Luận văn Vận dụng phân tích chi phí để ra quyết định ngắn hạn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại - Dịch vụ và xuất nhập khẩu

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt v

Danh mục các bảng vi

1. Mở đầu 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

2. Cơ sở lý luận 4

2.1. Khái niệm và đặc điểm chi phí 4

2.2. Phân loại chi phí 4

2.3. Ý nghĩa của chi phí đối với quản lý 11

2.4. Quyết định ngắn hạn 11

2.5. Phân tích chi phí 14

2.6. Phân tích thông tin thích hợp 24

3. Khái quát về công ty TNHH 1 thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu - phương pháp nghiên cứu 27

3.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty 27

3.2. Ngành nghề kinh doanh 28

3.3. Tình hình tài sản và tiền vốn của công ty 28

3.4. Tình hình lao động của công ty 29

3.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau 30

3.6. Tổ chức bộ máy tài chính - kế toán của Công ty TNHH 1 thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu 31

3.7. Phương pháp nghiên cứu 32

4. Kết quả nghiên cứu 40

4.1. Khái quát về các loại chi phí của công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu 40

4.1.1. Thực trạng theo dõi chi phí hiện nay của công ty 40

4.1.2. Phân loại chi phí theo ứng xử cho công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu 42

4.1.3. Phân loại chi phí theo ứng xử cho từng mặt hàng 45

4.2. Phân tích chi phí với mục đích phục vụ ra quyết định ngắn hạn 47

4.2.1. Phân tích hiệu số gộp 47

4.2.2. Phân tích tỷ lệ hiệu số gộp 52

4.2.3. Phân tích cơ cấu chi phí 54

4.2.4. Phân tích đòn bẩy kinh doanh 55

4.2.5. Phân tích điểm hoà vốn 58

4.2.6. Phân tích số dư an toàn 61

4.2.7. Những giả định làm cơ sở phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận 63

4.3. Vận dụng phân tích chi phí trong việc ra quyết định ngắn hạn 65

4.3.1. Định hướng hoạt động của công ty năm 2008 và những năm tiếp theo 65

4.3.2. Vận dụng phân tích chi phí vào thực tế phương án sản xuất kinh doanh của công ty 67

5. Kết luận và kiến nghị 83

5.1. Kết luận 83

5.2. Kiến nghị 85

 

 

doc120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2779 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng phân tích chi phí để ra quyết định ngắn hạn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại - Dịch vụ và xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.4. Định phớ 208.089 8.323 1.5. Lói thuần 187.694 7.508 Tổng số Tớnh cho 1 triệu doanh thu 2. Trung tõm phõn phối sản phẩm 2.1. Doanh thu 19.765.850 100 2.2. Biến phớ 18.962.249 959.781 96 2.3. Hiệu số gộp 794.601 4 2.4. Định phớ 656.572 33.233 2.5. Lói thuần 138.029 3. Cửa hàng số 1 3.1. Doanh thu 18.486.325 100 3.2. Biến phớ 17.119.475 926.062 92,6 3.3. Hiệu số gộp 1.366.850 7,4 3.4. Định phớ 281.512 15.228 3.5. Lói thuần 1.085.338 4. Cửa hàng số 2 4.1. Doanh thu 22.987.156 100 4.2. Biến phớ 21.116.772 918.633 91,9 4.3. Hiệu số gộp 1.870.385 8,1 4.4. Định phớ 378.501 16.466 4.5. Lói thuần 1.491.884 5. Cửa hàng số 3 5.1. Doanh thu 17.654.258 100 5.2. Biến phớ 16.358.077 926.580 92,7 5.3. Hiệu số gộp 1.296.181 7,3 5.4. Định phớ 367.568 20.820 5.5. Lói thuần 928.613 6. Tổng cộng toàn cụng ty 6.1. Doanh thu 79.910.179 100 6.2. Biến phớ 74.186.380 928.442 92,8 6.3. Hiệu số gộp 5.723.799 7,2 6.4. Định phớ 1.892.242 23.987 6.5. Lói thuần 3.831.558 Mặt khác ta thấy một số đơn vị có hiệu số gộp tương đối lớn nhưng lãi thuần nhỏ vì có định phí tương đối lớn như Trung tâm phân phối sản phẩm hiệu số gộp: 794.601.000 đ, định phí: 656.572.000 đ, nên lãi thuần trong năm 2007 chỉ có: 138.029.000 đ, tương tự như vậy dịch vụ khách sạn ... Từ đó giúp chúng ta thấy được rằng kết quả kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào giá mua, giá bán, chi phí bán hàng mà nó còn phụ thuộc vào định phí vì vậy cần có các biện pháp để luôn luôn sử dụng hợp lý tài sản, trang thiết bị, số lượng quản lý và các chi phí khác. - Phân tích mối quan hệ số lượng - chi phí - lợi nhuận cho từng mặt hàng của Trung tâm phân phối sản phẩm năm 2007. Bảng 4.11. Báo cáo thu nhập theo hiệu số gộp theo mặt hàng năm 2007 Đơn vị tính: 1.000 đ Mặt hàng Doanh thu Tổng biến phí Hiệu số gộp Tổng định phí Lãi thuần 1.264.454 1.222.353 42.101,08 42.021 80 1. Vang đỏ Passion 750 ml 197.639 189.872 7.767,00 7.461 306 Bình quân 1đơn vị 67,27 64,63 2,64 2. Vang trắng Passion 750 ml 132.791 128.348 4.443,00 5.015 -572 Bình quân 1đơn vị 67 64,75 2,25 3. Vang Passion Clasis 750 ml 241.340 238.725 2.615,00 3.371 -756 Bình quân 1đơn vị 186,36 184,34 2,02 4. Brandy Gran Matador 700 ml 68.409 65.504 2.905,00 2.840 65 Bình quân 1đơn vị 63,64 60,94 2,70 5. Gin cao cấp Premium 750 ml 78.808 75.536 3.272,00 3.180 91 Bình quân 1đơn vị 65,46 62,74 2,72 6. Tondena Rhum Gold 700 ml 99.230 95.239 3.991,00 4.005 -14 Bình quân 1đơn vị 65,46 62,83 2,63 7. Tondena Rhum Silver 700 ml 163.636 160.256 3.380,00 3.302 78 Bình quân 1đơn vị 130,91 128,21 2,70 8. Rhum - 2 chai (hộp quà) 81.546 77.740 3.806,00 3.159 646 Bình quân 1đơn vị 68,18 65,00 3,18 9. Antonov Vodka 700 ml 122.319 117.399 4.920,00 4.739 181 Bình quân 1đơn vị 68,1 65,36 2,74 10. Khác 78.736 73.732 5.004 49,49 55 Qua số liệu trên ta thấy: - Hiệu số gộp hầu hết các mặt hàng đều dương. Thể hiện giá bán lớn hơn biến phí (giá vốn + biến phí bán hàng + biến phí quản lý). - Nhưng sau khi bù đắp định phí (chủ yếu là chi phí quản lý chung, khấu hao nhà cửa thiết bị, lương, bảo hiểm của cán bộ quản lý) thì nhiều mặt hàng bị lỗ vốn, hoá phẩm 4/13 mặt hàng bị lỗ. Rượu: 3/9 mặt hàng bị lỗ. Mực in: 1/15 mặt hàng bị lỗ. Văn phòng phẩm: 3/20 mặt hàng bị lỗ . Điều này khẳng định thêm vai trò quản lý điều hành các hoạt động của lãnh đạo công ty. Và cũng khẳng định thêm sự cần thiết phải sử dụng kế toán quản trị nói chung và phân tích chi phí theo mối quan hệ ứng xử nói riêng trong việc phân tích đánh giá hiệu quả từng loại hàng, mặt hàng trên cơ sở đó giúp lãnh đạo công ty có sự điều tiết hợp lý. Tuy nhiên nếu dựa trên hiệu số gộp để đánh giá, để ra các quyết định chỉ đúng khi các yếu tố khác không thay đổi như: giá đầu vào, giá đầu ra, kết cấu hàng bán, thị trường tiêu thụ ... nhưng trong thực tế điều đó luôn xảy ra, vì vậy các số liệu trên có tính chất tham khảo do đó để có đánh giá , quyết định đúng đắn ngoài phân tích hiệu số gộp cần phải sử dụng một số chỉ tiêu khác. 4.2.2. Phân tích tỷ lệ hiệu số gộp Tỷ lệ hiệu số gộp là một chỉ tiêu Bảng hiện quan hệ tương đối giữa hiệu số gộp trên doanh thu. Tỷ lệ hiệu số gộp của một đơn vị sản phẩm cũng như toàn bộ sản phẩm cùng loại luôn bằng nhau. Sử dụng tỷ lệ hiệu số gộp sẽ tính nhanh được số dư đảm phí và lợi nhuận khi doanh thu thay đổi với giá bán, biến phí và định phí không đổi. Dựa vào số liệu trên ta thấy tỷ lệ hiệu số gộp của toàn công ty năm 2007 là 7,2%. Dịch vụ khách sạn: 38,6%. Trung tâm phân phối sản phẩm: 4%. Cửa hàng số 1: 7,4%. Cửa hàng số 2: 8,1%. Cửa hàng số 3: 7,3%. Nếu toàn công ty và các Cửa hàng, trung tâm đã có doanh thu vượt qua điểm hoà vốn (sẽ phân tích ở phần sau). Thì khi doanh thu tăng 100.000đ thì hiệu số gộp toàn công ty tăng 720 đ và lợi nhuận cũng sẽ tăng 720 đ, phân tích tương tự cho các bộ phận và các mặt hàng. Qua phân tích trên ta thấy được trong cùng điều kiện nhu nhau nếu sản phẩm nào có tỷ lệ hiệu số gộp cao thì lợi nhuận sẽ tăng cao hơn khi cùng tăng 1 lượng doanh thu, từ đó giúp lãnh đạo công ty có những căn cứ xác đáng để quyết định nên kinh doanh những mặt hàng nào, nên đầu tư như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Dùng chỉ tiêu tỷ lệ hiệu số gộp trong việc dự báo lãi thuần của một sản phẩm khi doanh thu thay đổi có ý nghĩa quan trọng đối với các cấp lãnh đạo: quyết định dừng kinh doanh hay giảm số lượng ở những sản phẩm có tỷ lệ hiệu số gộp thấp, tỷ trọng doanh thu nhỏ. Đẩy mạnh kinh doanh những hàng hóa có tỷ lệ hiệu số gộp cao tỷ trọng doanh thu hợp lý sẽ giúp công ty thu được lợi nhuận tốt nhất. Bảng 4.12. Bảng tính tỷ lệ hiệu số gộp năm 2007 Doanh thu (%) Biến phí (%) Hiệu số gộp (%) I. Toàn công ty 100 92,8 7,2 II. Các bộ phận 1. Dịch vụ khách sạn 100 61,4 38,6 2. TTPPSP 100 96 4 3. Cửa hàng số 1 100 96,2 7,4 4. Cửa hàng số 2 100 91,9 8,1 5. Cửa hàng số 3 100 92,7 7,3 III. Mặt hàng rượu 7. Vang đỏ Passion 750 ml 100 95,7 4,34 8. Vang trắng Passion 750 ml 100 93,4 6,61 9. Vang Passion Clasis 750 ml 100 98,4 1,62 10. Brandy Gran Matador 700 ml 100 93,4 6,61 11. Gin cao cấp Premium 750 ml 100 93,4 6,61 12. Tondena Rhum Gold 700 ml 100 101,0 (1,02) 13. Tondena Rhum Silver 700 ml 100 93,4 6,62 14. Rhum - 2 chai (hộp quà) 100 101,0 (1,02) 15. Antonov Vodka 700 ml 100 93,4 6,63 16. Khác 100 97,9 2,12 4.2.3. Phân tích cơ cấu chi phí Qua việc phân chi phí thành định phí và biến phí giúp chúng ta thấy được cơ cấu chi phí cho toàn công ty cũng như từng nhóm hàng, mặt hàng. Nhưng trong thực tế lãnh đạo công ty ít quan tâm đến vấn đề này họ cho rằng các sản phẩm cùng doanh thu, cùng tỷ suất lợi nhuận thì hiệu quả như nhau. Điều này đúng trong điều kiện của sản phẩm đó có cùng kết cấu chi phí và không chính xác đối với các sản phẩm có kết cấu chi phí khác nhau. Bảng 4.13. Bảng tính cơ cấu chi phí năm 2007 Đơn vị tính: 1.000 đ Mục Biến phí Định phí Tổng chi phí %BF/TCF I. Toàn công ty 74.186.380 1.892.242 76.078.621 97,51 II. Các bộ phận 1. Dịch vụ khách sạn 629.807 208.089 837.896 75,17 2. TTPPSP 18.962.249 656.572 19.618.821 96,65 3. Cửa hàng số 1 17.119.475 281.512 17.400.987 98,38 4. Cửa hàng số 2 21.116.772 378.501 21.495.273 98,24 5. Cửa hàng số 3 16.358.077 367.568 16.725.645 97,80 II. Một số mặt hàng cụ thể 1. Vang đỏ Passion 750 ml 189.690 7.761 197.451 96,07 2. Vang trắng Passion 750 ml 128.450 5.215 133.665 96,10 3. Vang Passion Clasis 750 ml 238.725 3.421 242.146 98,59 4. Brandy Gran Matador 700 ml 63.750 2.840 66.590 95,74 5. Gin cao cấp Premium 750 ml 73.536 3.180 76.717 95,85 6. Tondena Rhum Gold 700 ml 95.239 4.005 99.244 95,96 7. Tondena Rhum Silver 700 ml 157.756 3.302 161.058 97,95 8. Rhum - 2 chai (hộp quà) 77.740 3.159 80.899 96,09 9. Antonov Vodka 700 ml 117.399 4.739 122.138 96,12 10. Khác 73.732 4.949 78.681 Nhìn vào số liệu trên ta thấy: - Biến phí của các Cửa hàng, Trung tâm phân phối sản phẩm đều có tỷ lệ rất cao trên 90% - điều này xuất phát từ loại hình kinh doanh chủ yếu là kinh doanh thương mại, việc đầu tư nhà xưởng, kho tàng và các trang thiết bị rất ít chiếm tỷ trọng nhỏ. - Biến phí của dịch vụ khách sạn chiếm tỷ trọng 75,17% điều này là phù hợp vì đây là bộ phận kinh doanh dịch vụ khách sạn vì vậy cần phải đầu tư nhà, phòng ở các thiết bị lớn hơn. - Đối với các sản phẩm cụ thể: ta thấy hầu hết các sản phẩm đều có tỷ lệ biến phí từ 95% - 97% cá biệt có sản phẩm có đến 99% như giấy giao việc ba màu, giấy than cửu long. Từ đây ta biết được kết cấu chi phí của từng bộ phận, từng mặt hàng từ đó xem xét trong từng điều kiện cụ thể nên đầu tư vào bộ phận nào, mặt hàng nào trên cơ sở tuân theo nguyên tắc chung: ở bộ phận, mặt hàng có tỷ lệ định phí cao sẽ nhạy cảm với biến động của doanh thu. Nếu doanh thu tăng cùng 1 lượng như nhau thì bộ phận nào có tỷ lệ định phí cao lãi thuần sẽ tăng cao hơn và ngược lại doanh thu giảm cùng 1 lượng như nhau thi bộ phận nào, mặt hàng nào có tỷ lệ định phí cao sẽ có mức lãi thuần giảm lớn nhất. Khi tỷ lệ định phí trong tổng chi phí thấp lãi của công ty tương đối ổn định khi doanh thu biến động. Vì vậy nếu hoạt động kinh doanh tốt, thuận lợi nhưng công ty vẫn duy trì kết cấu chi phí như vậy thì sẽ không tận dụng được cơ hội đạt lợi nhuận tối đa. 4.2.4. Phân tích đòn bẩy kinh doanh Đòn bẩy kinh doanh còn có cách gọi khác là đòn bẩy hoạt động, đòn cân định phí. Đòn bẩy kinh doanh là một chỉ tiêu chỉ rõ cách thức sử dụng, bố trí kết cấu chi phí trong mối quan hệ với lợi nhuận, đòn bẩy kinh doanh là tiêu thức dùng đo lường tốc độ tăng của lãi thuần theo doanh thu. Đòn bẩy kinh doanh dùng đo lường sự nhạy cảm của lợi nhuận (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) trước sự thay đổi của số lượng và mức độ nhạy cảm này lệ thuộc vào cơ cấu chi phí - tức tỷ lệ định phí, biến phí của từng bộ phận, của từng công ty. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh ở một bộ phận, một doanh nghiệp tại một mức độ chi phí, khối lượng tiêu thụ và doanh thu nhất định được đo bằng. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh = Doanh thu - Biến phí = Hiệu số gộp Doanh thu - Biến phí - Định phí Lợi nhuận trước thuế Mối quan hệ giữa lợi nhuận - Doanh thu - Độ lớn đòn bẩy kinh doanh dùng đo lường sự nhạy cảm của lợi nhuận trước sự thay đổi của khối lượng hoạt động. Ta có thể viết lại độ lớn đòn bẩy kinh doanh như sau: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = Tốc độ tăng lợi nhuận Tốc độ tăng doanh thu Qua công thức trên cho chúng ta biết khi doanh thu tăng 1% thì lãi thuần tăng bao nhiêu %. Qua số liệu trên ta tính được đòn bẩy kinh doanh của các bộ phận năm 2007 như sau: Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh bộ phận dịch vụ khách sạn = 395.783 » 2,1 lần 187.694 Như vậy ở bô phận dịch vụ khách sạn thì tốc độ tăng lãi thuần gấp 2,1 lần tốc độ tăng của doanh thu. Vì vậy nếu doanh thu tăng 1% thì lãi thuần của bộ phận sẽ tăng 2,1%. Tính toán tương tự cho các bộ phận khác ta có: Qua số liệu bảng 4.14 ta thấy: Trung tâm phân phối sản phẩm có độ lớn đòn bẩy kinh doanh lớn nhất 5,8 lần, các Cửa hàng có độ lớn đòn bẩy kinh doanh bé hơn và chung toàn công ty độ lớn đòn bẩy kinh doanh là 1,5 lần. Do đó khi doanh thu các bộ phận tăng một tỷ lệ như nhau thì tỷ lệ lãi thuần ở Trung tâm phân phối sản phẩm là tăng lớn nhất và các Cửa hàng tỷ lệ tăng lợi nhuận nhỏ hơn. Qua đây cũng giúp lãnh đạo công ty có được cơ sở tính toán nên đầu tư vào bộ phận nào để có lợi nhuận tốt nhất. Bảng 4.14. Bảng tính độ lớn đòn bẩy kinh doanh năm 2007 Mục Hiệu số gộp (1.000 đ) Lãi thuần (1.000 đ) Đòn bẩy kinh doanh (lần) I. Toàn công ty 5.723.799 3.831.558 1,5 II. Các bộ phận 1. Dịch vụ khách sạn 395.783 187.694 2,1 2. TTPPSP 794.601 138.029 5,8 3. Cửa hàng số 1 1.366.850 1.085.338 1,3 4. Cửa hàng số 2 1.870.385 1.491.884 1,3 5. Cửa hàng số 3 1.296.181 928.613 1,4 III. Một số mặt hàng cụ thể 1. Vang đỏ Passion 750 ml 7.767 306 25,38 2. Vang trắng Passion 750 ml 4.443 -572 (7,77) 3. Vang Passion Clasis 750 ml 2.615 -756 (3,46) 4. Brandy Gran Matador 700 ml 2.905 65 44,69 5. Gin cao cấp Premium 750 ml 3.272 91 35,96 6. Tondena Rhum Gold 700 ml 3.991 -14 (285,07) 7. Tondena Rhum Silver 700 ml 3.380 78 43,33 8. Rhum - 2 chai (hộp quà) 3.806 646 5,89 9. Antonov Vodka 700 ml 4.920 181 27,18 10. Khác 5.004 55 90,98 Đối với các mặt hàng tại Trung tâm phân phối sản phẩm : độ lớn đòn bẩy kinh doanh của mặt hàng rượu là lớn điều này nói lên rằng ngoài sự nhạy cảm với biến động của doanh thu - nó còn cho chúng ta biết tỷ lệ định phí ở đây cao - mà ở đây không phải là do đầu tư lớn mà là do chưa sử dụng hết công suất của tài sản cố định, các trang thiết bị hiện có .Qua phân tích ta thấy khi doanh thu của các bộ phận tăng giảm một lượng nhất định thì lãi thuần của đơn vị cũng sẽ tăng giảm một lượng tương ứng với độ lớn đòn bẩy kinh doanh. Với những nghiên cứu ở trên ta có thể nói: - Những đơn vị, doanh nghiệp, mặt hàng có hệ số đòn bẩy kinh doanh lớn sẽ nhạy cảm với lãi, lỗ hơn: như mặt hàng rượu. - Những đơn vị có tỷ trọng định phí cao - thì đơn vị đó dễ dàng thích ứng khi tăng số lượng hàng hoá tiêu thụ, nhưng nếu số lượng hàng hoá tiêu thụ giảm thì đơn vị nào có tỷ trọng định phí lớn sẽ bị chịu hậu quả nhiều hơn. Vì vậy sự đầu tư luôn phải phù hợp với thị trường tiêu thụ và phải luôn dự báo những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Trong trường hợp của Công ty Exseco nếu có điều kiện tăng doanh thu thì nên đầu tư vào Trung tâm phân phối sản phẩm. Nếu doanh thu không tăng hoặc có chiều hướng giảm thì nên tập trung vào các Cửa hàng vì ở đây hệ số đòn bẩy kinh doanh nhỏ, nó biến động ít khi có biến động về doanh thu. 4.2.5. Phân tích điểm hoà vốn - Phân tích điểm hòa vốn cho toàn công ty Trên thực tế công ty kinh doanh rất nhiều mặt hàng khác nhau, mỗi mặt hàng lại có rất nhiều chủng loại khác nhau. Việc xác định hiệu số gộp đơn vị để xác định sản lượng hòa vốn cho từng sản phẩm là công việc vô cùng phức tạp. Trên góc độ để lãnh đạo công ty điều hành kinh doanh đảm bảo hiệu quả chúng ta xác định chỉ tiêu là doanh thu hòa vốn cho từng bộ phận theo công thức: Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí Tỷ lệ hiệu số gộp Tỷ lệ hiệu số gộp = Hiệu số gộp x 100 Doanh thu Căn cứ vào số liệu trên chúng ta tính được doanh thu hòa vốn cho các bộ phận trong công ty như sau: Tỷ lệ hiệu số gộp bộ phận dịch vụ khách sạn = 395.783 x 100 = 38,5% 1.025.590 Doanh thu hòa vốn bộ phận dịch vụ khách sạn = 208.089 = 504.490.910 38,5% Tính toán tương tự cho các bộ phận khác: Bảng 4.15. Bảng tính doanh thu hòa vốn năm 2007 Đơn vị tính: 1.000 đ Mục Hiệu số gộp Định phí Tỷ lệ hiệu số gộp (%) Doanh thu hoà vốn I. Toàn công ty 5.723.799 1.892.242 7,2 26.417.659 II. Các bộ phận 1. Dịch vụ khách sạn 395.783 208.089 38,6 539.220 2. TTPPSP 794.601 656.572 4,0 16.324.924 3. Cửa hàng số 1 1.366.850 281.512 7,4 3.807.383 4. Cửa hàng số 2 1.870.385 378.501 8,1 4.651.804 5. Cửa hàng số 3 1.296.181 367.568 7,3 5.006.350 II. Một số mặt hàng cụ thể 1. Vang đỏ Passion 750 ml 7.767 7.461 3,93 189.847 2. Vang trắng Passion 750 ml 4.443 5.015 3,35 149.701 3. Vang Passion Clasis 750 ml 2.615 3.371 1,08 312.130 4. Brandy Gran Matador 700 ml 2.905 2.840 4,25 66.84 5. Gin cao cấp Premium 750 ml 3.272 3.180 4,15 76.627 6. Tondena Rhum Gold 700 ml 3.991 4.005 4,02 99.627 7. Tondena Rhum Silver 700 ml 3.380 3.302 2,07 159.517 8. Rhum - 2 chai (hộp quà) 3.806 3.159 4,67 67.645 9. Antonov Vodka 700 ml 4.920 4.739 4,02 117.886 10. Khác 5.004 4.949 6,36 77.814 Từ số liệu trên ta thấy trong năm 2007: - Toàn công ty doanh thu thực tế (79.910.179.000 đ) đã vượt qua doanh thu hòa vốn (26.417.659.000 đ). - Các Cửa hàng, trung tâm, khách sạn, dịch vụ đều có doanh thu thực tế lớn hơn doanh thu hòa vốn. Điều này khẳng định thêm công ty trong năm 2007 kinh doanh có lãi. Đối với các mặt hàng cụ thể: trong 9 mặt hàng đưa ra nghiên cứu có 6 mặt hàng có doanh thu thực tế lớn hơn doanh thu hòa vốn. Có 3 mặt hàng (Vang trắng Passion, Vang Passion Clasis, Tondena Rhum Gold) doanh thu thực tế chưa vượt qua điểm hoà vốn. Vì khi vượt qua điểm hòa vốn tỷ lệ tăng của doanh thu là tỷ lệ tăng của hiệu số gộp. Mức tăng của hiệu số gộp là mức tăng của lãi thuần. Vì vậy đối với những mặt hàng đã vượt qua điểm hòa vốn công ty có điều kiện đẩy mạnh bán ra tăng doanh thu thì lãi của công ty sẽ tăng đúng với tỷ lệ tăng của tỷ lệ hiệu số gộp. Mặt khác qua phân tích điểm hòa vốn mà ở đây là doanh thu hòa vốn giúp lãnh đạo công ty có cơ sở để điều hành kinh doanh một cách hợp lý khi có các biến động, tác động của thị trường vào hoạt động kinh doanh như nhân tố giá cả, chi phí. Nếu giá bán tăng, biến phí (giá mua + biến phí bán hàng) không đổi thì doanh thu tăng, biến phí không đổi làm cho hiệu số gộp tăng, vì vậy khối lượng hòa vốn (doanh thu hòa vốn) sẽ giảm xuống. Trong trường hợp này công ty nên đẩy mạnh bán ra. Nếu giá bán không đổi - biến phí tăng (như giá mua hàng hóa tăng nhưng giá bán không đổi) trong trường hợp này doanh thu không đổi, biến phí tăng do đó làm hiệu số gộp giảm, dẫn đến tỷ lệ hiệu số gộp giảm làm doanh thu hòa vốn tăng. Nếu tỷ lệ giá bán tăng nhưng tỷ lệ tăng nhỏ hơn tỷ lệ tăng của biến phí thì doanh thu hòa vốn sẽ tăng lên so với doanh thu hòa vốn ban dầu. Thông qua số liệu phân tích điểm hòa vốn ở trên cũng giúp lãnh đạo công ty kết hợp tốt nhất các yếu tố định phí và biến phí như đầu tư thêm thiết bị để giảm lao động, tăng quảng cáo để tăng số lượng bán ra, thay thế bán trực tiếp bằng bán qua đại lý. - Đối với từng mặt hàng cụ thể có thể áp dụng phương pháp phương trình để tính được điểm hòa vốn. Theo khái niệm về điểm hòa vốn đã nêu ở trên ta thấy chỉ có doanh thu, biến phí và định phí được dùng để tính điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn được xác định bằng đơn vị sản phẩm bán ra hay doanh thu bán hàng. Công thức chung để tính điểm hòa vốn là: Doanh thu = Tổng chi phí = Định phí + Biến phí Khi ta biết được tổng định phí, biến phí 1 đơn vị và giá bán 1 đơn vị thì sản lượng hòa vốn được tính toán ra dễ dàng như sau: g . X = b + a . X Trong đó: g - Giá bán 1 đơn vị b - Tổng định phí của sản phẩm đó a - Biến phí đơn vị X - Số lượng sản phẩm Từ đó căn cứ vào số liệu trên Bảng ta tính được sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn cho từng sản phẩm tại: - Bình thông cống: có giá bán là 22.730 đ. Biến phí đơn vị là 21.947 đ. - Tổng định phí: 3.670.000 đ. Vậy sản lượng hòa vốn là: 22.730 X = 3.670.000 + 21.946 X => X = 4.681 (sp) Doanh thu hòa vốn là: 4.681 x 22.730 = 106.399.130 đ. (Doanh thu hòa vốn của từng mặt hàng thuộc Trung tâm phân phối sản phẩm xem phần phụ lục). 4.2.6. Phân tích số dư an toàn Số dư an toàn được quyết định bởi cơ cấu chi phí là cách nhìn khác về rủi ro của đòn bẩy kinh doanh theo nguyên tắc số dư an toàn càng cao thì rủi ro càng thấp và ngược lại. Số dư an toàn là khoản chênh lệch giữa doanh thu thực hiện (dự kiến) với doanh thu hòa vốn. Số dư an toàn = Doanh thu thực hiện (Doanh thu dự kiến) - Doanh thu hòa vốn Tỷ lệ doanh thu an toàn = Số dư an toàn x 100 Doanh thu thực hiện Căn cứ vào các số liệu của các bộ phận trong công ty ta có thể tính được số dư an toàn, tỷ lệ số dư an toàn cho công ty. Bảng 4.16. Bảng tính số dư an toàn năm 2007 Đơn vị tính: 1.000 đ Mục Tổng doanh thu Doanh thu hoà vốn Doanh thu an toàn Tỷ lệ doanh thu an toàn (%) I. Toàn công ty 79.910.179 26.417.659 53.492.520 66,9 II. Các bộ phận 1. Dịch vụ khách sạn 1.025.590 539.220 486.370 47,4 2. TTPPSP 19.756.850 16.324.924 3.431.926 17,4 3. Cửa hàng số 1 18.486.325 3.807.383 14.678.942 79,4 4. Cửa hàng số 2 22.987.156 4.651.804 18.335.352 79,8 5. Cửa hàng số 3 17.654.258 5.006.350 12.647.908 71,6 II. Một số mặt hàng cụ thể 1. Vang đỏ Passion 750 ml 197.639 189.847 7.792 4,10 2. Vang trắng Passion 750 ml 132.791 149.701 (16.910) (11,30) 3. Vang Passion Clasis 750 ml 241.340 312.130 (70.790) (22,68) 4. Brandy Gran Matador 700 ml 68.409 66.824 1.585 2,37 5. Gin cao cấp Premium 750 ml 78.808 76.627 2.181 2,85 6. Tondena Rhum Gold 700 ml 99.230 99.627 (397) (0,40) 7. Tondena Rhum Silver 700 ml 163.636 159.517 4.119 2,58 8. Rhum - 2 chai (hộp quà) 81.546 67.645 13.901 20,55 9. Antonov Vodka 700 ml 122.319 117.886 4.433 3,76 10. Khác 78.736 77.814 922 1,18 Qua số liệu trên ta thấy tỷ lệ doanh thu an toàn của công ty và các bộ phận trong công ty là tương đối cao (cao nhất là 79,8% - thấp nhất là 17,4%) từ đó giúp công ty có nhiều biện pháp để đẩy mạnh kinh doanh. Đối với mặt hàng rượu ta thấy tỷ lệ doanh thu an toàn là rất thấp 0,2% thực chất các mặt hàng rượu nghiên cứu ở trên chỉ bắt đầu vượt qua ngưỡng doanh thu hòa vốn mặc dù một số mặt hàng rượu có tỷ lệ doanh thu an toàn tương đối cao như Rhum - 2 chai là 20,55% - Vang đỏ 4,1% nhưng có 3 loại rượu chưa vượt qua điểm hòa vốn nên làm cho doanh thu của mặt hàng rượu nói chung chỉ ở điểm doanh thu hòa vốn. Từ những tính toán giúp công ty xác định đúng độ an toàn của từng bộ phận, từng mặt hàng trên cơ sở đó có các giải pháp để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tốt hơn. Muốn tăng số dư an toàn: công ty cần tăng doanh thu thực hiện hoặc giảm doanh thu hòa vốn. Tăng doanh thu thực hiện khi: tăng đơn giá bán, tăng sản lượng tiêu thụ hoặc giảm đơn giá bán để thu hút khách hàng nhằm tăng sản lượng tiêu thụ. Khi giảm định phí hoặc tăng tỷ lệ hiệu số gộp, tức là phải giảm biến phí. Từ phân tích trên giúp công ty biết được các điều kiện yếu tố để tăng hệ số an toàn từ đó có các giải pháp phù hợp. 4.2.7. Những giả định làm cơ sở phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận Qua phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận ở trên ta thấy việc phân tích mối quan hệ này để ra quyết định kinh doanh chỉ có thể thực hiện được khi thỏa mãn các điều kiện: - Giá của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sẽ không thay đổi khi mức tiêu thu thay đổi trong phạm vi cho phép. - Chi phí có thể chia thành định phí và biến phí. Tổng định phí giữ nguyên không đổi và biến phí đơn vị cũng giữ nguyên không đổi, dù mức độ hoạt động thay đổi. - Hiệu suất và năng suất của quá trình kinh doanh của nhân viên giữ nguyên không đổi. - Kết cấu hàng bán giữ nguyên trong phạm vi phù hợp. - Các mức tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ cơ bản giống nhau. Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận với những giả thiết trên có những hạn chế: - Giả thiết mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là quan hệ tỷ lệ nên có thể bị phá vở. - Việc phân loại thành định phí và biến phí có thể không chính xác. - Kết cấu của hàng bán luôn thay đổi do cùng cầu trên thị trường. - Giả thiết khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi không có ảnh hưởng của lạm phát nhưng không có nền kinh tế nào không lạm phát. Việc am hiểu mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (CVP) là cần thiết cho việc quản lý thành công của công ty. Phân tích CVP cho thấy được ảnh hưởng lên lợi nhuận của công ty trong sự thay đổi doanh thu, chi phí, kết cấu hàng bán và giá bán sản phẩm. Phân tích CVP là một công cụ cho lãnh đạo công ty nhận thức rõ những quá trình thay đổi nào đó có lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ CVP, cơ cấu chi phí, điểm hòa vốn là nhằm cung cấp cho lãnh đạo công ty các ý tưởng về độ nhạy cảm của lợi nhuận trước sự thay đổi của mức độ hoạt động hơn là chỉ ra một công thức tuyệt đối về cơ cấu chi phí. Quyết định quản trị của công ty sẽ còn lệ thuộc vào yếu tố dự báo, còn lệ thuộc vào sự biến động trên thị trường. Các nội dung phân tích ở trên nêu ra một cách suy nghĩ chú không phải thủ tục tính toán máy móc. Qua phân tích một số chỉ tiêu cơ bản ở trên ta thấy: Trong năm 2007 công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu: - Đạt doanh thu 79.910.179.000 đ và có lãi thuần 3.831.558.000 đ và tất cả các bộ phận trong công ty đều kinh doanh có lãi. Điều này cũng nói lên rằng toàn công ty và các bộ phận trong công ty đều vượt qua điểm hòa vốn đặc biệt Cửa hàng số 2 có doanh thu an toàn đạt 18.335.352.000 đ. Vì sau điểm hòa vốn tỷ lệ tăng của doanh thu là tỷ lệ tăng của hiệu số gộp, mức tăng của hiệu số gộp là mức tăng của lãi thuần, nên tại thời điểm này nếu công ty tăng được doanh thu thì lãi thuần tăng cao hơn. - Tỷ lệ hiệu số gộp của các Cửa hàng thương mại và Trung tâm phân phối sản phẩm ở mức thấp. Toàn công ty là 7,2% đặc biệt Trung tâm phân phối sản phẩm chỉ có 4% đây là điểm yếu của công ty cần khắc phục để nâng tỷ lệ hiệu số gộp ở mức hợp lý hơn từ 10% - 15%. - Hệ số đòn bẩy kinh doanh thấp: toàn công ty 1,5 các Cửa hàng thương mại đều rất thấp 1,3 -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTSKT09067.doc
Tài liệu liên quan