Đề tài Tìm hiểu tình hình phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh từ 2001 đến 2007 và định hướng phát triển đến 2015

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận chung

1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1. Du lịch

1.1.2. Du khách

1.1.3. Tài nguyên du lịch

1.2. Ý nghĩa của hoạt động du lịch

1.2.1. Ý nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân

1.2.2. Ý nghĩa chính trị- xã hội

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch

1.3.1. Tài nguyên du lịch

a. Tài nguyên du lịch tự nhiên

b Tài nguyên du lịch nhân văn

1.3.2. Các nhân tố kinh tế- xã hội

a. Dân cư và lao động

b. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế

c. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch

d. Điều kiên sống

e. Thời gian rỗi

g. Các nhân tố chính trị

h. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước

Chương 2: Tình hình phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2001 đến năm 2007

2.1. Khái quát về Hà Tĩnh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

a.Vị trí địa lý

b. Địa hình

c. Khí hậu

d. Thuỷ văn

e. Sinh vật

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

a. Điều kiện kinh tế-xã hội

b.Tài nguyên du lịch nhân văn

2.2. Tình hình phát triển du lịch Hà Tĩnh từ năm 2001 đến năm 2007

2.2.1. Khách du lịch

2.2.2. Doanh thu

2.2.3. Một số tuyến, điểm du lịch

Chương 3: Định hướng phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2015

3.1. Cơ sở cho việc định hướng

3.2. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015

3.2.1. Định hướng chung

3.2.2. Định hướng cụ thể

a. Thị trường

b. Sản phẩm du lịch

c. Phát triển không gian

d. Phát triển nguồn nhân lực

e. Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch

g. Đầu tư, phát triển du lịch

3.3. Dự báo phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2015 và những năm tiếp theo

3.4. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động du lịch tỉnh Hà Tĩnh

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2703 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tình hình phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh từ 2001 đến 2007 và định hướng phát triển đến 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h là đòn bẩy đẩy mạnh hoạt động du lịch. Ngược lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc phát triển du lịch. Thông qua du lịch quốc tế con người thể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là được sống, lao động trong hòa bình và hữu nghị. e. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước Các nước trên thế giới hiện nay rất quan tâm đến vấn đề du lịch, các nước đều đưa du lịch vào trong kế hoạch phát triển hàng năm, thậm chí còn xem du lịch như là công cụ để phát triển kinh tế và văn hóa xã hội của đất nước. Đối với các nước phát triển, du lịch quốc tế như là một công cụ thuận lợi để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế nên Nhà nước luôn khuyến khích việc tiếp cận du khách quốc tế, đưa ra nhiều chích sách, chủ trương và các hoạt động hấp dẫn nhằm thu hút, lôi kéo khách du lịch quốc tế vào trong nước đồng thời hạn chế nhân dân di du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, việc phát triển ngành du lịch không chỉ dựa vào việc lôi kéo khách du lịch quốc tế mà lượng khách du lịch trong nước cũng chiếm một phần không nhỏ trong việc tăng thu ngân sách Nhà nước. Vì thế Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đúng đắn nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch cho các địa phương như: - Hỗ trợ tiền thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch: Một số địa phương hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng cơ sơ hạ tầng trong những năm đầu và đưa ra mức giá quy định tại các điều khoản của Luật du lịch kể từ khi nhà đầu tư hết thời hạn, đồng thời cũng sẽ được hưởng ưu đãi của Chính phủ. - Hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp để đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở du lịch: Đối với một số nhà đầu tư thời gian đầu nhà nước có thể hỗ trợ toàn bộ thuế thu nhập, hỗ trợ một phần trong những năm tiếp theo cho đến khi nhà đầu tư hết thời hạn được hưởng ưu đãi. - Hỗ trợ về tín dụng: Xem xét cho các nhà đầu tư trong nước vay một phần vốn với lãi suất ưu đãi để trực tiếp đầu tư hoặc tham gia góp vốn liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình đầu tư phát triển du lịch hoặc sản xuất hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch. - Hỗ trợ về đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Cung cấp lao động có tay nghề và hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ lao động ở các địa phương đang làm việc tại các cơ sở của các nhà đầu tư phát triển du lịch Ngoài ra, Nhà nước còn kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng các khu du lịch mang tính quốc tế đồng thời tận dụng khai thác tiềm năng du lịch sẵn có như các kỳ quan thiên nhiên, các thắng cảnh đẹp, khai thác du lịch sinh thái, đồng quê, các khu di tích lịch sử, lễ hội... cũng là một trong những nhân tố tạo điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển. Như vậy, một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền đại phương không có những chính sách hỗ trợ cho các hoạt động du lịch thì hoạt động này không thể phát triển được. Chương 2: Tình hình phát du lịch Hà Tĩnh từ năm 2001 đến năm 2007 2.1. Khái quát về Hà Tĩnh 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên a. Vị trí địa lý Hà Tĩnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, trải từ 170 54’ đến 18050 phút độ vĩ bắc và 105 – 108 độ kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An với chiều dài 88 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình với chiều dài 130 km, phía Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 137 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Lào (Tỉnh Bô Ly Khăm Xây và Khăm Muôn) với chiều dài biên giới 145 km. Có 3 Huyện Biên giới là: Hương Sơn 47 km gồm 2 xã Biên giới Sơn Kim và Sơn Hồng; Vũ Quang 45 km; Hương Khê có 65 km biên giới với 5 xã biên giới là Hoà Hải, Hương Vịnh, Phú Gia, Hương Lâm, Hương Liên. Có 1 cửa khẩu quốc tế là Cầu Treo - Nậm Phào đường số 8 và 3 đường tiểu ngạch; Bản Giàng đi Khăm Muộn, Kim Quang đi Khăm Cớt (Bô ly khăm xây); Sơn Hồng đi Bô ly khăm xây. Hà Tĩnh có cảng sông Xuân Hải và cảng biển nước sâu Vũng Áng. Có đường quốc lộ 1A, đường sắt và đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dài của tỉnh. Như vậy vị trí của tỉnh có những thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. b. Địa hình Nằm ở phía Đông dãy Trường sơn, địa hình Hà tĩnh hẹp và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông, độ dốc trung bình 1,2%. Phía Tây là núi cao (độ cao trung bình 1.500 m), kế tiếp là đồi bát úp, dãi đồng bằng nhỏ, hẹp (độ cao trung bình 500 m) và cuối cùng là bãi cát ven biển. Địa hình đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, phân hoá phức tạp và bị chia cắt mạnh, hình thành các vùng sinh thái khác nhau. Địa hình biển Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với nhiều bãi biển đẹp, có khả năng phục vụ du lịch như Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải, Đèo Con, Kỳ Ninh. Đặc biệt Thiên Cầm, Xuân Thành là những bãi tắm rất hấp dẫn đối với du khách thập phương. Biển Thiên Cầm cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh hơn 20 km. Núi Thiên Cầm không cao, nằm kề bên một bãi biển đẹp tạo thành một danh thắng sơn thuỷ hữu tình. Cách bờ biển 300 m là hòn Bớt, nơi có những phiến đá phẳng hàng chục người có thể ngồi câu tôm, cá, nghỉ ngơi. Xa bờ 5 km là Hòn én, nơi chim én về làm tổ. Thiên Cầm ngày nay là điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Hà Tĩnh. Biển Xuân Thành thuộc xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh 55 km về phía Bắc, cách thành phố Vinh 20 km về phía Đông Nam. Bãi biển có cát trắng, bải thoải, nước trong, môi trường sạch, ở giữa có hàng phi lao xanh mát, phía sau bải là dòng lạch nhỏ chạy men theo đường để tạo cho phong cảnh thơ mộng hữu tình. Địa hình núi Địa hình đa dạng, thiên nhiên hùng vĩ đó tạo cho Hà Tĩnh nhiều danh lam thắng cảnh. Nhắc đến Hà Tĩnh không thể không nhắc tới núi Hồng, đèo Ngang, danh Thắng Quỳnh Sơn…Những tên đất đó trở thành biểu tượng của non nước Hồng Lam. Đèo Ngang vắt qua núi Ngang (Hoành Sơn), một chi của Trường Sơn Bắc, mọc lấn ra tận Biển Đông với điển chốt là Mủi Đao, Mủi Độc. Khối Hoành Sơn chiếm một diện tích khoảng 1500 km2, có ngọn Ba Cốc cao tới 823 m, nhưng chiều cao trung bình chỉ khoảng 400 m và ở Đốc Ngang 25 m. Từ vùng Đèo Ngang có khe Đá Bàn (Bàn Thạch) chảy về sườn núi phía nam vào đất Quảng Bình. Khe Đá Hạt (Hạt Thạch) đổ xuống sông Trớ, chảy ra Cửa Khẩu. Khe Du Di, khe Hạ Bồ (khe Bồ) chảy vào sông nước mặn (Xích Mộ) rồi đổ ra biển. Núi Lớn - núi Hồng tương ứng với sông Cả, Sông Lam có mặt bằng khoảng 30 km2, trải rộng trong phạm vi địa phận 34 xã thuộc 3 huyện Can Lộc, Nghi Xuân và Đức Thọ. Ngọn Núi Ông - Ngọn Tháp Cờ là đỉnh cao nhất của dãy có độ cao 676 km. Dãy Hồng Lĩnh vừa là tài nguyên của cải, tài sản vật chất vừa mang giá trị văn hoá. Có thể nói dãy núi là kho dự trữ khá dồi dào về đá hoa cương. Nó còn một số trữ lượng khoáng sản và đá quý khác. Trong dãy núi có 2 ngọn “Mồng Gà”, ba ngọn “Yên Ngựa”, 4 ngọn “đầu” và “tai Voi” và những lèn đá, khối đá khác nhau như động “12 cửa”, đá lưỡi cày, đá chèo thuyền, đá cồng, đá nón và các loại khác do con người tưởng tượng…Động đá Hang ở Núi Đụn có thể chứa hàng trăm người ngồi thoải mái đó trở thành cung điện của “Cố đô Ngàn Hống” trong truyền thuyết. Cặp đá Hàm Rồng bên cạnh chùa Hương Tích đã được tín ngưỡng tạo thành động “hoá thân” của Phật Bà Quan Âm. Đỉnh Ông Núi còn gọi là đỉnh Tháp Cờ tương truyền Chúa Hai, con Mai Thúc Loan đó cắm cờ hiệu tại đây. Động Chọ Hang có lèn đá chất cao như một dãy núi dài. Mõm Mũi Rồng, một khu đất bằng phẳng trước một dãy đá lô nhô, đó là ngôi mộ vị tổ phật tích của dòng họ Đặng Tất, Đặng Dung. Khe suối nhiều cũng là một đặc điểm của Núi Hồng. Có loại khe nước trút theo chiều thẳng đứng của đá, cao hàng mấy chục mét như khe Vằn Khăn ở dốc núi Sư Tử, khe nước nhỏ ở mõm núi Thung Ao. Khe Mưa Dông ở ngọn Hàm Rồng, nước chảy rả rách suốt ngày đêm, qua nhiều lớp lọc nước trong mát đến say lòng. Nước ngầm còn tạo ra một số ao vực ngay trên đỉnh núi, lưng núi như vực Nguyệt ở núi Đụn. Dưới chân dãy núi là một hệ thống hồ đầm. Bàu Mỹ Dương như dãy lụa, uốn lượn vòng vèo dài trên 8 km, vây quanh chân núi phía Đông. Hồ Tiên trước chân núi Vân Am và nằm bên cạnh là phiến đá Thạch Bàn nhô ra giữa hồ nước. Núi Hồng còn có một bề dày văn hoá - lịch sử. Những di tích, thắng cảnh của nó mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc và những nét riêng sắc thái xứ Nghệ, trên vùng núi Hồng có những di tích thắng cảnh như chùa Hương Tích, chùa Chân Tiên, chùa Thiên Tượng…đang là địa điểm hành hương, tham quan du lịch đầy hấp dẫn và lý thú. Dãy Nam Giới như bức thành trấn giữ phía đông nam Cửa Sốt nên dân gian thường gọi Rú Sót hay Rú Bể, đối diện với núi Bằng - Bàng Sơn ở phía Tây Bắc. Phía bắc dãy Nam Giới là hòn Lố và dãy Long Ngâm, cách nhau một eo núi sâu, lúc triều lên thì ngập nước, gọi là eo Lói. Ở đây có nhiều hòn đá hình thù kỳ dị được dân gian gọi là đá Trồng, đá Hến, đá Nhọn, đá Giường, đá Trứng Gà…Bên hòn Lố là hòn Môi nổi lên mặt nước, đá Am, đá Cổ, đá Ngựa Chìm…đều chìm dưới mặt nước. Hòn Trống, Hòn Mái giống hình đuôi hươu. Bên ghềnh Long Ngâm lại có 2 hòn đá Lông và đá Khơi rất nguy hiểm cho ghe thuyền nên được gọi là “đá thiêng”. Phía Tây ngọn núi Long Ngâm là đền Chiêu Trưng. Phía Đông núi có hai nền nhà, tương truyền đời Hùng Vương, Chử Đồng Tử và nàng Tiên Dung đã tu tiên, đắc đạo ở đây, gọi là núi Quỳnh Viên. Quỳnh Viên, Quỳnh Sơn chính là tên xưa nhất của núi Nam Giới. Mặt trước dãy Nam Giới - Quỳnh Viên lấn xa tận bờ biển Đông, có đoạn sóng vỗ ào ào lên bờ đá, nhưng có đoạn là dãy cát hẹp có thể là bói tắm lí tưởng…ở mõm cuối, có ngôi miếu nhỏ thờ Thánh Mẫu như một chứng tích của cửa bể ngày xưa. Mặt sau, phía Tây con sông Sót Chảy sát chân núi, theo triền sông tiếp giáp với ngọn Long Ngâm là ngọn Nam Sơn, trên núi có đền Nam Sơn. Quỳnh Sơn - Nam Giới với núi Khe, đền miếu, với cửa biển, lạch sông, với bến Thuyền Chị Cá với những truyền thuyết lịch sử, với những huyền thoại dân gian từ xưa đó thu hút rất nhiều tao nhân mặc khách và đã để lại những bài thơ lưu truyền mãi trong nhân gian Như vậy, xét về mặt địa hình, Hà Tĩnh có những thuận lợi để phát triển du lịch với các loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái, các hoạt động du lịch tham quan. Tuy nhiên, mặt hạn chế của địa hình Hà Tĩnh đó là tài nguyên có quy mô nhỏ, phân bố rời rạc, vỡ vậy khi đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn. c. Khí hậu Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm giú mùa, với 2 mùa rõ rệt, mùa nắng và mùa lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 22o C - 25º C, lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2.200 mm và tập trung khoảng 90% lượng mưa vào mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm), tháng 9 là tháng trọng tâm của mùa mưa trên địa bàn Hà Tĩnh, chiếm 25% lượng mưa cả năm trên địa bàn tỉnh, cá biệt có nơi trên 3.500 mm, trung bình có 1.719 giờ nắng/năm. Đặc điểm khí hậu là một trong những yếu tố hạn chế phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Lượng mưa hàng năm lớn lại tập trung trong mùa mưa ngắn nên hiện tượng lũ lụt thường xẩy ra trên địa bàn vào mùa mưa. Tỉnh còn là một trong số các tỉnh miền trung chịu ảnh hưởng khá nhiều của bảo từ biển Đông. Qua quan trắc nhiều năm cho thấy, tần suất trung bình 2 cơn bảo/năm đổ bộ vào địa bàn tỉnh Hà Tỉnh. So với một số tỉnh lân cận thì Hà Tỉnh là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Gió Tây (gió Phơn) thường xuất hiện trên địa bàn tỉnh trong những tháng 4, 5, 6, 7 hàng năm gây nên hiện tượng thời tiết nóng bức khó chịu với sức khoẻ con người và gây hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất. Số ngày chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng của Hà Tỉnh cũng vào loại cao nhất trong khu vực (hơn 1 tháng). Vào mùa hè là mùa của du lịch biển nhưng nhiệt độ ở đây lại quá cao cùng với gió Tây nóng bức đó làm giảm lượng khách du lịch đổ về đây. Đặc biệt, thiên tai bảo lũ hàng năm gây thiệt hại không nhỏ, đó là sự tàn phá cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài nguyên du lịch. d. Thuỷ văn Hà Tĩnh cú 3 hệ thống sông chính là hệ thống sông Ngàn Sâu, hệ thống sông Ngàn Phố, hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển. Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lưu vực rộng 2.061 km2. Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước từ Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội. Sông Ngàn Sâu và sông Ngàn Phố hợp dòng tại Tam Soa để thành sông La. Sông La là con sông ngắn nhưng nước trong xanh, phong cảnh đẹp nhất ở xứ Nghệ. Con sông này đã đi vào lịch sử quê hương và dân tộc, là nguồn cảm hứng cho các thế hệ văn nhân tài tử. Sông La chỉ dài khoảng 15 km nhưng hàng năm có đến 6.000 triệu m3 nước chảy qua đây cùng với 100 vạn tấn phù sa, tạo nên một châu thổ phì nhiêu nhất xứ Nghệ, quanh năm một màu xanh ngát đôi bờ. Sông Lam hay còn gọi là sông Cả là con sông lớn nhất xứ Nghệ. Tổng chiều dài của sông là 432 km, trong đó gần 20 km hạ lưu là phân thuỷ Nghệ An – Hà Tĩnh. Sau khi hợp dòng với sông La ở Ngã ba núi Thành, sông Lam tiếp tục chảy về phía Đông. Cũng từ ngã ba này, hữu ngạn là Hà Tĩnh, tả ngạn là Nghệ An. Chỉ có mấy chục km nhưng dòng sông này đã tạo cho Nghệ – Tĩnh cảnh quan vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ. Kẽ Gỗ là hồ nhân tạo, nằm phía Tây huyện Cẩm Xuyên, đóng vai trò không nhỏ vào việc cung cấp nguồn nước của tỉnh. Hồ là công trình đại thuỷ nông được khởi công xây dựng vào tháng 12-1973 và hoàn thành đưa vào sử dụng vào tháng 12-1997. Kẻ Gỗ với khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh trời nước mênh mông, núi rừng khe suối muôn hình muôn vẻ, giàu tài nguyên, với hệ thống kênh mương toả rộng, vươn xa đó là khu tham quan lý thú cho du khách gần xa. Ngoài ra còn phải kể tới khe Vũ Môn, nguồn suối khoáng Sơn Kim. Khe Vũ Môn có “thác ba bậc”, nhìn từ xa thác như một làn khói trắng vắt trên núi xanh, tương truyền hàng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 cá gáy vượt được khe này thì hoá rồng …đây là điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn. Suối nước nóng Sơn Kim thuộc xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn, là suối khoáng nóng ở dòng lộ thiên đến 75ºc. Ngày nay, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 130 ha để kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng khi du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại đây. e. Sinh vật Với sự đa dạng của địa hình, diện tích phần lớn là đồi núi, bờ biển dài 137 km nên thế giới động thực vật của Hà Tĩnh không kém phần phong phú. Sự phong phú của thế giới động vật của tỉnh thể hiện rõ rệt nhất ở sự đa dạng nguồn động thực vật ở biển và ở các hệ sinh thái rừng. Về sinh vật biển có tới 267 loài hải sản quý thuộc 90 họ: cỏ, tụm, mực…trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, khi du khách đến đây có thể thưởng thức các loại hải sản của vùng như tôm, cua, ghẹ, mực… Sự đa dạng sinh vật của tỉnh còn được đảm bảo bởi các khu rừng, các khu bảo tồn thiên nhiên như rừng Kẽ Gỗ, vườn Quốc gia Vũ Quang. Khu BTTN Kẻ Gỗ được bao phủ bởi rừng kín với nhiều loại cây cho gỗ quý có giá trị kinh tế cao, có tên trong sách đỏ Việt Nam như: lim xanh, sến mật, gụ lau, vàng tâm, trầm hương, song mật, lát hoa, côm bạch mã, chùm bao Trung bộ, bời lời vàng... Ðây là khu hệ thực vật phong phú đặc trưng cho nhiều luồng thực vật của khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa; luồng thực vật Indonesia - Malaysia; và luồng thực vật Hymalaya. Ðến nay, ở Khu BTTN Kẻ Gỗ đã phát hiện được 364 loài động vật có xương sống thuộc 99 họ. Kẻ Gỗ cũng là nơi duy nhất trên thế giới đã phát hiện gà lôi lam đuôi trắng, một trong ba loài gà lôi đặc hữu của Việt Nam đang trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng, và nhiều loại quý hiếm khác. Trong 47 loài thú ở đây có 18 loài (chiếm 21%) được ghi vào sách đỏ Việt Nam và thế giới. Rừng Kẻ Gỗ cũng là xứ sở của các loại mộc lan, phong lan đẹp và quý như: Quế hương, tai tượng, tai trâu, đuôi chồn,... Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang thuộc địa phận huyện Vũ Quang, ở phía Tây - Bắc tỉnh Hà Tĩnh. Tổng diện tích khu bảo tồn là 55.950 ha trong đó rừng tự nhiên chiếm 96,7%. Thảm thực vật ở đây rất phong phú, có 307 loài thực vật bậc cao, thuộc 236 chi, 99 họ với 10 loài quý hiếm tiêu biểu như: Pơmu , Trầm hương . Động vật ở đây cũng rất phong phú, có tới 60 loài thú, 187 loài chim, 38 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư và 56 loài cá. Trong đó có 26 loài thú, hơn 10 loài chim, 16 loài bò sát quý hiếm cần được bảo vệ. Khu bảo tồn này có 36 loài phụ thú đặc hữu của khu rừng Trường sơn Bắc là: Chà vá châu nâu, voọc Hà Tĩnh, vượn má vàng . Đặc biệt tại đây đã phát hiện được hai loài thú lớn mới là sao hay dê rừng dài và mang lớn vào các năm 1992 - 1993. Bởi tính đa dạng sinh học cao và với việc phát hiện hai loài thú mới, Vũ Quang đã trở thành một địa chỉ du lịch sinh thái đầy hấp dẫn. Và cũng tại đây, du khách có thể thực hiện những chuyến du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao đến thác vũ Môn theo huyền thoại cá gáy hoá hồng… Với sự phong phú đó Hà Tĩnh là một địa chỉ du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao hấp dẫn đang thu hút du khách trong và ngoài nước. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn a. Điều kiện kinh tế - xã hội * Dân cư và nguồn lao động - Hà Tỉnh là một tỉnh có diện tích nhỏ, dân số 1.284.786 ( năm 2007) bao gồm các dân tộc: Kinh, Thái, Chứt , Mường. Lao động chủ yếu hoạt động trong lâm nghiệp và nông nghiệp. Vì hoạt động công nghiệp chưa phát triển. - Người dân Hà Tỉnh có truyền thống hiếu học, cần cù chịu khó. Năm 2007, cả tỉnh có khoảng 1.800 lao động trực tiếp trong ngành du lịch. Trong đó, lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 8%, trung cấp chiếm 31%, sơ cấp chiếm 21% và lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghiệp vụ du lịch chiếm 40%; trong tổng số 1.800 lao động có 86% lao động làm việc trong các khách sạn, nhà nghỉ, 6% làm việc trong lĩnh vực lữ hành và vận chuyển khách, 8% làm các dịch vụ du lịch khác. Ngoài ra, du lịch đã tạo ra gần 3.200 lao động gián tiếp phục vụ ngành du lịch Tuy nhiên, phần lớn lao động được đào tạo có tay nghề cao không quay về tỉnh phục vụ. Do tỉnh chưa có chính sách thu hút nguồn nhân tài, mặt khác nền kinh tế của tỉnh chưa phát triển nên những người của kỉ thuật, dịch vụ ít có cơ hội làm việc ở tỉnh. Đội ngủ lực lượng lao động phổ thông thường rời quê hương vào các thành phố lớn tìm việc. Để phát triển kinh tế thì dân cư và lực lượng lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, đặc biệt là trong các hoạt động về công nghệ cao và dịch vụ. tỉnh Hà Tỉnh do lao động trong nông, lâm nghiệp chiếm ưu thế và tỉnh cũng chưa sử dụng có hiệu quả nguồn lực này. Vì thế mà lao động chưa đáp ứng được đầy đủ cho công nghiệp và dịch vụ. Cho nên hiện nay vấn đề đang đặt ra cho tỉnh là việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lí nguồn lao động. * Cơ sở hạ tầng - Hệ thống giao thông vận tải: Hệ thống giao thông vận tải Hà Tỉnh tương đối hoàn chỉnh, có tuyến đường quốc lộ 1 chạy qua, tuyến đường sắt Bắc - Nam và 2 tuyến đường tỉnh lộ. Nếu tính cả giao thông nông thôn tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh là 2.917 km, tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh dài 70 km (qua Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê). Có nhiều nhà ga, thuận lợi cho giao lưu và trao đổi hành hóa. Tuy vậy hệ thống đường sắt nối các trung tâm kinh tế của tỉnh vẫn còn thiếu, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hệ thống đường sông cũng khá thuận lợi và trên 320 km chiều dài và 137 km đường biển, có 2 cảng biển là cảng Xuân Hải và cảng nước sâu Vũng Áng. Thuận lợi cho tàu thuyền ra vào là lợi thế để phát triển du lịch nói riêng và kinh tế nói chung, Hiện nay, tỉnh đang đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông liên tỉnh, đặc biệt là các tuyến đường tới các khu di tích, các điểm du lịch để thuận lợi cho khách tới tham quan. - Hệ thống thông tin liên lạc Về dịch vụ bưu chính viễn thông hiện tại toàn tỉnh cú 5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông: Bưu điện tỉnh (VNPT), Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Chi nhanh Hà Tĩnh (Vietel), Công ty Viễn thông điện lực (EVN-Telecom), Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (S-Telecom), Công ty Viễn thụng Hà Nội (Hanoi-Telecom). Tính đến tháng 12/2007, trên địa bàn tỉnh hiện có 294 Bưu cục, về Viễn thông, Internet, truyền dẫn phát sóng và tần số VTĐ: Toàn tỉnh hiện có 86 trạm BTS (trong đó 22 của Vinaphone, 19 mobifone, 6 EVN-Telecom, 29 Viettel, 10 S-phone) phủ sóng 11/11 huyện, thị xã, thành phố; 100% số xã có điện thoại; có 43 tổng đài; tổng số thuê bao điện thoại hiện có 219.505, đạt mật độ 16,9 máy/100 dân (tăng 50 % so với năm 2006); Internet hiện cú 16 DSLAM với 4.552 cổng, tổng số thuê bao 2.196, mật độ sử dụng đạt 7,5%; tổng doanh thu các doanh nghiệp Viễn thông đạt 187.348 tỷ đồng (tăng 13 % so với năm 2006). * Cơ sở vật chất- kỉ thuật - Cơ sở lưu trú: Trước đây các khách sạn trên địa bàn Hà Tĩnh cú quy mô nhỏ, chủ yếu được xây dựng để đón tiếp các đoàn khách của Đảng và Nhà nước với trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật còn khó khăn, chất lượng phục vụ thấp. Trong những năm gần đây nhờ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, cùng với nhu cầu lưu trú của khách du lịch ngày càng tăng. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú trên địa bàn phát triển đáng kể. Năm 2007, trên địa bàn toàn tỉnh cú 76 cơ sở lưu trú với 2.100 phòng, trong đó có 45 cơ sở lưu trú với 1.331 phòng thuộc 37 doanh nghiệp du lịch, 16 cơ sở với 196 phòng của các hộ kinh doanh cá thể và 11 cơ sở với 335 phòng của các cơ quan nhà nước, đoàn thể. Bảng 1.1. Cơ sở kinh doanh lưu trú phân chia theo thành phần kinh tế TT Các thành phần kinh tế Số DNDL Tổng số cơ sở lưu trú Tổng số phòng Tổng số lao động Tổng số doanh thu (triệu đồng) 1 DNDL Hà Tỉnh trên địa bàn Hà Tỉnh 37 45 1.331 1.026 49.353 - DN tư nhân 4 4 54 22 1.438 - Công ty TNHH 9 10 221 188 8.220 - Công ty cổ phần 13 17 570 487 27.255 - DNDL Nhà nước 5 5 100 74 2.063 - DNDL tập thể (hợp tác xã) 1 3 54 15 587 - Chi nhánh, văn phòng đại diện 5 6 332 240 9.790 2 Hộ kinh doanh cá thể 16 196 96 1.908 3 Nhà nghỉ, nhà khách của các cơ quan Nhà nước 11 335 240 7.412 Tổng 37 72 1.862 1.362 58.673 Nguồn: Sở thể thao, văn hóa và du lịch và Sở Kế hoạch và Đầu Tư Hà Tỉnh, 2008 Trong tổng số 76 cơ sở lưu trú có 25 khách sạn được xếp hạng từ hạng đạt tiêu chuẩn đến 3 sao, cụ thể là: 03 khách sạn 3 sao: 334 phòng 08 khách sạn 2 sao: 296 phòng 12 khách sạn 1 sao: 303 phòng 03 khách sạn đạt tiêu chuẩn: 26 phòng 47 Cơ sở lưu trú khác (chưa xếp hạng): 903 phòng Cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch, cũng như các cơ sở lưu trú, hệ thống các cơ sở kinh doanh ăn uống, vui chơi giải trí khác cũng phát triển khá nhanh, nhiều khách sạn trước đây chủ yếu chỉ kinh doanh phòng nghỉ nay đã chú trọng đến việc kinh doanh nhà hàng, chính vì vậy chất lượng các món ăn ngày được hoàn thiện hơn, phong phú hơn, đáp ứng tốt các nhu cầu cho du khách và người dân địa phương. -Dịch vụ vui chơi giải trí: Ở Hà Tĩnh hiện nay, các dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ du lịch khác còn ít, quy mô nhỏ, chủng loại còn đơn điệu. Mặc dù đã có gần 420 cơ sở kinh doanh Karaoke, 25 cơ sở kinh doanh dịch vụ Massage và xông hơi nhưng chủ yếu vẫn là các hộ kinh doanh cá thể. Chỉ cú 7 doanh nghiệp thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực này, nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào kinh doanh Karaoke, massage, xông hơi, nhà hàng có quy mô nhỏ; doanh thu hàng năm còn rất ít. * Thực trạng kinh tế - xã hội Trong thời gian qua, cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước và nhờ phát huy được các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lao động và nguồn vốn nên hầu hết các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều đạt và vợt so với kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, bình quân hàng năm giai đoạn 2002-2007 đạt 8,85%. Năm 2007, GDP tính theo giá thực tế đạt 5.905 tỷ đồng (bằng 0,72 % GDP cả nước), thu nhập bình quân đầu người đạt 4,579 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó Công nghiệp, xây dựng chiếm 21%; Thương mại, du lịch, dịch vụ chiếm 36,5%; Nông lâm ngư nghiệp chiếm 42,5%. Nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục phát triển; giá trị hàng sản xuất tăng bình quân hàng năm 4,98%, trong đó nông nghiệp tăng 4,77%, lâm nghiệp tăng 2,41% và ngư nghiệp tăng 8,53%. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 20,84%. Trong đó, công nghiệp khai thác tăng 25,38%, công nghiệp chế biến tăng 20% và công nghiệp điện, khí đốt tăng 21,6%; đóng góp ngân sách từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 2,79 lần (năm 2007 đạt 85,228 tỷ đồng). Thương mại, dịch vụ, du lịch được mở rộng và đạt tốc độ phát triển khá cao, hoạt động kinh doanh và công tác quản lý thị trường có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 8,95%. Hoạt động xuất - nhập khẩu có bước chuyển biến tích cực, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 đạt 49,5 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 46 triệu USD, tăng bình quân 23,35%/năm. Hoạt động tài chính, tín dụng có nhiều bước tăng trưởng đáng kể, thu ngân sách nội địa tăng bình quân hàng năm 35,86%, năm 2007 đạt trên 445 tỷ đồng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng như vậy là khả quan và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, nên chưa có khả năng tạo tiền đề để thúc đẩy phát triển kinh tế trong tỉnh. Điều này chứng tỏ tốc độ công nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChương 1va 2.doc
  • docChương 3.doc
  • docMỞ ĐẦU.doc
  • doctai lieu du lich can nghien cuu.DOC
Tài liệu liên quan