Đề tài Tiến trình gia nhập WTO và những thách thức đặt ra đối với Việt Nam khi gia nhập WTO

Trên thực tế đã cho thấy sự tự do hoá các hoạt động tài chính, ngân hàng đã có những tác động mạnh tới thu nhập và tăng trưởng, cải thiện chất lượng và hiệu quả đầu tư; Nâng cao sự phân bổ nguồn lực theo ngành, theo thời gian và quốc tế một cách có hiệu quả. Có thể nói rằng tự do hoá tài chính là quá trình xoá bỏ các hạn chế, các định hướng hay ràng buộc trong việc phân bổ nguồn lực tín dụng. Mọi điều tiết trong quá trình phân bổ này đều được đặt trên nền tảng là cơ chế giá, tức là các định chế tài chính được quyền tự do xác định lãi suất tiền gửi, cho vay. Điều này cũng bao hàm việc xoá bỏ các mức trần lãi suất cũng như các ràng buộc khác trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Tự do hoá tài chính sẽ tạo môi trường và điều kiện mở rộng cạnh tranh trong hoạt động của các định chế tài chính, tạo lập cơ chế, một khuân khổ về đối xử bình đẳng giữa những loại hình định chế tài chính làm giảm sự can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ và các giao dịch tài chính. Tự do hoá tài chính cùng với việc xoá bỏ kiểm soát về lãi xuất và các dịch vụ tài chính, giảm thiểu tỷ lệ dự trữ bắt buộc, xoá bỏ bao cấp vốn qua chỉ định tín dụng, tự do hoá hoạt động ngoại hối, tự do hoá hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính thì việc phát triển mạnh thi trường tài chính tiền tệ được coi là điều kiện không thể thiếu trong quá trình tự do hoá tài chính. Bởi lẽ, các quan hệ tài chính, các hoạt động của các định chế tài chính thực hiện theo các tín hiệu của thị trường và được điều tiết theo các quy luật của thị trường. Nhà nước định hướng, điều tiết, can thiệp và quản lý các hoạt động của các định chế tài chính thông qua thị trường tài chính bằng các công cụ gián tiếp. Như vậy có thể nói khi quá trình tự do hoá tài chính càng cao thì vai trò của thị trường tài chính ngày càng quan trọng, và việc phát triển thị trường tài chính là điều quan trọng để thúc đẩy tự do hoá tài chính. Như vậy Việt Nam cần tổ chức lại và củng cố thị trường liên ngân hàng với cơ chế hoạt động thông thoáng, đồng thời tăng cường vai trò giám sát, điều hành hoạt động thị trường của ngân hàng nhà nước với tư cách là tổ chức và là thành viên của thị trường có khả năng kiểm soát và xử lý tình trạng mất cân đối cung- cầu về tiền tệ trên thị trường để định hướng lãi suất và tỷ giá. Việt Nam cần phát triển thị trường đấu thầu trái phiếu, tín phiếu kho bạc.

doc64 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiến trình gia nhập WTO và những thách thức đặt ra đối với Việt Nam khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam với một số nước trong khu vực(%) Tiêu chuẩn công nghệ Việt Nam Philipin Thái Lan Indonexia Malaixia Singapo 1.Nhóm công nghệ cao 2.Nhóm công nghệ trung bình 3.Nhóm công nghệ thấp 20.6 20.7 58.7 29.1 25.5 45.5 29.7 22.6 47.7 30.8 26.5 42.7 51.1 24.6 24.3 73.0 16.5 1.5 Tổng 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 (Nguồn: Hội thảo xây dựng Đề án đổi mới chính sách thuế, tín dụng nhằm phát triển khoa học và công nghệ, bài tham luận của PGS. TS. Bạch Thị Minh Huyền, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính).Đơn vị: % Ta thấy, công nghiệp là một lĩnh vực có trình độ công nghệ cao nhất trong nền kinh tế, song cũng chỉ có 20% số doanh nghiệp thuộc ngành công nghệ cao, còn tới 58.7% số doanh nghiệp thuộc nhóm công nghiệp thấp. So với các nước trong khu vực thì trình độ công nghệ của nước ta còn thấp hơn nhất là so với Singapo và Malaixia. Bảng 3: Mức độ tự động hoá và cơ khí hoá của các doanh nghiệp Việt Nam Mức độ tự động hoá và cơ khí hoá Tỷ lệ doanh nghiệp (%) 1.Tự động hoá -Hoàn toàn không có tự động hoá -Tự động hoá từ 5-10% công việc -Tự động hoá từ 11-20% công việc -Tự động hoá trên 20% công việc 21.74 4.35 16.00 43.00 2.Cơ khí hoá -Từ 30-50% công việc -Từ 51-60% công việc -Trên 60% công việc 42.00 12.00 26.00 Như vậy, mức độ cơ khí hoá và tự động hoá rất hạn chế, chủ yếu vẫn còn là thủ công nên năng suất lao động rất thấp. Bảng 4: Chỉ số chất lượng nguồn nhân lực của một số nước Châu Á và của Việt Nam (xếp hạng theo thang điểm 10 và điểm 0 là điểm thấp nhất) STT Tên nước, lãnh thổ Mức độ sẵn có lao động sản xuất chất lượng cao Mức độ sẵn có các cán bộ hành chính chất lượng cao Mức độ sẵn có cán bộ quản lý chất lượng cao Sự thành thạo tiếng anh Sự thành thạo công nghệ cao 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hàn Quốc Singapo Nhật Bản Đài Loan Ấn Độ Trung Quôc Malaixia Hồng Kông Philipin Thái Lan Việt Nam Indonexia 7.00 6.83 8.00 5.37 5.25 7.12 4.50 4.23 5.80 4.00 3.25 2.00 8.00 5.67 7.50 5.62 5.50 6.19 7.00 5.24 6.20 3.37 3.50 3.00 7.50 6.33 7.00 5.00 5.62 4.12 4.50 4.24 5.60 2.36 2.75 1.50 4.00 8.33 3.50 3.86 6.62 3.62 4.00 4.50 5.40 2.82 2.62 3.00 7.00 7.83 5.50 7.62 6.50 4.37 5.50 5.43 5.00 3.27 2.50 2.50 (Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 6, ban chấp hành Trung ương khoá 9(2002), NXB Chính trị quốc gia, H, Tr.69). Từ bảng trên, ta thấy chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Tính đến năm 2004, nước ta vẫn còn 49.3% lực lượng lao động tốt nghiệp tiểu học trở xuống. Chất lượng của nguồn nhân lực Việt Nam còn khoảng cách khá xa so với một số nước Châu Á. Bảng 5: Khả năng cạnh tranh của Việt Nam và một số nước trong khu vực năm 2002/2003 Nước Chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế Chỉ số cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam Trung quốc Nhật bản Indonexia Hàn Quốc Malaixia Thái Lan 65 33 13 67 21 27 31 60 38 11 64 23 26 35 (Nguồn: Hội thảo khoa học: Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với Việt Nam, bài “Chính sách ngành sau khi gia nhập WTO”, tr.3,4). Như vậy, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp là yếu. Theo báo cáo của toàn cầu 2002-2003 của diễn đàn kinh tế thế giới, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta xếp thứ 65/79 nước, xếp hạng chỉ số công nghệ ở nước ta rất thấp 68/79 nước, chỉ số thể chế khu vực cũng rất thấp, 62/79 nước, chỉ số môi trường kinh tế vĩ mô có khá hơn 38/79 nước, chỉ số cạnh tranh của doanh nghiệp nước ta cũng trong tình trạng rất thấp 60/79 nước, xếp hạng chiến lược và hoạt động doanh nghiệp là 69/79 nước, xếp hạng môi trường kinh doanh quốc gia là 58/79 nước, hoạt động marketing là 79/79 nước, quản lý phân phối ở nước ngoài cũng là 79/79 nước. Giá nhiều sản phẩm của ta hiện cao hơn so với quốc tế như: xi măng 15%, phôi thép 25%, giấy in 27%, phân ure 31%, mía đường 40%, xút 63%, so với khu vực thì những chỉ số này của Việt Nam nói chung là rất thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chậm. Cho đến nay nền kinh tế nước ta vẫn chủ yếu dựa vào những ngành và sản phẩm truyền thống, những ngành có hàm lượng công nghệ cao thì rất ít, năm 2004, tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp trong GDP chiếm tới 20.75%, ngành công nghiệp khai thác mỏ chiếm 10.17%, ngành công nghiệp chế biến 20.32%, trong khi đó, ngành tài chính-tín dụng chỉ chiếm 1.79%, hoạt động khoa học công nghệ 0.61%, giáo dục và đào tạo 3.27%, nền kinh tế nước ta còn thiếu quá nhiều ngành dịch vụ có chất lượng cao. Đặc biệt, trong những năm gần đây tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP liên tục giảm, năm 1995 chiếm 41,1%, năm 2000 tụt xuống 38.7 %, và năm 2004 là 38.15%. Đây là một dấu hiệu không tốt, trái với xu hướng phát triển. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, hiệu quả thấp, cơ cấu hàng xuất khẩu chậm biến đổi, tỷ lệ hàng thô và sơ chế chiếm trên 90%, lực lượng lao động trong nông nghiệp còn cao. Cơ cấu nguồn thu của ngân sách chủ yếu dựa vào nguồn thu từ việc bán tài nguyên (chủ yếu là dầu thô) và thuế nhập khẩu. Mặc dù mấy năm qua có xu hướng giảm song còn ở mức rất cao, năm 2001 là 47.4%, năm 2002 là 46.9%, năm 2003 là 45.9% và năm 2004 là 43.7%. Thứ ba: Tăng trưởng kinh tế đã góp phần làm phát triển xã hội xong còn rất nhiều hạn chế như khoảng cách giàu nghèo làm gia tăng, tình trạng thất nghiệp gia tăng. Bảng 4: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn, 2002-2004, (%) Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn 2002 2003 2004 2002 2003 2004 Cả nước 6.01 5.78 5.60 75.5 77.94 79.34 Đồng bằng sông Hồng 6.64 6.37 6.03 76.3 78.73 80.39 Đông Bắc 6.10 5.94 5.45 75.5 77.37 78.90 Tây Bắc 5.11 5.19 5.30 71.1 74.45 77.61 Bắc Trung Bộ 5.82 5.45 5.35 74.6 76.06 76.55 Duyên hải Nam Trung Bộ 5.50 5.46 5.70 75.0 77.69 79.36 Tây Nguyên 4.90 4.39 4.53 78.1 80.58 80.80 Đông Nam Bộ 6.30 6.08 5.12 75.5 78.51 81.56 Đồng bằng sông Cửu Long 5.50 5.26 5.03 76.6 78.43 78.66 (Nguồn: Điều tra lao động và việc làm 2004) Thứ tư: Chưa biết kết hợp hài hoà giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tỷ lệ tổn thất trong khai thác của ta rất cao như khai thác hầm lò tỷ lệ tổn thất là 40-60%, khai thác than lộ thiên là 10-15%, khai thác vật liệu xây dựng là 15-20%, khai thác dầu khí là 50-60%. Khâu khai thác khoáng sản đã gây tổn thất lớn, khâu chế biến còn gây tổn thất cao hơn (60-70%). Sản xuất công nghiệp với công nghệ lạc hậu, không chú ý đến các tác động của ô nhiễm môi trường. Sản xuất nông nghiệp với việc lạm dụng quá nhiều phân hoá học và thuốc trừ sâu đã làm cho đất bị thoái hoá. Như vậy, bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế đã đạt được, Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Mà để phát triển nền kinh tế một cách bền vững và lâu dài thì đây là những yếu tố sẽ gây trở ngại lớn. Từ đó đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách và biện pháp cụ thể hơn nữa trong việc xây dựng cơ sở pháp lý cũng như việc tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn, có như thế Việt Nam mới tận dụng triệt để được các nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. 2.1.3. Quá trình tự do hoá kinh tế ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Chính sách thương mại và đầu tư tạo ra nhiều chi phí lớn cho nền kinh tế. Ta có thể nhận thấy trong chính sách bảo hộ sản xuất trong nước của chúng ta trong thời gian qua chủ yếu hướng tới lợi ích của khu vực kinh tế Nhà nước. Khu vực kinh tế nhà nước vẫn còn được hưởng những đặc lợi từ độc quyền do chính sách bảo hộ đem lại. Trong khi khu vực kinh tế này luôn bị đánh giá là làm ăn kém hiệu quả thì bảo hộ như thế sẽ góp phần làm cho méo mó sự phân bổ nguồn lực của đất nước khi phát huy lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế . Rõ ràng, trong tương lai những chính sách này sẽ làm hạn chế rất nhiều đến khả năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Chưa kể là những khuynh hướng của chính phủ trong việc hình thành một số các tổng công ty lớn độc quyền trong các lĩnh vực vốn dĩ từ trước đến nay đã là siêu độc quyền như tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông. Điểm cho chính sách thương mại đã xếp loại thấp nhất là 5 điểm trong năm 2005. Các chính sách xuất nhập khẩu. Từ khi nộp đơn xin gia nhập WTO (năm 1995), nước ta đã có rất nhiều sự đổi mới trong hệ thống chính sách của mình trong đó có hệ thống chính sách xuất nhập khẩu. Đặc biệt trong thời kỳ 2001-2005 thì Việt Nam đã có những thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu được thể hiện thông qua Nghị quyết số 44/2001/NĐ-CP ngày 02/08/2001 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP và Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005. Nghị định số 44/2001/NĐ-CP và Nghị định số 57/1998/NĐ-CP đã tạo quyền chủ động cho các chủ thể tham gia xuất nhập khẩu, từ chỗ có giấy phép về vốn lưu động, về loại hình kinh doanh hay ngoài quốc doanh đến chỗ mọi thương nhân Việt Nam đều được phép xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI, của chi nhánh công ty nước ngoài, huy động các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu. Quyết định 46/2001/QĐ-TTg đã điều chỉnh lại danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp hơn, loại bỏ ngay một số mặt hàng nhập khẩu ra khỏi danh mục hàng nhập khẩu có giấy phép, xác định lộ trình loại bỏ giấy phép đối với các hàng nhập khẩu trong thời kỳ 2001-2005. Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg và Nghị định số 44/2001/NĐ-CP đã đem lại sự chuyển biến về chất cho cơ chế quản lý xuất- nhập khẩu, phù hợp với kinh tế thị trường và chế độ quản lý xuất nhập khẩu của các nước, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế những năm qua. Mặc dù đã có những đổi mới trong chính sách xuất nhập khẩu nhưng trong trong quá trình đổi mới vẫn tồn tại những mặt còn yếu kém như: Chậm ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu; Thiếu nhất quán trong công tác chỉ đạo về đổi mới xuất nhập khẩu, có thời gian lúc mở rộng lúc thu hẹp, cơ chế phân giao chỉ tiêu có lúc thiếu công khai, minh bạch, thay đổi hàng năm (từ 2001 về trước) gây khó khăn, bị động cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý; Việc bảo hộ bằng biện pháp phi thuế quá dài đối với một số mặt hàng sản xuất trong nước (đường, ôtô, thép xây dựng) đã gây tư tưởng ỷ lại, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá sản xúât trong nước, ảnh hưởng tới lợi ích người tiêu dùng; Các cơ quan quản lý/Cơ quan chủ quản vẫn còn thói quen trực tiếp can thiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, gây khó khăn, làm doanh nghiệp thiếu tự chủ trong kinh doanh; Công tác thông tin dự báo về tình hình thị trường, diễn biến của quan hệ cung – cầu và các yếu tố tác động đến giá cả chưa được tổ chức thành hệ thống, chưa phục vụ tốt hoạt động xuất nhập khẩu, làm cho doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiều thua thiệt về giá. Các chính sách về tiền lương và giá cả Nhà nước vẫn kiểm soát giá cả nền kinh tế quá sâu và theo cách thức không dự báo trước được. Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài theo đánh giá trong chỉ số tự do kinh tế hiện đang phải chi trả cho các dịch vụ độc quyền như điện nước xăng dầu, viễn thông, giá dịch vụvới mức giá cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước, mặc dù họ có nhận xét rằng chúng ta đang trong quá trình xoá bỏ các rào cản dẫn tới phân biệt các đối xử này. Ngoài ra hệ thống tiền lương chưa phản ánh trình độ thực sự của người lao động nếu so với tiền lương trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nói cách khác giá cả và tiền lương hiện vẫn chưa phản ánh đúng cung cầu trên thị trường và vẫn còn bị bóp méo đáng kể. Ngoài ra, Ban vật giá chính phủ mà hiện nay là Bộ tài chính vẫn còn tham gia đáng kể vào tiến trình định giá không những chỉ đối với các sản phẩm và dịch vụ như: Điện, viễn thông, nước, vận tải, đường không, đường sắt, mà còn lan sang các lĩnh vực khác như xi măng, sắt thép và các sản phẩm khác như dược phẩm chẳng hạn. Nhưng cái làm cho tiến trình kiểm soát của chúng ta có vấn đề và không nhận được sự đồng tình cao trong các nhà đầu tư là chính phủ vẫn còn tham gia điều chỉnh đáng đối với một số mặt hàng công nghiệp như: Thép, xi măng, điện và theo một cách thức không dự báo trước được. Nói cách khác, diện kiểm soát của chúng ta là quá dàn trải và quá sâu. Các chính sách về dòng vốn và đầu tư nước ngoài Có lẽ vấn đề chính sách trọng tâm nhất trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ngay trong năm 2005 đó là thời điểm quyết định chúng ta có được hội nhập vào WTO đúng như kỳ vọng hay không. Đó là một khẳng định với cộng đồng quốc tế việc xoá bỏ hoàn toàn những hạn chế tỉ lệ sở hữu của những nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ phải công bố công khai ngay lập tức một số rất ít các lĩnh vực nằm trong danh mục cần phải hạn chế tỷ lề nắm giữ sở hữu của người nước ngoài đó là dầu khí và an ninh quốc phòng mà thôi. Các ngành nghề khác phải được hội nhập ở mức cao nhất kể cả lĩnh vực tài chính, bưu chính viễn thông. Tuy nhiên không thể chờ đến khi nào hệ thống pháp luật của chúng ta hoàn chỉnh việc hội nhập mới ở mức cao nhất. Quá trình hội nhập chỉ có thể đi trước một bước như là một sức ép lên các nhà lập pháp. Ta càng chờ đợi thì nguy cơ tụt hậu về vốn càng xa. Các chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ chỉ là một mặt của chính sách tài khoá tiền tệ. Chính sách tiền tệ khó lòng tự chủ khi mà các tác động của chính phủ cho tăng trưởng kinh tế thông qua các khoản chi trong đầu tư vẫn còn eo hẹp. Mặt khác ai cũng biết tỉ giá và lãi suất là cặp phạm trù tương thích nhau cho nên một khi tỷ giá chưa theo kịp những tín hiệu của thị trường thì lãi suất cũng không thể tự do hoá hoàn toàn được. Trên thực tế các mức lãi suất trên thị trường vẫn chưa phản ánh đúng các quan hệ cung cầu về vốn và lãi suất ngoại tệ vẫn chưa được tự do hoá hoàn toàn. Về quyền sở hữu Nhà đầu tư mất niềm tin vào toà án trong các tranh chấp về quyền sở hữu. Điểm về quyền sở hữu của Việt Nam được hầu hết các tổ chức xếp hạng quốc tế như diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) và tổ chức xếp hạng tự do hoá kinh tế và nhiều tổ chức xếp hạng khác đánh giá rất thấp. Các tổ chức này cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn thiếu niềm tin nơi hề thống toà án Việt Nam trong việc xét xử các tranh chấp thương mại và quyền sở hữu. Họ rất mất niềm tin nơi hệ thống toà án của chúng ta và thường yêu cầu các tranh chấp xảy ra phải được đưa ra các toà án kinh tế Singapo. Điểm về quyền sở hữu thông qua chỉ số tự do kinh tế được xếp hạng thấp nhất trong năm 2005. Qua biểu đồ sau ta có thể thấy được mức độ tự do hoá của Việt Nam so với các nước trong khu vực là như thế nào: BIỂU ĐỒ MỨC TỰ DO KINH TẾ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA (tính theo thang điểm 5, điểm cao nhất là 1) Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy xu hướng tự do hoá của Việt Nam có sự chuyển biến theo hướng tích cực tuy nhiên so với một số nước trong khu vực thì Việt Nam vẫn còn kém xa. Điều này chứng tỏ hệ thống các chính sách về thương mại, hệ thống tài chính ngân hàng, quyền sở hữu, vẫn còn nhiều bất cập. Nói tóm lại, nếu chúng ta có được tự do hoá kinh tế như Trung Quốc, Campuchia và rất nhiều nước khác thì vấn đề mở cửa thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và việc gia nhập WTO của Việt Nam sẽ đơn giản đi rất nhiều. 2.2. Những nguyên nhân khách quan. Những nguyên nhân từ bên ngoài cũng có tác dộng không nhỏ tới việc Việt Nam không thể ra nhập WTO vào năm 2005. Các quốc gia đều đặt lợi ích của mình lên hàng đầu nên các cuộc đàm phán diễn ra hết sức căng thẳng và bế tắc, do lợi ích của chúng ta hoặc lợi ích của các nước bị xâm phạm. Nhất là các cuộc đàm phán với các nước kinh tế phát triển mà đại diện là Mỹ. Mỹ đóng vai trò rất quan trọng trong WTO. Nếu chưa được Mỹ chấp thuận thì việc gia nhập WTO là một việc vô cùng khó khăn. Trong khi đó các mục tiêu mà Mỹ đưa ra đối với Việt Nam lại rất cao. Mỹ đặc biệt quan tâm tới vấn đề sở hữu trí tuệ, dịch vụ. Đáng lưu ý là khi đàm phán ra nhập WTO thì Mỹ và các nước sẽ yêu cầu chúng ta cao hơn những yêu cầu trong hiệp định thương mại BTA. Việt Nam vào WTO càng muộn thì các yêu cầu càng cao hơn . Ngoài những nguyên nhân về phía Mỹ còn có sự khác biệt về chính trị giữa các nước thành viên WTO. Sự khác biệt này là một hố sâu rất lớn để các nước có thể hoà đồng để ngồi vào bàn đàm phán. Nước ta là nước XHCN khi đàm phán với các nước có nền kinh tế phát triển thì lại là các nước tư bản chủ nghĩa. Khác nhau về khoảng cách kinh tế và chính trị. Các nước khác nhau lại đòi hỏi những vấn đề khác nhau như Mehicô quan tâm không phải thuế hay dịch vụ Mehicô chỉ yêu cầu ký một hiệp dịnh về bảo hộ địa lý Chúng ta lại không thể nào đáp ứng một cách đồng bộ các điều khoản đó. Do vậy thời gian tới chúng ta nên chủ động hơn nữa về các cuộc đàm phán với Mỹ và Mexico để nước ta sớm gia nhập tổ chức này. II. ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO. 1. Việt Nam đã làm gì để đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO. Trên bước đường hội nhập ngày càng rộng mở, WTO là một cái đích mà Việt Nam đang hướng tới, đang tích cực cho việc chuẩn bị mọi điều kiện để gia nhập WTO trong thời gian sớm nhất. Để đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO, Đảng và Nhà nước ta đã nỗ lực rất lớn không những trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn tập trung cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam theo các cam kết của WTO phù hợp với điều kiện của nước ta. Năm 2003, Bộ tư pháp đã rà soát các qui định của WTO với pháp luật Việt Nam và đã nhận thấy có 263 văn bản liên quan trực tiếp đến các qui định của WTO, đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung 52 văn bản (14 luật và 9 pháp lệnh), ban hành mới 42 văn bản (14 luật và 6 pháp lệnh). Dựa vào kết quả này, Chính phủ đã đề xuất với Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị dành riêng trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phần lớn ưu tiên nhất định cho việc xây dựng những văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, tư pháp phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế trong WTO. Chính phủ cũng đã nhận thấy cần phải có giải pháp thích hợp về lý luận và thực tiễn lập pháp, lập qui theo kịp lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế kể cả giải pháp điều chỉnh về mặt chiến lược hệ thống pháp luật và tổ chức các cơ quan tư pháp Việt Nam. Năm 2003, Chính phủ đã gửi tới WTO chương trình hành động lập pháp (là một trong những nội dung quan trọng của đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam và các nước) với danh mục 31 văn bản luật, pháp lệnh cần sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới đến năm 2007, chương trình này đã gây ấn tượng tốt đối với các thành viên WTO. Từ năm 2001 đến nay, Nhà nước Việt Nam đã ban hành rất nhiều luật và pháp lệnh lớn để điều chỉnh hệ thống pháp luật nước mình ngày càng phù hợp hơn với các cam kết quốc tế, trong đó có BTA, cam kết của WTO và các cam kết khác, tuy tốc độ còn chậm so với yêu cầu mong muốn đã đặt ra nhưng cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Thứ nhất: về thương mại hàng hoá Các kết quả cụ thể điều chỉnh pháp luật thời gian qua cho thấy đã có khá nhiều văn bản qui phạm pháp luật được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung phù hợp với cam kết quốc tế và các lộ trình hội nhâp kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đáng chú ý nhất là năm 2001, Quốc hội đã thông qua luật Hải quan làm cơ sở cho việc qui định hàng loạt các vấn đề về thương mại hàng hoá. Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 21.01.2003 qui định về việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, nghị định số60/2002/NĐ-CP ngày 06/06/2002 qui định về việc xác định giá trị tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắc của hiệp định thực hiện điều VII của GATT và một số văn bản khác đã cụ thể hoá các qui định của luật Hải quan theo tiêu chuẩn của BTA/WTO. Riêng việc soạn thảo, thông qua được nghị định số 60/2002/NĐ-CP và đưa nghị định đó vào thực tiễn đã là thành công lớn của các cơ quan nhà nước Việt Nam trên bước đường hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2002, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh về MFN và NT cho phép hoạt động thương mại hàng hoá quốc tế ở Việt Nam được tiến hành thuận lợi hơn trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của pháp luật thương mại quốc tế. Các biện pháp thuế quan và phi thuế quan cũng đã được Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và các Bộ, Ngành khác tích cực điều chỉnh. Luật thuế thu nhập (sửa đổi năm 2003), luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi năm 2003) và một số văn bản qui phạm pháp luật khác đã khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong thực thi từng bước theo lộ trình các cam kết quốc tế. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, các biện pháp kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, chất lượng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu cũng được cải thiện. Trong năm 2002, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam theo các qui định WTO về tự vệ. Năm 2004, Việt Nam cũng đã thông qua pháp lệnh chống bán phá giá, pháp lệnh chống trợ cấp trong thương mại quốc tế theo các qui định của WTO. Việc ban hành các pháp lệnh này cũng góp phần thực hiện tốt hơn các qui định tương ứng của điều VI chương I/BTA. Thứ hai: Về sở hữu trí tuệ Bên cạnh những chậm trễ trong việc tham gia các công ước quốc tế được nêu trên cũng phải thừa nhận Việt Nam đã làm được khá nhiều việc trong lĩnh vực này trong thời gian vừa qua. Năm 2002, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh MFN và NT khẳng định áp dụng qui chế không phân biệt đối xử cho các tổ chức, cá nhân các nước ký kết điều ước quốc tế về vấn đề này. Vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới theo qui định tại điều 15 chương II/BTA đã được đưa vào luật Hải quan và đã có thực tiễn tốt. Tháng 5/2003 Chính phủ đã ban hành nghị định số 42/2003/NĐ-CP về bảo hộ thiết kế, bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo yêu cầu tại điều VIII chương II/BTA. Hiện tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh giống cây trồng, pháp lệnh giống vật nuôi nhằm góp phần thực thi công ước UPOV theo qui định tại điều I chương II BTA và TRIPS, WTO; Sửa đổi bổ sung các qui định của Bộ luật dân sự liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ cho phù hợp hơn với yêu cầu của BTA, WTO; Ban hành nghị định mới về tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý; Đang gấp rút xây dựng luật sở hữu trí tuệ và luật chuyển giao công nghệ. Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của BTA, TRIPS/WTO đã được xử lý cơ bản thông qua việc gấp rút xây dựng mới hoặc bổ sung, sửa đổi các Bộ luật Hình sự, Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật khác. Thứ ba: Về thương mại dịch vụ Đây là một phần có quá nhiều qui định phức tạp đối với giới lập pháp Việt Nam. Trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý, Chính Phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 20/7/2003 về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam thay thế Nghị định số 92/1998/NĐ-CP. Năm 2003-2004, Quốc hội đã thông qua luật kế toán, luật thống kê, luật xây dựng, Bộ luật tố tụng dân sự, các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, luật các tổ chức tín dụng, luật khiếu nại, tố cáo và một số luật khác đang được Quốc hội xem xét. Năm 2002-2004, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông. Trong các năm 2002, 2003, 2004, Chính phủ và các Bộ, ngành cũng đã ban hành nhiều văn bản trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ. Hiện tại nhiều văn bản khác trong lĩnh vực này cũng đang được gấp rút chuẩn bị để sớm trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét. Thứ tư: về phần phát triển quan hệ đầu tư. Hai năm vừa qua Chính phủ và các bộ, ngành đẫ làm được khá nhiều việc. Ngoài việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 6/2002 thông qua pháp lệnh MFN, NT khẳng định nguyên tắc MFN, NT trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15/04/2003 về chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Ngày 11/03/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ra quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề lao động, đất đai liên quan đến các đự án đầu tư nước ngoài cũng được xem xét. Luật Đất đai (sửa đổi) tháng 12 năm 2003 đã là bước tiến bộ lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong năm 2005, quốc hội đã thông qua một số bộ luật, có khả năng ảnh hưởng tới môi trường xã hội và kinh doanh của Việt Nam. Trong đó, Bộ Luật thương mại mới đã được thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực ngày 1/1/2006 đã giải quyết những khó khăn trong bộ luật thương mại cũ và nó đã cung cấp một cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của Việt Nam được tổ chức tốt hơn. Luật Thương mại mới sẽ có hiệu lực quản lý đối với tất cả các hoạt động thương mại ở Việt Nam. Đối với các hoạt động thương mại diễn ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, nó sẽ có hiệu lực nếu các thành viên tham gia hợp đồng đồng ý áp dụng hoặc chọn một bộ luật nước ngoài có liên quan hoặc là một hiệp ước quốc tế, phụ thuộc vào hình thức họ chọn. Bộ luật cũng có hiệu lực quản lý đối với những hoạt động phi lợi nhuận. Các hoạt động thương mại ở đây được hiể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6670.doc