Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực trong công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4

1. Một số tư tưởng kinh điển của Mác, Anghen và LêNin về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 4

1.1. Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 5

1.1.1. Lực lượng sản xuất 5

1.1.2. Quan hệ sản xuất 6

1.1.3. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất 7

1.2. Nội dung về mối quan hệ giữa con người và xã hội 8

1.2.1. Con người là một thực thể sinh học 9

1.2.2. Con người là một thực thể xã hội 9

1.2.3. Quan hệ biện chứng giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội 9

2. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 10

3. Quan điểm về giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 13

3.1. Nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực 13

3.1.1. Khái niệm về nguồn Nhân lực 13

3.1.2. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 14

3.2. Giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 14

3.2.1. Khái niệm giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 14

3.2.2. Tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 15

3.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực 16

3.3.1. Môi trường bên ngoài 16

3.3.2. Môi trường bên trong 17

3.4. Tiến trình đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực 18

3.4.1. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực 19

3.4.2. Xác định mục tiêu cụ thể để xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 21

3.4.3. Lựa chọn các phương pháp đào tạo và phát triển 21

3.4.4. Lựa chọn giáo viên và phương tiện để đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực 22

3.4.5. Xác định chi phí cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 23

3.4.6. Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực 23

3.4.7. Đánh giá giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 24

CHƯƠNG HAI: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRUDENTIAL VIỆT NAM 27

1. Một số khái niệm về bảo hiểm nhân thọ 27

1.1. Khái niệm về bảo hiểm nhân thọ 27

1.2. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ 28

2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty BHNT Prudential 28

2.1. Biểu tượng của tập đoàn Prudential 28

2.2. Sơ lược về công ty BHNT Prudential 28

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 28

2.2.2. Tình hình hoạt động, phát triển của công ty BHNT Prudential Việt Nam 29

2.2.3. Các hoạt động đầu tư khác của công ty BHNT Prudential Việt Nam 30

2.3. Những cột mốc thời gian đánh dấu sự phát triển của công BHNT Prudential Việt Nam 31

2.4. Các sản phẩm chính của công ty BHNT Prudential Việt Nam 32

2.4.1. Các sản phẩm chính có bảo tức 33

2.4.2. Sản phẩm chính không có bảo tức 33

2.4.3. Các sản phẩm bổ xung kèm theo và bổ trợ 33

2.4.4. Các sản phẩm trọn gói 33

3. Khái quát đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và thực trạng nguồn lao động trong công ty BHNT Prudential Việt Nam 34

3.1. Cơ cấu tổ chức 34

3.1.1. Sơ đồ tổ chức trong công ty BHNT Prudential 34

3.1.2. Cơ cấu và chức năng hoạt động của các phòng 37

3.1.3. Mô hình và những ưu điểm của cơ cấu phòng QTNS miền Bắc 40

3.2. Thực trạng nguồn lao động 41

3.2.1. Số lượng nhân viên qua các năm 41

3.2.2. Số lượng nhân viên các phòng ban 42

3.2.3. Trình độ chuyên môn của nhân viên 42

4. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 43

4.1. Quá trình đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực 44

4.2. Các chương trình đào tạo và phát triển nhân viên trong công ty BHNT Prudential Việt Nam 45

4.2.1. Chương trình đào tạo Anh ngữ 45

4.2.2. Chương trình đào tạo LOMA 46

4.2.3. Chương trình đào tạo PRU- University 47

4.2.4. Các chương trình đào tạo khác 48

4.3. Các phương pháp đào tạo 49

4.4. Các chính sách khuyến khích nhân viên tham dự các khóa đào tạo và phát triển 49

4.4.1. Khuyến khích bằng vật chất 49

4.4.2. Khuyến khích tinh thần 50

4.4.3. Khuyến khích bằng việc thưởng điểm Flexiben 50

4.5. Các phương pháp đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nhân viên 50

4.5.1. Phát bảng câu hỏi tự đánh giá sau mỗi khoá học 51

4.5.2. Tổ chức các kỳ thi tuyển 51

4.6. Mục đích của những chương trình đào tạo và phát triển nhân viên trong công ty BHNT Prudential Việt Nam 52

4.7. Chí phí dành cho đào tạo và phát triển nhân viên 53

4.8. Những khó khăn, thuận lợi trong vấn đề tổ chức đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực trong công ty Prudential Việt Nam 54

4.9. Nhận xét, đánh giá của bản thân về công tác đào tạo và phát triển nhân viên tại công ty BHNT Prudential Việt Nam 55

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY BHNT PRUDENTIAL VIỆT NAM 60

1. Mục tiêu phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức đào tạo, phát triển nhân viên tại công ty BHNT Prudential Việt Nam 60

1.1. Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực tại công ty BHNT Prudential Việt Nam 60

1.2. Dự kiến các khoá đào tạo và phát triển nhân viên trong thời gian tới 61

2. Một số đề xuất về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty BHNT Prudential Việt Nam 62

2.1. Đối với các khoá học tiếng Anh 62

 

doc80 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực trong công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt nam Đầu tiên, để có thể hiểu hơn về nội dung hoạt động cũng như vai trò của ngành Bảo hiểm Nhân thọ tôi xin nêu ra một số khái niệm căn bản về loại hình kinh doanh này. 1. Một số khái niệm về bảo hiểm nhân thọ: Cuộc sống luôn tiềm ẩn những điều rủi ro, khó dự đoán gây ra những tổn thất, mất mát ngiêm trọng cho con người và tài chính. Có những rủi ro, những căn bệnh hiểm nghèo bất chợt ập đến với một người là trụ cột trong gia đình, thì đó không còn là rủi ro của riêng người ấy mà là thảm họa của cả một gia đình. Ông Winston Churchill cố Thủ tướng Anh đã từng nói về Bảo hiểm Nhân thọ bằng những câu, từ hàm chưa xúc cảm mãnh liệt: “Nếu có thể, tôi viết chữ “Bảo hiểm” ở từng khu phố và trước mặt mỗi người. Càng ngày tôi càng tin rằng, với một giá khiêm tốn, Bảo hiểm có thể giải phóng những gia đình ra khỏi những thảm họa không lường trước được”. Vậy Bảo hiểm Nhân thọ là gì? 1.1. Khái niệm về Bảo hiểm Nhân thọ: Bảo hiểm Nhân thọ là một bản Hợp đồng được kí kết giữa người mua Bảo hiểm và nhà cung cấp bảo hiểm, qua đó, để đổi lấy phí bảo hiểm của người tham gia, nhà Bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một hoặc nhiều người một khoản tiền ấn định (số tiền Bảo hiểm) trong trường hợp Người được Bảo hiểm chết hoặc còn sống đến một thời điểm chỉ rõ trong Hợp đồng. Trong khi các loại Bảo hiểm khác có mục đích đơn giản là bồi thường cho các hậu quả xấu của một sự cố (rủi ro, tổn thất...), Bảo hiểm Nhân thọ lại có mục đích khác như tích luỹ tài chính. Bởi lẽ, Bảo hiểm Nhân thọ là một sản phẩm duy nhất có thể chi trả lại toàn bộ số tiền tham gia Bảo hiểm kể cả khi xảy ra rủi ro hay không có rủi ro. Nói cách khác, “Bảo hiểm Nhân thọ thực chất là chương trình Bảo hiểm mang tính tiết kiệm. Khi có rủi ro là Bảo hiểm, khi không có rủi ro là tiết kiệm”. 1.2. Vai trò của Bảo hiểm Nhân thọ: - An toàn về tài chính khi điều không may xảy ra. - Hoạch định kế hoạch giáo dục cho thế hệ trẻ. - Quỹ tiết kiệm cho những kế hoạch trong tương lai. - Hỗ trợ người có tuổi: viện phí và chi phí lo hậu sự. - Quỹ tiết kiệm cho hưu trí. 2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty BHNT Prudential: 2.1. Biểu tượng của tập đoàn Prudential: Biểu tượng cũng như tên gọi của tập đoàn Prudential ra đời vào năm 1848 bắt nguồn từ hình ảnh của nữ thần thận trọng (Prudence). Cùng với các vị thần trong thần thoại Hy Lạp như Công Lý (Justice), Kiên Nhẫn (Fortitude), Đức Độ (Temperance), Nữ thần thận trọng (Prudence) tượng trưng cho phẩm cách khôn ngoan và thận trọng trong mọi công việc. Trên biểu tượng của tập đoàn, bên trái là hình một con rắn quấn quanh mũi tên, bên phải là bàn tay đang cầm chiếc gương soi. Ba vật này là những vật không rời của Nữ thần (Biểu tượng bằng khuôn mặt người), mang những ý nghĩa sau: - Con rắn: tượng trưng cho sự tài trí, linh hoạt trong hoạt động, quản lý và phát triển kinh doanh. - Mũi tên: tượng trưng cho sự tự tin vào khả năng chuyên môn. - Tấm gương: tượng trưng cho năng lực tự xem xét mình. 2.2. Sơ lược về công ty BHNT Prudential: 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển: Được thành lập vào năm 1848 tại Luân Đôn, Prudential là tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ lớn nhất Vương quốc Anh và cũng là một trong những tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ lớn và lâu đời nhất trên thế giới. Quản lý trên 250 tỷ đô la Mỹ và có trên 20 ngàn nhân viên, Prudential phát triển vững mạnh đáp ứng nhu cầu của hơn 11 triệu khách hàng trên toàn thế giới. Hiện nay, Prudential cung cấp các dịch vụ Bảo hiểm Nhân thọ, hưu trí, quỹ tương hỗ, ngân hàng, quản lý đầu tư và Bảo hiểm Phi nhân thọ. Ơ bất cứ một lĩnh vực nào, Prudential cũng đều tỏ rõ nguồn sức mạnh đoàn kết, tiềm lực kinh tế vững vàng của mình. Chính vì lẽ đó, tập đoàn Prudential đã được các công ty chuyên đánh giá như Standard & Poor's và Moody's xếp hạng AAA- thứ hạng cao nhất về khả năng tài chính. Tại Châu A, với hơn 80 năm kinh nghiệm, Prudential hiện đang hoạt động thành công tại 12 nước bao gồm: Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Ân Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Với hơn 3000 nhân viên, hơn 50 ngàn đại lý và quản lý xấp xỉ 20 tỷ Mỹ kim, Prudential Châu A hứa hẹn sẽ phát triển và mở rộng ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước còn lại trong khu vực. Tập đoàn Prudential khai trương văn phòng đại diện đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1995 và được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép hoạt động vào tháng 10 năm 1999. Sau hơn 4 năm hoạt động công ty BHNT Prudential Việt Nam có 4 văn phòng đại diện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cùng với hơn 20 trung tâm phục vụ khách hàng trên cả nước gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Đồng Nai, Dak Lak, Quảng Ninh, Long Xuyên, Nha Trang và thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, công ty BHNT Prudential đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Bảo hiểm. Nếu như năm 2000, doanh thu phí Bảo hiểm của Prudential đạt trên 260 tỷ đồng, thì sang năm 2001, mức doanh thu này đã tăng gấp hơn 3 lần với trên 800 tỷ đồng Việt Nam, chiếm 29,5% thị phần thị trường Bảo hiểm. Năm 2002, mức doanh thu phí tiếp tục tăng khoảng 50% so với năm trước, đạt hơn 1.613 tỷ đồng, chiếm gần 35% thị phần của ngành BHNT và chiếm gần 1% GDP của Việt Nam. Với chiến lược cụ thể cùng mục tiêu rõ ràng, lời hứa của ông Huỳnh Thanh Phong- Tổng Giám đốc công ty BHNT Prudential Việt Nam với Bộ trưởng Tài chính là: “Sẽ tăng gấp đôi tỷ lệ doanh thu phí BHNT/GDP từ mức 1% trong năm 2002 lên 6,5% vào năm 2005” sẽ không chỉ là những con số mà chắc chắn nó sẽ trở thành hiện thực. 2.2.2. Tình hình hoạt động, phát triển của công ty BHNT Prudential Việt Nam: Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tổng số nhân viên 77 439 974 1448 Tổng số đại lý 281 5687 17201 36418 Tổng số trung tâm phục vụ khách hàng 2 5 11 20 Tổng số phí bảo hiểm đã thu trong năm (Tỷ đồng) 0.3 257 830 1635 Giải quyết quyền lợi bảo hiểm Số Hợp đồng đã được đền bù Bảo hiểm trong năm NA 21 162 445 Tổng số tiền đền bù trong năm (Tỷ đồng) NA 2.8 11 20.8 Miễn nộp phí bảo hiểm Số hợp đồng được miễn nộp phí NA 7 56 178 Số phí Bảo hiểm được miễn hàng năm(Triệuđồng) NA 15.8 102.8 347.1 Chú thích: NA- là chưa phát sinh. 2.2.3. Các hoạt động đầu tư khác của công ty BHNT Prudential Việt Nam: Ngoài các hoạt động về kinh doanh Bbảo hiểm, Prudential còn chú trọng vào công tác đầu tư tại Việt Nam. Với phương châm sử dụng vốn "Thận trọng - An toàn - Hiệu quả - ổn định" Prudential khởi đầu việc đầu tư của mình là vào trái phiếu ngoại tệ sau đó là trái phiếu chính phủ, cổ phiếu niêm yết của các công ty, cổ phần. Năm 2002 vừa qua, Prudential Việt Nam còn mở rộng thị trường đầu tư của mình vào bất động sản. Tuy các danh mục đầu tư của công ty Prudential còn chưa nhiều nhưng lại rất an toàn và có hiệu quả tốt. Nhận xét về vai trò của Prudential đối với thị trường BHNT nói riêng và thị trường đầu tư nói chung, bà Lê Thị Băng Tâm- Thứ trưởng Bộ Tài chính đã phát biểu: "Từ khi vào Việt Nam, Prudential đã góp phần chuyển giao công nghệ quản lý và kinh nghiệm kinh doanh vào lĩnh vực Bảo hiểm Nhân thọ. Trong 3 năm hoạt động tại Việt Nam, Prudential đã tạo ra một nguồn vốn khá lớn để đầu tư trở lại Việt Nam... Những việc làm của Prudential đã đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam". Dưới đây là các hình thức đầu tư của công ty Prudential Việt Nam: (Đơn vị tính: Tỷ đồng VNĐ) 2.3. Những cột mốc thời gian đánh dấu sự phát triển của công BHNT Prudential Việt Nam: - Năm 1995: Khai trương văn phòng đại diện lần thứ nhất tại Hà Nội. Tổ chức các cuộc hội thảo về Bảo hiểm Nhân thọ và đào tạo về Bảo hiểm ở nước ngoài cho các quan chức nhà nước. - Năm 1996: Bắt đầu chương trình “Học bổng Prudential” trong vòng 10 năm cho các sinh viên của trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội và trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. + Được Học viện Quản trị Bảo hiểm Nhân thọ Hoa Kì ủy quyền thành lập trung tâm khảo thí LOMA đầu tiên tại Việt Nam. - Năm 1997: Khai trương văn phòng đại diện thứ 2 tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết hợp với chính phủ Anh tài trợ “Học bổng Prudential Chevening” hàng năm cho cán bộ Việt Nam du học tại các trường Đại học hàng đầu của Anh. - Năm1998: Khai trương quỹ đầu tư Prudential Việt Nam với số vốn ban đầu là 10 triệu đô la Mỹ. - Năm 1999: Thành lập Trung tâm Thông tin Giáo dục Anh tại Hà Nội nhằm cung cấp thông tin về giáo dục cho sinh viên Việt Nam. - Ngày 19/ 11/ 1999: Khai trương công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. - Ngày 16/ 12/ 1999: Nhận hồ sơ yêu cầu Bảo hiểm nhân thọ đầu tiên. - Ngày 28/ 03/ 2000: Nhận hồ sơ yêu cầu Bảo hiểm thứ 10.000 - Ngày 21/ 12/ 2000: Nhận hồ sơ yêu cầu Bảo hiểm thứ 100.000 - Ngày 21/ 05/ 2001: Nhận hồ sơ yêu cầu Bảo hiểm thứ 200.000 - Ngày 7/ 06/ 2001: Tăng vốn đầu tư từ 15 triệu lên 40 triệu đô la Mỹ. - Ngày 3/ 10/ 2001: Nhận hồ sơ yêu cầu Bảo hiểm thứ 300.000 - Ngày 19/ 11/ 2001: Thành lập Trung tâm Thông tin Giáo dục Anh tại thành phố Hồ Chí Minh. - Ngày 25/ 01/ 2002: Nhận hồ sơ yêu cầu Bảo hiểm thứ 400.000 - Ngày 19/ 04/ 2002: Công ty BHNT Prudential đã khai trương hoạt động Tư vấn Bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) theo thoả thuận hợp tác với Ngân hàng Thương mại Cổ phần A Châu ACB nhằm đa dạng hoá kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm. - Ngày 29/ 10/ 2002: Công ty Prudential toàn cầu quyết định tăng thêm vốn đầu tư tại Việt Nam lên 61 triệu đô la Mỹ. - Ngày 14/ 12/ 2002: Công ty BHNT Prudential Việt Nam vinh dự nhận giải "Dịch vụ được người tiêu dùng ưa chuộng nhất"- là giải thưởng dành cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Vụ quản lý dự án (Bộ kế hoạch và đầu tư) tổ chức. - Ngày 16/ 12/ 2002: Prudential nhận hồ sơ yêu cầu Bảo hiểm thứ 1.000.000. 2.4. Các sản phẩm chính của công ty BHNT Prudential Việt Nam: 2.4.1. Các sản phẩm chính có bảo tức: bao gồm Phú Trường An, Phú tích luỹ An Khang, Phú tích luỹ Giáo Dục, Phú tích luỹ Định Kỳ. Các sản phẩm này có một số tính chất sau: - Hợp đồng Bảo hiểm sẽ có giá trị giải ước sau khi đã đóng phí (Giá trị giải ước là giá trị mà Chủ hợp đồng sẽ nhận lại trong trường hợp tự ý huỷ bỏ Hợp đồng Bảo hiểm. Giá trị giải ước được hình thành sau khi khách hàng đóng đủ 2 năm phí). - Được áp dụng phương thức sử dụng giá trị giải ước để đóng phí tự động. - Được chuyển đổi Hợp đồng sang dạng Hợp đồng duy trì với số tiền Bảo hiểm giảm. - Được tạm ứng giá trị giải ước. - Được nhận số tiền Bảo hiểm cùng bảo tức vào cuối thời gian hợp đồng. 2.4.2. Sản phẩm chính không có bảo tức: gồm Phú Hoà Nhân An. Sản phẩm này không có giá trị giải ước nhưng Người chủ Hợp đồng sẽ nhận lại toàn bộ số phí Bảo hiểm đã đóng (không có lãi) khi kết thúc Hợp đồng. 2.4.3. Các sản phẩm bổ xung kèm theo và bổ trợ: - Sản phẩm kèm theo: Bảo hiểm Nhân thọ có kì hạn. - Sản phẩm bổ trợ: Bảo hiểm Từ bỏ Thu phí, Bảo hiểm chết do tai nạn, Bảo hiểm chết và tàn tật do tai nạn, Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo và từ bỏ thu phí bệnh hiểm nghèo. Các sản phẩm này không tham gia chia lãi với hoạt động của công ty (không có bảo tức) tức là cũng không có giá trị giải ước. 2.4.4. Các sản phẩm trọn gói: Phú- Tương Lai, Phú- An Nghiệp, Phú- Thành Đạt, Phú- Bảo Gia, Phú- Trường Khang, Phú- Hoàn Mỹ. Các sản phẩm này là sự kết hợp của một sản phẩm Bảo hiểm chính cùng một số sản phẩm bổ trợ với mục tiêu nhằm cung cấp dịch vụ Bảo hiểm cho một đối tượng thị trường cụ thể. * Phú- Tương Lai: - Sản phẩm Bảo hiểm chính: Phú- Tích luỹ Giáo Dục. - Sản phẩm Bảo hiểm bổ trợ: Bảo hiểm Từ bỏ thu phí. * Phú- Bảo Gia: - Sản phẩm Bảo hiểm chính: Phú- Tích luỹ An Khang. - Sản phẩm Bảo hiểm bổ trợ: Bảo hiểm Nhân thọ có kỳ hạn và Bảo hiểm chết và tàn tật do tai nạn. * Phú- Thành Đạt: - Sản phẩm Bảo hiểm chính: Phú- Tích luỹ Định kỳ. - Sản phẩm Bảo hiểm bổ trợ: Bảo hiểm Nhân thọ có kì hạn, Bảo hiểm chết và tàn tật do tai nạn. * Phú- Trường Khang: - Sản phẩm Bảo hiểm chính: Phú- Tích luỹ An khang. - Sản phẩm Bảo hiểm bổ trợ: Bảo hiểm chết và tàn tật do tai nạn. * Phú- An Nghiệp: - Sản phẩm Bảo hiểm chính: Phú- Hoà nhân an. - Sản phẩm Bảo hiểm bổ trợ: Bảo hiểm chết và tàn tật do tai nạn. Trong suốt quá trình hoạt động các sản phẩm của công ty BHNT Prudential luôn được cải tiến để phù hợp hơn với thị hiếu và yêu cầu của đối tượng khách hàng. Với phương trâm “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” công ty BHNT Prudential nhận thức được rằng “Chỉ khi nào lắng nghe chúng tôi mới thực sự thấu hiểu được nhu cầu của các khách hàng địa phương, từ đó chúng tôi mới có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo đáp ứng các nhu cầu của họ. Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là nâng cao đời sống con người trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam”. 3. Khái quát đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và thực trạng nguồn lao động trong công ty BHNT Prudential Việt Nam: 3.1. Cơ cấu tổ chức: 3.1.1. Sơ đồ tổ chức trong công ty BHNT Prudential: Công ty BHNT Prudential Việt Nam là một công ty Trách nhiệm Hữu hạn, 100% vốn đầu tư từ nước ngoài. Cách thức tổ chức bộ máy quản lý bao gồm: * Tổng Giám đốc: 1 người * Phó Tổng Giám đốc 9 người gồm: - 1 Phó TGĐ điều hành Kinh doanh Bảo hiểm. - 1 Phó TGĐ điều hành Quản lý Đầu tư. - 1 Phó TGĐ Phát triển Kinh doanh. - 1 Phó TGĐ Tài chính. - 1 Phó TGĐ Giao dịch Bảo hiểm. - 1 Phó TGĐ Kế toán. - 1 Phó TGĐ Quan hệ Đối ngoại. - 2 Phó TGĐ Đầu tư. * Giám đốc công ty gồm 10 người: - 1 GĐ Quản trị. - 1 GĐ Công nghệ thông tin- Quản lý cơ sở dữ liệu. - 1 GĐ Công nghệ thông tin- Phát triển phần mềm ứng dụng. - 1 GĐ Công nghệ thông tin- Viễn thông. - 2 GĐ Phát triển Kinh doanh khu vực- HCM. - 1 GĐ Phát triển Kinh doanh khu vực- HN, kiêm Giám đốc huấn luyện Đại lý toàn quốc. - 1 GĐ Nhân sự. - 1 GĐ Phát triển chiến lược Kinh doanh. - 1 GĐ Pháp chế Đại lý và Phát triển Kinh doanh các tỉnh. * Phó giám đốc 8 người và Trưởng phòng 1 người gồm: - 1 PGĐ Hỗ trợ và Quản lý Đại lý. - 1 PGĐ Tính phí Bảo hiểm. - 1 PGĐ Quản lý Bất động sản. - 1 PGĐ Công nghệ thông tin- Cơ sở hạ tầng. - 1 PGĐ Đào tạo- Phát triển và Phúc lợi. - 1 PGĐ Phát triển Chiến lược. - 1 PGĐ Kế toán. - 1 PGĐ Cung ứng vật tư. - 1 Trưởng phòng điều hành Tuyển dụng và Hành chính Nhân sự. 3.1.2. Cơ cấu và chức năng hoạt động của các phòng: * Phòng Phát triển Kinh doanh: (AD) - Huấn luyện Đại lý. - Pháp chế Đại lý. * Phòng Đầu tư: (FMO) - Chuẩn bị và thực hiện các chiến lược, đầu tư tại Prudential Việt Nam. - Thiết lập các hạng mục đầu tư. - Đảm bảo tất cả các hoạt động đầu tư được thực hiện đúng theo quy định nội bộ cũng như của Chính phủ. * Phòng Kế toán: (ACC) - Kế toán doanh thu. - Kế toán thu chi. - Báo cáo tài chính. * Phòng Quản trị: (CA) - Kiểm toán nội bộ. - Mua hàng. - Hành chính. * Phòng Tính phí Bảo hiểm và Quản lý chiến lược: (ACS) - Phát triển sản phẩm. - Thống kê và quản lý tài chính. - Tái Bảo hiểm. - Tư vấn Luật/ Y khoa. - Tính hoa hồng cho Đại lý. - Thiết lập Điều khoản Bảo hiểm. - Nghiên cứu tính phí. - Hỗ trợ Marketing. - Hỗ trợ Giao dịch bảo hiểm. * Phòng Operation: (OP) - Bộ phận Dịch vụ Khách hàng (CS) + Thu phí Bảo hiểm tại quầy. + Giải đáp thắc mắc qua điện thoại. - Bộ phận Tiếp nhận Hồ sơ và Phát hành Hợp đồng (NB) + Nhập dữ liệu vào máy. + Phát hành Hợp đồng. - Bộ phận Thẩm định (UW) + Thẩm định nhanh. + Thẩm định kỹ. + Nhập dữ liệu và quản lý hành chính. + Quản lý trung tâm thẩm định y khoa. - Bộ phận Quản lý Hợp đồng: (PS) + Thu phí. + Hoàn phí. + Điều chỉnh Hợp đồng. + Quản lý Hợp đồng. - Bộ phận Chăm sóc Khách hàng: Giải quyết khiếu nại, thẻ ưu đãi, thư báo, điều tra ý kiến khách hàng. - Bộ phận Giải quyết Quyền lợi Bảo hiểm: Đánh giá và chi trả quyền lợi Bảo hiểm. * Phòng Hỗ trợ Đại lý và Quản lý Đại lý: (ASA) - Quản lý dữ liệu và dự án. - Quản lý Đại lý (AA). - Quản lý chi nhánh (BO). - Quản lý hàng hoá. - Tổ chức các sự kiện cho Đại lý. * Phòng Công nghệ thông tin: (IT) - Phát triển phần mềm ứng dụng. - Quản lý mạng và cơ sở hạ tầng. - Trung tâm dữ liệu giao dịch Bảo hiểm. - Viễn thông. * Phòng Quan hệ Đối ngoại: (ER) - Đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty đúng theo quy định của Chính phủ. - Quan hệ với Chính phủ. - Quản lý văn phòng chi nhánh. * Phòng Phát triển Chiến lược Kinh doanh: (CD) - Phát triển Kinh doanh, phát triển kênh phân phối. - Quảng cáo. - Tài trợ và thông tin nội bộ. - Quan hệ báo chí. * Phòng Quản lý Tài sản: (PM) - Quản lý khu vực văn phòng làm việc. - Quản lý tài sản về mặt vật chất. - Nâng cấp văn phòng. - Bảo dưỡng văn phòng. * Phòng Nhân sự: (HR) - Quản lý nhân sự. - Phúc lợi xã hội. - Tổ chức các chương trình giao lưu. - Tuyển dụng. - Giáo dục và Đào tạo. 3.1.3. Mô hình và những ưu điểm của cơ cấu phòng QTNS miền Bắc: - Ông Vũ Đình Hùng: Trưởng phòng Điều hành Nhân sự phụ trách khâu tuyển dụng và các hoạt động của nhân viên trong cả nước. - Chị Cao Thị Vân Anh: Phó phòng Nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý mọi nhu cầu Đào tạo- Phát triển của nhân viên; tổ chức các kỳ thi về Bảo hiểm và quản lý nhân viên đăng ký dự tuyển. - Chị Nguyễn Diệu Hà: trợ lý nhân sự có nhiệm vụ hỗ trợ cho ông Vũ Đình Hùng trong khâu tuyển dụng và quản lý hồ sơ nhân viên. - Chị Nguyễn Hoài Phương: trợ lý Nhân sự có nhiệm vụ hỗ trợ cho chị Cao Thị Vân Anh trong khâu quản lý nhân viên đăng ký dự thi các khoá đào tạo, cung cấp sách vở, trang thiết bị phòng học, thông báo nội dung và chương trình khuyến học của công ty. - Chị Nguyễn Thị Lan Hoa: trợ lý Nhân sự có nhiệm vụ quản lý, cung cấp các Phúc lợi và dịch vụ cho nhân viên toàn miền Bắc. - Anh Nguyễn Hoàng Hải: trợ lý Nhân sự có nhiệm vụ tổ chức các cuộc họp, hoạt động Xã hội/ Phúc lợi cho nhân viên và Đại lý. * Những ưu điểm của cơ cấu Quản trị Nhân lực ở công ty BHNT Prudential Việt Nam: - Cơ cấu được tổ chức theo 2 ngành chủ đạo. Ngành dọc: báo cáo chuyên môn; Ngành ngang: báo cáo về hành chính. Điều này giúp thuận tiện cho những nhà Quản trị cấp cao của tổ chức đồng thời giúp công việc giữa các nhân viên có sự phối hợp chặt chẽ hơn. - Phân tách cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của từng người trong phòng Quản trị Nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý đồng thời tránh sự chồng chéo trong công việc giữa các nhân viên. - Phân định rõ ràng trách nhiệm và công sức của từng người trong phòng Quản trị Nhân lực đối với việc thực hiện các mục tiêu và chiến lược của công ty, từ đó có sự công nhận và đánh giá chính xác. 3.2. Thực trạng nguồn lao động: 3.2.1. Số lượng nhân viên qua các năm: 3.2.2. Số lượng nhân viên các phòng ban: 3.2.3. Trình độ chuyên môn của nhân viên: Cơ cấu lao động Chỉ tiêu Số lượng nhân viên So với tổng số (%) Tổng số lao động 1800 Nam 785 43,6 Nữ 1015 56,4 Cơ cấu lao động qua đào tạo Đại học và trên đại học 1255 69,7 Cao đẳng 345 19,2 Trung học chuyên nghiệp 200 11,1 Cơ cấu lao động theo độ tuổi Dưới 30 tuổi 694 38,6 Từ 30 đến 45 tuổi 986 54,8 Trên 45 tuổi 120 6,6 Cơ cấu lao động trực (gián) tiếp Nhân viên hành chính 1800 100 Đại lý 39.418 4. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Quan điểm và phương châm: Tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu đã đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, thuận lợi cũng như những khó khăn, thách thức. Việc mở cửa Thị trường Chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam vào trung tuần tháng 6 năm 2000 cùng với Hiệp định Thương mại song phương Việt- Mỹ là bước khởi đầu tốt đẹp tạo cho Việt Nam một thế đứng vững chắc trên khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó là sự canh tranh gay gắt, khốc liệt đối với các nhà kinh doanh buộc họ phải có những chiến lược và hướng đi đúng đắn, phù hợp với cơ chế thời đại. Vấn đề được đặt ra ở đây là nhờ xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá mà mọi đối thủ cạnh tranh đều có thể dễ dàng tiếp cận được với các nguồn thông tin như Công nghệ, Tài chính, Khách hàng và Thị trường. Nói như vậy để thấy rằng, lợi thế cạnh tranh đối với một tổ chức nằm ở chính con người của tổ chức đó. Một tổ chức phát triển, thành công, có chỗ đứng vững chắc trong kinh doanh là một tổ chức biết quản lý điều hành nguồn Nhân lực thích hợp. Phát huy hiệu quả yếu tố con người, tổ chức đó đã nắm trong tay mình sự thành đạt trong kinh doanh. Nhận thức rõ được điều này công ty BHNT Prudential Việt Nam luôn xem nhân viên là tài sản quan trọng nhất và vì vậy công ty luôn chú trọng vào khâu đào tạo và phát triển nhân viên, đại lý của mình. Ông Mark Tucker, Tổng Giám đốc công ty BHNT Prudential Châu A từng đề cập về tầm quan trọng của nguồn Nhân lực khi nói: “Trước khi chúng ta tăng cường phát triển hoạt động kinh doanh thì phải tăng cường đầu tư vào con người”. Với các khoá học từ thấp đến cao được thiết kế phù hợp cho mọi đối tượng, mục tiêu tiên quyết của công ty không chỉ là để nhân viên làm việc tốt trong công việc hiện tại mà còn giúp cá nhân từng người trưởng thành và chuẩn bị cho họ vào những vị trí cao hơn trong tương lai. Chính nhờ hệ thống quản lý phù hợp, năng động đáp ứng nhanh chóng mọi sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức hay trong tiến bộ kỹ thuật, nên đến nay công ty BHNT Prudential Việt Nam đã thiết lập được một mạng lưới nhân viên tư vấn Bảo hiểm và đại lý có trình độ, kiến thức về Bảo hiểm cao, có kinh nghiệm giao dịch với khách hàng tốt. Thành quả ghi nhận sự tiến bộ và những nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ của nhân viên chính là niềm tin dùng, sự yêu quý của hơn một triệu khách hàng Việt Nam đối với các mặt hàng của công ty BHNT Prudential. Với thành tích này, Prudential Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng được xem là nhanh nhất trong tập đoàn Prudential Châu A. 4.1. Quá trình đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực: Nhu cầu đào tạo được Giám đốc các phòng hoặc nhân viên đề xuất bằng việc gửi trực tiếp Phiếu yêu cầu đào tạo đến phòng Quản trị Nhân sự. Trong khâu này, trách nhiệm của Giám đốc các phòng là giúp nhân viên nhận thức rõ chức năng công việc của mình đồng thời nắm được mặt mạnh, yếu của từng cá nhân. Đối với nhân viên thì họ cần phải có trách nhiệm tìm hiểu các chương trình đào tạo và chiến lược kinh doanh trong công ty trước khi đưa ra yêu cầu đào tạo, phát triển. Sau khi nhận được Phiếu yêu cầu đào tạo, Giám đốc Nhân sự phối hợp với Giám đốc của từng bộ phận phân tích, cân nhắc dựa trên các tiêu chí và mục tiêu của công ty và của cá nhân. Các tiêu chí này bao gồm: * Đối với công ty nhu cầu Đào tạo và Phát triển là cần thiết nếu nó: - Phù hợp với chiến lược, mục tiêu. - Phù hợp với kế hoạch phát triển tiềm năng cá nhân. - Nhằm bù đắp các vị trí còn trống hay yếu kém. - Nhằm chuẩn bị những kỹ năng và kinh nghiệm mới cho nhân viên do có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức trong tương lai. - Hoàn thiện khả năng cho nhân viên. * Đối với cá nhân, nhu cầu Đào tạo- Phát triển là cần thiết nếu nó: - Trang bị những kiến thức mới cho quá trình làm việc. - Giúp nhân viên có khả năng thăng tiến trong công ty. - Nâng cao tầm hiểu biết về xã hội và kiến thức chuyên ngành. - Nâng cao tính chuyên nghiệp trong công việc. Khi thấy yêu cầu đào tạo, phát triển là cần thiết, Giám đốc Nhân sự sẽ xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với trình độ, nhu cầu của nhân viên sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Cuối cùng, sau khi tiến hành tổ chức các khoá đào tạo và phát triển nhân viên, Giám đốc Nhân sự sẽ phát Phiếu đánh giá tình hình khóa học hoặc tổ chức các kỳ thi giữa hoặc cuối kỳ. Biểu đồ mô tả quá trình đào tạo và phát triển nhân viên trong công ty BHNT Prudential: Nắm được Xây dựng Lập kế Thực hiện Đánh giá nhu cầu chương hoạch việc đào kết quả đào tạo trình đào tạo tạo Thông tin phản hồi 4.2. Các chương trình đào tạo và phát triển nhân viên trong công ty BHNT Prudential Việt Nam: Công ty BHNT Prudential Việt Nam luôn tin con người là trọng tâm trong mọi thành quả kinh doanh. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu thành lập với mục tiêu “Đồng lòng chung sức xây dựng Prudential thành công ty Bảo hiểm Nhân thọ uy tín và lớn mạnh nhất Việt Nam”, Ban giám đốc công ty đã đặt công tác đào tạo, huấn luyện nhân viên lên vị trí hàng đầu. Tại Việt Nam, Bảo hiểm Nhân thọ là một ngành còn khá mới. Do đó, để có được đội ngũ nhân viên giỏi nghề, thạo việc, thì việc đầu tư vào những bài học đầu tiên của ngành Bảo hiểm là không thể thiếu. Có thể nói: “Prudential chính là môi trường học tập”. Bởi lẽ, các kiến thức chuyên ngành về Bảo hiểm được thiết kế đa dạng thành những khóa học bồi dưỡng, huấn luyện từ cơ bản dành cho nhân viên mới gia nhập công ty đến những khóa học củng cố, phát triển nhân viên có thâm niên công tác, cấp quản lý. Dưới đây là các chương trình Đào tạo- Phát triển chính trong công ty BHNT Prudential Việt Nam: 4.2.1. Chương trình đào tạo Anh ngữ: Hàng năm, công ty BHNT Prudential Việt Nam phối hợp với các Trung tâm Giáo dục Ngôn ngữ hàng đầu tại Việt Nam như British Council, Language Link, Appolo hay IDP để tổ chức các khoá học tiếng Anh cho nhân viên ở tất cả các phòng ban. Tùy vào trình độ chuyên môn, khả năng nhận thức mà các khóa đào tạo này được thiết kế phù hợp, năng động nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân viên. 4.2.2. Chương trình đào tạo LOMA: LOMA là một chương trình học về Bảo hiểm Nhân thọ Quốc tế do Hiệp hội Bảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5461.doc
Tài liệu liên quan