Đề tài Tìm hiểu chính sách dân số ở Trung Quốc

Ngày 1/5/2009 Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã ký ban hành Điều lệ sinh đẻ có kế hoạch đối với dân số di dộng . Trọng tâm Điều lệ quy định rõ các vấn đề quản lý và dịch vụ đối với các đối tượng này. Để quản lý dữ liệu về nhân khẩu và dịch vụ KHHGĐ, Trung Quốc quy định theo dõi rất chặt chẽ các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ. Khi đi ra khỏi địa phương mình đăng ký cư trú, phải mang theo chứng minh nhân dân và xác nhận của địa phương và tình trạng hôn nhân (chồng, con), các chế độ DS – KHHGĐ đã được thụ hưởng? Ở thành phố, người di cư được quản lý nghiêm ngặt thông qua các nhà chủ cho thuê phòng trọ. Người cho thuê nhà phải chịu trách nhiệm trước cơ quan công an và chính quyền địa phương về các đối tượng thuê phòng như đăng ký tạm trú, trình báo các giấy tờ liên quan đến tình trạng hôn nhân. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, 3 tháng một lần phải đến cơ quan dịch vụ KHHGĐ khám và tiếp nhận các dịch vụ KHHGĐ.

doc18 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4558 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu chính sách dân số ở Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cao không ngừng trình độ văn hóa, giáo dục, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho dân cư, góp phần thúc đẩy sự phát triển của con người một cách toàn diện. 3. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ KINH TẾ XÃ HỘI TRUNG QUỐC Trung quốc hiện nay là nước có số dân lớn nhất thế giới hơn 1,3 triệu người chiếm 20 % dân số của thế giới. theo những số liệu thống kê thì vào giữa thế kỉ XVIII( 1764) dân số của Trung Quốc mới có 210 triệu người. gần 100 năm sau, vào giữa thế kỉ XIX ( 1840) con số đó đã tăng lên gấp đôi: 410 triệu người nhưng đến cuối thế kỉ XX thì dân số của Trung Quốc đã vượt lên con số 1 tỷ. DÂN SỐ TRUNG QUỐC TỪ 1950 ĐẾN 2005 Đơn vị: triệu người. 1950 1960 1970 1980 1990 2000 2002 2004 2005 500 651 776 950 1.143 1.262,5 1.283 1.300,1 1.300,6 Mật độ dân số trung bình là 135 ng/km2 nhưng phân bố trên lãnh thổ rất không đồng đều. Ở những vùng có địa hình núi và cao nguyên phía Tây ( 66% lãnh thổ), dân cư rất thưa thớt ( chỉ chiếm có 33%). Trong khi đó ở những vùng địa hình thấp phía Đông ( 34% lãnh thổ) lại có tới 67% dân số cả nước. Ngay ở trong các miền núi và cao nguyên cũng có sự phân bố không đều. + Ở Tây Tạng: 1,8 ng/km2 + Thanh Hải: 6ng/km2 + Tân Cương: 9ng/km2 + Vân Nam: 94ng/ km2 + Tứ Xuyên và Quý Châu lên tới 180 ng/km2 Và nơi đông dân cư nhất là các bình nguyên Hoa Bắc, Hoa Trung ( trên 600ng/km2) và hoa nam ( 400 ng/km2 ). Đặc biệt đông đúc nhất là các thành phố lớn: Thượng Hải 2118ng/ km2, Bắc Kinh, Thiên Tân. Trung Quốc là nước có số dân di cư ra nước ngoài nhiều nhất trên thế giới. họ có mặt hầu hết ở mọi quốc gia nhưng nhiều nhất là khu vực Đông Nam Á. Hiện nay Trung Quốc có hơn 40 triệu người hoa sinh sống ở nước ngoài, phần lớn họ đi từ các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến. đa số họ là nguwoif thành công và chiếm lĩnh một số ngành chủ chốt nơi mà họ cư trú. Đây chính là động lực không nhỏ giúp nền kinh tế Trung Quốc thành công. Hiện nay do chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nên dòng người từ nước ngoài và người nước ngoài vào Trung Quốc nhiều hơn đi. Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc: 56 dân tộc. dân tộc hán có số người đông nhất chiếm 94% dân số. Mỗi dân tộc mang những nét văn hóa riêng, kinh nghiệm sản xuất và phương thức sản xuất khác nhau, điều đó tạo cho Trung Quốc có một nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. Tỉ lệ dân thành thị là 42% dân số, Trung Quốc có 700 thành phố, nhiều thành phố trên một triệu dân: Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân, Thanh Đảo, Quảng Châu…và 20.600 thành phố nhỏ với tổng số dân ở thành phố là 520 triệu người. CẤU TRÚC DÂN SỐ TRUNG QUỐC NĂM 2005 Chỉ số Số liệu vào cuối năm ( vạn người) Tỉ lệ ( % ) Dân số cả nước 130.756 100 Thành thị Nông thôn 56.212 74.544 43 57 Nam giới Nữ giới 67.375 63.381 51,5 48,5 14 tuổi 15- 64 tuổi 65 tuổi trở lên 26.504 954.197 10.055 20,3 72 7,7 4. MỤC TIÊU DÂN SỐ CỦA TRUNG QUỐC a. Hợp lý về quy mô dân số Trung Quốc phấn đấu đạt mục tiêu trung hạn từ nay đến năm 2030 ổn định quy mô dân số ở mức 1,5 tỉ người; Thành phố Nam Kinh tỉ suất sinh là 1,1. Các thành phố hiện đại ở Trung Quốc như Thượng Hải, Thẩm Quyến, tỉ suất sinh chỉ từ 0,8 đến 1,3 con. Duy trì tỉ suất sinh 1,8 con là một thách thức lớn của Trung Quốc và chủ yếu phải nhờ sự “điều hoà” từ các tỉnh miền Tây vì khu vực miền Tây sinh đẻ nhiều hơn khu vực miền Đông. b. Hợp lý về phân bố dân cư c. Nâng cao chất lượng dân sốd4. Cân bằng giới tính khi sinh e. Chăm sóc tốt người cao tuổi 5. CÁC CHÍNH SÁCH DÂN SỐ CỦA TRUNG QUỐC Độ lớn của dân số nước này không chỉ có những tác động liên quan đến Trung Quốc mà đến cả thế giới nói chung. Chính sách dân số của Trung Quốc trong hơn 25 năm qua đã góp phần làm cân bằng sự phát triển, kéo dài tiến trình dẫn đến mốc giới hạn này thêm được 4 năm. Và nếu không có sự đóng góp của chính sách một con, dân số thế giới đã có thể tăng lên đến mức 6 tỷ người chỉ không lâu sau khi loài người bước sang thế kỷ 21. Theo sự phân tích của các chuyên gia, nếu không có sự can thiệp của Chính phủ, thì hiện nay dân số Trung Quốc đã có thể vượt quá 1,5 tỷ người. Sự gia tăng dân số dẫn đến ngày càng vắt kiệt nguồn tài nguyên vốn đã hạn hẹp và điều này không chỉ là mối quan tâm của Trung Quốc mà còn của cả thế giới. Để giải quyết vấn đề này, Hội nghị Quốc tế về Dân số tại Cairo năm 1994 đã đưa ra ý tưởng thực hiện các chính sách về dân số để làm sao cho có thể duy trì một sự cân bằng giữa sự tăng trưởng dân số thế giới với sự phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường. Dân số Trung Quốc đã tăng mạnh trong giai đoạn những năm 1960 và 1970. Từ năm 1964 đến năm 1974, số công dân của nước này đã tăng với một con số gây sửng sốt: 300 triệu người. Điều này gây ra những khó khăn nghiêm trọng bởi sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước không thể đáp ứng nổi cho số lượng người gia tăng nhanh như vậy. Và nếu tốc độ gia tăng này không bị kiềm chế, một sự bùng nổ dân số sẽ làm tổn hại đến nền thịnh vượng của nhiều thế hệ tương lai sau này. Chính vì vậy mà Trung quốc đã đưa ra rất nhiều chính sách để phát huy thế mạnh cũng như những hạn chế do dân số đem lại. 5.1. Chính sách một con Ngay sau khi thành lập nước năm 1949, bộ y tế Trung Quốc đã có cố gắng giám sát sự gia tăng dân số nhưng cố gắng này chỉ tác động đến số số sinh. Đầu thập niên 60, tại cuộc vận động đầu tiên, Trung Quốc đã đặt ván đề hôn nhân muộn (cưới muộn). Năm 1964, ở trung ương và một số địa phương thành lập văn phòng kiểm soát dân số ( kế hoạch hóa gia đình). Đến cuộc vận động thứ hai, giai đoạn 1963- 1966 ở thành phố tỉ suất sinh đã giảm một nữa. Trong những năm 1972-1973, Đảng Cộng Sản Trung Quốc nhấn mạnh việc giám sát dân số, thành lập nhóm công tác trong hội đồng nhà nước. Năm 1973 Mao Trạch Đông đã kí thảo thuận giám sát gia tăng dân số, thỏa thuận này tiếp tục có giá trị sau khi cả Mao Trạch Đông chết ( 1976). Giữa thập niên 70 của thế kỉ XX, quy định quy mô gia đình tối đa ở thành phố là 2 con, ở nông thôn là 3-4 con. Lo ngại trước “làn sóng” sinh đẻ này, Trung Quốc đưa ra chính sách “một cặp vợ chồng chỉ sinh một con”. Năm 1984, Trung ương Đảng  Cộng sản Trung Quốc ra chỉ thị, nêu rõ quan điểm “ mở cửa nhỏ, đóng cửa lớn”. Các cặp vợ chồng ở nông thôn, nếu sinh con đầu lòng là gái thì được sinh con thứ 2. Còn ở thành thị mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh duy nhất một con. Các dân tộc ít người được sinh thêm con thứ hai hay con thứ ba theo quy định cụ thể. Chính sách kiểm soát quy mô dân số ở Trung Quốc từ đó đến nay được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, với những quy định chặt chẽ và vận dụng linh hoạt ở từng địa phương. Hiện nay hầu hết dân cư ở đô thị Trung Quốc thực hiện chính sách một cặp vợ chồng chỉ sinh một con duy nhất. Các khu tự trị như Tân Cương được sinh  từ 2- 3 con. Riêng Tây Tạng không hạn chế số con. Đối với các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10 triệu người, mỗi cặp vợ chồng được sinh từ 2- 3 con. Mỗi tỉnh ở Trung Quốc có điều lệ riêng về sinh đẻ có kế hoạch. Có tỉnh áp dụng: Nếu một trong hai người là con một thì cặp vợ chồng đó được sinh con thứ hai chính sách mỗi gia đình chỉ có một con được thực hiện cho 1,2 tỉ dân đến năm 2000. người ta nhận thấy rằng 4 mục tiêu hiện đại hóa của Trung Quốc sẽ rất ít giá trị nếu việc gia tăng dân số không được kiểm soát nên chính sách này vẫn duy trì đến nay. Chính sách này tác động đến mức sinh rõ rệt và đem lại hiệu quả thiết thực nhưng đã để lại nhiều hậu quả lớn. 5.2 Xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm chính sách dân số Tại Phúc Kiến, với những gia đình vi phạm chính sách dân số sẽ phải nộp một khoản tiền gọi là “Trưng thu xã hội phụ dưỡng phí”. Đây là số tiền để sau này chăm sóc cho đứa trẻ được học hành (bởi hiện nay Trung Quốc đã phổ cập giáo dục hệ 9 năm miễn phí). Mức trưng thu bằng 3 lần thu nhập bình quân đầu người ở địa phương ấy trong năm trước đó (trước khi xảy ra hành vi sinh sản không đúng quy định). Mức thu tính cả hai vợ chồng. Với những gia đình giàu có, sẽ phạt theo mức thu nhập thực tế. Ví dụ như: Bà Mai ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc có bốn người con và chỉ con út là trai. Tháng 4-2007, cán bộ kế hoạch hóa gia đình đến nhà bà. “Tôi từ chối tiếp và đóng cửa lại, nhưng họ đã phá cửa vào nhà”. Bà bị phạt lần thứ hai với mức 1.500 nhân dân tệ, sau khi bị phạt 200 nhân dân tệ năm 2006. Chồng bà làm việc tại một xưởng gạch và hai vợ chồng bà chỉ kiếm được mỗi năm khoảng 3.000 nhân dân tệ. Ngoài việc phạt tiền, những người thực hiện hành vi giúp thai phụ siêu âm xác định giới tính thai nhi còn bị tịch thu phương tiện... Nếu là viên chức nhà nước sẽ bị cách chức, khai trừ. Vi phạm quá 3 lần sẽ bị khởi tố hình sự. Năm 2007 có 40 bác sĩ bị phát giác. Ngoài việc bị đuổi việc, phạt hành chính, các bác sĩ này còn bị đăng tên, chụp ảnh công bố rộng rãi trên các phương tiện báo chí truyền thông. Khi người thầy thuốc thực hiện nạo phá thai, phải có 2 lý do: Thứ nhất là lý do y tế và thứ 2 là vi phạm chính sách dân số (có xác nhận của cơ quan dân số) và chỉ cho phép nạo phá thai dưới 14 tuần. Đối với những trường hợp nạo phá thai vì lý do giới tính, khi bị phát hiện thì người phụ nữ (ở nông thôn) 5 năm sau mới được sinh nở lần thứ hai. Với biện pháp này, Trung Quốc đang dần dần khắc phục việc phá thai khi biết là con gái, dẫn đến sự mất cân bằng giới tính trầm trọng hiện nay của dân số Trung Quốc. 5.3 Chính sách khen thưởng Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp như  gắn các lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế với việc khuyến khích người dân sinh con gái như  phân đất, cải tạo nhà ở nông thôn, ưu tiên quyền lợi trong học hành, phụ cấp cho cha mẹ.... Thưởng tiền cho ai báo tin về những hành vi vi phạm. Trung Quốcđã áp dụng nhiều chính sách ưu tiên trẻ em gái, học sinh nữ, nâng cao vị thế của phụ nữ . Các đôi vợ chồng một con nhiều lợi ích thiết thực như: tiền thưởng, qũy hưu trí và một hệ thống an sinh xã hội tốt hơn. Nông dân, những người vốn thích con trai hơn con gái, sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi về nhà ở nếu họ thực hiện chính sách một con. Ngoài ra, họ còn nhận được những thuận lợi khi tìm kiếm việc làm. Từ 2007, các bậc cha mẹ trên 60 tuổi mà chỉ có một con, hay hai con gái, sẽ được hưởng trợ cấp 600 Nhân dân tệ, tức khoảng 76 đôla Mỹ, một năm. Số tiền này tương đương 1/5 thu nhập bình quân cả năm của một nông dân Trung Quốc. Hiện nay chính quyền trung ương đang tiến hành một chương trình thí điểm ở các vùng nông thôn Trung Quốc, trong đó trợ cấp cho mỗi gia đình có cha mẹ trên 60 tuổi nhưng vẫn chỉ có một con hoặc có 2 con gái là 50 NDT (6 USD) một tháng. Số tiền này nhằm làm giảm bớt nhu cầu có nhiều con, do những người dân ở các vùng nông thôn thường có xu hướng muốn có thêm nhiều con để sau này chúng phụng dưỡng cha mẹ già. 5.4 Chính sách đổi hướng và đầu tư cho công tác dân số Có thể chia làm 3 tầng nấc  trong dịch vụ KHHGĐ như sau: Mức 1: Cung cấp dịch vụ KHHGĐ đơn thuần như  đơn thuốc, phẫu thuật, nạo phá thai, cấp phát thuốc tránh thai, bao cao su... Mức 2: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục và đào tạo cán bộ; thông tin tư vấn bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em; chữa trị vô sinh và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục; nâng cao sức khỏe sinh sản cho toàn dân. Mức 3 (áp dụng từ năm 2006): Thử nghiệm bước đầu tại 2 tỉnh dịch vụ KHHGĐ tổng hợp. Lấy gia đình làm đơn vị cơ bản. Ngoài các dịch vụ như mức 2, bổ sung thêm dịch vụ chăm sóc người già, đặc biệt quan tâm những người thực hiện chính sách con một nay đã bắt đầu vào tuổi già. Dự kiến đến năm 2010, mức 3 này sẽ được áp dụng trong toàn quốc. Mô hình dịch vụ DS - KHHGĐ đi từ hình thức đơn giản như phòng tránh thai đến mức cao hơn như khống chế mức sinh, nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe toàn dân, tiến tới tổ chức các dịch vụ tổng hợp chăm sóc sức khỏe gia đình. Hệ thống tổ chức DS – KHHGĐ từ Trung ương đến xã phường, tổ dân cư, thôn bản ở Trung Quốc là bộ máy quản lý nhà nước khổng lồ với 1,2 triệu cán bộ công chức; 6 triệu người trực tiếp làm công tác dân số (cả cán bộ trong biên chế nhà nước và ký hợp đồng lao động); Nếu tính cả đội ngũ cộng tác viên, cả nước có 94 triệu người tham gia hoạt động này. Mạng lưới hoạt động trong lĩnh vực dân số  có mặt trên 92% diện tích đất nước và dịch vụ DS – KHHGĐ bao phủ 80% lãnh thổ Trung Quốc. Trong thời gian bùng nổ dịch SARS ở Trung Quốc, chỉ có mạng lưới DS – KHHGĐ là nắm được sâu sát toàn bộ tình hình dân cư, trong khi lực lượng công an và hệ thống các bộ, ngành, đoàn thể khác không thể nào nắm được. Cũng chính vì vậy mà mạng lưới DS – KHHGĐ đã trở thành bộ máy kiểm soát hữu hiệu nhất các biến động dân số ở Trung Quốc trong tình hình nóng bỏng hiện nay. Cung cấp dịch vụ KHHGĐ miễn phí. 5.5 Chính sách đối với số dân di động: Ngày 1/5/2009 Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã ký ban hành Điều lệ sinh đẻ có kế hoạch đối với dân số di dộng . Trọng tâm Điều lệ quy định rõ các vấn đề quản lý và dịch vụ đối với các đối tượng này. Để quản lý dữ liệu về nhân khẩu và dịch vụ KHHGĐ, Trung Quốc quy định theo dõi rất chặt chẽ các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ. Khi đi ra khỏi địa phương mình đăng ký cư trú, phải mang theo chứng minh nhân dân và xác nhận của địa phương và tình trạng hôn nhân (chồng, con), các chế độ DS – KHHGĐ đã được thụ hưởng? Ở thành phố, người di cư được quản lý nghiêm ngặt thông qua các nhà chủ cho thuê phòng trọ. Người cho thuê nhà phải chịu trách nhiệm trước cơ quan công an và chính quyền địa phương về các đối tượng thuê phòng như đăng ký tạm trú, trình báo các giấy tờ liên quan đến tình trạng hôn nhân. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, 3 tháng một lần phải đến cơ quan dịch vụ KHHGĐ khám và tiếp nhận các dịch vụ KHHGĐ. Chính sách: “3 có”, “4 đồng” và “1 cơ bản”, “ 3 nhất thể hoá” trong quản lý dân số di động - 3 có: Có cơ quan quản lý; Có nhân lực quản lý; Có tài chính để quản lý. 4 đồng: Đồng chính sách quản lý; Đồng dịch vụ KHHGĐ; Đồng chế độ giáo dục; Đồng kiểm tra kiểm soát. 1 cơ bản: Cơ bản thiết lập các cơ sở pháp lý quản lý người nhập cư. 3 nhất thể hoá: Thông tin hoá; Quy chuẩn hoá; Pháp trị hoá, cụ thể là: - Thông tin hoá: Là mạng lưới kết nối thông tin về dữ liệu người nhập cư ở nơi thường trú với nơi cư trú, nhằm tổ chức dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tốt hơn; tránh tình trạng sinh thêm con ngoài quy định trong quá trình di chuyển. - Quy chuẩn hoá: Là quy chuẩn mạng thông tin; quy chuẩn cách quản lý; quy chuẩn đội ngũ cán bộ; quy chuẩn cách thức phục vụ người dân; quy chuẩn hoá các hoạt động nghề nghiệp để người di cư không có cơ hội vi phạm pháp luật. - Pháp trị hoá: Tất cả mọi hoạt động xã hội đều thực thi trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Mặc dù có luật chung nhưng mỗi tỉnh lại có một điều lệ khác nhau. Làm sao để điều lệ không mâu thuẫn với luật mà vẫn thích hợp với tình hình thực tế địa phương.  5.7 Các chính sách khác Thứ nhất Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện chính sách “Bốn không đổi”: Dân số là Quốc sách; người đứng đầu (bí thư, chủ tịch địa phương) phải chịu trách nhiệm chính về công tác dân số; tổ chức bộ máy không thay đổi; luôn sáng tạo trong hình thức tổ chức công tác dân số. Bên cạnh đó, mặc dù Trung Quốc cải cách, sáp nhập các bộ, ngành rất nhiều, nhưng bộ máy làm công tác dân số không thay đổi. Chế độ đãi ngộ với những người làm công tác dân số của họ cũng rất cao. Thứ hai là, tuyên truyền giáo dục về bình đẳng nam, nữ; giáo dục Tại Trung tâm chăm sóc người cao tuổi về biện pháp tránh thai; giáo dục về chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó có những chính sách ưu tiên, ưu đãi để người dân biết và đòi hỏi về quyền lợi của mình; giáo dục về hôn nhân và sinh đẻ. Thứ ba là, cung cấp dịch vụ chu đáo và tổng hợp. Thứ tư là, quan tâm ích lợi của việc sinh đẻ. Trong giải pháp này có 5 chính sách cụ thể. Một là “làm giàu”. Với những cặp vợ chồng thực hiện đúng chính sách dân số sẽ được ưu tiên vay vốn, phát triển kinh tế, được nhà nước ưu tiên mua các sản phẩm làm ra. Hai là “an cư”. Nhà nước ưu tiên cho vay tiền mua, xây nhà. Nếu bị thu hồi đất phục vụ dự án, gia đình nào có 1 con gái sẽ được tính thêm 1 suất đền bù; ở một số huyện của Phúc Kiến, nhà nước đã xây nhà miễn phí cho những hộ chỉ có 1 hoặc 2 con gái. Ba là “thành tài”. Hiện ở Trung Quốc, các gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con gái, khi thi vào cấp III thì được cộng điểm, vào đại học thì được miễn học phí. Thứ năm là “đảm bảo”. Với những gia đình có 1 – 2 con gái ở nông thôn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế ưu đãi (các huyện nghèo được miễn phí 100%). Cha mẹ sinh con gái mỗi tháng 80 tệ/người (khoảng hơn 200.000VND). Thứ sáu là “tình thương”. Cán bộ công chức tại địa bàn từ cấp phó phòng trở lên phải giúp đỡ gia đình có con gái ở nông thôn bằng cách nhận các cháu làm con nuôi. Trung Quốc đã áp dụng chính sách dân số không phải với tất cả các vùng đều như nhau mà áp dụng riêng cho từng hoàn cảnh. Ngay từ khi bắt đầu, các nhóm dân tộc thiểu số và người Tibet với dân số không tới 10 triệu người không bị bắt buộc phải tuân theo chính sách kế hoạch hóa gia đình. Hiện Trung quốc áp dụng chính sách “một con rưỡi”. Tức là ở thành phố chỉ được sinh 1 con, ở nông thôn nếu con đầu là gái thì được sinh con thứ hai, nếu là con trai thì thôi. Một số thành phố hiện nay ở Trung Quốc đã bắt đầu cho phép sinh con thứ hai tùy thuộc vào từng hoàn cảnh nhất định với mục đích là để giảm nhẹ áp lực của một xã hội già hóa trong tương lai. Chính phủ ở Bắc kinh đã áp dụng chính sách này sau nhiều thập niên dân số tăng mạnh dưới thời Mao Trạch Đông, dựa theo chủ trương gọi là ‘người đông dễ làm việc’ Như vậy chính sách dân số của Trung Quốc đã chuyển hướng trọng tâm từ chỗ chỉ chú trọng vào con số sang việc tìm ra các phương thức để nâng cao đời sống và nhận thức của những người dân, đây cũng là chủ trương của Hội nghị Dân số Cairo. Kết quả là nhận thức về chính sách này trongcông chúng đã dần dần tăng lên. Ngoài ra Trung quốc còn phát triển kinh tế nong thôn theo hướng công nghiệp hóa nông thôn, xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp nâng cao đời sống, từ đó làm thay đổi quy mô gia đình nhỏ hơn, tác dụng tăng tuổi két hôn ở phụ nữ và nam giới, nâng cao mức độ nhận về luật dân số của đất nước. Giới chức Trung Quốc (26/5/ 2009) đã tuyên bố, chính sách 1 con của nước này sẽ không được áp dụng đối với các gia đình mà đứa con duy nhất của họ đã chết, bị thương nặng hay trở thành tàn tật sau trận động đất khủng khiếp hôm 12/5 vừa qua. Các gia đình này có thể được cấp một giấy chứng nhận để cho phép họ có thể có một đứa trẻ khác, Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hoá gia đình tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên cho biết. 4. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH DÂN SỐ Tác động tích cực Trong vòng 5 năm qua, Trung Quốc đã thành công trong việc giảm tỷ lệ sinh và tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên từ 14,3 phần ngàn và 7,58 phần ngàn năm 2000 xuống còn 12,29 phần ngàn và 5,87 phần ngàn năm 2004. Ví dụ Năm 2005 số người sinh ra là 16,17 triệu người, tỉ suất sinh là 12,4 Ê, số người chết là 8,49 triệu người, tỉ suất tử là 6,51 Ê; tỉ suất gia tăng tự nhiên là 0,59 Các chuyên gia dân số học ở Trung quốc cho rằng chính sách một con đã mang lại kết quả rất tốt đẹp –đó là dân số cả nước hiện nay chỉ ở mức 1 tỉ 300 triệu người, thay vì 1 tỉ 700 triệu người nếu không áp dụng chính sách một con. Theo tường thuật hôm 17 tháng 9 của Tân hoa xã, Trung Quốc hiện là một trong những nước có sinh suất thấp nhất thế giới – mỗi cặp vợ chồng bình quân có 1,5 con, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 5,8 của 30 năm trước. So với Việt Nam tỉ suất sinh của Trung Quốc đạt 5,92%o (Việt Nam là 17,2%o). Tổng tỉ suất sinh của Trung quốc là 1,5 con, của chúng ta là 2,08 con (số liệu đến năm 2008). Như vậy, Trung Quốc đã đạt dưới mức sinh thay thế. Chính sách một con cũng đang thay đổi quan niệm về chữ hiếu. Trước đây đa số người già Trung Quốc thích được con cháu chăm sóc tại nhà và những người đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão thường bị xem là bất hiếu. Nhưng hiện nay nhiều người con một buộc phải chọn giải pháp đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão do không đủ thời gian phụng dưỡng mẹ cha. 4.2.Tác động tiêu cực Nhiều chuyên gia y tế, xã hội và kinh tế ở Trung quốc, cũng như ở các nước khác, nói rằng chính sách một con đã mang lại nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng: a. Nạn phá thai Những vụ cưỡng bách phá thai hoặc triệt sản xảy ra rất thường xuyên, đặc biệt là ở vùng nông thôn, nơi mà nhiều viên chức đã áp dụng những biện pháp quá khích và tàn nhẫn để đạt được chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình. Tin tức báo chí cho biết: hồi trung tuần tháng 9 vừa qua, giới hữu trách tỉnh Sơn Đông đã bắt giữ và cách chức nhiều viên chức của thành phố Lâm Yi vì những người này đã có những hành vi bất hợp pháp -- như đánh đập, bắt bớ trái phép, và cưỡng bách triệt sản -- trong khi thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình. Theo ước tính của ông Trình Quang Thành, một người mù chuyên tranh đấu cho quyền lợi của dân nghèo và đang bị giam lỏng, chỉ riêng ở huyện Lâm Yi đã có 120 ngàn người là nạn nhân của những vụ cưỡng bách phá thai hoặc triệt sản. Ví dụ như: . Chị Yu Lian, 28 tuổi có hai con, sống tại một làng nhỏ thuộc huyện Bobai, tỉnh Quảng Tây. “Mùa xuân năm 2007, khi đang đi dạo trên đường, tôi bị đưa đến bệnh viện để triệt sản”. Sau hai giờ, chị được cho về nhà với 300 nhân dân tệ bồi dưỡng. Cán bộ tỉnh Quảng Tây thi hành lệnh của chính phủ trung ương lấy cớ khám phụ khoa sẽ phát hiện, phạt tiền và buộc phá thai. b. Mất cân bằng giới tính Tương tự như nhiều nước khác ở Á châu, vấn đề nối dõi tông đường và quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn khá phổ biến ở Trung quốc. Vì vậy, chính sách một con đã mang lại một hậu quả vô cùng tàn khốc là có rất nhiều phụ nữ Trung quốc đã phá thai khi biết được họ sắp sinh con gái. Trong những năm gần đây, giới hữu trách Bắc kinh đã áp dụng lệnh cấm xét nghiệm phái tính của thai nhi để tìm cách ngăn chận tệ nạn này, nhưng theo các nhà quan sát, biện pháp này không mang lại hiệu quả nào. Gia đình từ bỏ bé gái sau khi sinh ra. Các trại cô nhi mà chúng tôi đến thăm thường có đến 90% là trẻ gái. Việc trọng nam khinh nữ cũng là một nguyên nhân ít con gái. Việc giết trẻ gái sơ sinh cũng còn xảy ra nơi này nơi nọ. Theo các số liệu của chính phủ Trung quốc, tỉ lệ bé trai – bé gái hiện nay là 117 – 100, cao hơn nhiều so với tỉ lệ bình quân của thế giới là 100 – 105. Các chuyên gia cho rằng tình trạng mất quân bình giới tính này sẽ mang lại những hậu quả cực kỳ nguy hiểm về mặt xã hội, bởi vì trong những năm tới đây sẽ có vô số thanh niên Trung quốc không tìm được người phối ngẫu.  c. Dân số đang có nguy cơ già hóa: Hiện nay, số lượng những người già trên 60 tuổi ở Trung Quốc chiếm khoảng 11% trong 1.3 tỷ dân số toàn quốc. Với đà gia tăng này, vào năm 2050, số lượng những người già trên 60 tuổi ở Trung Quốc sẽ chiếm 31% tổng dân số toàn quốc. Theo báo cáo của Boston Globe vào ngày 2 tháng Giêng năm 2007, tại Trung Quốc, số lượng người già trên 60 tuổi gia tăng trên 6 triệu người mỗi năm. Trong lúc đó, các Viện Dưỡng Lão ở Trung Quốc chỉ đủ sức chứa khoảng 1.5 triệu người. Hơn nữa, hầu hết các người già ở Trung Quốc đang trong tình trạng nghèo nàn, có rất ít tiền tiết kiệm, hoặc thiếu nơi cư ngụ. Trong lúc đó, khả năng của Nhà Nước Trung Quốc để lo lắng các dịch vụ chăm sóc phục vụ hay trợ cấp cho những người già này cũng rất đáng nghi ngờ. Tờ Washington Post cũng báo cáo vào ngày 22 tháng 12 năm 2006 cho biết rằng, hiện nay số người già tại Trung Quốc gia tăng rất nhanh, có rất nhiều trường hợp cha mẹ già bị con cái bỏ rơi tại các bệnh viện mà không ai chăm sóc, và cũng có nhiều trường hợp cha mẹ đâm đơn kiện cáo con cái bỏ rơi không chăm lo nuôi dưỡng. d. các hậu quả đối với trẻ em: - Nạn béo phì: Thống kê toàn quốc về thể chất và sức khỏe trẻ em trong độ tuổi đến trường của Trung Quốc cho thấy: số trẻ béo phì trong độ tuổi 7-18 tăng gấp 4 lần, số trẻ thừa cân tăng gấp 28 lần trong 15 năm, từ 1985 đến 2000. Các nhà khoa học cho biết hầu hết trẻ béo phì sẽ tiếp tục duy trì tình trạng béo phì đến khi trưởng thành, 70% trẻ dư cân tiếp tục dư cân hoặc chuyển sang mức trầm trọng hơn là béo phì khi thành người lớn. - Trẻ em Trung Quốc bị "bán" vì kế hoạch hóa gia đình Hàng chục bé gái ở phía nam Trung Quốc bị bán ra nước ngoài vì bố mẹ không thể nộp phạt do vi phạm Luật kế hoạch hóa gia đình. Một cuộc điều tra của hãng Southern Metropolis News cho thấy khoảng 80 cháu gái ở một tỉnh đã được bán cho người nước ngoài với giá khoảng 3000 USD. Những đứa trẻ này bị bán đi do bố mẹ chúng không thể chi trả số tiền phạt quá cao vì sinh nhiều con. Nạn bắt cóc trẻ em và buôn bán trẻ em: Một đôi vợ chồng Côn Minh, tỉnh Vân Nam đang đi chầm chậm trên đường, tay cầm mấy tờ apphich, mặt lộ vẻ buồn bã. Ông Wang Weimin và vợ Luo Wuyan đã mất con gái tên Ai Tiểu Hoa. Bà mẹ vừa khóc vừa kể: “Con tôi bị bắt cóc cách đây bốn ngày trong vườn trẻ quận Fude”. Bà dán tờ apphich tìm con dưới một tờ khác của một người tìm con trai mất tích. Dán tờ rơi tìm con: Nhiều gia đình không ngần ngại mua một bé trai thay vì mang thai sau khi đã sinh con gái đầu lòng. Họ sợ sẽ sinh con gái nữa và phải nộp phạt. Nhưng không chỉ các bé trai bị bán, trẻ gái cũng bị bắt cóc để bán cho các gia đình muốn kiếm vợ tương lai cho con trai họ. Tập tục này gọi là Tong Yang Xi, nghĩa là “bạn đời cho con tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐịa hình và khoán sản liên ban nga.doc
Tài liệu liên quan