Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở xã Liệp Tuyết – Quốc Oai – Hà Tây

Giải pháp về thị trường: cần có chiến lược phát triển thị trường và hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn và ổn định. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh với sản phẩm trong nước và khu vực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Giải pháp về quy vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá cao, có một cơ cấu hợp lý chọn những cây trồng vật nuôi phát triển nhiều sản xuất hàng hoá và kinh doanh có hiệu quả cao

 - Tăng cường đầu tư và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Trong nông nghiệp chú trọng công tác giống cây trồng vật nuôi, cung ứng đầy đủ vật tư phân bón có chất lượng và kịp thời vụ, giải quyết đủ nước tưới tiêu khoa học đồng thời tổ chức tốt công tác khuyến nông. Thực hiện thâm canh liên tục và thâm canh ngay từ đầu trong nông nghiệp nhất là cây dài ngày và phát triển chăn nuôi đại gia súc.

 

doc78 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở xã Liệp Tuyết – Quốc Oai – Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí trung gian đầu tư cho các ngành cụ thể chúng tôi tính toán hiệu quả chi phí đầu tư cho các ngành để làm cơ sở dự báo và ra quyết định trồng cây gì? nuôi con gì? và phát triển ngành nào ở nông thôn cho hợp lý và có hiệu quả cao nhất vào những năm tiếp theo. 4.2.2 Cơ cấu kinh tế nông thôn phân theo nội bộ ngành của xã 4.2.2.1 Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp (trồng trọt & chăn nuôi) Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội nó tạo ra nhiều lương thực thực phẩm cung cấp cho con người tồn tại và phát triển, nó còn cung cấp nông sản xuất khẩu tạo ra nhiều ngoại tệ để phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngoài ra nó là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho ngành công nghiệp và các ngành dịch vụ khác trong nền kinh tế quốc dân. Nó là nơi cung cấp nguồn lực cho các ngành kinh tế của đất nước. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), nghề cá thuỷ sản và lâm nghiệp. Tốc độ phát triển bình quân của ngành trồng trọt năm 2000 - 2002 đã giảm đi 4,57%, trong đó nhóm cây lương thực tăng bình quân 1,69%; cây công nghiệp tăng 13,52% và nhóm cây rau quả giảm 65,35% (xem bảng 10). - Tỷ trọng ngành chăn nuôi năm 2003 chỉ chiếm 29,4%, điều này cho thấy chăn nuôi ở đây phát triển chưa cao. Chăn nuôi đại gia súc và gia cầm còn nhiều nơi thả rông chưa có hướng thâm canh sản xuất hàng hoá. đây là những khó khăn trong việc chuyển đổi và phát triển hàng hoá của cơ cấu kinh tế xã . Trong chăn nuôi tỷ trọng gia súc chiếm tới 93,7% còn lại gia cầm chỉ chiếm 6,35% (năm 2003). Tốc độ phát triển ngành chăn nuôi qua 3 năm 2001 - 2003 tăng bình quân 6,3%, trong đó đại gia súc tăng 4,8% và gia cầm tăng 40,37% (xem bảng 8 ). Xét về cơ cấu và quy mô đàn gia súc (xem bảng 9 ) cho thấy: hàng năm hầu hết các loại đại gia súc, lợn và gia cầm có xu hướng tốc độ tăng trưởng tăng lên. So sánh quy mô chúng ta thấy về đàn trâu năm 2003 đạt 3909 con tăng 3,52% năm 2003 so với năm 2001 tăng 3,52%; đàn bò tăng5,39%; đàn lợn tăng 50,745; đàn dê tăng63,64%; đàn gia cầm tăng 3,15% Do vậy, cần phát triển chăn nuôi nhất là gia cầm theo hướng sản xuất qui mô lớn và tích cực thâm canh đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh ngành chăn nuôi để sớm đưa chăn nuôi phát triển với quy mô lớn có tốc độ, cơ cấu lớn hơn ngành trồng trọt. 4.2.2.2 Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ + Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Ngay từ khi cách mạng tháng tám thành công Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhằm cung cấp tại chỗ nhu cầu sản phẩm tiêu dùng cho nhân dân và có sản phẩm để xuất khẩu. Do vậy ngành công nghiệp quốc doanh bước đầu được mở rộng quy mô và cung cấp vốn cho nhu cầu vốn cho ngành nghề truyền thống mây tre đan xuất khẩu phát triển. Đồng thời Nhà nước cũng có những chính sách nhằm khuyến khích ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển có hiệu quả. Trong 3 năm gần đây tuy ngành này được chú trọng, nhưng trình độ công nghiệp còn thấp, thị trường chưa được mở rộng cho nên kết quả sản xuất tiêu thụ chưa được tương xứng với tiềm năng của nó. + Cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ Ngành dịch vụ ở xã Liệp Tuyết trong những năm gần đây phát triển rất đa dạng bao gồm nhiều ngành như: vận tải, thông tin, thương mại, xây dựng cơ bản, ngân hàng tín dụng và dịch vụ sản xuất phục vụ đời sống của nhân dân. Do vậy quy mô và tốc độ phát triển khá cao hàng năm đóng góp vào tổng thu nhập quốc nội cho xã với tỷ trọng khá. Năm 2001 giá trị sản xuất của ngành dịch vụ đạt 2,813 tỷ đồng đến năm 2003 đạt 2,805 tỷ đồng chiếm 12,95% trong tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong xã và cơ cấu giá trị GDP chiếm 13,2% giá trị gia tăng của các ngành kinh tế. Tốc độ phát triển mấy năm gần đây có xu hướng chững lại và giảm xuống nguyên nhân chính do giá trị của ngành thương mại giảm đi nhanh năm 2001 ngành thương mại đạt 1,133 tỷ đồng đến năm 2003 giảm xuống còn 1,1 tỷ giảm so với năm 2001 là 1,2% chính ngành này chiếm tỷ trọng lớn giảm đi làm cho tổng cơ cấu của ngành dịch vụ giảm theo 4.3 Đánh giá chung sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của xã liệp Tuyết trong những năm qua 4.3.1 Những thành tựu đạt được Trong những năm qua nền kinh tế của xã Liệp Tuyết nằm trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, điểm xuất phát thấp, dưới tác động gián tiếp của cuộc khủng khoảng kinh tế tiền tệ của các nước trong khu vực. Tuy vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ kết quả phát triển kinh tế của xã đã đạt được những thành tựu đáng kể Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2003 tăng 6,72%, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 4,72%. Tốc độ phát triển nông nghiệp có chiều hướng tăng dần năm 2002 so với năm 2001 (GO) tăng 2,41%, năm 2003 so với năm 2001 tăng 13,14%, điều này chứng tỏ cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu vẫn chú trọng phát triển nông nghiệp. Kinh tế công nghiệp có chiều hướng tăng dần năm 2003 so với năm 2001 về GO tăng 28,69% , GDP tăng 34,93%, dịch vụ đang có chiều hướng giảm dần năm 2003 so với năm 2001 giảm 4,64%, bình quân 3 năm giảm 2,35% . Lý do chủ yếu là công nghệ và máy móc cũ và lạc hậu những tiến bộ kỹ thuật mới chưa được áp dụng vào ngành dịch vụ. Nên cần nhiều vốn hơn nữa trong tương lai ( xem bảng 11) - Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2002 đạt 1230 tấn bình quân đầu người 22,7 kg tăng so với năm 2001 tăng 25,16%. Nhờ có kết quả đạt được hàng năm có xu hướng tăng lên và một số ngành kinh tế của xã nhất là ngành nông nghiệp vẫn chiếm địa vị chủ yếu và ngày một phát triển nên năng suất lao động ngày một tăng lên. cùng với sự phát triển kinh tế của xã các nguồn lực kinh tế như đất đai, lao động, vốn đầu tư sử dụng ở một số ngành trong cơ cấu kinh tế ngày một tăng lên và có hiệu quả góp phần cải thiện đời sống của nhân dân. Kết quả đó thể hiện những chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của xã là Giá trị sản xuất bình quân đầu người và giá trị GDP ở các ngành kinh tế qua 3 năm Năng suất lao động tính theo GO và giá trị GDP bình quân chung cho toàn xã tốc độ tăng bình quân năm 2001 - 2003 về giá trị sản xuất tăng 4,72%, giá trị gia tăng tăng 6,72%, bình quân qua 3 năm tăng 3,29%. 4.3.1.1. Ngành nông nghiệp a.Trồng trọt: trong năm qua diện tích trồng lúa chung năm 2003 thực hiện được 5448 ha, tổng sản lượng đạt được 11.173 tấn, giảm bình quân 3 năm là 12,63%. Trong đó lúa chiêm 98 ha, sản lượng đạt 343 tấn; lúa mùa 1200 ha, sản lượng đạt 3360 tấn; lúa cạn 4150 ha, sản lượng đạt 7470 tấn. Nếu tính cả ngô đạt 1460 tấn và khoai sắn đạt đạt 819 tấn, bô bo đạt 688 tấn thì bình quân lương thực/đầu người/năm đạt được 250 kg với mức lương thực này tạm đủ ăn trong năm chưa có tích luỹ và xuất khẩu. ( xem bảng 10) Kết quả sản lượng đạt được của ngành trồng trọt có sự chuyển đổi của cơ cấu cây trồng qua 3 năm, cơ cấu diện tích cây lương thực năm 2001 chiếm 25,81% năm 2003 chỉ còn 20,71%, giảm 5,1%. Diện tích rau quả năm 2001 đạt 1.467 ha chiếm 4,88% đến năm 2003 chiếm 6,87% tốc độ phát triển bình quân diện tích 3 năm của rau quả tăng 21,5%. ( xem bảng 10) Diện tích nhóm cây lương thực cho thấy: năm 2001 cây có cơ cấu lớn nhất là lúa chiếm 91,88%; ngô 2,88%, khoai sắn chiếm 2,07% b. Chăn nuôi Chăn nuôi của xã trong những năm qua không ngừng được mở rộng và phát triển năm 2003 đạt được như sau: - Đàn trâu: 109 con, so năm 2001: tăng 3,52%; bình quân 3 năm tăng 1,7% - Đàn bò: 107 con, so năm 2001: tăng 5,39%; bình quân 3 năm tăng 2,7% - Đàn dê: 129 con, so năm 2001: tăng 63,64%; bình quân 3 năm tăng 27,9% - Đàn lợn: 584 con, so năm 2001: tăng 50,74%; năm 2002 so với năm 2001 tăng 15,95%, bình quân 3 năm tăng 22,8%. - Đàn gia cầm: 1.469 con, so năm 2001: tăng 8,17%; bình quân 3 năm tăng 4% Số ao thả cá có 24 ao với tổng diện tích 84,94 ha và sản lương năm 2001 đạt 128 tấn năm 2003 đạt 1958 tấn tăng 37,11% bình quân năm đạt 17,11%. giá trị sản lượng năm 2001 đạt 420 triệu đồng, năm 2003 đạt 29.367 tăng so với năn 2001 là 37,1% tốc độ tăng bình quân 17,09%. Gia trị sản lượng chăn nuôi gia súc và gia cầm năm 2003 đạt 98 triệu đồng tăng so với năm 2001 là 12,99%. Trong đó gia súc năm 2003 giá trị sản lượng chiếm 93,7%. c. Thuỷ lợi Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong việc phát triển nông nghiệp, là yếu tố đầu vào phục vụ tăng năng suất cây trồng và góp phần phục vụ nước dân sinh. Tổng số trong những năm qua đã xây dựng được 12 công trình thuỷ lợi, trong đó có cấp trung bình là 2 công trình, đập 5, cỡ công trình nhỏ 5. Với tổng giá trị năm 2003 đạt 530 triệu đồng. Có thể tưới tiêu được 350 ha mùa hè và 400 ha về mùa mưa. 4.3.1.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Trong năm 2001 đạt 6.414 triệu đồng, năm 2003 đạt 8.254 triệu đồng tăng so với năm 2001 28,69%; xay sát gạo chiếm 54,39%; sản xuất bánh kẹo: 34,67%; dệt bằng tay: 5,28% 4.3.1.3. Văn hoá xã hội a. Giáo dục Xã có 1 trường cấp 1với 910 học sinh, 71 giáo viên. Kết quả thi hết cấp I đạt 79,31% tăng 24,62%; thi hết cấp II đạt 97,75%, giảm 1,39% so với năm 2001; thi hết cấp III đạt 96,75% giảm 3,25%. b. Y tế Trong năm qua y tế đã triển khai tiêm phòng tới nông thôn và tuyên truyền giữ gìn vệ sinh nơi công cộng và nguồn nước sạch. Toàn xã năm 2002 có một trạm xá, 2 phòng khám có 13 cán bộ chuyên môn . Đã khám và chữa bệnh cho 182 lượt người. Hố xí tự hoại là 57 hố phục vụ cho 132 người chiếm 8,34%. c. Đào tạo cán bộ Giai đoạn 2001 - 2003 toàn xã có 34 cán bộ, trình độ đại học 9 người; cao đẳng 15 người trung cấp 5 người, sơ cấp 5 người không bằng cấp 1 người. Hàng năm xã cử cán bộ đi bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý hành chính thời hạn 10 tháng 1 người 45 ngày 2 người nâng cao trình độ chuyên môn 5 người. 4.3.2 Những tồn tại cần khắc phục - Cơ cấu kinh tế của xã Liệp tuyết chủ yếu vẫn là thuần nông. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên hiệu quả sản xuất thấp. Xây dựng cơ cấu kinh tế lấy nông nghiệp - lâm nghiệp phát triển sản xuất hàng hoá làm trọng điểm gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ của xã Liệp Tuyết làm chưa được nhiều, hàng hoá của xã chất lượng chưa cao, giá cả thấp. - Cơ cấu ngành còn mất cân đối, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, trong nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao. - Tốc độ chuyển đổi chậm kéo theo việc phân bổ nguồn lực không hợp lý và kém hiệu quả. - Năng suất lao động thấp - Chưa tạo thành một hệ thống đồng bộ sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. - Vốn đầu tư cho sản xuất còn thiếu và hiệu quả thấp. - Trình độ quản lý và năng lực của cán bộ và người lao động chưa cao nhất là trình độ kiến thức thị trường, marketting… 4.4 Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá ở xã Liệp Tuyết 4.4.1 Quan điểm chủ yếu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở xã Liệp tuyết. a. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá phát triển nền nông nghiệp hàng hoá nhằm khai thác sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế Xét theo lý luận chuyển đổi cơ cấu KTNT và sản xuất hàng hoá thì chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động qua lại theo bề rộng lần chiều sâu. Sở dĩ như vậy là vì hai mặt đó là sự chuyên môn hoá, đa dạng hoá sản xuất và phân công lao động xã hội theo vùng, theo ngành, theo sản phẩm và theo các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân tuỳ theo đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của một nước, tỉnh hoặc một xã . Sự phân công chuyên môn hoá lao động tất yếu dẫn đến trao đổi sản phẩm phát triển thương mại giữa các chủ thể sản xuất và giữa các vùng các xã nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Phân công lao động càng cao thì trao đổi sản phẩm càng đa dạng, càng phong phú. Theo Lênin: “Thông qua trao đổi nông sản hàng hoá trên thị trường nó có tác động trở lại sản xuất nông nghiệp, làm cho nông nghiệp có bước phát triển mới trong quá trình phân công lao động xã hội nông nghiệp, vừa thúc đẩy phát triển toàn diện, vừa thúc đẩy chuyên canh” ] b. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát huy lợi thế so sánh của xã . Sự biến đổi về khí hậu thời tiết, địa hình và phân bố dân cư làm cho nguồn lực và thế mạnh của mỗi vùng ở xã Liệp tuyết có sự khác biệt nhau rõ rệt. Số lượng, chất lượng lao động ở mỗi tiểu vùng trong xã cũng có sự chênh lệch. Khả năng đầu tư của cấp xã và cấpn huyện cũng có hạn định đầu tư có trọng điểm cho từng vùng. Chính vì thế, quá trình chuyển đổi cơ cấu KTNT phải căn cứ vào định hướng chung về phát triển kinh tế để xác định cơ cấu KTNT của từng tiểu vùng cho hợp lý, thích ứng với từng thời kỳ, không nên áp đặt một cơ cấu chung cho tất các các tiểu vùng có như vậy mới phát huy mọi nguồn lực và lợi thế so sánh của các tiểu vùng trong xã . c. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của xã Liệp tuyết phải kết hợp chặt chẽ với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Liệp Tuyết là xã có nhiều tiềm năng đa dạng về phát triển kinh tế, nhưng hiện nay lao động sống ở nông thôn làm nông nghiệp là chủ yếu. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của xã . Với kinh nghiệm sản xuất cổ truyền là chính, sản xuất hàng hoá mới chỉ là bước đầu đang khởi sắc, tỷ trọng sản phẩm hàng hoá còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, thị trường chưa ổn định, sức cạnh tranh còn yếu… Do vậy chuyển đổi cơ cấu KTNT phải kết hợp chặt chẽ với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đây là vấn đề quan trọng số một đặt ra một cách nghiêm túc trồng cây gì? số lượng sản phẩm hàng hoá là bao nhiêu? tiêu thụ ở đâu? ngành nào, cây nào có hiệu quả cao trong quá trình chuyển đổi cơ cấu KTNT là một vấn đề cần xem xét kỹ lưỡng, công phu và phải tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy trình hợp lý để tạo ra sản phẩm hàng hoá nhiều có sức cạnh tranh lớn trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Con đường đảm bảo chất lượng cao cho các sản phẩm nông nghiệp và nông thôn trước hết phải thực hiện kết hợp chặt chẽ với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông thôn và có bước đi phù hợp. Trong điều kiện nguồn lực có hạn việc tập trung vào các mục kinh tế đầu tư trọng điểm cho cơ cấu kinh tế là vấn đề hết sức cần thiết nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực đồng thời nêu cao được lợi thế so sánh của xã nhằm tăng trưởng kinh tế nông thôn, xoá đói giảm nghèo. d. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá phải đạt được hiệu quả kinh tế xã hội và xây dựng được nông thôn mới phát triển bền vững Đây là một xã có tiềm năng, nguồn lực đa dạng về phát triển kinh tế nông thôn. Hiện nay lao động nông thôn vẫn chiếm tới hơn 90% trong cơ cấu kinh tế. Với các kiểu canh tác mang nét truyền thống và kinh doanh sản xuất nhỏ đã làm hạn chế tỷ xuất hàng hoá trong nông thôn. Đồng thời làm hạn chế sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường nông sản vốn bất ổn định và đứng trước khó khăn tiềm ẩn. Sản xuất hàng hoá nông nghiệp nông thôn có những đặc thù riêng tuân theo quy luật phát triển kinh tế vốn có của nó và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, mùa vụ gieo trồng. Hơn thế nữa, sản xuất nông nghiệp thường xảy ra hiện tượng cung sản phẩm muộn do chu kỳ sản xuất kéo dài. Do vậy, việc xác định và đáp ứng yêu cầu sản phẩm hàng hoá của thị trường thường gặp rất nhiều khó khăn. Để đạt được hiệu quả kinh tế xã hội trong quá trình chuyển đổi cơ cấu KTNT theo hướng sản xuất hàng hoá cần lựa chọn cơ cấu sản phẩm phù hợp, có chất lượng cao giá trị hàng hoá lớn đáp ứng yêu cầu thị trường và tổ chức sản xuất kinh doanh tiêu thụ nông sản hàng hoá kịp thời, nhanh chóng đúng địa điểm, thời gian chi phí hạ. Mặt khác phải phát triển và vận động theo các quy luật kinh tế, quy luật thị trường đáp ứng được quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao bền vững trong quá trình hội nhập đang diễn ra ở khu vực. Quá trình chuyển đổi cơ cấu KTNT phải gắn với phát triển kinh tế có hiệu quả, đồng thời phải bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển một nền nông nghiệp bền vững, nông thôn mới giàu đẹp. e. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn phải kết hợp chặt chẽ với an ninh - quốc phòng và trong giai đoạn đầu cần lựa chọn các vùng ưu tiên, ngành ưu tiên để đầu tư có hiệu quả. Kinh tế xã hội nông thôn và an ninh quốc phòng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó kinh tế giữ vai trò quyết định trong việc bảo vệ nền kinh tế độc lập tự chủ. Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, thực hiện hội nhập với khu vực và quốc tế thì phát triển kinh tế hàng hoá càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại phát triển của một quốc gia. Trên thực tế ở dân tộc, quốc gia về hình thức vẫn giữ được độc lập nhưng về kinh tế đã chịu sự chi phối của nước ngoài. Vì vậy, quá trình chuyển đổi cơ cấu KTNT phải gắn với an ninh - quốc phòng. Một mặt phải khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước, của mỗi địa phương tạo ra “sức mạnh kinh tế” chống lại sự lệ thuộc vào bên ngoài, cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm cho các lực lượng vũ trang sẵn sàng đánh thắng mọi thủ đoạn âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thù địch. Mặt khác, phải bố trí lại cơ cấu dân cư trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu KTNT bảo đảm ở mỗi nơi đều có dân cư sinh sống vừa tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Thực hiện phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trở thành nước phát triển kinh tế hùng cường, xã hội văn minh và giàu đẹp. Để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở xã Liệp Tuyết đòi các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước phải tác động một cách thường xuyên, chủ động và tích cực tới quá trình chuyển đổi đồng thời trong quá trình thực hiện chuyển đổi không thể dàn trải đều những điều kiện vật chất có hạn mà nền kinh tế có thể đảm bảo được. 4.4.2 Định hướng và chỉ tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn a. Định hướng Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá là một cuộc cách mạng thực sự nhằm thay đổi về chất đời sống xã hội nông thôn. Chuyển nền kinh tế sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc, năng suất và hiệu quả thấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá với năng suất chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Phương hướng chung của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn là khai thác các tiềm năng kinh tế trong điều kiện nguồn lực khan hiếm về nguồn lực phải đạt hiệu quả kinh tế , xã hội và môi trường. Khai thác các tiềm năng có hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực đất đai, lao động, vốn… giải quyết việc làm, tăng hiệu quả đầu tư trong mọi lĩnh vực ở nông thôn. Kết quả của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn là tăng năng suất đất đai, cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập tăng tích luỹ và cải thiện đời sống nhân dân. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới: cần đảm bảo cho xã Liệp Tuyết có sự ổn định về trật tự xã hội và vững bền về mặt chính trị, phát huy truyền thống dân tộc anh hùng của nhân dân xã Liệp Tuyết, làm cho nền kinh tế của xã phát triển một cách liên tục, tạo ra mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân sản xuất hàng hoá để xoá đói giảm nghèo, có đủ lương thực, thực phẩm để ăn, làm giảm cơ bản việc phát triển nương rẫy. Từng bước thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, gắn sản xuất với chế biến và lưu thông, phát triển KTNT toàn diện bền vững. b. Chỉ tiêu phấn đấu Giá trị tổng sản xuất năm 2005 đạt 36.086 triệu đồng, năm 2010 đạt 218.209 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 25,9%, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 - 2010 là 12,5%. Giá trị gia tăng (GDP) năm 2005 đạt 84.397 triệu đồng năm 2010 đạt 124.172 triệu đồng tăng so với năm 2005 38,4%, tốc độ tăng bình quân năm 2005 - 2010 là 10,13% (xem Bảng 12) Sản lượng lương thực qui thóc phấn đấu đến năm 2005 đạt 18.079 tấn, năm 2010 đạt 24.468 tấn. Bình quân lương thực/đầu người năm 2005 đạt 333 kg, năm 2010 đạt 383 kg tăng so với năm 2005 là 15,02%. Sản lượng thịt lợn hơi bình năm 2005 đạt 1378 tấn, năm 2010 đạt 1757 tấn tăng so với năm 2005 là 27,5%, bình quân giai đoạn 2005 -2010: 12,92%. Bình quân thịt lợn hơi/đầu người năm 2005 là 23 kg, năm 2010 là 27,5% (xem bảng 12) Tốc độ tăng trưởng bình quân: Về giá trị sản xuất: Tổng giá trị sản phẩm (GO) nông - lâm nghiệp năm 2003 - 2005 đạt bình quân 9,7%,năm, giai đoạn 2006 đến năm 2010 tăng bình quân 8,02%/năm Tổng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2003 - 2005 tăng bình quân 16,2%/năm, giai đoạn 2006 đến năm 2010 tăng 13,29%/năm. Tổng giá trị sản xuất dịch vụ giai đoạn 2003 - 2005 tăng 17,7%/năm giai đoạn 2006 đến năm 2010 tăng bình quân là 14,57%/năm (xem bảng 13) . Phấn đấu tăng thu nhập ngân sách năm 2003 từ 17 - 18% chiếm 3,2% của GDP làm cho cân đối ngân sách thiếu hụt chỉ còn 2 -3% của GDP và đến 4.4.3 Giải pháp về thị trường Giải pháp thị trường được coi là một trong những giải pháp hàng đầu quan trọng cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu vực nông thôn. Hướng tác động của giải pháp này phải bảo đảm giúp người nông dân yên tâm bỏ vốn, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên từng lĩnh vực đã lựa chọn và theo mức độ, Nhà nước có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu vùng, ngành cho phù hợp với tiềm năng thực tế gắn liền với hiệu quả đầu ra. Giữ vai trò chủ lực trong lĩnh vực này có các doanh nghiệp kinh doanh lương thực, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, thương nghiệp… Tức là các trung gian kinh tế ở nông thôn phải thực sự là cầu nối giữa hộ nông dân với thị trường đầu vào và đầu ra, thị trường trong và ngoài nước. Nội dung cụ thể của giải pháp này là: - Sớm hình thành một hệ thống thị trường, bảo đảm tính ổn định của thị trường, tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán, ép cấp, ép giá gây thiệt hại cho nông dân. - Hình thành các thị tứ ở nông thôn, biến những nơi này thành các trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ nông thôn. Lợi dụng các tuyến đường giao thông láng Hoà Lạc để xây dựng và hình thành các tụ điểm giao lưu và trao đổi hàng hoá nhằm khơi dậy và tạo nên động lực khuyến khích các vùng nông thôn trong xã Liệp Tuyết khai thác tiềm năng tại chỗ để phát triển kinh tế hàng hoá. - Hình thành tổ chức và đầu tư cho công tác nghiên cứu dự báo thị trường về nông lâm thuỷ sản trong và ngoài nước. Tạo điều kiện tăng khả năng tiếp thị của các hộ kinh doanh, đảm bảo cho các hộ có cơ hội để lựa chọn mặt hàng hoặc dịch vụ thích hợp cung ứng cho thị trường trong xã và các xã bạn. - Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản hàng hoá, trên cơ sở tiếp tục duy trì và phát triển các quan hệ thương mại với các nước trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực đặc biệt là Thái Lan, Trung Quốc. - Một yếu tố nữa làm tăng tiềm năng thị trường nội địa là nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ngày càng tăng lên của nhân dân đã làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng, vừa làm tăng sức mua và vừa là động lực thúc đẩy phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng SXHH. * Thị trường xuất khẩu: Hiện nay xã Liệp Tuyết đã và đang có quan hệ buôn bán các loại nông sản hàng hoá với các thị trường khác trên địa bàn huyện cung như toàn tỉnh. Tuy nhiên, về số lượng và chủng loại xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu kịp thời và thị hiếu tiêu dùng của các thị trường này đòi hỏi. * Chiến lược thị trường Dự báo khối lượng sản phẩm hàng hoá của xã Liệp tuyết đến giai đoạn 2005 và 2010, ngoài việc đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nội bộ vùng và nhu cầu tiêu dùng của các vùng trong nước, sản phẩm hàng hoá giai đoạn 2005 – 2010 từ 5% – 99%, nhiều loại đạt trên 90% + Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng SXHH phải được thực hiện trên cơ sở nắm bắt và khai thác được những nhu cầu, thị hiếu, sở thích và trào lưu của người tiêu dùng. Đây là điểm mấu chốt quyết định xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản phẩm hàng hoá trên cơ sở cùng một nguồn lực. Hiểu biết thị hiếu, sở thích và trào lưu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng là điều có ý nghĩa quyết định trong việc ra quyết định mở rộng sản xuất và các chính sách, cũng như hướng đầu tư. Điều đó phải thể hiện ngay trong từng lĩnh vực như: cách thức lai tạo giống, tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ về giống, xây dựng và quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hoá và phát triển công nghệ chế biến... + Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng SXHH theo cơ chế thị trường, ngoài việc hướng vào thị trường còn phải biết lựa chọn thị trường trọng điểm cùng với sự phát triển, thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng. Trong những năm gần đây nhu cầu tiêu dùng ở các thị xã, thị tứ lớn của các xã, cũng như của khách hàng trong nước đang có xu hướng thay đổi sâu sắc. Nhu cầu lương thực giảm, nhu cầu thực phẩm và các loại quả, rau sạch... tăng lên. Điều đó, đã mở ra cơ hội mới cho sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển mạnh theo hướng SXHH. + Phát triển sản xuất các ngành kinh tế theo hướng SXHH phải nâng cao khả năng cạnh tranh ở cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Để giải quyết vấn đề này cần chú ý tới các khía cạnh như: uy tín và hình dáng sản phẩm hàng hoá và chất lượng của nó tạo ra trên thị trường. Cạnh tranh về ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0011.doc
Tài liệu liên quan