Đề tài Thương mại và các biện pháp phát triển thương mại trong giai đoạn hiện nay

- Bộ Chính trị, Ban bí thư chưa kịp thời ban hành những nghị quyết, chỉ thị hướng dẫn để đổi mới và phát triển định hướng hoạt động thương nghiệp tròn cơ chế mới.

- Nhận thức về cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đầu chuyển đổi còn nhiều lúng túng, còn những lệch lạc, kiến thức và năng lực quản lý điều hành còn yếu. Từ đó có sơ hở, không đồng bộ và thiếu nhất quán trong việc hoạch định chính sách vĩ mô trong quản lý và phát triển thương nghiệp.

- Xử lý chưa đúng mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường, giữa chức năng quản lý Nhà nước và quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, vừa chưa phát huy đầy đủ vai trò của Nhà nước đối với lĩnh vực phân phối lưu thông, vừa chưa phát huy tốt tính năng động sáng tạo của doanh nghiệp.

- Chưa chăm lo đúng công tác xây dựng Đảng trong các doanh nghiệp thương nghiệp Nhà nước; chậm đổi mới, chưa xây dựng được cơ chế và giải pháp đúng để phát huy vai trò của thương nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần.

 

doc17 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thương mại và các biện pháp phát triển thương mại trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đưa ra kế hoạch kinh doanh, phải có hệ thống kế toán, thống kê, đội ngũ thanh tra kiểm tra... Thứ tư, thương mại thực hiện chức năng gắn sản xuất với thị trường và gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới. - Nhiệm vụ của thương mại: Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư và lĩnh vực thương mại; đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống về các hàng hoá dịch vụ, góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đất nước; không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý kinh doanh. b, Đặc trưng của thương mại trong nền kinh tế thị trường. Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động của nền kinh tế đều vận động theo những quy luật nhất định nào đó. Thương mại cũng không nằm ngoài sự vận động chung đó. Trong thương mại mọi hoạt động đều diễn ra theo quy luật mua để bán rồi lại tiếp tục bán để mua. Cứ như thế mua - bán là vòng chu chuyển khép kín của thương mại. Vì vậy thương mại đã nổi lên với những đặc trưng cơ bản của nó, những đặc trưng này có thể được xem xét với những khía cạnh sau: - Trong thương mại, mọi hoạt động đều diễn ra một cách tự do bình đẳng, tức là mọi người đều được tự do mua bán, tự do trao đổi hàng hoá trên cơ sở nguyên tắc ngang giá chung. Người ta có quyền mua cái gì người ta thích, bán cái gì mà người ta có. Như vậy trong quá trình mua - bán diễn hai thái cực trái ngược nhau đó là người mua bao giờ cũng muốn mua hàng hoá tốt nhưng giá phải rẻ còn người bán thì luôn mong muốn bán với giá cao. Đây là xu hướng biến động cung - cầu trong mọi nền kinh tế là không loại trừ cả nền kinh tế thị trường. Quy luật tự do mua bán, tự do lưu thông đã tồn tại từ lâu nhưng nó càng khẳng định vai trò rõ rệt trong nền kinh tế thị trường. ở nước ta, trong giai đoạn kinh tế như hiện nay, với chủ trương phát triển một nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần thì vấn để tự do kinh doanh, tự do mua bán lại càng được Đảng và Nhà nước ta khẳng định và tiếp tục thừa nhận. Nhưng tự do kinh doanh phải đi đôi với việc tuân thủ pháp luật. Và đây chính là đặc trưng thứ hai của thương mại. - Hoạt động thương mại phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật: Theo điều 57 Hiến pháp năm 1992 của nước ta thì “ Mọi cá nhân, tổ chức đều được tự do thành lập doanh nghiệp nhưng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật”. Như vậy với đặc trưng này, thương mại càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Trong cơ chế thị trường, Nhà nước chỉ can thiệp vào nền kinh tế thị trường bằng công cụ thuế và pháp luật. Đây là hai công cụ chủ yếu được Nhà nước ta sử dụng, song để thực hiện được nó thì còn rất nhiều khó khăn nan giải. Do đó để kiểm soát được nền kinh tế nói chung và ngành thương mại nói riêng thì Nhà nước cũng đã đưa ra nhiều chính sách, bộ luật để hướng dẫn điều tiết các hoạt động của nó đi cùng với xu hướng mục tiêu của nền kinh tế. c, Nội dung của hoạt động thương mại. Thương mại là một ngành, một lĩnh vực phức tạp và khó kiểm soát đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay khi mà chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước ta là phát triển nền kinh tế thị trường, đồng thời là mở cửa giao lưu buôn bán với nước ngoài. Do đó để điều tiết hướng dẫn thương mại đi đúng hướng của nó thì trên cơ sở chúng ta phải nghiên cứu kỹ các nội dung cơ bản của hoạt động này. Một trong những nội dung có thể được kể đến là: Thứ nhất là nghiên cứu, xác định nhu cầu và cầu của thị trường về các loại hàng hoá, dịch vụ. Đây là công việc đầu tiên trong quá trinh hoạt động kinh doanh thương mại. Đối với các nhà kinh doanh thương mại, điều quan trọng là phải nắm cho được các loại nhu cầu hàng hoá, dịch vụ, đặc biệt là nhu cầu cho tiêu dùng sản xuất và nhu cầu đặt mua của xã hội và dân cư. Thứ hai là xác định và khai thác các nguồn hàng để thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Trong điều kiện vẫn còn tồn tại nhu cầu về hàng hoá kinh tế, việc tạo nguồn hàng để đáp ứng các nhu cầu là công việc rất quan trọng. Thứ ba là thực hiện cân đối giữa nhu cầu và nguồn hàng tím các biện pháp bảo đảm cân đối như tăng cường sản xuất trong nước, tìm các nguồn hàng thay thế... Thứ tư là tổ chức các mối quan hệ giao dịch thương mại. ở khâu công tác này phải giải quyết các vấn đề về kinh tế, tổ chức và luật pháp phát sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hoá. Thứ năm là tổ chức hợp lý các kênh phân phối hàng hoá. Đây là qúa trình liên quan tới việc điều hành và vận chuyển hàng hoá, dịch vụ từ sản xuất đến tiêu dùng nhằm đạt hiệu quả tối đa. Quá trình này giải quyết các vấn đề: thay đổi quyền sở hữu tài sản, di chuyển hàng dự trữ, bảo quản đóng gói, bốc dỡ và cung cấp thông tin thị trường cho nhà sản xuất, tránh rủi ro trong kinh doanh. d, Vị trí và vai trò của thương mại trong nền kinh tế thị trường. - Vị trí: thương mại có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Trước hết thương mại là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất. Thương mại nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Dòng vận động của sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng phải thông qua khâu phân phối và trao đổi. Thì chính thương mại đã bao gồm cả hai khâu này. ở vị trí cấu thành của tái sản xuất, thương mại được coi như là hệ thống dẫn lưu, tạo ra sự liên tục của quá trình tái sản xuất. Khâu này bị ách tắc sẽ dẫn tới sự khủng hoảng của sản xuất và tiêu dùng. Sản xuất hàng hoá với mục đích là để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng để trao đổi, mua bán hàng hoá và để thực hiện được mục đích này khi và chỉ khi phải thông qua thương mại. Thứ ba là thương mại là lĩnh vực kinh doanh, thu hút trí lực và tiền vốn của các nhà đầu tư để thu lợi nhuận. Bởi vậy kinh doanh thương mại đã trở thành ngành sản xuất vật chất thứ hai theo như nhận xét của một số nhà kinh tế thì thương mại là một ngành sản xuất đặc biệt. - Vai trò của thương mại: Thương mại đã được coi là công cụ quan trọng, một mũi nhọn đột kích phá vỡ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp để chuyển sang cơ chế thị trường. Thứ nhất, thương mại thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chấn hưng các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Hoạt động mua bán tạo ra động lực kích thích người sản xuất không ngừng gia tăng khối lượng sản phẩm của mình, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các vùng chuyên môn hoá lớn. Phát triển thương mại cũng có nghĩa là phát triển các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Đó là con đường ngắn nhất để chuyển từ sản xuất tự nhiên thành sản xuất hàng hoá. Thứ hai, thương mại kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, kích thích nhu cầu và gợi mở nhu cầu. Thứ ba, thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế làm cho quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước khác không ngừng phát triển. Trong tầm vĩ mô, thương mại có vai trò quan trọng, định hướng cho sự sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Thứ nhất, thương mại bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục. Quá trình tái sản xuất ở đây được khởi đầu bằng việc đầu tư vốn cho mua sắm các yếu tố sản xuất, tiếp theo là quá trình sản xuất ra hàng hoá, rồi khâu cuối cùng là tiến hành tiêu thụ sản phẩm. Trong chu kỳ của quá trình tái sản xuất đó, thương mại có mặt ở hai khâu là phân phối và trao đổi. Thương mại bảo đảm các yếu tố đầu vào cho sản xuất và thực hiện khâu tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai, thương mại đảm bảo thực hiện được mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có lợi nhuận, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, để đạt được mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện được mục tiêu trung gian là tiêu thụ sản phẩm. Thứ ba, thương mại có vai trò điều tiết, hướng dẫn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Qua hoạt động thương mại sẽ có những thông tin từ phía người mua, từ thị trường. Trên cơ sở đó, nó sẽ hướng dẫn sản xuất phù hợp với nhu cầu thường xuyên thay đổi của thị trường. Thứ tư, thương mại tác động đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. II-/ Thực trạng thương mại nước ta trong thời gian qua. 1-/ Trong thời gian qua, cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN, thương mại đã cùng các ngành, các địa phương khác nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng, tạo đà, bước để cho những năm tiếp theo. Trên lĩnh vực thương mại, có những chuyển biến rõ nét, góp phần quan trọng vào mục tiêu chung của nền kinh tế. Điều này thể hiện ở trên những khía cạnh sau: Thứ nhất, trên lĩnh vực mua bán hàng hoá, chúng ta đã chuyển việc mua bán hàng hoá từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mua bán theo cơ chế thị trường, giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị và quan hệ cung cầu. Trong thương mại nói chung là không còn tình trạng ép giá đầu ra, nâng giá đầu vào, Nhà nước không chi phối hoàn toàn giá cả trên thị trường mà chỉ tác động vào thị trường bằng những công cụ điều tiết của mình để cho thị trường tự điều tiết lấy, tự bình ổn lấy. Thêm vào đó, do đời sống của người dân có nhiều cải thiện, được nâng cao nên sức mua trên thị trường tăng lên đáng kể. Tính đến năm 1999, tổng mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội ước đạt 195 ngàn tỷ đồng, tăng khoảng 6% so với năm 1998 (184 ngàn tỷ đồng), nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng khoảng 1,5%, đây là năm có tốc độ tăng thấp nhất trong giai đoạn 1991-1999. Thông thường, ở nước ta tốc độ tăng trưởng GDP năm 1999 là 4,8% thì lưu chuyển hàng hoá bán lẻ phải tăng ở mức thấp nhất là 10% mới tương xứng. Vậy mà nếu tốc độ lưu chuyển hàng hoá là 6% thì vấn đề đặt ra cho tổng cung, tổng cầu là một vấn đề đáng lưu ý. Giá cả nói chung trong những năm qua không có nhiều biến động, phù hợp với thu nhập của người dân, ngày càng đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng. Nếu như trước kia, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, giá cả nói riêng và toàn bộ các hoạt động mua bán trao đổi đều do Nhà nước chi phối quyết định dẫn đến tình trạng cung không đáp ứng nổi cầu, sản xuất cầm chừng, lãi giả lỗ thật, việc hạch toán sản xuất kinh doanh thực hiện theo chế độ hạch toán kinh tế. Thì bây giờ trong cơ chế thị trường, Nhà nước cho phép các thành phần kinh tế tự do sản xuất kinh doanh, do vậy vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để giảm mức tối đa chi phí đầu vào thì từ đó mới có được lợi nhuận. Do đó, các doanh nghiệp phải chuyển sang hạch toán theo chế độ hạch toán kinh doanh, giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị, phần lớn là các doanh nghiệp phải chấp nhận giá thị trường. Chính điều này đã trở thành động lực cho kinh tế phát triển, tạo bước chuyển lớn về mặt kinh tế xã hội ở nước ta trong những năm qua. Thứ hai, một khía cạnh quan trọng của thương mại góp phần làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế trong những năm qua và ngày càng có triển vọng trong những năm tới phải kể đến là lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nhờ chính sách đổi mới đa dạng hoá đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại và thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu của Đảng và Nhà nước ta trong hơn 10 năm qua, đặc biệt từ năm 1991 đến nay, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Đến nay, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 140 nước trên hầu khắp các châu lục trên thế giới. Chất lượng, số lượng và chủng loại mặt hàng có những cải thiện đáng kể. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã dần được thay đổi theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế quốc tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 năm (1991-1999) đạt 43 tỷ USD, tăng trung bình hàng năm là 22%, đáp ứng được 3/4 nhu cầu nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người tăng từ 36,3USD năm 1991 lên 118USD năm 1998 và dự kiến tăng lên 136USD năm 2000. Những kết quả trên đây có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế trọng thời gian qua. Trong lịch sử ngoại thương của nước nhà - một nước nghèo, chiến tranh liên miên, thiên tai chồng chất, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu vượt qua ngưỡng cửa 10 tỷ USD, theo số liệu của Bộ Thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 1999 đã lên 11,523 tỷ USD, tăng 23% so với mức thực hiện của năm 1998, vượt 15% kế hoạch đặt ra. Trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt 8,946 tỷ USD, chiếm 77,6% và tăng 21,2%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,577 tỷ USD, chiếm 22,4% và tăng 30%. Tuy nhiên, những con số đấy còn cho thấy nhiều điều khác: Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nước ta hồi phục rất nhanh. Sự tăng nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong năm 1999 có phần do sức mua của thị trường khu vực đã bước vào giai đoạn hồi phục. Theo đánh giá của Bộ Thương mại, sức mua của nhiều thị trường khu vực châu á đang dần trở lại bình thường như trước khi khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Thứ hai, giá một số mặt hàng chủ lực của nước ta trên thị trường thế giới tăng nhanh. Cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng phong phú, nhiều mặt hàng xuất khẩu của ta đã có mặt trên nhiều thị trường khu vực và thế giới và ngày càng khẳng định được chỗ đứng của mình. Những mặt hàng chủ lực có thể kể đến là gạo, cà phê, dầu thô, hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản... Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Trong những năm tới, để tăng nhanh tốc độ xuất khẩu thì Nhà nước phải chú trọng quan tâm nhiều đến cơ cấu của những mặt hàng này, có như thế mới đạt được những mục tiêu đã đề ra cho những năm sau này. Cơ cấu xuất nhập khẩu được mô tả thông qua bảng số liệu sau: Bảng 1 - Chỉ số phát triển tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu 10 năm (1990-1999). (Đơn vị %) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Năm Xuất khẩu Nhập khẩu 1990 123,5 107,3 1995 134,4 140,0 1991 86,8 84,9 1996 133,2 136,6 1992 123,7 108,7 1997 126,6 104,0 1993 115,7 154,4 1998 101,9 92,2 1994 135,8 148,5 1999 123,1 100,9 Bảng 2 - Xuất nhập khẩu qua các năm. 1995 1996 1997 1998 Tăng giảm so với 97 (%) Xuất khẩu 5.448.9 7.255,9 9.269 9.356 - DN có vốn ĐTNNXK trực tiếp 440,1 786,0 1,790 1,990 11,2 + Hạt điều 76,0 133,3 117 - 12, + Hạt tiêu 47,0 62,8 63 0 + Hàng rau quả 56,1 90,0 68,3 53 - 22,1 + Hàng hải sản 621,4 696 781 850 8,8 + Hàng dệt, may 850 1.150 1.349 1350 0,1 + Giày dép các loại 296,4 530 965 960 - 0,5 + Hàng thủ công mỹ nghệ 66,0 78,7 121 108 - 10,7 + Máy vi tính cá nhân và linh kiện 404 58,4 Nhập khẩu Triệu USD 8.155,0 11.144 11.217 11.390 - 3,0 - DN có vốn ĐTNN NK trực tiếp 1.468,1 2.043 2.902 2.646 - 17,2 - Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế 2.168 1.777 2004 12,8 - Hoá chất 193 216 236 9,3 - Tân dược 69,1 206 312 295 - 5,4 - Nguyên liệu và phụ kiện dệt, may, da 829 1173 717 - 38,9 - Về nhập khẩu: Trong hơn 10 năm qua chúng ta vẫn không ngừng tăng nhanh việc nhập khẩu các mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được. Nếu xét theo cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, có thể thấy rõ các xu thế biến động và kèm theo đó là các tác động không tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế. Do nhu cầu trong nước ngày càng cao, đồng thời nguồn lực thì không thể đáp ứng được nên phần lớn chúng ta vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng kỹ thuật như máy móc thiết bị, phân bón...Trong những năm qua cán cân thương mại luôn bị thâm hụt theo số liệu của Bộ Thương mại, năm 1999 tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 11,623 tỷ USD, tăng 1% so với năm 1998, trong đó các doanh nghiệp có vốn trong nước đạt 8,238 tỷ USD, chiếm 70,8% và giảm 7% các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3,398 tỷ USD, chiếm 29,2% và tăng 27,3%. Về cơ cấu, dự kiến nhóm công nghệ - máy móc - thiết bị - phụ tùng đạt 3,376 tỷ USD chiếm 29% và giảm 6,4%; nhóm nguyên - nhiên - vật liệu đạt 7,66 Tỷ USD, chiếm 65,8% và tăng 8,3%; nhóm hàng tiêu dùng đạt 0,6 tỷ USD, chiếm 5,2% và giảm 29,4% so với năm 1998. Nhập siêu là khoảng 113 triệu USD, chiếm 1% tổng kim ngạch xuất khẩu, bằng 5,2% mức nhập siêu năm 1998. - Về thị trường: Trong những năm đổi mới vừa qua, thực hiện chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại cộng thêm những nỗ lực to lớn của Đảng và nhân dân ta, đã góp phần vào việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của nước ta. Tính đến hết tháng 11/ 1999 chúng ta đã có quan hệ mua bán với tất cả các châu lục: á, úc, Âu, Mỹ và Phi. Trong đó châu á vẫn là thị trường đứng đầu với kim ngạch chiếm 59% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Sau cuộc khủng hoảng châu á đang trên đà hồi phục và phát triển nên xuất khẩu sang các khu vực này tăng, đặc biệt xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Lào, Nhật và Philippin tăng trung bình từ 18 - 35% so với năm 1998. Quan hệ buôn bán giữa nước ta với các nước khác ngày càng xiết chặt, với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” thì chúng ta đã, đang và sẽ ngày càng có nhiều đối tác làm ăn, buôn bán hơn. Theo thông báo của Bộ Thương mại thì cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam tính đến 11/ 1999 là: Đối với thị trường trong nước, sau hơn 10 năm đổi mới, thị trường đã chuyển từ trạng thái chia cắt khép kín theo địa giới hành chính kiểu “tự cấp tự túc” sang tự do lưu thông theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật. Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế bước đầu đã huy động được các tiềm năng về vốn, kỹ thuật vào lưu thông hàng hoá, làm cho thị trường trong nước phát triển, sức mua của người dân tăng lên, tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội không ngừng tăng lên. Hầu hết các mặt hàng chủ lực đều đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của sản xuất và tiêu dùng trên thị trường xã hội, Giá cả các loại vật tư, vật liệu xây dựng và hầu hết các loại hàng tiêu dùng về cơ bản là ổn định. Sự ổn định tương đối của giá cả thị trường làm cho chỉ số lạm phát được giữ vững. Thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo điều tiết các thành phần kinh tế khác hoạt động theo đúng pháp luật. Thứ ba, thương nghiệp Nhà nước đã có sự chuyển đổi tổ chức và phương thức kinh doanh, từng bước thích ứng với cơ chế mới đang giữ tỷ trọng tuyệt đối về xuất nhập khẩu, 70% bán buôn, có tỷ trọng cao trong bán lẻ ở một số ngành hàng thiết yếu, đóng góp ngày càng nhiều cho Nhà nước, thực hiện các mặt hàng chính sách đối với đồng bào miền núi và dân tộc. Một số doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, phát huy được vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa, bước đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Một số doanh nghiệp đang chuyển đổi tổ chức, thực hiện quá trình liên kết và tích tụ đầu tư vào sản xuất và chế biến, qua đó tạo nguồn hàng và mở rộng thị trường là lực lượng kinh tế mạnh của Nhà nước trong việc điều hoà cung cầu, ổn định giá cả. Thứ tư, các loại hình dịch vụ gắn liền với lưu thông hàng hoá phát triển mạnh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần phục vụ đời sống và giải quyết việc làm cho người lao động. Thứ năm là quản lý Nhà nước về thị trường và hoạt động thương mại có tiến bộ về tổ chức hệ thống, hoạch định chính sách vĩ mô, tạo điều kiện sản xuất, kinh doanh phát triển. Thứ sáu là nhiều cán bộ quản lý và kinh doanh thương nghiệp qua sàng lọc và đào tạo trong cơ chế mới, khẳng định được phẩm chất và năng lực, đang tích cực học tập, nâng cao trình độ có thể đối tác trong điều kiện quốc tế hoá các quan hệ kinh tế. Thứ bảy là hoạt động thương nghiệp đã góp phần đảm bảo các nhu cầu về vật tư, hàng hoá cho nền kinh tế quốc dân, quốc phòng và đời sống nhân dân. Hàng hoá trong nước phong phú, giá cả tương đối ổn định, lạm phát được kiềm chế, ngày càng có nhiều mặt hàng Việt Nam có mặt trên thị trường thế giới. Thương nghiệp góp phần tích cực vào việc phát triển sản xuất, phân công lao động xã hội, thúc đẩy các ngành đổi mới công nghệ, cải tiến cơ cấu sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho sản xuất từng bước gắn với nhu cầu thị trường bước đầu phát huy được lợi thế so sánh giữa các vùng, các miền, giữa thị trường nước ta với thị trường thế giới, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Đạt được những thành tự bước đầu rất quan trọng này là do có đường lối và chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp, tinh thần khắc phục khó khăn, hoạt động năng động của các doanh nghiệp, gắn liền với sự chuyển biến tích cực của toàn bộ nền kinh tế. 2-/ Những hạn chế của hoạt động thương mại trong thời gian qua. Bên cạnh những thành tựu và kết quả đã đạt được, thương mại nước ta vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, thiếu sót, phát sinh những vấn đề phức tạp mới, cần có chủ trương và biện pháp giải quyết đúng đắn nhằm đảm bảo định hướng của sự phát triển, phát huy những mặt tích cực và hạn chế, giảm thiểu mức tối đa những mặt yếu kém. Có thể kể đến những yếu kém khuyết điểm đó như sau: - Thứ nhất, thị trường hàng hoá và số lượng doanh nghiệp bung ra kinh doanh phát triển với tốc độ nhanh, nhưng mang nặng tính tự phát. Nếu thương nghiệp về cơ bản vẫn là một nền thương nghiệp nhỏ, tổ chức phân tán, manh mún, buôn bán theo kiểu chụp giựt qua nhiều tầng nấc, dẫn đến tình trạng ép giá đầu vào, nâng giá đầu ra ở thị trường trong nước, bị chèn ép ở thị trường nước ngoài. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong những năm qua số lượng các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh ngày càng nhều. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật của nước ta còn yếu kém, không kiểm soát được thị trường trong nước và số lượng thương nhân kinh doanh nên về cơ bản nền kinh tế nước ta đứng trước bối cảnh thị trường chưa khả quan, còn nhiều khó khăn, bất ổn định. Thị trường trong nước hiện đang mất cân đối lớn giữa cung - cầu, nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội đang suy giảm, một số hàng hoá không có khả năng tiêu thụ bị ứ đọng, tồn kho số lượng lớn (xi măng, sắt thep, than đường..) trong khi đó hàng lậu, hàng giả còn đầy rẫy, chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả. Tình hình buôn bán còn diễn ra theo kiểu từng phi vụ, vấn đề tổ chức quản lý thị trường chưa chặt chẽ, Nhà nước chưa kiểm soát được số lượng hàng hoá bày bán trên thị trường. Bên cạnh đó còn diễn ra tình trạng mất cân đối, cần phân biệt giữa quốc doanh và tư nhân. Tình hình giá cả thường xuyên thay đổi, thường xảy ra cơn sốt hàng hoá trên thị trường Nhà nước vẫn có những chính sách bảo hộ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, kém năng lực cạnh tranh, giá thành cao. Để rồi bắt người tiêu dùng và xã hội chấp nhận những hàng hoá đó với giá cao, bất lợi cho nền kinh tế. Đồng thời với chính sách bảo hộ cao, thì hoạt động buôn lậu gian lận thương mại cũng gia tăng. Việc đánh thuế nhập khẩu cao và vào một mặt hàng nào đó thì buôn lậu mặt hàng đó phát triển bởi lẽ thuế cao, thuế cao cùng các chính sách hạn chế nhập khẩu sẽ đẩy giá hàng nhập khẩu hợp phấp lên quá cao so với những mặt hàng nhập lậu cùng loại. Với ưu thế giá rẻ, chất lượng tốt, hàng nhập lậu lại quay lại cạnh tranh với chính những mặt hàng được bảo hộ sản xuất trong nước, làm cho hàng trong nước bị ứ đọng, không tiêu thụ được ( hiện tượng thừa ế 300.000 tấn đường năm 1998 của ngành mía đường là một minh chứng). Như vậy nhiều doanh nghiệp tưởng là được bảo hộ nhưng trên thực tế lại hoá ra không được bảo hộ. Vì thế đối với các doanh nghiệp, cách bảo hộ tốt nhất là phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh, giá rẻ chất lượng tốt. - Thứ hai là công tác quản lý thị trường nói chung chưa đạt được kết quả theo yêu cầu đặt ra, tình trạng buôn lậu, hàng giả, gian dối trong thương mại không những không suy giảm mà ngày càng trầm trọng. Về mặt chủ trương chính sách có lúc xem nhẹ thị trường trong nước hơn thị trường nước ngoài. Tình trạng kinh doanh không đăng ký, không chấp hành chế độ hoá đơn chứng từ, trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh còn diễn ra ở nhiều nơi. Trình độ văn minh thương nghiệp, tiêu chuẩn vệ sinh trong kinh doanh ăn uống và thực phẩm thấp. Hoạt động quảng cáo thương mại cũng như thị trường văn hoá phẩm chưa được quản lý tốt, gây tác hại đến đạo đức lối sống, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục. - Thứ ba là quản lý Nhà nước về thương nghiệp còn nhiều yếu kém, không ít tiêu cực. Chỉ đạo xuất nhập khẩu và điều hành thị trường có khuyết điểm và thiếu sót, tổ chức thu thập và xử lý thông tin để dự báo các động thái của thị trường chưa tốt, không kịp thời, bị tư thương lợi dụng đầu cơ tăng giá. Chưa hỗ trợ đúng mức cho phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước sản xuất có hiệu quả. Chưa làm tốt việc điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng, thực hiện chính sách tiết kiệm cho đầu tư phát triển, tạo ra năng lực mới, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế. Vấn đề này được xem xét một cách cụ thể như sau: + Thứ nhất, hoạt động thương mại mang nặng tính tự phát còn nhiều thiếu sót về vai trò của Sở Thương mại trong việc giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo phát triển các mặt hàng xuất khẩu, phát triển thị trường nông thôn, miền núi, thị trường nước ngoài. Sở chưa giúp nhiều được cho các doanh nghiệp chưa có cac biện pháp hữu hiệu tổ chức sản xuất kinh doanh quản lý vốn, quản lý lao động, ưl doanh nghiệp, mở rộng thị trường - Vai trò của Sở đối với các doanh nghiệp thường là hướng dẫn, nhắc nhở, góp ý...thực chất Sở không có vai trò chỉ đạo điều hành cho n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0785.doc
Tài liệu liên quan