối với thịt bò, Việt Nam tuy nuôi thả bò nhiều nhưng chưa có một nền công nghiệp thịt bò. Vì thế nhập khẩu thịt bò sẽ nâng cao cạnh tranh, đòi hỏi các cơ sở nuôi bò trong nước phải nâng cao công nghệ và kỹ thuật, giảm giá thành mới cạnh tranh được với thịt bò nhập ngoại. Thứ ba, nhập khẩu cá hồi, thịt bò, thịt cừu và các hải sản quý khác sẽ đa dạng hoá danh mục sản phẩm tiêu dùng cho người dân, đáp ứng nhu cầu của người dân có thu nhập cao. Bởi vì vai trò quan trọng của nhập khẩu như vậy nên chính phủ đã quan tâm nhiều đến hoạt động nhập khẩu nhiều hơn so với trước đây. Điều chỉnh danh mục và những quy định về nhập khẩu cho phù hợp, ngày càng giảm thuế quan để phù hợp với quốc tế. Tuy nhiên cũng phải hạn chế nhập khẩu những hàng hoá xa xỉ, lãng phí ảnh hưởng xấu đến sản xuất và tiêu dùng trong nước làm mất khả năng cạnh tranh lành mạnh và phát triển nền sản xuất trong nước. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NAM SƠN Khái quát về Công ty TNHH thương mại Nam Sơn. 1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty TNHH thương mại Nam Sơn là công ty nhập khẩu cá hồi, hải sản giá trị cao và thịt bò, thịt cừu lớn ở Việt Nam. Các khách hàng là các siêu thị, nhà hàng lớn ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ban đầu công ty chỉ là văn phòng đại diện cho một thương gia nước ngoài chuyên nhập khẩu cá hồi vào Việt Nam. Sau đó tách ra và hoạt động độc lập rồi trở thành Công ty TNHH thương mại Nam Sơn như ngày nay. Năm 2001 công ty chính thức lấy tên là Công ty TNHH thương mại Nam Sơn hoạt động chủ yếu là nhập khẩu thịt bà và cá hồi. Sau đó năm 2003 công ty mở rộng danh mục và thị trường nhập khẩu. Từ năm 2005 tới nay doanh thu của công ty tăng nhanh do ngày càng có uy tín trên thị trường và người dân tiêu dùng ngày càng nhiều các sản phẩm nhập khẩu của công ty. Sự năng động và sáng tạo đã giúp Công ty TNHH thương mại Nam Sơn trở thành một trong những nhà nhập khẩu có uy tín về cá hồi, hải sản và thịt bò ở Việt Nam hiện nay. Và giá trị nhập khẩu hàng năm đã lên đến hàng triệu Đô la. Thông tin cơ bản về công ty: Tên giao dịch: Công ty TNHH thương mại Nam Sơn Tên giao dịch quốc tế: Nam Son trading Co.,ltd Tên viết tắt: NS Co.,ltd Lĩnh vực hoạt động của công ty và mục đích kinh doanh: Các hoạt động chủ yếu: Hoạt động chủ yếu của công ty là nhập khẩu cá hồi, cá ngừ, cá saba, cá samba, thịt bò, thịt cừu từ các nước như Na Uy, úc, Mỹ…. Rồi phân phối lại cho các siêu thị, nhà hàng, khách sạn…. Ngoài các thị trường nhập khẩu trên công ty còn nhập cá hồi từ Sa Pa Tôn chỉ mục đích kinh doanh: Mục đích và tôn chỉ kinh doanh là đem lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng và mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Để làm được điều đó thì đội ngũ nhân viên phải thực sự chuyên nghiệp và có trách nhiệm với công việc và vị trí đang làm việc. Trong nhiều năm kinh doanh công ty không những đã mang lại sự hài lòng cho khách hàng và có được uy tín trên thị trường mà còn mang lại nhiều lợi nhuận. Cơ cấu tổ chức và bộ máy công ty: Cơ cấu tổ chức của công ty hiện nay bao gồm: trụ sở văn phòng, kho bảo quản và giao nhận. Về bộ máy tổ chức hành chính, công ty được chia thành ba phòng chức năng là phòng tổng hợp, phòng kinh doanh, phòng giao nhận. Hiện nay công ty có hơn 30 nhân viên, trong đó có 12 người có trình độ đại học, 5 người cao đẳng còn lại là trung cấp và lao động phổ thông. Đặc biệt phòng kinh doanh là phòng được đánh giá có trình độ rất cao về khả năng kinh doanh, trình độ ngoại ngữ và nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh Phòng Kinh doanh Phòng Giao nhận Phòng Tổng hợp Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty: Mặt hàng kinh doanh chủ yếu: Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu hải sản lớn trên thế giới. Tuy nhiên hàng năm Việt Nam vẫn nhập lượng hải sản tương đương 200 triệu đô la Mỹ. Số lượng nhập khẩu này đa phần là những hải sản mà Việt Nam chưa nuôi thả được hay là trình độ đánh bắt còn thấp. Bên cạnh hải sản thì thịt bò của Việt Nam cung cấp trên thị trường có chất lượng chưa cao do nền sản xuất còn manh mún, và do chưa có nhiều trang trại lớn. Để phục vụ cho các nhà hàng nước ngoài, các siêu thị… Công ty TNHH thương mại Nam Sơn đã nhập các sản phẩm hải sản cao cấp cá hồi, thịt bò, thịt cừu vào thị trường Việt Nam. Đây là những nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty. Ngoài ra công ty còn thu mua một số hải sản chất lượng cao mà Việt Nam mới sản xuất được như cá hồi để kinh doanh. Những sản phẩm này cũng đáp ứng được nhu cầu và chất lượng ở trong nước, mà chi phí lại thấp nên mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài: Hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài thường khó khăn và khá tốn kém. Tuy nhiên mặt hàng kinh doanh của công ty chỉ giới hạn ít sản phẩm và thị trường nhập khẩu cũng ít nên công ty nghiên cứu thị trường thông qua nghiên cứu thông tin từ Hiệp hội thuỷ sản Việt Nam và thông tin qua mạng internet. Quá trình nghiên cứu thị trường được tiến hành như sau: Giai đoạn Tìm kiếm thông tin và nghiên cứu (1) Tìm kiếm thông tin chung Thông tin chung chung và thông tin từ Hiệp hội thuỷ sản Việt Nam . => Phân tích lấy thông tin từ các nước xuất khẩu lớn nhất và giá cả phù hợp nhất với công ty (2) Tìm kiếm đối tác Thông qua đại sư quán Việt Nam và các bạn hàng, khách hàng tiêu thụ giới thiệu tìm kiếm đối tác trực tiếp. Ngoài ra còn tìm kiếm các đối tác thông qua internet…. => Tìm kiếm đối tác phù hợp với mục đích nghiên cứu của công ty (3) Phân tích đối tác Nghiên cứu đối đối tác: bằng cách vào website của đối tác, nghiên cứu các bài đánh giá nhận xét của khách hàng, của các tổ chức nghiên cứu mà chọn ra đối tác phù hợp. Để chắc chắn về đối tác, công ty cũng có thể gửi thư tới phòng thương mại công nghiệp ở nước sở tại hoặc là thương vụ của đại sứ quán của nước xuất khẩu để biết thêm thông tin chi tiết. (4) Quyết định chọn đối tác Với những đối tác phù hợp công ty sẽ chọn ra đối tác nào phù hợp nhất với mục đích nhập khẩu của công ty. Công ty lựa chọn nhiều đối tác chính là để tránh rủi ro và ổn định nguồn hàng cung cấp. Thị trường nhập khẩu chủ yếu: Do thị trường trong nước ngày càng đòi hỏi các sản phẩm có giá trị cao và giầu chất dinh dưỡng nên cá hồi và thịt bò đều được nhập khẩu từ các nước có sản phẩm có chất lượng cao và uy tín trên thế giới từ trước đến nay. Đối với các sản phẩm cá hồi, cá saba, cá samba: Đa phần hải sản cao cấp đều bắt nguồn từ các nước ở biển Ấn Độ Dương và các nước bắc Mỹ như Na uy, Scotland, Chile, Mỹ, Canada ... Trước kia cá hồi thường được đánh bắt tự nhiên thì hiện nay nhờ công nghệ và chi phí sản xuất ngày càng rẻ nên sản lượng cá hồi nuôi thả ngày càng lớn, gần gấp đôi so với cá hồi đánh bắt tự nhiên. Nên các sản phẩm ngày nay cung cấp trên thị trường chủ yếu là nuôi thả. Đối với sản phẩm thịt bò, thịt cừu: Thịt bò và thịt cừu được nhập khẩu từ những nước có điều kiện tự nhiên ưu đãi và công nghệ phát triển nên có sản lưởng lớn. Những nước có sản lượng thịt bò lớn như Mỹ, úc, Canada, Anh…. Các sản phẩm được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là từ Mỹ và Úc. Thị trường tiêu thụ chủ yếu: Người Việt Nam ngày càng sung túc giàu có hơn, vì thế mà nhu cầu về các sản phẩm và hải sản chất lượng cao ngày càng lớn. Hơn nữa hàng năm có gần 4 triệu du khách nước ngoài vào Việt Nam, trong số đấy có rất nhiều du khách đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc là những người tiêu thụ rất nhiều hải sản. Chính vì thế mà hiện nay có rất nhiều nhà hàng kiểu nhà hàng nước ngoài để phục vụ nhu cầu của du khách. Phục vụ cho người dân và các du khách là những nhà hàng khách sạn và các siêu thị. Đa phần các nhà hàng này thường làm theo phong cách của các nước khác như nhà hàng Nhật Bản, nhà hàng Hàn Quốc, nhà hàng Á, nhà hàng Âu…. Thực trạng hoạt động nhập khẩu ở Công ty TNHH thương mại Nam Sơn Quy trình giao dịch, đàm phán, ký kết vầ tổ chức thực hiện hợp đồng ở công ty 1.1. Giao dịch: Giao dịch trước khi ký kết hợp đồng thường bắt đầu bằng việc gửi thư hỏi hàng hay là nhận được thư chào hàng từ các đối tác xuất khẩu. 1.2. Đàm phán: Quá trình đàm phán của công ty diễn ra nhanh chóng bằng việc gửi thư qua lại thoả thuận các điều kiện sao cho thoả mãn được hai phía. 1.3. Ký kết: Thông thường trên nguyên tắc sau khi thoả thuận thì bên đối tác xuất khẩu sẽ gửi hợp đồng mẫu đến công ty và công ty sẽ ký vào đó nếu như đồng ý. Tuy nhiên hầu hết các hợp đồng cua công ty thực hiện với đối tác xuất khẩu thường thông qua thư điện tử. Bên đối tác xuất khẩu sẽ gửi xác nhận bán hàng và Công ty TNHH thương mại Nam Sơn sẽ gửi lại một bức thư khác thông báo đã nhận được xác nhận bán hàng và đồng ý với xác nhận đó. Trên cơ sở đó hợp đồng được ký kết. 1.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng: Bước 1. Chuẩn bị hàng và gửi hàng. Đối tác xuất khẩu sẽ chuẩn bị hàng và gửi hàng lên máy bay hoặc tầu. Sau đó sẽ gửi chứng từ cho Công ty TNHH thương mại Nam Sơn. Bước 2. Nhận hàng. Thông thường trước khi nhận hàng thì công ty phải gửi đăng ký kiểm dịch tới cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản, Bộ thuỷ sản đề nghị được kiểm dịch hàng hoá. Sauk hi được chấp nhận kiểm dịch, công ty sẽ gửi bộ hồ sơ cùng với đơn đăng ký kiểm dịch tới hải quan để được chấp nhận tiếp nhận hồ sơ hải quan. Sau đó hàng hoá được kiểm dịch và được thông quan. Công ty chuyển hàng về kho lạnh của công ty để bảo quản. Bước 3. Thanh toán. Sau khi nhận được hàng, công ty sẽ gửi hồ sơ và một lệnh chuyển tiền ra nước ngoài tới ngân hàng thanh toán. Thông thường phải gửi hai bộ hồ sơ, một bộ hồ sơ mua ngoại tệ và một bộ hồ sơ để chuyển tiền. Việc thanh toán hợp đồng ở Công ty TNHH thương mại Nam Sơn thường thực hiện sau khi giao hàng hoặc là trước khi giao hàng. Đối với những bạn hàng cũ, làm ăn uy tín thì việc chuyển tiền sau khi nhận hàng. Đối với những khách hàng mới và những khách hàng khó tính thì Công ty TNHH thương mại Nam Sơn phải thực hiện chuyển tiền trước khi nhận hàng. 1.5. Giải quyết khiếu nại: Khi nhận hàng nếu có sai sót hay là không đúng phẩm chất đối với hợp đồng đã ký giữa hai bên thì khiếu nại. Thường thì bên công ty xuất khẩu có lỗi. Những lỗi thường gặp là giao hàng kém phẩm chất, chậm thời gian giao hàng hoặc thời gian giao hàng quá lâu nên không còn tươi nguyên như yêu cầu. Dung lượng nhập khẩu: Với chiến lược kinh doanh hợp lý và giá cả cạnh tranh, nên công ty càng có chỗ đứng trên thị trường. Từ khi nhập khẩu tới nay khối lượng nhập khẩu không ngừng tăng lên. Điều đó chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng hiệu quả và làm ăn có lãi. Vì thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nên trong báo cáo này chỉ lấy số liệu của hai thị trường này: Hà Nội Đơn vị: tấn Năm Loại 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cá hồi 28 30 31,5 33 36 39 Thịt bò 15,5 17 20 23 Thịt cừu 5 6 7,5 10 Hải sản khác 10 11 13 15 17 22 Thành phố Hồ Chí Minh Đơn vị: tấn Năm Loại 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cá hồi 35 38 42 45 50 56 Thịt bò 7,5 10 35 38 Thịt cừu 3 6 13 21 Hải sản khác 8 12 15 19 25 30 Qua nhiều năm kinh doanh khối lượng tiêu thụ ngày càng tăng và khối lượng năm sau tăng nhanh hơn năm trước. Có được kết quả trên là do một số yếu tố làm lượng tiêu thụ tăng lên: Trước tiên, sự tăng trưởng khối lượng tiêu thụ của công ty gắn lion với kim nghạch xuất nhập khẩu của cả nước. Nước ta ngày càng xuất nhiều và cũng nhập nhiều do chính sách hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ. Đời sống nhân dân ngày càng cao nên họ bắt đầu có thói quen tiêu dùng những hải sản đắt tiền và thịt bò cao cấp. Hàng năm lượng du khách vào Việt Nam ngày càng tăng và họ thích các sản phẩm chất lượng cao và ngon. Nhưng nhân tố quan trọng nhất là do sự nỗ lực của công ty. Với tôn chỉ và mục đích kinh doanh vì lợi ích công ty và sự phát triển của đát nước nên công ty ngày càng năng động, hoạt động có hiệu quả. Trong những năm qua đội ngũ nhân viên không ngừng nâng cao trình độ giao dịch với khách hàng va nghiệp vụ nhập khẩu để tăng hiệu quả công việc tạo lên thành công lớn cho công ty. Thị trường và đối tác nhập khẩu: Thị trường nhập khẩu: Tuỳ vào nhu cầu và thị hiếu ở trong nước công ty đã có sự lựa chọn thị trường nhập khẩu dựa trên các điều kiện thanh toán, các điều kiện giao nhận, quan hệ ngoại giao, ưu đãi chính phủ để hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Từ năm 2001 đến 2003: Thời gian này được coi là những năm đầu của công ty, quy mô còn nhỏ, số lượng hàng hoá nhập khẩu còn ít, công ty chủ yếu nhập cá hồi từ Na Uy. Đồng thời vẫn tiếp tục tìm kiếm thêm đối tác. Từ 2003 đến nay: Hoạt động kinh doanh mở rộng hơn với nhiều danh mục nhập khẩu. Ngoài cá hồi là sản phẩm chủ đạo, công ty còn nhập thêm các sản phẩm hải sản khác như cá saba, samba. Công ty đã nhập khẩu thêm thịt bò, thịt cừu từ Úc và Mỹ để đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng năng lực cạnh tranh của công ty. Hiện nay ở nước ta đã nuôi thả thành công cá hồi ở Sa Pa với chất lượng tương tự nhưng giá lại rẻ hơn đáng kể do chi phí thấp hơn nên không còn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài như trước đây. Vì thế từ năm 2007 công ty bắt đầu nhập cá hồi từ Sa Pa. Đối tác nhập khẩu Càng hội nhập kinh tế thế giới càng đòi hỏi các công ty phải độc lập và năng lực hoạt động càng cao để có thể cạnh tranh với các công ty lớn trên thế giới và cạnh tranh với những đối thủ ngay trên sân nhà.. Trước kia công ty rất khó khăn trong việc tìm đối tác nhập khẩu do vẫn còn non trẻ và khả năng nghiệp vụ chưa cao. Chính vì thế công ty cũng phải nhập khẩu qua trung gian, như thế có thể giảm được tính rủi ro do nguồn cung nhưng lại tăng chi phí nhập khẩu khiến cho giá thành lên cao. Hiện nay năng lực hoạt động của công ty đã mạnh hơn rất nhiều và có thể trực tiếp đàm phán với các đối tác về các điều kiện trong hợp đồng. Hơn nữa internet nay đã rất phát triển và nhờ ứng dụng một số hình thức thương mại điện tử vào giao dịch đã giúp công ty tiết kiệm được thời gian rất nhiều. Từ năng lực công ty lên cao cùng với internet phát triển đã giúp cho công ty có thể tìm thêm được thêm được nguồn hàng và làm việc trực tiếp với các đối tác. Hơn nữa việc tìm hiểu đối tác diễn ra thuận lợi hơn và làm giảm đi rất nhiều những rủi ro trong buôn bán quốc tế. 4. Kết quả hoạt động nhập khẩu: 4.1. Doanh thu, lợi nhuận: Hàng năm doanh thu của công ty tăng trưởng đạt trên 15% và 12% về lợi nhuận. Không những doanh thu và lợi nhuận tăng mà còn tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. 4.2. Những thành công khác: Một trong những thành công khác đó là công ty có một đội ngũ nhân viên khá tốt, làm việc có tinh thần trách nhiệm và có tính chuyên nghiệp cao. Hàng năm công ty đóng góp nhiều thuế cho ngân sách nhà nư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động nhập khẩu thuỷ sản và nông sản ở Công ty TNHH thương mại Nam Sơn.doc
Tài liệu liên quan