Đề tài Tìm hiểu về công ty cổ phần: Quyền và nghĩ vụ của cổ đông, phân biệt giữa công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2

MỤC LỤC 3

CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN 6

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỖ PHẦN (CTCP) 6

1.1 Khái niệm CTCP 6

1.2 Đặc điểm CTCP 6

1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý CTCP 6

1.3.1 Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) 6

1.3.2 Hội đồng quản trị (HĐQT): 7

1.3.3 Ban kiểm soát (BKS): 7

1.4 Thuận lợi và khó khăn của CTCP 7

2. CỔ PHẦN 8

2.1 Khái niệm cổ phần: 8

2.2 Phân loại cổ phần 8

2.2.1 Cổ phần phổ thông 8

2.2.2 Cổ phần ưu đãi 8

2.2.2.1 Cổ phần ưu đãi biểu quyết 8

2.2.2.2 Cổ phần ưu đãi cổ tức 9

2.2.2.3 Cổ phần ưu đãi hoàn lại 9

2.2.2.4 Cổ phần ưu đãi khác 9

3. CỔ PHIẾU 9

3.1 Khái niệm cổ phiếu 9

3.2 Nội dung trên cổ phiếu 10

3.3 Trường hợp cổ phiếu bị rách, bị mất 10

4. CỔ ĐÔNG 11

4.1 Khái niệm cổ đông. 11

4.2 Phân loại cổ đông 11

4.2.1 Cổ đông phổ thông 12

4.2.1.1 Khái niệm cổ đông phổ thông: 12

4.2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông 12

4.2.2 Cổ đông ưu đãi 14

4.2.2.1 Cổ đông ưu đãi biểu quyết. 14

4.2.2.2 Cổ đông ưu đãi cổ tức 15

4.2.2.3 Cổ đông ưu đãi hoàn lại 15

4.3 Thực trạng quyền của cổ đông tại Việt Nam 15

4.4 So sánh quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi 18

4.5 Quyền và nghĩa vụ của cổ đông là người nước ngoài 19

5. CHUYỂN NHƯỢNG VỐN TRONG CTCP: 20

5.1 Khái niệm chuyển nhượng cổ phần 20

5.2 Các điều kiện chuyển nhượng 20

5.2.1 Đối với cổ phần thường 20

5.2.2Đối với cổ phần ưu đãi 21

5.3 Cách thức chuyển nhượng: 24

5.3.1 Chuyển nhượng trực tiếp: 24

5.3.2 Chuyển nhượng gián tiếp: 25

CHƯƠNG II: SO SÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 2 THÀNH VIÊN 26

1.Tìm hiểu về Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên 26

2. So sánh CTCP và Công ty TNHH 2 thành viên: 26

LỜI KẾT 31

Phụ lục 32

Phụ lục 1 MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN 33

Phụ lục 2 MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc40 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 8648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về công ty cổ phần: Quyền và nghĩ vụ của cổ đông, phân biệt giữa công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra. b) Nghĩa vụ: -Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKKD; -Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. -Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. -Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì thành viên HĐQT và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút. -Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ công ty. -Chấp hành quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT. -Cổ đông phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau đây: +Vi phạm pháp luật; +Tiến hành kinh doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; +Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty. 4.2.2 Cổ đông ưu đãi Cổ đông ưu đãi là người nắm giữ cổ phần ưu đãi do Công ty phát hành. Có 3 loại cổ đông ưu đãi: cổ đông ưu đãi biểu quyết,cổ đông ưu đãi cổ tức, cổ đông ưu đãi hoàn lại. 4.2.2.1 Cổ đông ưu đãi biểu quyết. a) Khái niệm: cổ đông ưu đãi biểu quyết là người sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết. b) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi biểu quyết: -Cổ đông này có các quyền tương tự như cổ đông phổ thông, ngoài ra có thêm: + Quyền biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ với số phiếu cao hơn so với các cổ đông phổ thông. Một cổ phần ưu đãi biểu quyết trao cho người sở hữu nhiều hơn một phiếu biểu quyết. -Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. 4.2.2.2 Cổ đông ưu đãi cổ tức a) Khái niệm: cổ đông ưu đãi cổ tức là người sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức. b) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi cổ tức: -Quyền nhận cổ tức với mức ưu đãi; mức chi trả cổ tức cao hơn với mức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Phần cố định trong cổ tức của cổ phần ưu đãi cổ tức không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. -Quyền ưu tiên nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty khi công ty giải thể, phá sản sau khi công ty đã thanh toán hết cho chủ nợ và cổ phần ưu đãi hoàn lại. -Không có quyền biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT, BKS. -Ngoài các quyền trên, quyền và nghĩa vụ khác như cổ đông phổ thông. 4.2.2.3 Cổ đông ưu đãi hoàn lại a) Khái niệm: cổ đông ưu đãi hoàn lại là người sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại. b) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi hoàn lại: -Quyền yêu cầu hoàn lại vốn góp bất kỳ lúc nào theo các điều kiện do Điều lệ công ty quy định hoặc do sự thỏa thuận của các bên. -Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT, BKS. -Ngoài các quyền trên, quyền và nghĩa vụ khác như cổ đông phổ thông. 4.3 Thực trạng quyền của cổ đông tại Việt Nam Xét về tổng thể, các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật đã được tuân thủ trên thực tế. Các quyền như tham dự họp ĐHĐCĐ, bầu và bãi miễn thành viên HĐQT, BKS, chuyển nhượng cổ phần, quyền ưu tiên mua trước, quyền nhận cổ tức... đã được thực hiện tương đối đầy đủ. Nhưng trên thực tế vẫn tồn tại nhiều bất cập hạn chế, nhất là với những cổ đông nhỏ lẻ. Các cổ đông nhỏ lẻ vẫn chưa được xem trọng trong ĐHĐCĐ Trong thời điểm thị trường chứng khoán (TTCK) sụt giảm như hiện nay, giá cổ phiếu sụt mạnh, danh mục đầu tư, kế hoạch tăng vốn và hàng loạt vấn đề về quản trị doanh nghiệp đã được đưa ra xem xét kỹ hơn tại các cuộc họp ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, tiếng nói của cổ đông nhỏ gần như “có cũng như không”. Qua một số kỳ ĐHĐCĐ cho thấy, sự có mặt của các cổ đông nhỏ lẻ gần như chỉ để đủ cơ cấu, không thể hiện được quyền của mình trong mọi vấn đề hoạt động của doanh nghiệp mà mình góp vốn. Điều này thể hiện rõ nét hơn ở những doanh nghiệp đã cổ phần hóa, song số vốn nhà nước chiếm ‘quá bán”. Hầu hết, tại các ĐHĐCĐ, chủ yếu là thông qua những nội dung mà HĐQT đã chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, việc lạm quyền của cổ đông lớn kéo dài một mặt vì nhiều cổ đông nhỏ lẻ do chưa hiểu hoặc ít quan tâm đến quyền lợi của mình nên đã phó thác phần vốn của mình cho HĐQT, miễn sao giá cổ phiếu tăng trưởng theo thời gian và cổ tức được chia tăng hàng năm. Dựa vào điểm yếu này, không ít công ty khi muốn thay đổi một số nội dung trong điều lệ hoạt động hoặc kế hoạch kinh doanh, Chủ tịch HĐQT chỉ thăm dò thái độ đồng tình của các cổ đông lớn mà bỏ qua các cổ đông nhỏ. Cụ thể, trong kỳ ĐHĐCĐ lần thứ nhất của Ngân hàng Vietcombank gần đây, nhiều cổ đông nhỏ cũng bày tỏ băn khoăn về quyền lợi của mình. Dù có 15.500 nhà đầu tư gồm cả các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu qua phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), trái phiếu chuyển đổi, cán bộ nhân viên mua ưu đãi... nhưng tổng số cổ phần các nhà đầu tư này nắm giữ cũng chỉ chiếm khoảng 9%. Trong lúc đó, Nhà nước vẫn nắm giữ hơn 90%. Vì thế, nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo ngại quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ không được tôn trọng. Trong tất cả mọi vấn đề được đưa ra tại Đại hội, chỉ cần 3 đại diện vốn nhà nước quyết là coi như... xong! Thực tế, dựa vào lý do “thời gian có hạn”, HĐQT Vietcombank cũng đã bác quyền được phát biểu của các cổ đông, gây nên những sự phản đối quyết liệt và không ít cổ đông đã bỏ về. Để bảo vệ quyền lợi cho những ông chủ “thấp cổ bé họng này”, xem ra chưa thực sự dễ dàng. Mặc dù sự bắt tay liên kết giữa các cổ đông nhỏ lẻ để tự bảo vệ quyền lợi của mình đã đạt một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm vướng do chưa được Pháp luật quy định. Thực tế, tiến trình xây dựng hành lang pháp lý để bảo vệ cổ đông thiểu số dường như đang diễn ra chậm chạp. Theo ý kiến một luật sư, quy định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam vẫn chưa đặt quan hệ cổ đông lớn và nhỏ với các tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng... Chính vì vậy, các cổ đông phổ thông cần nhóm họp, tập hợp, liên kết nhau lại trên cơ sở quyền lợi giống nhau để thực hiện quyền của cổ đông thiểu số, để có thể yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ, yêu cầu BKS nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình, yêu cầu HĐQT về mặt quản lý, cung cấp thông tin... Các cổ đông cũng nên thông qua một cơ quan có thẩm quyền, lập website chia sẻ những bất cập của các công ty hiện nay về vấn đề điều hành quản trị làm phương hại đến lợi ích của các cổ đông nhỏ. Quay lại trường hợp ĐHĐCĐ của Vietcombank vừa qua, có nhiều ý kiến cho rằng cần tạo ra một liên kết giữa các cổ đông, có thể thông qua việc tập hợp chữ ký. Nhưng cổ đông Nguyễn Duy Lộ - một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng lại cho rằng: Đề xuất đó không sai, nhưng Pháp luật lại chưa có quy định nào như thế. Muốn làm điều đó phải chờ lúc nào pháp luật sửa đổi. Một cổ đông khác của Vietcombank, ông Phan Hồng Quân – Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Euro Capital cho rằng: Do tỷ lệ sở hữu của các cổ đông trong đợt đấu giá IPO chỉ chiếm 10% vốn điều lệ là rất nhỏ, nên nâng tỷ lệ biểu quyết lên tới hơn 90% số phiếu và cần phải sửa đổi quy định để cổ đông nhỏ có một đại diện trong HĐQT. Bởi nếu tính gộp tổng tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhỏ lại thì cũng chưa thỏa mãn tỷ lệ 5% yêu cầu theo luật định. Chính vì vậy, một số cổ đông kiến nghị nên giảm tỷ lệ này xuống hoặc HĐQT Vietcombank nên có đặc cách một thành viên trong HĐQT do nhóm cổ đông nhỏ (hiện chiếm số lượng rất lớn) bầu chọn. Như thế sẽ tránh tình trạng với tỷ lệ sở hữu hơn 90%, cổ đông Nhà nước có thể đơn phương đưa ra mọi quyết định. Dù LDN cho phép dùng tỷ lệ phiếu cho những quyết định quan trọng thông qua tại ĐHĐCĐ, nhưng như vậy không có nghĩa là ý kiến của cổ đông nhỏ không được tôn trọng. Cổ đông nhỏ cũng cần được phản biện, vì ít nhiều họ cũng có đóng góp tài chính cho công ty, và nếu đúng thì không có lý do gì không chấp nhận. Tuy nhiên, theo ông Quân, ở Việt Nam hiện nay, văn hóa công ty và bảo vệ cổ đông nhỏ đang có rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ, xem xét lại. Hầu hết tại các ĐHĐCĐ, với lý do là trong khuôn khổ hạn hẹp của Đại hội nên mọi ý kiến đưa ra sẽ được ghi chép lại và phản hồi với các cổ đông sau. Thế nhưng, rất tiếc những ý kiến đưa ra (trong đó có nhiều ý kiến mang tính chất xây dựng) sau kỳ đại hội lại bị chìm vào quên lãng. Các cổ đông lớn lạm dụng quyền chèn ép cổ đông nhỏ Song song với việc ý kiến của các cổ đông nhỏ lẻ chưa được xem trọng là những việc các cổ đông lớn (nhất là cổ đông nhà nước) hay lạm dụng quyền và thực thi quyền của mình chưa đúng với quy định của pháp luật. Những cổ đông này thường cho mình cái quyền “tự quyết” trong việc trực tiếp bổ nhiệm đại diện của mình làm thành viên HĐQT; trực tiếp quyết định tăng vốn điều lệ hoặc điều chuyển, sử dụng tài sản của công ty phục vụ cho lợi ích riêng của mình hoặc cho công ty con khác; hoặc đã sử dụng vị thế là cổ đông đa số biểu quyết dành cho mình quyền mua nhiều hơn với giá ưu đãi khi công ty phát hành thêm cổ phần mới... Chẳng hạn, ở CTCP Vận tải xăng dầu (VIPCO) đã cho phép cổ đông lớn mua với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, còn các cổ đông nhỏ lại phải mua với giá 40.000 đồng/cổ phiếu, cao gấp 2,67 lần so với cổ đông lớn. Tương tự như vậy, tại CTCP Dịch vụ Sài Gòn - Savico (SVC) cũng đã từng gây xôn xao dư luận khi cho cán bộ lãnh đạo mua cổ phiếu ưu đãi với giá 30.000 đồng/cổ phiếu trong khi đó giá thị trường là 118.000 đồng/cổ phiếu (tại thời điểm...). Trong sự việc này, bên mua là Lãnh đạo SVC đã hưởng lợi nhuận lớn, đồng thời phía chịu thiệt thòi chính là những cổ đông nhỏ lẻ. Cho dù những cổ đông nhỏ phản đối, nhưng với ưu thế cổ đông nhà nước và cổ đông là nhân viên Savico chiếm đa số vốn điều lệ nên việc bán cổ phiếu ưu đãi theo kiểu “gia đình trị” vẫn được “đa số” thông qua. Việc phát hành này đã vi phạm Khoản 5, Điều 78 LDN vì “mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau”. Rõ ràng, vẫn còn tồn tại những kẽ hở về pháp lý tạo ra sự phân chia không công bằng giữa các cổ đông. Điều này dẫn tới việc lạm quyền từ một số cá nhân nhằm chiếm một phần tài sản doanh nghiệp về cho lãnh đạo hoặc những cổ đông lớn, đồng nghĩa với việc tước đi một phần tài sản của cổ đông nhỏ. Tóm lại, các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật nhìn chung ở mức độ khác nhau đã được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, hiệu lực của việc thực hiện các quyền đó, nhất là của cổ đông thiếu số, trong quá trình ra quyết định tại công ty là khá hạn chế. Hiện tượng vi phạm quyền và nghĩa vụ của cổ đông là khá nhiều với các hình thức đa dạng, và khó nhận biết một cách trực tiếp. Xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt, mà quên đi, thậm chí đánh đổi lợi ích lâu dài của công ty và của chính các cổ đông là khá rõ nét trong không ít các CTCP. 4.4 So sánh quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi Giống nhau: - Được nhận cổ tức theo mức quyết định của ĐHĐCĐ. - Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán. - Khi công ty giải thể, người sở hữu cổ phần được quyền nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần. Khác nhau: Cổ đông phổ thông Cổ đông ưu đãi Được quyền biểu quyết trong các cuộc họp ĐHĐCĐ; cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng có quyền đề cử người vào HĐQT và BKS. Cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT và BKS. Mỗi cổ đông phổ thông có một phiếu bầu tương ứng với một cổ phần phổ thông. Cổ đông ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Được chuyển nhượng cổ phần Cổ đông ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác Được trả cổ tức bình thường Cổ đông ưu đãi cổ tức được trả cổ tức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông. Không được công ty bảo đảm hoàn lại vốn Cổ đông ưu đãi hoàn lại sẽ được công ty hoàn lại vốn bất cứ khi nào. Không được ưu tiên. Cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi cổ tức được ưu tiên tiếp nhận lại tài sản tương ứng với sồ cổ phần khi công ty bị giải thể trước cổ đông phổ thông. Không thể thay đổi thành cổ phần ưu đãi Có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông 4.5 Quyền và nghĩa vụ của cổ đông là người nước ngoài Được quyền tham gia quản lý CTCP theo qui định của pháp luật và điều lệ tổ chức, hoạt động của CTCP. Được sử dụng cổ phiếu để cầm cố trong các quan hệ tín dụng ở Việt Nam. Được đổi các khoản thu về cổ tức, tiền chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế theo qui định của pháp luật. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài dùng cổ tức thu được để tái đầu tư tại Việt Nam thì được hưởng các ưu đãi theo qui định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Được quyền tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam và có nghĩa vụ tuân thủ quy định của Chính phủ Việt Nam về việc tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi CTCP đã thực hiện niêm yết trên TTCK. Có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ tổ chức, hoạt động của CTCP. 5. CHUYỂN NHƯỢNG VỐN TRONG CTCP: 5.1 Khái niệm chuyển nhượng cổ phần: Chuyển nhượng cổ phần: là hành vi làm thay đổi (mua bán, biếu tặng, thừa kế…) số lượng cổ phần đang nắm giữ. 5.2 Các điều kiện chuyển nhượng: 5.2.1 Đối với cổ phần thường: Cổ phần thường được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp sau: Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ. Nguyên nhân có qui định trên vì đây là qui định nhằm bảo vệ các nhà đầu tư, các cổ đông sáng lập ra công ty không được tự ý bỏ công ty được. Đây chính là một qui định mang tính ràng buộc nghĩa vụ vật chất của cổ đông sáng lập với người mua nhằm tránh tình trạng tuyên truyền lừa đảo khoản 5 Điều 81 Luật doanh nghiệp năm 2005 . 5.2.2Đối với cổ phần ưu đãi: Qui định về chuyển nhượng cổ phần ưu đãi phụ thuộc vào điều lệ công ty và Luật doanh nghiệp 2005. Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: chỉ có các Tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập mới có quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết khoản 3 điều 87 Luật Doanh nghiệp 2005 ; đây là loại cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông, số phiếu biểu quyết của một số cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty qui định; cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Sau 3 năm kể từ ngày cấp giấy Chứng nhận đăng kí kinh doanh, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và được tự do chuyển nhượng như cổ phần phổ thông được phát hành trước đó. Việc cấm chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết nhằm đảm bảo cho những thành viên sáng lập có thể duy trì được ý tưởng kinh doanh ban đầu của mình, tránh cho công ty mất tính ổn định trong những năm đầu thành lập. Cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và cổ phiếu ưu đãi khác không bị điều chỉnh trong Luật Doanh nghiệp 2005 nên tùy từng điều lệ của công ty qui định những điều kiện để được chuyển nhượng khác nhau. 5.2.3Một số trường hợp đặc biệt trong chuyển nhượng cổ phần: Cổ phần phát hành riêng lẻ: Cổ phần mà các công ty cổ phần khi phát hành riêng lẻ Chào bán cổ phần riêng lẻ là việc chào bán cổ phần hoặc quyền mua cổ phần trực tiếp và không sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho một trong các đối tượng sau: Các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; Dưới 100 nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp không được chuyển nhượng trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành Theo nghị định số 01/2010/NĐ-CP ngày 04/01/2010 về chào bán cổ phần riêng lẻ . Tuy qui định này sẽ gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu riêng lẻ, nhưng đây là một động thái tích cực nhằm ngăn chặn nguy cơ đầu cơ và bán khống của các nhà đầu tư nếu không hạn chế thời gian chuyển nhượng. Cụ thể, cổ phiếu A được bán cho nhà đầu tư chiến lược với giá 50000đ/CP. Ngay tại thời điểm chốt danh sách nhà đầu tư được phép mua riêng lẻ, giá cổ phiếu A là 100000đ/CP, nhà đầu tư có thể mượn cổ phiếu để giao dịch và sau đó sẽ trả lại khi cổ phiếu riêng lẻ được phát hành sau đó một thời gian ngắn (vì cổ phiếu riêng lẻ chỉ được bán cho một số nhà đầu tư chiến lược, với giá bán thấp hơn nhiều so với giá bán trên thị trường). Đồng thời, qui định này cũng ngăn chặn được sự liên kết của những nhà đầu tư và những cổ đông lớn của doanh nghiệp (cũng chính là những người có quyền quyết định chào bán riêng lẻ) nhằm cố ý chấp nhận giảm giá trị vốn góp ở công ty để phát hành cổ phiếu với giá rẻ hơn giá trị nội tại của công ty nhằm chia lợi ích. Vì vậy, với qui định cấm chuyển nhượng cổ phiếu phát hành riêng lẻ trong vòng một năm, vốn của nhà đầu tư sẽ bị chôn trong một thời gian khá dài, thậm chí nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro cao nếu xu hướng giá thị trường giảm mạnh. Do đó, nhà đầu tư khi muốn mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ thì buộc phâỉ hiểu rõ tình hình hoạt động của công ty cũng như tin vào khả năng tăng trưởng trong tương lai của công ty. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần: Cổ phần phổ thông của thành viên sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần mới thành lập, trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong tổng số cổ phần góp vốn khi thành lập ngân hàng cho cổ đông sáng lập khác. Đối với cổ đông không phải thành viên sáng lập của ngân hàng, trong thời gian 3 năm kể từ ngày cấp giấy phép thành lập, chỉ được phép chuyển nhượng số cổ phần vốn góp của mình khi ngân hàng thành lập cho cổ đông khác của ngân hàng. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần, những giao dịch chuyển nhượng sau cần có văn bản chấp thuận của thống đốc ngân hàng nhà nước Theo nghị định 59/2009/NĐ_CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại. : Các giao dịch mua bán mức cổ phần trọng yếu (đây là giao dịch mua bán của cổ đông nắm giữ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên); Các giao dịch mua bán cổ phần dẫn đến cổ đông đang sở hữu mức cổ phần trọng yếu trở thành không sở hữu cổ phần trọng yếu và ngược lại. Cổ đông cá nhân, cổ đông pháp nhân có người đại diện vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc trong thời gian đảm nhiệm chức danh và trong thời gian 01 năm, kể từ thời điểm không đảm nhiệm chức danh, được chuyển nhượng cổ phần nhưng phải giữ lại tối thiểu 50% tổng số cổ phần mà mình sở hữu vào thời điểm được Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm và phải có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước trước khi thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần tối thiểu 15 ngày làm việc đối với số cổ phần được phép chuyển nhượng. Trong thời gian đang xử lý các hậu quả theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông do trách nhiệm cá nhân, các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc không được chuyển nhượng cổ phần, trừ trường hợp các thành viên này: Là đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức bị sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản theo quy định pháp luật; Bị bắt buộc chuyển nhượng cổ phần theo quyết định của Tòa án. Đồng thời, phải có sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước nếu có sự chuyển nhượng cổ phần của ngân hàng cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Đối với nhà đầu tư nước ngoài Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của Ngân hàng thương mại Việt Nam. : Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 5 năm kể từ khi trở thành là nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một ngân hàng Việt Nam. Tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan sở hữu 10% vốn điều lệ tại một ngân hàng Việt Nam chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 3 năm kể từ khi sở hữu 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Đây chính là những qui định chặt chẽ nhằm bảo vệ nhà đầu tư cũng như giữ vững được sự ổn định của một hoạt động mang tính hệ thống và có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế như hoạt động ngân hàng. Đồng thời, các qui định trên cũng ràng buộc lợi ích của thành viên sáng lập và đại diện pháp luật của ngân hàng với ngân hàng Ngân hàng Nhà nước qui định các tổ chức tín dụng có thể đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước nếu có nguy cơ mất khả năng chi trả; nợ không có khả năng thu hồi; có nguy cơ mất khả năng thanh toán Thông tư 08/2010/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành . Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, nghiêm cấm chủ tịch và thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc hoặc giám đốc chuyển nhượng cổ phần, chia cổ tức, cất giấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng hoặc có bất cứ giao dịch nào có liên quan; từ chối hoặc giảm bớt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với khách hàng. 5.3 Cách thức chuyển nhượng: 5.3.1 Chuyển nhượng trực tiếp: Đây là hình thức chuyển nhượng mà các cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho nhau hoặc chuyển nhượng cho người ngoài công ty thông qua trao đổi trực tiếp. Ở đây có nghĩa là người bán và người mua gặp gỡ nhau trực tiếp, tự thỏa thuận với nhau về giá cả, người mua trực tiếp tự kiểm tra, đánh giá chất lượng của cổ phần chào bán. Hình thức này xảy ra với người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng thường là những người quen biết nhau. Thủ tục giao dịch do hai bên tự thỏa thuận theo qui định của Luật dân sự. Đối với các hành vi chuyển nhượng khác như cho - tặng, thừa kế… cũng thuộc hình thức chuyển nhượng trực tiếp. 5.3.2 Chuyển nhượng gián tiếp: Gồm 2 hình thức chuyển nhượng: Cổ phần được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán và Cổ phần giao dịch mua bán, chuyển nhượng tại thị trường phi tập trung CHƯƠNG II: SO SÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 2 THÀNH VIÊN Tìm hiểu về Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên Là doanh nghiệp trong đó có : - Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân ; số lượng thành viên không được vượt quá 50. - Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. - Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của LDN. 2. So sánh CTCP và Công ty TNHH 2 thành viên: Giống nhau: Cả hai loại hình công ty trách nhiêm hữu hạn và công ty cổ phần đều là công ty đối vốn, đều chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005. Đều là sự liên kết vốn của nhiều thành viên vì mục đích kinh doanh kiếm lời. Các thành viên góp vốn trong công ty TNHH hay là cổ đông của công ty cồ phần, khi thực hiện tham gia góp vốn vào công ty thì đều vì mục đích cuối cùng của mình là được chia lợi nhuận trên phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Các thành viên hưởng lãi và chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp Thuận lợi trong việc kêu gọi vốn đầu tư. Đều chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty Đều có tư cách pháp nhân Trình tự thành l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông ty cổ phần và những đánh giá về CTCP ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan