Đề tài Tìm hiểu các hình thức khuyến mại và thực tiễn áp dụng

MỤC LỤC

 

A. MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 1

I. Tìm hiểu các hình thức khuyến mại 1

1. Khái niệm và đặc điểm của hình thức khuyến mại. 1

2. Các hình thức khuyến mại 2

3. Các nguyên tắc khi thực hiện các hình thức khuyến mại. 5

II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI. 5

1. Một số vấn đề về áp dụng hình thức khuyến mại giảm giá. 6

2. Hình thức khuyến mại thông qua các chương trình may rủi 9

3. Qui định về hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại gặp khá nhiều vướng mắc khi thi hành. 10

III. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI. 12

1. Sớm nghiên cứu, xem xét việc hủy bỏ quy định nghĩa vụ nộp 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng. 12

2. Sớm nghiên cứu việc hủy bỏ các qui định về hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, hạn mức về thời gian thực hiện khuyến mại. 13

3. Để đảm bảo tính trung thực về giải thưởng và chọn người trúng thưởng trong các chương trình khuyến mại mang tính may rủi,cần bổ sung qui định về trách nhiệm cá nhân của thương nhân hoặc người đại diện hợp pháp của thương nhân và trách nhiệm cá nhân của người được giao tổ chức chương trình khuyến mại. 14

C. KẾT LUẬN. 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5425 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu các hình thức khuyến mại và thực tiễn áp dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn giá: mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50 % giá của hàng hóa, dich vụ đó ngay trước khi khuyến mại ( điều 6, khoản 1 điều 9 nghị định số 37/ 2006………). Nếu hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của chính phủ cụ thể là : không được giảm giá đối với hnagf hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý giá cụ thể, không được giảm giá xuống thấp hơn mức giá tối thiểu đối với hàng hóa, dịch vụ nhà nước quy định khung giá hoặc giá tối thiểu. * Quy định về hạn mức thời gian thực hiện giảm giá: thời gian thực hiện giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 90 ngày/ năm và một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 ngày. Hạn mức này chỉ áp dụng đối với hình thức giảm giá để khuyến mại. * Quy định về hạn mức khuyến mại tính cho cả đợt khuyến mại : tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại. d - Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ. Là hình thức khuyến mại theo đó khách hàng được sử dụng phiếu mua hàng có mệnh giá cụ thể để thanh toán cho những lần mua sau trong hệ thống ban hàng của thương nhân. Phiếu sử dụng dịch vụ cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí hoặc với giá rẻ hơn theo điều kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Cũng giống như “ giảm giá” ở hình thức khuyến mại này giá trị vật chất dùng để khuyến mại không được vượt quá 50% giá trị của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trước thời gian khuyến mại và tổng giá trị của hàng hóa, đơn vị dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng được khuyến mại. e - Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi. Theo quy định tai khoản 5 điều 92 luật thương mại năm 2005: “Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố ”. Theo đó việc mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ chỉ mang lại cho khách hàng quyền dự thi chờ cơ hội nhận giải thưởng do thương nhân trao tặng. Phiếu dự thi có thể mang lại giải thưởng hoặc không mang lại lợi ích nào cho khách hàng, phụ thuộc vào kết quả dự thi của họ. Khác với hình thức khuyến mại bằng phiếu mua hàng, việc khuyến mại bằng phiếu dự thi không bị giới hạn bởi hạn mức giá trị tính theo đơn giá hàng hóa nhưng cũng phải đảm bảo quy định tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mạiCác hình thức khuyến mại mang tính may rủi như bốc thăm, cào số trúng thưởng, bóc mở sản phẩm trúng thưởng, vé số dự thưởng…được thực hiện gắn liền với việc mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ. hình thức khuyến mại này chứa đựng yếu tố thụ động, may rủi của khách hàng trong việc nhận những lợi ích do thương nhân trao tặng cho nhưng thương nhân khuyến mại lain rất chủ động trong việc chuanat\r bị cơ cấu giải thưởng, số lượng, giá trị giải thưởng, thậm chí cả địa bàn và thời gian xuất hiện giải thưởng. chính vì vậy thương nhân khuyến mại có thể lợi dụng sự may rủi có thể xảy ra gian lân về giải thưởng. f- Tổ chức trương trình khách hàng thường xuyên Ngoài ra thương nhân có thể tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí… có thể là lợi ích phi vật chất mà thương nhân dành khuyến mại cho khách hàng, cũng có thể nhằm hướng tới khách hàng mục tiêu của thương nhân. Việc thực hiện các hoạt động này cũng cần phải tuân thủ theo các quy định của Bộ thương mại. g- Các hình thức khuyến mại khác nếu được cư quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận. 3. Các nguyên tắc khi thực hiện các hình thức khuyến mại. Điều 4 Nghị định số 37/ 2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại Quy định nhằm đảm bảo các nguyên tắc khuyến mại gồm có: Trung thực, công khai, minh bạch: Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác. Không phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử giữa các khách hàng tham gia chương trình khuyến mại trong cùng một chương trình khuyến mại. Hỗ trợ khách hàng: Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến chương trình khuyến mại (nếu có). Chất lượng hàng hóa, dịch vụ: Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng dùng để khuyến mại. Không lạm dụng lòng tin: Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của khách hàng để thực hiện khuyến mại nhằm phục vụ cho mục đích riêng của bất kỳ thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân nào. Cạnh tranh lành mạnh: Việc thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch và của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Không khuyến mại thuốc chữa bệnh: Không dược dùng thuốc chữa bệnh cho người, kế cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mại. II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI. Theo Luật Thương mại 2005 của Việt Nam, các hình thức khuyến mại bao gồm: Dùng thử hàng mẫu miễn phí; Tặng quà; Giảm giá; Tặng phiếu mua hàng; Phiếu dự thi; Các chương trình may rủi; Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên; Chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí. Trong thực tế, các hình thức này được các thương nhân - doanh nghiệp áp dụng khá linh hoạt và có sự kết hợp giữa nhiều hình thức một lúc, như vừa giảm giá vừa tặng quà, vừa giảm giá vừa bốc thăm trúng thưởng, giảm giá hoặc tặng quà trong những "giờ vàng mua sắm" nhất định trong ngày (thường là giờ thấp điểm để kích thích tiêu dùng)... Giảm giá thường là hình thức được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất. Ví dụ điển hình tại Hà Nội, các hình thức khuyến mãi chính được các đơn vị, tổ chức, cá nhân áp dụng nhiều nhất là: Thẻ cào trúng thưởng, mua hàng tặng thêm quà khuyến mãi, giảm giá. Trong đó, chương trình giảm giá được nhiều người tiêu dùng quan tâm nhất. Chỉ cần dạo qua một vòng các phố chuyên kinh doanh đồ quần áo như: Phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc hoặc phố đồ gia dụng như: Hai Bà Trưng, Nguyễn Lương Bằng..., người tiêu dùng bắt gặp không ít các khẩu hiệu lớn "Sale off 10 - 30%", "Hàng đại hạ giá", "Mua hàng có quà tặng"... để thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, các hình thức khuyến mại trên thực tế còn có một số vấn đề sau ( Do hạn chế khách quan về khả năng nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề và dung lượng đề tài, nên bài viết chỉ nêu thực tiễn áp dụng các hình thức khuyến mại với một số vấn đề chủ yếu dưới đây): 1. Một số vấn đề về áp dụng hình thức khuyến mại giảm giá. Thời gian gần đây, hàng loạt chương trình khuyến mãi giảm giá được bung ra rầm rộ khắp phố phường. Nhưng không ít trong số đó chỉ là những “lời mời có cánh”, bởi rất hiếm tìm thấy món hàng có giá trị ở những nơi khuyến mãi giảm giá. Đáng lưu ý, chiêu thức khuyến mãi giảm giá không chỉ xảy ra phổ biến ở khu vực kinh doanh cá thể vốn khó quản lý, mà còn xuất hiện công khai ngay trong các siêu thị, trung tâm thương mại lớn. Theo thống kê của cơ quan chức năng và cả thông tin trên báo chí, không ít hàng hóa khuyến mãi là hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có nguồn gốc nhập lậu. Đối với hàng hóa chính hãng có chất lượng thì bịt mắt người tiêu dùng tinh vi hơn bằng cách nâng giá bán hàng hóa trong thời gian khuyến mãi lên cao hơn giá cả thực tế rồi… giảm giá. Mức giảm giá thông thường từ 50%-70%, thậm chí 80%-90%, khiến người tiêu dùng nhầm tưởng mua được giá hời, chỉ khi sử dụng mới phát hiện ra đúng là… “tiền nào, của nấy” và đành ngậm ngùi khi có trường hợp “tiền mất, tật mang”. Khi áp dụng các hoạt động khuyến mại trong thực tiễn, đã có nhiều vấn đề nảy sinh. Để tránh việc khách hàng bị thiệt hại về quyền lợi khi tham gia các chương trình khuyến mại, các nhà soạn luật đã có những chỉnh lý thích hợp để đảm bảo nguyên tắc khi thực hiện khuyến mại. Thời hạn giảm giá Nhiều doanh nghiệp khi niêm yết giá đề là giá được giảm 20% hay 30%, nhưng bảng đó được yết quanh năm, với mức giá là một con số tuyệt đối không thay đổi. Như vậy giá đó là giá bán thật, không phải là giá giảm và hành vi này được coi là lừa dối khách hàng. Bởi vậy, để tránh việc lừa dối khách hàng bằng giảm giả ảo, Nghị định 37 ngày 4/4/2006 của Việt Nam quy định: Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mười lăm) ngày. Như vậy, các doanh nghiệp vẫn có thể quanh năm thực hiện giảm giá, nhưng là sự giảm giá luân phiên từng nhóm mặt hàng mà mình kinh doanh vẫn không vi phạm quy định. Hình thức giảm giá luân phiên thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có số mặt hàng kinh doanh lớn như các siêu thị; đối với các doanh nghiệp chuyên doanh áp dụng ở mức hạn chế hơn. Mức giảm giá Để tránh việc doanh nghiệp lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ, pháp luật quy định: Mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp, vì muốn bán hàng tồn kho hoặc hết thời trang, muốn thực hiện "đại hạ giá" ở mức 60-80%. Do giá bán khuyến mại chỉ so sánh với giá "ngay trước thời gian khuyến mại" nên để thực hiện được điều này, doanh nghiệp phải chia làm nhiều chặng thời gian giảm giá (mỗi chặng có thể ngắn, hết chặng đầu có thể nâng lên cao hơn một chút và sau đó lại giảm mạnh ở chặng thứ hai) mà vẫn không trái với quy định. VÍ DỤ 1: Một chương trình khuyến mãi phạm luật? Trong dịp tết Nguyên đán năm 2010, Hãng Hàng không giá rẻ Jetstar Pacific Airlines (JPA) tung ra chương trình mua vé vào dịp giao thừa với giá 0 đồng( ) Tại Điều 6 Nghị định 37 của Chính phủ ngày 4/4/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại có quy định về "mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại". Và, khoản 1 Điều 9 Nghị định 37 cũng quy định rõ: "Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 6 Nghị định này". Như vậy, giá vé máy bay khuyến mại giảm giá không được giảm thấp hơn 50% giá vé trước thời gian khuyến mại. Nên, chương trình khuyến mại bán vé với giá 0 đồng vào đêm 30 tết của Hãng Hàng không JPA là vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại. Cụ thể là khoản 1 Điều 9 Nghị định 37. Nếu căn cứ vào khoản 5 Điều 46 Luật Cạnh tranh 2004 nêu trên, thì việc bán vé máy bay với giá 0 đồng của Hãng Hàng không JPA là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, cũng xin nói rõ nếu đây là trường hợp khuyến mãi bằng hình thức tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền, không kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thì được pháp luật cho phép. Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Trưởng ban Tuyên truyền Hội Luật gia TP HCM cho rằng: "Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 37, nếu gọi đây là chương trình khuyến mãi bán vé giảm giá thì JPA đã vi phạm pháp luật, còn xem đây là chương trình khuyến mãi tặng vé máy bay cho khách hàng và cung cấp dịch vụ không thu tiền, thì sẽ không vi phạm điều cấm của pháp luật". Thực tế, JPA đã gửi e-mail đến cho những khách hàng, trong đó có đoạn: "Chương trình khuyến mãi bắt đầu từ 00:01 ngày 14/2 và kết thúc vào lúc 12:00 ngày 14/2 hoặc khi vé được bán hết". Rõ ràng, đây là nội dung khẳng định chương trình khuyến mãi trên bán vé với giá 0 đồng dưới hình thức "lì xì" cho khách hàng. Và thực hư về câu chuyện JPA khuyến mãi 500 vé giá 0 đồng vào đêm giao thừa như thế nào vẫn đang còn là một dấu hỏi lớn từ phía hãng hàng không này. VÍ DỤ 2: VIETTEL CÓ “XÉ RÀO”, “PHẠM LUẬT”? “Chương trình “những số 6 may mắn” của Viettel Mobile được thực hiện từ 26/3/2006 đến 26/5/2006 với nội dung các thuê bao được tham gia rút thăm trúng thưởng 06 xe Innova, tặng ngay 60% cước hòa mạng và miễn phí 06 tháng cước thuê bao cho khách hàng trả sau, tặng 60% giá trị bộ hòa mạng và 25% mệnh giá thẻ cào của 06 thẻ nạp đầu tiên tiếp theo cho khách hàng trả trước, tặng 25% giá trị thẻ nạp tiền đầu tiên cho khách hàng trả trước, khóa 2 chiều trước ngày 26/3/2006.”( ) + Đối với việc tặng 60% cước hòa mạng và 60% giá trị bộ hòa mạng mà Viettel thông báo, sẽ có ý kiến khác nhau về xác định hình thức khuyến mại: là tặng quà hay giảm giá? Nếu là hình thức giảm giá thì phải thực hiện thêm qui định hạn mức giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 50% đơn giá hàng hóa, dịch vụ trước thời gian khuyến mại. Mặc dù thông báo là “tặng 60%” nhưng thực chất phải coi đây là giảm giá cước hòa mạng cho mỗi thuê bao (đơn giá hòa mạng cho mỗi thuê bao là 179.000 đồng). Nếu tính riêng hình thức này trong chương trình khuyến mại thì mức giảm giá trên đây vượt quá hạn mức tối đa mà pháp luật hiện hành cho phép. + Riêng đối với hình thức giảm giá, thời gian giảm giá tối đa cho một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ là 90 ngày/năm; mỗi đợt giảm giá không quá 45 ngày. Các hình thức khuyến mại khác không bị hạn chế về thời gian thực hiện. Đợt khuyến mại của Viettel diễn ra trong 60 ngày, nếu thực hiện đúng theo qui định của pháp luật, từ ngày thứ 46, Viettel không được giảm giá phí hòa mạng cho khách hàng, các lợi ích khác vẫn giữ nguyên theo cam kết. Trong chương trình này, Viettel Mobile đã thực hiện các hình thức: bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi (rút thăm trúng thưởng 06 xe Innova); giảm giá 60% cước hòa mạng và 25% mệnh giá thẻ nạp tiền; tặng quà bằng 06 tháng cước thuê bao. Theo qui định của pháp luật hiện hành, việc xem xét chương trình khuyến mại này có nội dung nào vi phạm hay không, sẽ gặp khá nhiều vướng mắc, đó là: - Khó có thể xác định tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, làm cơ sở xác định tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại có vượt quá 50% tổng giá trị, hàng hóa dịch vụ được khuyến mại hay không? Vì mỗi hình thức khuyến mại trong chương trình lại có đối tượng khách hàng khác nhau: việc rút thăm trúng thưởng dành cho tất cả các thuê bao đã hòa mạng từ trước đến nay, việc giảm giá tặng quà lại chỉ dành cho các thuê bao hòa mạng trong thời gian khuyến mại. - Việc xác định hạn mức giá trị vật chất tối đa dùng để khuyến mại sẽ xác định trên cơ sở tổng hợp cả ba hình thức hay xác định riêng cho từng hình thức? Pháp luật hiện hành không có qui định cụ thể về vấn đề này. - Chỉ có thể tính chính xác giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại sau khi kết thúc đợt khuyến mại trên cơ sở xác định được số thuê bao hòa mạng mới, số thuê bao được bán ra, thời gian cụ thể không thu cước thuê bao mà khách hàng sử dụng trên thực tế. 2. Hình thức khuyến mại thông qua các chương trình may rủi Hình thức khuyến mại này chứa đựng yếu tố thụ động, may rủi của khách hàng trong việc nhận những lợi ích do thương nhân trao tặng nhưng thương nhân khuyến mại lại rất chủ động trong việc chuẩn bị cơ cấu giải thưởng, số lượng, giá trị giải thưởng, thậm chí cả địa bàn và thời gian xuất hiện giải thưởng. Chính vì vậy, thương nhân khuyến mại có thể lợi dụng sự may rủi có thể xảy ra để gian lận về giải thưởng. Một chương trình khuyến mại “bật nắp chai bia trúng 06 xe Toyota Land Cruiser” liệu có đủ 06 chiếc nắp chai trúng thưởng hay không? Bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc trung thực trong hoạt động khuyến mại của thương nhân là nhiệm vụ quan trọng của pháp luật đối với hình thức khuyến mại này. Vâng, đa số các doanh nghiệp khi thực hiện các chương trình may rủi chưa trung thực và minh bạch, như yêu cầu khách hàng sưu tập đủ số nắp chai có in hình các bộ phận chiếc xe đạp để ghép thành chiếc xe sẽ có giải cao nhưng trên thực tế không phát hành đủ các nắp chai có in hết các bộ phận; hoặc thẻ cào trúng thưởng nhưng không phát hành thẻ có giải đặc biệt... Do dó, có những chương trình khuyến mại được quảng cáo với giải thưởng rất cao nhưng không có người trúng. Doanh nghiệp "câu" người tiêu dùng mua nhiều hàng để hy vọng trúng giải nhưng cuối cùng không mất chi phí giải thưởng cho khách hàng. Nhằm tránh những chương trình như vậy, pháp luật quy định: Giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được trích nộp 50% giá trị đã công bố vào ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp hạch toán khoản nộp 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại vào chi phí giá thành của doanh nghiệp.Tuy nhiên, các hình thức cụ thể của khuyến mại mang tính may rủi khá đa dạng. Do đó, một doanh nghiệp thực hiện chương trình một cách trung thực và minh bạch vẫn có thể xảy ra việc không có người trúng giải (giải cao hoặc thấp) và phải thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách. 3. Qui định về hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại gặp khá nhiều vướng mắc khi thi hành. Giá trị của hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại và hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại: Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là "Hàng hoá, dịch vụ được thương nhân dùng để tặng, thưởng, cung ứng không thu tiền cho khách hàng", tức là hàng tặng kèm khách hàng khi mua hàng. Theo quy định, giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ các trường hợp giải thưởng trúng thưởng của các chương trình mang tính may rủi. Đối với các chương trình khuyến mại của thương nhân kinh doanh dịch vụ, việc xác định hạn mức giá trị dùng để khuyến mại rất khó thực hiện. Nếu thương nhân tặng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền thì hạn mức tổng giá trị dịch vụ dùng để khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị dịch vụ được khuyến mại. Cả hai mức “tổng giá trị” này chỉ có thể xác định sau kết thúc thời gian khuyến mại. Nếu xác định vi phạm và xử lý vi phạm khi chưa hết thời gian khuyến mại sẽ không tránh khỏi bất đồng giữa cơ quan quản lý và thương nhân do mọi số liệu có thể chỉ là ước tính. VÍ DỤ: CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI SỬ DỤNG THẺ FONE&NET. Từ 24/12/2003 đến 31/1/2004, công ty cổ phần Internet một kết nối (OCI) thực hiện chương trình khuyến mại sử dụng thẻ “Fone&Net” với nội dung miễn phí tất cả các cuộc gọi từ Việt Nam đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ (Bộ thương mại đã có công văn số 6071/TM – XTTM ngày 30/12/2003), yêu cầu OCI dừng chương trình khuyến mại với lý do chương trình miễn phí cuộc gọi này vi phạm Điều 3 Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 5/5/1999 về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ triển lãm qui định giá trị hàng hóa dùng để khuyến mại không được vượt quá 30% giá trị của hàng hóa, dịch vụ trước thời gian khuyến mại (sau này, nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 qui định chi tiết luật thương mại năm 2005 về xúc tiến thương mại đã sửa đổi hạn mức này là 50% và chia ra mức tính theo đơn giá dịch vụ và theo tổng giá trị đợt khuyến mại). Cùng thời điểm đó, tức là khi đang trong thời gian khuyến mại, OCI không thừa nhận vi phạm theo kết luận của Bộ thương mại vì cho rằng họ chỉ tặng miễn phí cuộc gọi đến 20 quốc gia đã xác định trong thời gian khuyến mại, các hướng khác vẫn thu tiền theo bảng giá hiện hành (tối thiểu 1540đ/phút), trị giá đợt khuyến mại này vượt không quá 30% tổng doanh số bán ra.( ) Đặc trưng của dịch vụ là tiêu dùng ngay, do đó, khi chưa hết thời gian khuyến mại, chỉ có thể ước tính giá trị các cuộc gọi miễn phí và tổng cuộc gọi của khách hàng trong thời gian đó. Nếu như áp dụng các qui định hiện hành về hạn mức tối đa giá trị dịch vụ dùng để khuyến mại (50%) sẽ vẫn gặp phải những vướng mắc tương tự khi giải quyết vụ việc này. Ngược lại, nếu đợi hết thời gian khuyến mại mới xác định vi phạm để xử lý thì mục đích chống bán phá giá và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh khi ban hành điều luật lại không thể thực hiện được. Trường hợp thương nhân thực hiện nhiều hình thức khuyến mại trong một chương trình khuyến mại, thì việc xác định hạn mức giá trị dùng để khuyến mại cũng không đơn giản do còn thiếu cơ sở pháp lý để tính toán cụ thể. *Vấn đề cuối cùng mà chúng tôi muốn đề cập đến, đó là: Về các hình thức khuyến mại, mặc dù có bổ sung thêm mục đích xúc tiến việc mua hàng, nhưng qui định về các cách thức khuyến mại vẫn chỉ tập trung vào hoạt động xúc tiến việc bán hàng: Trong số 8 cách thức khuyến mại được qui định tại Điều 92 Luật thương mại năm 2005, chỉ có thể áp dụng hình thức tặng quà, hình thức tổ chức khách hàng thường xuyên và tổ chức các sự kiện qui định tại khoản 2, khoản 7 và 8 cho hoạt động khuyến mại để mua hàng. Trong thực tế, nếu như việc giảm giá để tiêu thụ hàng hóa có thể làm nảy sinh hiện tượng bán phá giá, thì việc nâng giá để thu, mua gom hàng cũng có thể làm xuất hiện những nguy cơ đáng kể cho hoạt động kinh doanh của thương nhân trong cùng lĩnh vực hoạt động. III. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI. 1. Sớm nghiên cứu, xem xét việc hủy bỏ quy định nghĩa vụ nộp 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng. Luật Thương Mại năm 2005 qui định : đối với hình thức khuyến mại bán hàng, cứ dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua bán hàng hóa , dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo tỉ lệ giải thưởng đã công bố thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng ( Khoản 4 Điều 96 LTM ) Mặc dù mới được ban hành nhưng qui định này đã gây phản ứng chung trong giới thương nhân. Nhiều thương nhân cho rằng qui định tại khoản 4 điều 96 LTM buộc thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thương là không đảm bảo quyền lợi của thương nhân khuyến mại. Về lý thuyết cũng như thực tế, số hàng hóa dùng để khuyến mại sẽ tương ứng với lượng hàng hóa cần tiêu thụ. Khi doanh số bán hàng không đạt dự kiến mà thương nhân lại mất chi phí dành cho khuyến mại thì rõ ràng lợi ích kinh doanh của họ đã không được bảo đảm. Ngoài ra nhiều rắc rối khác cũng nảy sinh, như hàng hóa khuyến mại là hiện vật, nộp ngân sách lại tính bằng giá trị. Giá mua, giá bán lại hiện vật đó sẽ khác nhau, chưa kể chi phí cần thiết cho việc mua, bán , quản lí hàng hóa đó. Xét về ưu điểm của qui định này, các nhà làm luật cho rằng , việc buộc thương nhân nộp 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong khi không có người trúng thưởng là giải pháp hạn chế tình trạng khuyến mại gian dối, thiếu trung thực của thương nhân về cơ cấu, số lượng giải thưởng và sự phân phối giải thưởng đến khách hàng. Tuy nhiên, khi không phải mọi thương nhân đều có hành vi gian lận thiếu trung thực về giải thưởng , khi sự trúng thưởng của khách hàng dựa trên sự may rủi thì việc còn lại giải thưởng sau khi thời gian khuyến mại hay chưa hết thời gian khuyến mại mà toàn bộ giải thưởng đã có khách hàng trúng thưởng cũng là tất yếu. Do vậy, trong quá trình thực thi pháp luật, cơ quan quản lí nhà nước về thương mại cần có biện pháp (quản lí, kiểm tra, giám sát…) để phát hiện, ngăn ngừa tình trạng gian lận về giải thưởng, kể cả việc đề xuất mức xử lí vi phạm thích đáng đối với người vi phạm. Trên cơ sở cân nhắc lợi ích và hạn chế mà điều luật mang lại, việc qui định nghĩa vụ nộp 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng không phải là giải pháp phù hợp và hiệu quả, nên xem xét và bãi bỏ. 2. Sớm nghiên cứu việc hủy bỏ các qui định về hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, hạn mức về thời gian thực hiện khuyến mại. Với mục đích ngăn ngừa hành vi bán phá giá để thực hiện cạnh tranh không lành mạnh, LTM 1997 qui định mức giảm giá tối đa là 30% giá của hàng hóa, dịch vụ trước thời gian khuyến mại. Sau khi LTM 2005 được ban hành, Nghị Định 37-2006/NĐ-CP 4/4/2006 qui định chi tiết LTM về hoạt động xúc tiến thương mại qui định hạn mức giảm giá là 50% giá của hàng hóa , dịch vụ trước thời gian khuyến mại. Ngoài ra, còn có các qui định hạn mức về tổng gía trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hạn mức về thời gian thực hiện khuyến mại bằng giảm giá là 90 ngày / năm và không quá 45 ngày cho một đợt khuyến mại. Vấn đề đặt ra là có cần thiết qui định các hạn mức tối đa trên đây hay không? Trong khi luật cậnh tranh hiện hành chỉ phòng ngừa nguy cơ bán phá giá để cạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu các hình thức khuyến mại và thực tiễn áp dụng.doc
Tài liệu liên quan