Đề tài Tìm hiểu môi trường kinh doanh của tổng công ty thép Việt Nam

+ Công ty cần tích cự hơn trong công tác thu hồi các khoản nợ phải thu, dặc biệt là nợ từ khách hàng. Tính tới ngày 31/12/04 khách hàng còn chiếm dụng 27.476.927.273 đ doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Đây là một số tiền đáng kể so với tổng số vốn của Tổng công ty. Do đó công ty phải có biện pháp thu hồi đầy đủ, kịp thời vốn lưu động.

+ Vốn băng tiền của công ty rất quan trọng, nó đóng vai trò như một phương tiện chuyên chở các yếu tố đầu vào tham giá quá trình lưu thông. Vốn bằng tiền là phương tiện thanh toán có tốc độ chu chuyển nhanh, tuy nhiên nếu dự trữ vốn bằng tiền quá ít sẽ làm giảm khả năng thanh toán, đặc biệt là thanh toán nhanh của Công ty, do đó sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao. Công ty cần tăng mức dự trữ vốn bằng tiền với mức hợp lý nhất để để đáp ứng tình hình thanh toán và không gây ứ đọng vốn.

 

doc81 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu môi trường kinh doanh của tổng công ty thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty bị chiếm dụng là 1.607.487.600.233 VNĐ và vốn đi chiếm dụng là 1.013.717.541.009 VNĐ, năm 2003 vốn bị chiếm dụng là 2.175.267.573.087 VNĐ, vốn đi chiếm dụng là 1.283.855.143.351 VNĐ, năm 2004 vốn bị chiếm dụng là 1.746.440.931.236 VNĐ, vốn đi chiếm dụng là 1.615.726.683.224 VNĐ.Có thể thấy năm 2003 là năm Tổng công ty bị chiếm dụng nhiều vốn nhất, nợ tồn đọng quá nhiều, khả năng thu hồi nợ là rất khó khăn, nhiều khoản nợ lại không thể đòi. Mặc dù đã tăng cường đi chiếm dụng vốn ở những đơn vị khác, nhưng khoản vốn bị chiếm dụng lại tăng cao hơn rất nhiều gây nên khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Sang năm 2004 Tổng công ty đã có những cố gắng thiết thực và đã dần cân đối được mức vốn bị chiếm dụng và mức đi chiếm dụng. Bằng cách tăng cường đi chiếm dụng vốn ở các đơn vị khác hơn các năm trước, đồng thời có những biện pháp cụ thể đã giảm mạnh các khoản bị chiếm dụng, tạo nên mức cân bằng đảm bảo khả năng thanh toán công nợ đối với Tổng công ty. 3. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản 3.1 Phân tích cơ cấu tài sản Căn cứ vào số liệu trên BCĐKT của Tổng công ty Thép Việt Nam, ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản (Phụ lục 5) Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy tổng tài sản năm 2004 so với năm 2003 tăng lên 2.795.134.133.005 VND, với số tương đối tăng tương ứng là 65,88% (đạt 165,88%) chứng tỏ quy mô tài sản của Tổng công ty đã tăng lên. Trong đó, năm 2003 TSCĐ và ĐTDH chiếm 33,81%, TSLĐ và ĐTNH chiếm 66,19%; năm 2004 TSCĐ và ĐTDH đã tăng lên 47,45%. Điều này chứng tỏ không những quy mô của tài sản tăng mà cơ cấu giữa TSCĐ và TSLĐ cũng ngày càng cân đối. Cụ thể: hVề TSLĐ và ĐTNH năm 2004 tăng 594.327.607.848 VND với số tương ứng tăng là 14,01% . Điều này là do: + “Vốn bằng tiền” của Tổng công ty giảm 182.775.896.348 VND tương đương giảm 4,31% trong đó nguyên nhân chủ yếu là do “tiền gửi Ngân hàng” giảm 183.900.504.993 VND (254.522.598.226-438.423.103.219).Điều này làm giảm khả năng thanh toán đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty. + “Các khoản phải thu” cũng giảm so với năm 2003 là 298.218.589.202 VND tương đương giảm 7,03%. Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản năm 2003 là 31,14% , năm 2004 là 18,44%. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản do vậy việc thay đổi các khoản phải thu cũng ảnh hưởng đến cơ cấu của tài sản. Đây là biểu hiện tốt trong quan hệ thanh toán làm vốn chu chuyển nhanh hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do giảm các khoản “phải thu của khách hàng” và “trả trước cho người bán”: -  Các khoản “phải thu của khách hàng” năm 2004 giảm 188.616.777.104 VND, số tương đối 14,36%. Đây là những nỗ lực lớn của Tổng công ty trong việc thu hồi công nợ của khách hàng. Tuy nhiên số phải thu của khách hàng vẫn còn khá cao, Tổng công ty cần phải có kế hoạch cụ thể để có thể thu hồi một cách hiệu quả nhất, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chu chuyển của vốn tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng nhiều. Các khoản “trả trước cho người bán” giảm 187.040.033.286 VNĐ (155.608.978.744-342.649.012.030), giảm xuống trên 50% so với năm 2003, giảm hơn so với năm 2002 là 22.431544.786 VNĐ (= 155.608.978.744-178.043.523.530) chứng tỏ Tổng công ty đã thu được hàng về. Đây cũng là một dấu hiệu tốt trong việc mua hàng. + “Hàng tồn kho” tăng 1.204.181.688.700VNĐ tương ứng giảm 28,38%. Nguyên nhân chủ yếu do tăng hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm tồn kho. Cụ thể: Hàng mua đang đi đường tăng 167.036.735.918 VNĐ (=274.002.298.053-106.965.562.135), tương ứng tăng 57,55% Nguyên vật liệu tồn kho tăng 452.655.588.165 VNĐ (=1.162.017.990.833-709.365.402.670), tương ứng tăng 63,84% Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 225.695.325.293 VNĐ (=430.751.100.009-205.055.774.716) tương ứng tăng 10,05%. Đây có thể là một dấu hiệu tốt có thể do qui mô sản xuất kinh doanh được mở rộng. Thành phẩm tồn kho năm 2004 so với năm 2003 tăng 310.719.506.119 VNĐ (=427.353.255.635-116.633.749.516) tương ứng tăng 66,40% thể hiện tình hình tiêu thụ trong kỳ của công ty chưa được tốt lắm, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chưa cao. Hàng hoá tồn kho tăng 48.432.779.492 VNĐ (=464.128.866.998-415.696.087.506) tương ứng tăng 11,65 %. Đây có thể nói là một dấu hiệu không tốt trong khâu tiêu thụ vì hàng hoá mua về và hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được làm ứ đọng vốn và làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy công ty cần có biện pháp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu và giảm mức tồn kho xuống cho hợp lý. - Tài sản lưu động khác giảm 130.171.459.842 VNĐ tương ứng giảm 3,07%. Khoản mục này giảm do các khoản tạm ứng và các khoản chi phí trả trước giảm so với năm 2003. Đây có thể là một dấu hiệu tốt. TSCĐ và ĐTDH năm 2004 tăng lên so với năm 2003 là 2.200.806.525.157 VNĐ hay tăng lên 51.87% và đồng thời tỷ trọng của nó trong tổng tài sản năm 2004 tăng lên so với năm 2003 là 13,64% (từ 33.81% năm 2003 lên 47.45% năm 2004) là do: TSCĐ: Dựa vào báo cáo tăng, giảm TSCĐ năm 2004 trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính và BCĐKT của Tổng công ty ta thấy TSCĐ trong năm được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn kinh doanh, nguồn tự bổ sung và nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp. TSCĐ của Công ty bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị động lực, phương tiện vận tải, thiết bị công tác, dụng cụ quản lý, TSCĐ vô hình và một số TSCĐ khác. Nguyên giá TSCĐ so với năm 2003 tăng lên 265.989.744.658 VNĐ chủ yếu là do đầu tư xây dựng mới hoàn thành và mua sắm mới. Giá trị đầu tư xây dựng mới là 34.070.252.459 VNĐ, giá trị mua sắm mới là 231.919.492.199 VNĐ. Tuy nhiên, giá trị hao mòn luỹ kế lại tăng lên so với năm 2003 là 258.517.325.663 VNĐ (=310.289.909.618-51.772.583.955). Đồng thời, tổng công ty đã tiến hành thanh lý và nhượng bán một số TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật, không còn nhu cầu sử dụng, tài sản hư hỏng không phục hồi được và tài sản đã hết thời gian sử dụng. Như vậy, nguyên giá TSCĐ tăng lên 265.989.744.658VNĐ trong khi đó hao mòn luỹ kế chỉ tăng lên 258.517.325.663VNĐ. Điều này được đánh giá là tốt vì Tổng công ty không những đã tăng cường cơ sở vật chát kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất chủ yếu bằng đầu tư xây dựng mới, đồng thời tiến hành thanh lý, nhượng bán những tài sản đã hết thời hạn sử dụng không có năng suất cao mà còn sử dụng tốt tài sản hiện có trong công ty thể hiện ở mức trích khấu hao gần bằng giá trị mua mới. Điều này chứng tỏ giá trị TSCĐ của Tổng công ty luôn được luân chuyển tái sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. + Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Từ bảng trên ta thấy chi phí XDCBDD tăng 2.220.284.428.174 VNĐ tức tăng 52,33%. Hơn nữa tỷ trọng của nó trong tổng tài sản cũng tăng từ 9,01% năm 2003 lên 30,4% vào năm 2004. Sự tăng lên của chi phí XDCBDD là do việc Tổng công ty mua sắm máy móc thiết bị vận tải nhưng đang trong quá trình lắp đặt chờ quyết toán mà chưa đưa vào sử dụng. + Đầu tư tài chính dài hạn: Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 8.159.105.557VNĐ tức tăng 0,19% chủ yếu là do các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn tăng từ 17.561.061.110VNĐ lên 30.062.000.000VNĐ năm 2004. Việc tổng công ty tăng đầu tư dài hạn và góp vốn liên doanh được đánh giá là tốt bởi vì Tổng công ty sẽ thu được một khoản thu nhập từ hoạt động tài chính để bổ sung vào thu nhập của mình. Tỷ suất đầu tư = (T) TSCĐ và ĐTDH Tổng tài sản Việc đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị được đánh giá qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư: x100 Năm 2002: T = 1.680.580.707.098 4.895.716.403.167 x100 = 34,32% Năm 2002: T = 2.167.077.925.326 6.409.817.014.403 x100 = 33,80% Năm 2004: T = 4.367.884.450.483 9.204.951.147.408 x100 = 47,45% Như vậy, tỷ suất đầu tư của Công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 14.65% và tăng so với năm 2002 là 13,13%. Có thể thấy trong năm 2004 Tổng công ty đã đầu tư mở rộng sản xuất rất nhiều bằng việc tăng cường mua sắm mới TSCĐ nhằm tái sản xuất vốn đầu tư. Qua phân tích cơ cấu tài sản của Tổng công ty ta thấy tài sản phân bổ chưa được hợp lý, khoản mục hàng tồn kho tăng lên khá nhiề trong khi dó các khoản vốn bằng tiền lại giảm mạnh ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Tổng công ty. Song điều đó chưa thể khẳng định được tình hình tài chính của Tổng công ty tốt hay không tốt, do đó phải kết hợp với việc phân tích cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty. 3.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả nămg tự bảo đảm về mặt tài chính cũng như mức độ độc lập, khả năng trong kinh doanh của Tổng công ty. Dựa vào số liệu BCĐKT qua các năm 2003, 2004 ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn (Phụ lục 6) Thông qua việc đánh giá khái quát tình hình tài chính Tổng công ty, qua tỷ suất tự tài trợ, cho thấy khả năng tự tài trợ cũng như khả năng độc lập về mặt tài chính của Tổng công ty là tương đối thấp chỉ chiếm 31,13% vào đầu năm và 23,73% vào cuối năm, khả năng tự tài trợ của Tổng công ty ngày càng giảm xuống. Theo tiêu chuẩn của ngành công nghiệp nặng mức bảo đảm cho hoạt động kinh doanh phải đạt từ 60 đến 70 % thì sản xuất kinh doanh mới an toàn và chủ động. Từ kết quả trên có thể thấy rằng khả năng tự tài trợ của Tổng công ty là quá thấp, tình hình tài chính đang có những dấu hiệu bất thường. Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn cho thấy mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên về số tương đối là 188.553.944.562 VND (2.184.106.048.562-1.995.552.104.000), tương ứng với số tuyệt đối tăng là 9,45%, nhưng tỷ trọng cuối năm so với đầu năm lại giảm 7,4%. Tổng công ty đã cố gắng nâng cao nguồn vốn nhằm đảm bảo khả năng tự tài trợ của mình, nhưng so với quy mô hoạt động kinh doanh thì không những không đảm bảo khả năng tự tài trợ ở mức cũ mà còn đang có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ Tổng công ty đang thiếu vốn hoạt động. Tuy tỷ trọng vốn chủ sở hữu có giảm nhưng hầu hết các khoản mục của VCSH đều tăng. Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn quỹ chiếm tỷ trọng chủ yếu, nguồn này tăng lên 144.293.922.126VNĐ tăng 7,58% nhưng tỷ trọng của nó trong nguồn vốn lại giảm từ 52,09% đầu năm xuống còn 46,11% vào năm 2004. Nguồn vốn quỹ tăng là do doanh nghiệp bổ sung từ lợi nhuận và được nhà nước cho phép đưa lợi nhuận bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí lại tăng đáng kể là 44.260.022.436VNĐ tăng 48,51%. Hơn nữa, tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn cũng tăng từ 1,42% năm 2003 lên 1,47% vào năm 2004. Nguồn kinh phí giảm chủ yếu là do nguồn kinh phí sự nghiệp tăng 1.311.864.540VNĐ. Như vậy, sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu là do sự tăng lên của cả nguồn vốn quỹ và nguồn kinh phí, quỹ khác. Đối với các khoản nợ phải trả, năm 2004 tăng so với năm 2003 2.606.580.188.443VNĐ hay tăng 59.05%. Điều này chứng tỏ Công ty đã tăng cường chiếm dụng vốn từ bên ngoàI để mua sắm tàI sản. Thực tế, các khoản nợ ngắn hạn, nợ dàI hạn, các khoản nợ khác đều tăng, cụ thể: + Nợ ngắn hạn năm 2004 so với năm 2003 883.462.882.258VNĐ hay tăng 32.40% chủ yếu là do vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả công nhân viên, phải trả cho các đơn vị nội bộ, các khoản phải trả phải nộp khác tăng. + Vay ngắn hạn tăng lên 542.093.631.659VNĐ hay tăng 34,41%. Chỉ tiêu này tăng cho phép đánh giá Công ty đã dùng khoản vay ngắn hạn để đầu tư trang trải cho TSLĐ và ĐTNH làm cho tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản tăng lên. + Nợ dài hạn đến hạn trả tăng lên là 59.663.314.519VNĐ tăng 84%. Điều này không tốt cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp phải chịu lãi tiền vay lớn ảnh hưởng đến chi phí trong kỳ. + Các khoản phải trả công nhân viên, phải trả cho các đơn vị nội bộ, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, các khoản phải trả, phải nộp khác cũng tăng so với đầu năm làm cho nợ ngắn hạn của Tổng công ty tăng 4. Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, Tổng công ty cần phải tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của Tổng công ty được hình thành từ 2 nguồn sau: Nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay dài hạn. Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn. Thuộc nguồn vốn tài trợ tạm thời bao gồm các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, của người mua, của công nhân viên. Để thực hiện việc phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta lập bảng phân tích nguồn tài trợ tài sản (Phụ lục 7) Bảng phân tích cho thấy, nguồn tài trợ thường xuyên năm 2004 tăng so với năm 2003 là hay . Trong khi đó nguồn tài trợ tạm thời cũng tăng hay tăng , dẫn đến tổng nguồn vốn cuối kỳ so với đầu năm tăng hay tăng . Điều này chứng tỏ tình hành bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty khả quan hơn năm trước. Tuy nhiên khi xem xét tỷ trọng của từng loại trong tổng nguồn tài trợ ta thấy: tỷ trọng của nguồn tại trợ thường xuyên bị tăng 3,87% (48,06%-44,28%) trong đó tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu giảm 6,05% (19,8%-25,85%), tỷ trọng vay dài hạn tăng 9,83% (28,26%-18,43%). Trong khi đó tỷ trọng của nguồn tài trợ tạm thời trong tổng nguồn tài trợ năm 2004 so với năm 2003 giảm 3,78% (51,94%-55,72%) chủ yếu là do tỷ trọng vay ngắn hạn giảm 1,2%(19,2%-20,4%) và tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm 2,58% (32,74%-35,32%). Điều này chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của Tổng công ty năm 2004 tăng lên so với năm 2003, cho thấy tình hình và khả năng thanh toán của Tổng công ty là tương đối khả quan. Tuy công ty vẫn chưa đi chiếm dụng bất hợp pháp nhưng việc tăng nguồn tài trợ bằng các khoản vay cũng làm cho công ty gặp nhiều khó khăn: tăng chi phí do phải chịu lãi của những khoản vay sẽ ảnh hưởng tới lòng tin của các đối tượng liên quan, đến lợi ích kinh tế của Tổng công ty. Mức độ bảo đảm vốn cho SXKD Nguồn tài trợ thường xuyên Nhu cầu về tài sản thực tế - = Để đánh giá chính xác hơn về nguồn tài trợ của Tổng công ty, ta có thể xem xét các chỉ tiêu tỷ suất tài trợ đã phân tích ở trên. Bên cạnh đó cũng cần phải phân tích mức độ bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh để có kế hoạch kinh doanh trong tương lai, để đề ra những biện pháp nhằm khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh giúp cho Tổng công ty thu được nhiều lợi nhuận. Cụ thể, mức độ bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định bằng công thức: Từ bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính ta lập bảng phân tích sau: Bảng phân tích mức độ bản đảm nguồn vốn sản xuất kinh doanh Đơn vị : VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 A. Nguồn tài trợ thường xuyên B. Nhu cầu về tài sản 1. Tài sản lưu động 2. Tài sản cố định Mức bảo đảm nguồn vốn (A-B) 3.418.817.327.646 6.409.817.014.403 4.242739.089.077 167.077.925.326 -2990.999.686.757 5.300.163.078.033 9.204.951.147.408 4.837.066.696.925 4.376.884.450.483 -3.904.788.069.375 Từ kết quả tính toán trên cho thấy, mặc dù cả hai năm Tổng cong ty đều không bảo đảm được nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ nguồn tài trợ thường xuyên của mình nhưng Tổng Công ty không những đã đảm bảo trang trải TSCĐ cho năm 2003 và năm 2004 mà còn còn thừa một phần để trang trải cho TSLĐ. Phần còn lại của TSLĐ được tài trợ bằng vốn vay ngân hàng và nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp của các đối tượng như công nhân viên, nhà cung cấp, NSNN,…Tuy nhiên nếu nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy, số nợ năm sau khi trừ đi khoản vay ngắn hạn , vay dài hạn là 1.142.808.954.562 VNĐ năm 2004 là 1.697.837.783.835 VNĐ. Nếu Tổng công ty có khả năng thu hồi hết nợ để trả cho các khoản phải trả thì vẫn không đủ. Điều này cho thấy qua các năm Tổng công ty đi chiếm dụng vốn khá nhiều đặc biệt là năm 2004, tuy nhiên không có khoản chiếm dụng nào là bất hợp pháp. Tóm lại, công ty hiện đang thiếu vốn để đầu tư, việc này gây khó khăn cho công ty trong việc tự chủ tài chính, phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Vì vậy công ty cần kết hợp nhiều biện pháp để giảm mức độ thiếu hụt vốn sản xuất kinh doanh bằng cách tăng tốc độ chu chuyển hàng tồn kho, tăng cường thu các khoanr phải thu cũng như giảm số ngày trung bình để thu các khoanr phải thu. Có như vậy công ty mới có thêm vốn, trang trải các khoản nợ vay và tăng tính độc lập của Tổng công ty đối với các con nợ. II. Phân tích hiệu quả kinh doanh 1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản Hiệu quả sử dụng tài sản là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động tài chính của Tổng công ty. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản sẽ cho ta biết trình độ quản lý và sử dụng tài sản của Tổng công ty. Để đánh giá hiệu quả sử dụng các loại tài sản ta xác định các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản: Sức sản xuất của tổng tài sản Tài sản bình quân Doanh thu thuần = Tổng tài sản bình quân = + Tổng giá trị tài sản hiện có cuối kỳ 2 Tổng giá trị tài sản hiện có đầu kỳ Sức sinh lợi của tổng tài sản Tài sản bình quân Lợi nhuận trước thuế = Suất hao phí của tổng tài sản = Doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần Tổng tài sản bình quân Căn cứ vào bảng cân đối kế toán qua các năm 2002, 2003, 2004 của Tổng công ty ta lập bảng phân tích Tổng tài sản bình quân, TSCĐ bình quân và TSLĐ bình quân (Phụ lục 8). Từ kết quả vừa tính toán ở các bảng phân tích trên, cùng với BCKQHĐKD năm 2003,2004 ta lập bảng phân tích hiệu quả sử dụng Tổng tài sản (Phụ lục 9) Từ bảng phân tích ta thấy: hiệu quả sử dụng Tổng tài sản của năm 2004 đã tăng so với năm 2003 là 0,139 tăng tương đối 8,47%. Điều này chứng tỏ Tổng công ty đã đẩy mạnh được hiệu quả sử dụng tài sản. Tuy mức tăng này chưa cao, song có thể thấy đây là những nỗ lực của ban giám đốc Tổng công ty trong việc quản lý và sử dụng vốn. Tuy nhiên sức sinh lời của Tổng tài sản lại quá thấp, chưa đạt được mức 0,5 hơn nữa mức sinh lợi năm 2004 lại giảm so với năm 2003 là 0,005, tương ứng giảm 14,28%. Tổng công ty cần xem xét để nâng cao mức sinh lợi trong quá trình quản lý và sử dụng tổng tài sản. 2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định TSCĐ đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu phản ánh khả năng kinh doanh của Tổng công ty trong dài hạn. Để phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ chúng ta dùng các chỉ tiêu sau: Sức sản xuất của TSCĐ Doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ = Sức sinh lợi của TSCĐ Lợi nhuận trước thuế Nguyên giá bình quân TSCĐ = Suất hao phí của TSCĐ Nguyên giá bình quân TSCĐ Doanh thu thuần hoặc lợi nhuận trước thuế = Hiệu suất sử dụng VCĐ Doanh thu thuần VCĐ bình quân = Tỷ suất sinh lời của VCĐ Lợi nhuận trước thuế VCĐ bình quân = Từ đó ta có bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ (Phụ lục 10) Từ kết quả tính toán ở bảng ta thấy: + Sức sản xuất của TSCĐ giảm 0,97 tương ứng giảm 19,6%. Có nghĩa là 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ năm 2004 tạo ra ít hơn 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ năm 2003 là 0,97 đồng doanh thu thuần. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của Tổng công ty đã giảm. + Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2004 giảm 0,05 tương ứng 43,45%. Mức giảm này cũng phù hợp với tình trạng giảm sức sản xuất của TSCĐ. Tuy nhiên nếu xem xét kỹ ta thấy tỷ suất sinh lợi của TSCĐ giảm 45,45% hơn rất nhiều so với mức giảm của tỷ suất sinh lợi của TSCĐ. Tổng công ty cần xem xét và tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, từ đó nâng cao được sức sinh lợi của TSCĐ. + Suất hao phí của TSCĐ năm 2004 tăng so với 2003 là 0,05 tương ứng 25%. Điều này chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ là kém hiệu quả vì năm 2003 để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần chỉ cần 0,2 đồng hao phí TSCĐ, nhưng sang năm 2004 phải cần tới 0.25 đồng. Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy, mặc dù Tổng công ty đã mở rộng sản xuất (doanh thu bán hàng tăng, lợi nhuận trước thuế tăng và TSCĐ cũng tăng do nhu cầu hoạt động kinh doanh tăng) nhưng mức tăng của TSCĐ cao hơn mức tăng của doanh thu. Tổng công ty vẫn chưa thực sự tiết kiệm, chưa nâng cao được hiệu quả sử dụng TSCĐ. Tổng công ty cần tìm ra biện pháp để khắc phục tình trạng này. 3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ Sức sản xuất của TSLĐ Doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSLĐ = Nguồn TSLĐ của Tổng công ty được dùng để đảm bảo cho TSLĐ là yếu tố quyết định đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Tổng công ty. Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ ta cần xem xét các chỉ tiêu sau: Sức sinh lợi của TSLĐ Lợi nhuận trước thuế Nguyên giá bình quân TSLĐ = Suất hao phí của TSLĐ Nguyên giá bình quân TSLĐ Doanh thu thuần hoặc lợi nhuận trước thuế = Hiệu suất sử dụng VLĐ Doanh thu thuần VLĐ bình quân = Tỷ suất sinh lời của VLĐ Lợi nhuận trước thuế VLĐ bình quân = Từ các công thức tính tỷ suất trên ta lập bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ (Phụ lục 11) Từ bảng phân tích ta thấy sức sinh lợi của TSLĐ năm 2004 đã tăng so với năm 2003 là 0,68 tương ứng tăng 28,7% về số lượng tương đối. Có nghĩa là trong năm 2003 cứ 1 đồng TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại 2,38 đồng doanh thu, nhưng sang năm 2004 cứ 1 đồng TSLĐ đem lại 3,06 đồng doanh thu, tức là đã tăng 0,68 đồng doanh thu. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty là tương đối tốt. Tuy nhiên suất hao phí của TSLĐ năm 2004 tăng 0,5 so với năm 2003 tương ứng 2,53%. Và sức sinh lợi của TSLĐ năm 2004 lại giảm 0,001 tương ứng 2% so với năm 2003. Sở dĩ như vậy là do tốc độ tăng của TSLĐ (6,23%) cao hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế (03,59%). Cho nên mặc dù tạo ra nhiều doanh thu nhưng sức sinh lợi vẫn còn thấp. Tổng công ty cần xem xét các nguyên nhân khác ảnh hưởng đến mức sinh lợi này. 4. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn khác nhau của quá trình tái sản xuất. Nếu đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của VLĐ sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển vốn lưu động ta phân tích các chỉ tiêu sau: VLĐ bình quân Doanh thu thuần VLĐ bình quân = Số vòng quay của VLĐ Doanh thu thuần x Thời gian kỳ phân tích VLĐ bình quân = Thời gian của một vòng luân chuyển Doanh thu thuần VLĐ bình quân = Hệ số đảm nhiệm VLĐ Qua chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động ta thấy năm 2003 VLĐ của Công ty luân chuyển được 2,38 vòng, năm 2004 đã tăng lên 5,06 vòng. Chứng tỏ số vòng quay của vốn lưu động đã tăng nhanh hơn so với năm 2003 dẫn đến nhu cầu vốn trong sản xuất giảm và do đó nhu cầu vốn vay ngắn hạn giảm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể là: Năm 2003 thời gian của một vòng luân chuyển là 151,26 ngày, năm 2004 do vòng quay tăng lên nên thời gian luân chuyển của một vòng giảm xuống tương ứng còn 33,61 ngày. Tốc độ luân chuyển VLĐ của năm 2004 cao hơn năm 2003 cho thấy tình hình luân chuyển VLĐ của Tổng công ty tương đối khả quan. Sở dĩ tốc độ luân chuyển vốn lưu động của năm 2004 cao hơn so với năm 2003 là do năm 2004 lợi nhuận thuần của Tổng công ty tăng lên từ 10.170.873.984.096 VNĐ (năm 2003) lên tới 13.908.107.561.221 VNĐ (năm 2004) tức tăng 3.737.233.577.125 VNĐ trong khi đó tốc độ tăng của VLĐ bình quân lại thấp hơn (1.132.884.406.946 VNĐ). Do vậy thời gian của một vòng luân chuyển năm 2004 nhỏ hơn năm 2003. Do đó tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2004 thấp hơn năm 2003. Như vậy mặc dù thời gian của một vòng quay VLĐ giảm xuống 33,61 ngày và số vòng quay tăng lên 0,68 vòng nhưng thực tế cho thấy Tổng công ty có khả năng giảm xuống thấp hơn nữa thời gian của một vòng quay vốn lưu động bằng cách tăng cường hơn nữa các biện pháp thu hồi công nợ phải thu bởi vì khoản phải thu khách hàng vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn 18,44% trong tổng vốn lưu động. Có như vậy thì mới giảm bớt được lượng vốn bị chiếm dụng. Nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay của VLĐ là hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. Hệ số này cho biết mức độ lãng phí của VLĐ năm 2004 so với năm 2003 giảm xuống. Do tốc độ luân chuyển của VLĐ tăng nhanh hơn trong năm 2004 nên để có 1 đồng doanh thu thuần chỉ cần đến 0,33 đồng VLĐ trong khi đó năm 2003 phải cần đến 0,42 đồng VLĐ. Số VLĐ tiết kiệm do tăng tốc độ luân chuyển Tổng doanh thu thuần năm 2003 360 Thời gian một vòng luân chuyển năm 2004 Thời gian một vòng luân chuyển năm 2003 = - = 13.908.107.501.221 360 x (-33,61) =-1.298.476.375.368 VNĐ Do khi tốc độ luân chuyển của VLĐ năm 2004 tăng hay thời gian của một vòng quay VLĐ giảm xuống đã tiết kiệm được 1 số vốn lưu động là: Như vậy so với năm 2004, số VLĐ đã tiết kiệm được 1.298.476.375.368. Xét về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên phương diện sinh lời của vốn thì năm 2004 tăng lên một lượng rất lớn so với năm 2003 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty trong kỳ tương đối tốt, do đó mức phát triển của VLĐ bình quân là hợp lý. Mặc dù doanh thu thuần tăng nhưng vẫn tiết kiệm được vốn lưu động chứng tỏ tình hình kinh d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36565.doc
Tài liệu liên quan