Đề tài Tình hình bệnh viêm đường sinh dục và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh, thuộc xã Tái Sơn - Tứ Kỳ - Hải Dương

Trại chăn nuôi Hạnh – Hải Dương là trại được xây dựng thiết kế và đầu tư khá quy mô và hiện đại.

- Nhân sự: Trại gồm có một quản lý, một kế toán, một thủ kho, 2 kỹ sư, và 23 công nhân được đào tạo cơ bản. Ngoài ra, đây là trại điểm của CP nên còn có thêm kỹ sư sau khi trúng tuyển vào công ty sẽ đến học việc tại đây, ban ngày thì xuống chuồng làm, buổi tối học lý thuyết ở trên nhà.

- Vị trí địa lý của trại: phía bắc giáp xã Đại Đồng, phía Tây giáp xã Kỳ Sơn. Trại nằm khá tách biệt với khu dân cư, thuận tiện cho công việc phòng chống dịch bệnh cho trại.

- Về thiết kế xây dựng: Trên diện tích 3 ha, trại được xây dựng rất khoa học và hiện đại. Trước cổng ra vào trại có hố sát trùng bằng vôi, có vòi phun sát trùng cho phương tiện ra vào trại. Cách cổng chính của trại khoảng 50m là khu nhà dành cho quản lý trại, phòng để đón khách, tiếp đến là phòng ăn tập thể của trại. Phía đối diện bên kia là nhà đào tạo kỹ sư. Tất cả các phòng ở của kỹ sư và công nhân trại được xây riêng, khá khang trang và tiện nghi.

Trước khu chuồng nuôi lợn của trại là dãy nhà gồm 3 phòng sát trùng tự động: phòng sát trùng nam, nữ và phòng sát trùng kỹ sư. Tất cả mọi người khi vào khu chuồng nuôi đều nhất thiết phải mặc quần áo ngắn và đi qua phòng sát trùng tự động. Bên trái khu sát trùng là kho chứa cám, bên phải là nhà ăn, nghỉ trưa cho công nhân và kỹ thuật trại.

Khu chuồng nuôi lợn của trại gồm có 9 khu chuồng: 2 chuồng bầu, 6 chuồng đẻ và một chuồng cách ly.

+ Hệ thống chuồng bầu có 2 chuồng bầu gồm bầu 1 và bầu 2, mỗi chuồng gồm 8 dãy, trong đó bầu 2 nuôi lợn đã được phối, còn bầu 1 nuôi các lợn chờ lên giống, lợn đang phối và lợn đực giống. Cuối góc phải khu chuồng bầu 1 là khu kiểm tra lợn động dục, khu phối, khu lấy tinh, cạnh khu lấy tinh là một phòng thí nghiệm gọi là phòng tinh. Phòng tinh được trang bị khá đầy đủ: kính hiển vi, tủ lạnh, lò hấp, máy ép túi tinh, nhiệt kế, Tất cả sàn chuồng đều được làm bằng bê tông, sàn cao hơn hẳn nền chuồng, giúp công việc vệ sinh khử trùng được dễ dàng.

+ Hệ thống chuồng đẻ: gồm có 6 chuồng là chuồng đẻ 1, chuồng đẻ 2, chuồng đẻ 3, chuồng đẻ 4, chuồng đẻ 5 và chuồng đẻ 6, mỗi chuống có diện tích 1250m2. Các chuồng đẻ cách nhau 4m, ở giữa trồng cây bóng mát. Trong mỗi chuồng đẻ có 4 dãy, mỗi dãy gồm 14 ô chuồng. Các ô được đánh thứ tự từ 1 đến 56 để dễ dàng chăm sóc và quản lý. Sàn chuồng lợn mẹ làm bằng bê tông, sàn lợn con làm bằng nhựa cứng. Phần chuồng cho lợn con khá rộng rãi, một góc để lồng úm, lồng úm được làm bằng khung sắt và đan bao tải cám đã được ngâm qua sát trùng. Mỗi lồng úm được trang bị một bóng đèn sưởi ấm, bên ngoài là một máng nhựa để tập ăn cho lợn con. Mỗi chuồng đẻ được trang bị một máy bơm nước, 4 vòi dẫn nước để thực hiện công việc xịt gầm hàng ngày. Bên cạnh đó, mỗi chuồng còn được trang bị 4 giàn mát, 6 quạt thông gió và một hệ thống đo nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng.

+ Chuồng cách ly: có diện tích 450m2, chuồng được trang bị 3 máng ăn tự động, 2 giàn mát và 3 quạt thông gió. Chuồng cách ly nằm cạnh chuồng bầu 2, sàn chuồng được làm bằng các tấm bê tông, đây là nơi nuôi nhốt lợn nái hậu bị được chuyển từ trại lợn hậu bị về chuẩn bị thay thế những lợn nái loại thải.

Mỗi chuồng đều có hệ thống máng ăn nhưng chỉ là thủ công, mỗi con có một máng ăn riêng và khi cho ăn thì công nhân phụ trách chuồng phải đổ cám vào từng máng ăn đó. Nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi được lọc qua bể lọc và dẫn trực tiếp đến từng ô chuồng bằng vòi uống tự động. Bên cạnh đó, hệ thống sưởi ấm lợn, hệ thống bạt che, giàn mát, quạt thông gió được trang bị rất đầy đủ. Nguồn nước thải được thải bằng ống ngầm và đổ vào hệ thống bể biogas đảm bảo vệ sinh. Trước cửa ra vào của mỗi chuồng đều có một chậu nước sát trùng, phải nhúng ủng vào chậu trước khi bước vào chuồng.

- Thức ăn: Nguồn thức ăn của trại được cung cấp từ nhà sản xuất là công ty cám Minh Hiếu và công ty cổ phần Charoen Phokphand (CP) Việt Nam. Gồm các loại cám: 550, 566, 567, tùy đối tượng mà sẽ cho ăn từng loại cám riêng. Lợn con sẽ sử dụng cám 550. Lợn hậu bị, lợn chờ phối, lợn chờ động dục và lợn đực sẽ ăn cám 566, lợn bầu và lợn đẻ sẽ sử dụng cám 567.

- Nước dùng trong chăn nuôi: Trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh – Tứ Kỳ - Hải Dương là một trại chăn nuôi trên quy mô công nghiệp, hàng ngày sử dụng một khối lượng nước rất lớn phục vụ chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, đặc biệt về mùa hè cần một lượng nước lớn để vận hành hoạt động của giàn mát. Nước dùng cho chăn nuôi là giếng khoan, qua bể lọc, đưa lên các bồn nước ở độ cao, áp lực đủ mạnh tới các vòi nước uống tự động ở từng ô chuồng.

 

doc64 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình bệnh viêm đường sinh dục và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh, thuộc xã Tái Sơn - Tứ Kỳ - Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên niêm mạc tử cung. Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [11], lợn sau khi thai ra hết toàn bộ, khoảng 10 – 50 phút nhau thai mới ra. Nhau thai của lợn ra chia thành hai đống, mỗi đống gồm nhau thai của tất cả các thai chứa trong một sừng tử cung. Trong sừng tử cung lợn có ít thai thì nhau thai không dính lại như vậy, mà ra từng cái một, thai sau có thể đẩy nhau thai của thai trước ra. Nếu trong sừng tử cung lợn có xen kẽ nhiều thai bình thường và thai bị chết khô thì nhau thai cũng ra thành nhiều đống. Thường những thai chết khô trong sừng tử cung sẽ ra cùng với nhau thai. 2.2. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ QUÁ TRÌNH VIÊM 2.2.1. Khái niệm viêm. Theo Vũ Triệu An và một số tác giả thì viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ thể mà nền tảng của nó là phản ứng tế bào. Ngày nay người ta cho rằng viêm là một phản ứng toàn thân chống lại mọi kích thích có hại, thể hiện ở cục bộ mô tế bào (Nguyễn Hữu Nam, 2004). 2.2.2. Hậu quả của phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào trong viêm. Phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào trong viêm đã gây nên các rối loạn chủ yếu sau: 2.2.2.1. Rối loạn chuyển hóa. Tại ổ viêm quá trình oxy hóa tăng mạnh, nhu cầu oxy tăng nhưng vì có rối loạn tuần hoàn nên khả năng cung cấp oxy không đủ, gây rối loạn chuyển hóa gluxit, lipit và protit gây ra hiện tượng tăng độ axit, xeton, lipit, albumoza, polipeptit và các axit amin tại ổ viêm. 2.2.2.2. Tổn thương mô bào. Các tế bào bị tổn thương tại ổ viêm giải phóng các enzym càng làm trầm trọng thêm quá trình hủy hoại mô bào và phân hủy các chất tại vùng viêm, chúng tạo ra các chất trung gian có hoạt tính sinh lý cao và hạ thấp độ pH của ổ viêm. Như vậy ngoài tính chất bảo vệ thì tổn thương mô bào còn tạo ra nhiều chất có hại tham gia vào thành phần của dịch rỉ viêm, chính các chất này đã góp phần hình thành và phát triển vòng xoắn bệnh lý trong viêm (Nguyễn Hữu Nam, 2004). 2.2.2.3. Dịch rỉ viêm. Dịch rỉ viêm là sản phẩm được tiết ra tại ổ viêm bao gồm có thành phần hữu hình và các chất hòa tan như nước, muối, albumin, globulin, fibrinogen, bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu có tác dụng tạo vành đai ngăn cản viêm lan. Đặc biệt là các chất có hoạt tính sinh lý như histamin, serotonin, axetincholin có tác dụng làm giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch gây đau. 2.2.2.4. Tăng sinh mô bào. Là hiện tượng tăng lên về số lượng các tế bào trong ổ viêm, các tế bào này có thể từ trong máu tới hoặc các tế bào thại chỗ sản sinh phát triển ra. Trong quá trình viêm, giai đoạn đầu chủ yếu tăng sinh bạch cầu đa nhân trung tính. Sự tăng sinh và phát triển của các loại tế bào phụ thuộc vào mức đọ tổn thương của ổ viêm cũng như tình trạng của cơ thể (Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, 1997 [10]). 2.2.2.5. Các tế bào viêm. Các tế bào tăng sinh trong ổ viêm được gọi chung là các tế bào viêm, bao gồm: bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơn nhân lớn. Chúng có chức năng thực bào, ẩm bào hay tạo ra những kích thích tại các ổ viêm và giữ vai trò quan trọng giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ từ môi trường. 2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC Ở LỢN NÁI. Trên thế giới vấn đề bệnh sinh sản ở gia súc đã và đang được nghiên cứu một cách toàn diện. Hàng năm các chương trình đào tạo của quốc tế về sinh sản gia súc thường xuyên được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học Nông nghiệp Uppsala (Thụy Điển), Trung tâm khoa học Quốc tế về Nông nghiệp Cairo (Ai Cập). Trong nội dung của những khóa học đào tạo này, vấn đề phương pháp chẩn đoán, phát hiên và điều trị các bệnh sinh sản luôn là nội dung chính. Tuy nhiên cho đến nay những tư liệu nghiên cứu về bệnh sản khoa ở lợn còn rất ít. Và trong những tư liệu nghiên cứu đó, cũng mới chỉ tập trung vào nghiên cứu bệnh viêm tử cung ở lợn. 2.3.1. Thế giới. Trong chăn nuôi lợn sinh sản thậm chí cả nuôi lợn thịt, năng suất chăn nuôi phụ thuộc phần lớn vào năng suất sinh sản trong đó hai yếu tố chính là độ sai con và độ mắn đẻ. Do vậy, ưu tiên hàng đầu và liên tục của chăn nuôi lợn sinh sản là tạo ra được nhiều lợn con sinh ra và sống sót cho tới lúc cai sữa và đòng thời giảm thời gian phi sản xuất của lợn nái nhất là do không thụ thai. Mục tiêu trên, đòi hỏi sự làm việc cường độ cao ở lợn nái và nhất là cơ quan sinh sản. Do vậy các cơ quan sinh sản đóng vai trò rất quan trọng quyết định năng suất chăn nuôi. Những bất thường của cơ quan sinh sản, nói rõ hơn là các rối loạn kiểu viêm tử cung, làm năng suất chăn nuôi lợn nái bị ảnh hưởng (F. Madec, 1995 [8]). Theo A.Vtrekaxova (1983) [2], trong số các nguyên nhân dẫn tới ít sinh đẻ và vô sinh của lợn thì các bệnh ở cơ quan sinh dục chiếm từ 5 – 15%. F.Madec [8], khi tiến hành nghiên cứu bệnh lý sinh thái vào năm 1991 trên số đàn lợn xứ Brơ – ta – nhơ (Pháp) với chủ đề bệnh lý sinh đẻ cho thấy 15% số lợn nái bị viêm tử cung. Theo F.Madec [8] viêm tử cung thường bắt đầu bằng sốt một vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ ngày hôm sau và bệnh thường kéo dài 48 – 72 giờ. Theo F. Madec, năm 1987 qua kiểm tra vi thể xứ Brơ – ta – nhơ thấy 26% số lợn nái có bệnh tích viêm tử cung. Ngoài ra 2% số lợn nái có bệnh tích thoái hóa mô nội mạc tử cung với đặc điểm thành tử cung có cấu tạo sợi fibrine. 2.3.2. Việt Nam. Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh viêm tử cung. Nhưng những tư liệu nghiên cứu về bệnh viêm tử cung ở lợn nái cũng còn rất ít. Hồ Văn Nam, Nguyễn Văn Thanh (1999) [[12], bệnh viêm tử cung ở đại gia súc nói chung là một quá trình bệnh lý phức tạp được thể hiện dưới nhiều thể khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng rối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc cái sinh sản. Theo Nguyễn Văn Thành (2002) [13], viêm tử cung là một hội chứng thường xuất hiện trên lợn nái sau khi sinh. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị tổn thương lớp niêm mạc. Từ đó gây ảnh hưởng sự tiết Prostagladin F2α và làm xáo trộn chu kỳ động dục làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh. Trong đó, biểu hiện chậm động dục khi xảy ra sẽ làm giảm sức sinh sản của lợn nái, giảm số vòng quay lứa đẻ trong năm. Ngoài ra, phải tốn chi phí thuốc điều trị, phải loại thải sớm lợn nái do chậm động dục làm giảm hiệu quả kinh tế của trại chăn nuôi. Lê Xuân Cương (1986) [5], lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân. Trong đó, tổn thương bệnh lý sinh dục tỷ lệ đáng kể. Cùng với nhận định trên, Lê Minh Chí, Nguyễn Như Pho (1984, 1992) cho rằng: khi lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa. Nhưng sau đó thì niêm mạc đường sinh dục có thể bị tổn thương gây viêm tử cung. Nguyễn Xuân Bình (2005) [4], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau. Nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 – 10 ngày. Viêm tử cung là một trong nhiều tổn thương đường sinh dục trên lợn nái sau khi sinh. Khi có dịch tiết và dịch lẫn mủ chính là biểu biện của viêm tử cung (Nguyễn Văn Thành, 2002 [13]) Cũng theo Nguyễn Văn Thành (2002) [13], có nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung như: dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi…Nhưng nguyên nhân chính luôn hiện trong tất cả các trường hợp là do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để gây nên các triệu chứng. Đồng thời cũng có nhiều tác giả đã có những tổng kết về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn: Bùi Thị Tho và cs (2002) [16] lợn Yorshire, Landrace trong giai đoạn nuôi con mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 15%, do chữa chạy kịp thời nên khỏi 100%, song đã ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn nái, phần lớn là do những trường hợp đẻ khó dẫn tới viêm tử cung. Nguyễn Văn Thành (2002) [13] lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Viêm tử cung trên nhóm thuần chiếm 25,48%, trên nhóm lai chiếm 50,48%. Viêm tử cung xảy ra cao nhất là lứa 1 và lứa 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao nhiều hơn so với nhóm lợn không bị viêm tử cung. Theo Nguyễn Văn Thanh (2003) [15], tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại hướng nạc đang được nuôi tại các địa phương vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng là tương đối cao (7,1%) và có sự khác nhau giữa các địa phương. Bệnh viêm tử cung thường tập trung ở những lợn nái mới đẻ lứa đầu và những lợn nái đã đẻ nhiều lứa. Theo Trần Tiến Dũng (2004) [7], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 – 50%, trong đó cơ quan ngoài chiếm 20%, còn lại 80% là viêm tử cung. Theo Trần Tiến Dũng (2004) [7], tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái ngoại cũng cao từ 1,82 – 23,33%. 2.2.3. Một số bệnh thường gặp ở đường sinh dục của lợn nái. Trong số các bệnh ở đường sinh dục ở lợn nái, bệnh mà chúng ta thường gặp nhất bao gồn: viêm âm môn, tiền đình, âm đạo và bệnh ở tử cung. 2.3.3.1. Viêm âm môn, tiền đình và âm đạo (Vulvitis, Vestibuliti et vaginitis puerperalis). Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [11], trong quá trình sinh đẻ, niêm mạc âm môn, tiền đình và âm đạo bị xây sát, tổn thương do bào thai hay do can thiệp các trường hợp đẻ khó. Do trong quá trình đỡ đẻ thao tác kỹ thuật không đúng, dụng cụ đỡ đẻ không vô trùng gây tổn thương các bộ phận sinh dục bên ngoài. Ngoài ra bệnh có thể kế phát từ hiện tượng sẩy thai, thai thối rữa trong tử cung hoặc từ bệnh sát nhau. Lúc đầu niêm mạc bộ phận bị viêm xung huyết nhẹ, có nhiều dịch thẩm xuất. Kiểm tra âm đạo bằng mỏ vịt, con vật không có phản xạ đau, không có triệu chứng toàn thân. Con vật rặn vặt, đi đái rắt. Nhiều dịch viêm lẫn tổ chức hoại tử màu trắng chảy ra ngoài. 2.3.3.2. Viêm cổ tử cung (Cervitis). Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [11], cổ tử cung lợn dài 10-18 cm, tròn, không có gấp nếp nên dễ thụ tinh nhân tạo hơn trâu bò. Cổ tử cung luôn đóng, chỉ hé mở khi động dục và mở hoàn toàn khi sinh đẻ. Bệnh viêm cổ tử cung ở gia súc thường là hậu quả của những sai sót về mặt kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, do thao tác đỡ đẻ nhất là các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ không đúng làm niêm mạc cổ tử cung bị xây sát. Ngoài ra viêm cổ tử cung còn do kế phát từ viêm âm đạo, viêm tử cung. Hậu quả của viêm cổ tử cung làm cổ tử cung bị tắc, khi gia súc động dục niêm dịch không thoát ra ngoài được. 2.3.3.3. Viêm tử cung. Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, nơi thai làm tổ và được đảm bảo mọi điều kiện để thai phát triển. Mọi quá trình bệnh lý ở tử cung đều ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản (Nguyễn Văn Thành, 2002 [13]). Chính vì vậy bệnh viêm tử cung đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) [11] thì viêm tử cung được chia ra làm 3 thể: viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung và viêm tương mạc tử cung. a. Viêm nội mạc tử cung. Khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây sát, tổn thương, vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nội mạc tử cung. Mặt khác, một số bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao…thường gây ra viêm nội nạc tử cung. Căn cứ vào tính chất, trạng thái của quá trình bệnh lý, viêm nội mạc tử cung có thể chia ra làm hai loại: viêm nội mạc tử cung thể cata cấp có mủ và viêm nội mạc tử cung có màng giả. * Viêm nội mạc tử cung cata cấp tính có mủ (Endomestritis puerperslis Catarrhalis purulenta acuta). Bệnh này xuất hiện trên tất cả các loài gia súc, gặp nhiều ở trâu, bò, lợn. Sau khi sinh đẻ, niêm mạc cổ tử cung và âm đạo bị tổn thương, xây sát, nhiễm khuẩn, nhất là khi gia súc bị sát nhau, đẻ khó phải can thiệp. Khi bị bệnh, gia súc có biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu: thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, đôi khi cong lưng rặn tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức chết… Khi con vật nằm, dịch viêm thải ra ngoài càng nhiều hơn. Xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm, có khi nó khô lại hình thành từng đám vẩy, màu trắng xám. Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và dịch viêm thải ra nhiều. Cổ tử cung hơi mở và có mủ chảy qua cổ tử cung. Niêm mạc âm đạo bình thường. * Viêm nội mạc tử cung màng giả. Thể viêm này, niêm mạc tử cung thường bị hoại tử. Những vết thường đã ăn sâu vào tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử. Trường hợp này, con vật xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt lên cao, ăn uống và lượng sữa giảm, có khi hoàn toàn mất sữa. Con vật biểu hiện trạng thái đau đớn, luôn rặn, lưng và đuôi cong lên. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch: dịch viêm, máu, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức hoại tử và niêm dịch… b. Viêm cơ tử cung (Myometritis puerperslis). Viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả. Niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tử cung làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương mạch quản và lâm ba quản. Từ đó làm cho các lớp cơ và một ít tương mạc tử cung bị hoại tử. Trường hợp này có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng toàn thân, huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm mủ. Ở thể viêm này, gia súc biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt lên cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hay mất hẳn. Gia súc biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch màu đỏ nâu lợn cợn có mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên có mùi tanh, thối. Khám qua trực tràng thì tử cung to hơn bình thường, hai sừng tử cung to nhỏ không đều nhau, thành tử cung dày và cứng. Khi kích thích lên tử cung, con vật rất mẫn cảm, đau nên càng rặn mạnh hơn, hỗn dịch bẩn trong tử cung thải ra càng nhiều. Thể viêm này thường ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh đẻ lần sau. c. Viêm tương mạc tử cung (Perimetritis puerperalis). Viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ thể viêm cơ tử cung. Bệnh này thường ở thể cấp tính, cục bộ, toàn thân xuất hiện những triệu chứng điển hình và nặng. Lúc đầu, lớp tương mạc tử cung có màu hồng, sau chuyển màu đỏ sẫm, mất tính trơn bóng. Sau đó các tế bào bị phân hủy và bong ra, dịch thẩm xuất rỉ ra làm cho lớp tương mạc bị xù xì. Trường hợp viêm nặng, nhất là thể viêm có mủ, lớp tương mạc ở một số vùng có thể dính với các tổ chức xung quanh, gây nên tình trạng viêm thể Parametritis và dẫn đến viêm phúc mạc, thân nhiệt tăng cao, mạch nhanh. Con vật ủ rũ, uể oải, đại tiểu tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn. Con vật luôn biểu hiện trạng thái đau đớn, khó chịu, lưng và đuôi cong, rặn liên tục. Từ âm hộ thải ra ngoài rất nhiều hỗn dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có mùi thối khắm. Kiểm tra qua trực tràng thấy thành tử cung dày, cứng, hai sừng tử cung mất cân đối, kích thích con vật biểu hiện trạng thái đau đớn càng rõ và càng rặn mạnh hơn. Thể viêm này thường dẫn đến kế phát bệnh viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung Thể viêm Chỉ tiêu Phân biệt Viêm nội mạc tử cung Viêm cơ tử cung Viêm tương mạc tử cung Sốt Sốt nhẹ Sốt nhẹ Sốt cao Dịch viêm Màu Trắng, trắng xám Hồng, nâu đỏ Nâu rỉ sắt Mùi Tanh Tanh thối Thối khắm Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ hơn Đau có phản ứng Bỏ ăn Bỏ ăn một phần hoặc hoàn toàn Bỏ ăn hoàn toàn Bỏ ăn hoàn toàn Phần III ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG – ĐỊA ĐIỂM – THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu. - Lợn nái ngoại thuộc các giống Landrace, Yorshire (giống thuần) và con lai giữa hai giống trên (giống lai) tại trang trại. - Đàn lợn được nuôi dưỡng, phòng bệnh theo đúng quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản. 3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2010 đến tháng 4/2010. - Địa điểm nghiên cứu: Trại sản xuất lợn giống Bùi Huy Hạnh, thuộc xã Tái Sơn, huyện tứ Kỳ, Hải Dương. 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 3.2.1. Tình hình công tác chăn nuôi, thú y của trại Bùi Huy Hạnh – Tứ Kỳ - Hải Dương. 3.2.2. Điều tra tình hình mắc bệnh viêm đường sinh dục, viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại Hạnh – Hải Dương từ năm 2007 – 2009. - Tỷ lệ mắc bệnh theo giống. - Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa đẻ. 3.2.3. Khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại theo giống, lứa đẻ. 3.2.4. Thử nghiệm, so sánh một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên lợn nái trong thời gian thực tập và theo dõi các chỉ tiêu: - Tỷ lệ khỏi sau điều trị (%). - Thời gian trung bình khỏi (ngày). - Số con động dục trở lại sau điều trị (con). - Thời gian động dục lại sau điều trị (ngày). - Tỷ lệ động dục lại sau điều trị (%). - Tỷ lệ thụ thai (%). 3.3. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU. Là các thuốc đang được dùng tại trại: * Nor 100 (Minh Dũng): Dung dịch tiêm. - Thành phần: trong 100 ml có Norfloxaxin 10.000 mg. - Công dụng: chuyên trị tiêu chảy, viêm vú, viêm tử cung, viêm khớp. -Cách dùng: tiêm bắp, 1ml/10kg TT. * Vetrimoxin: (Pháp): hỗn dịch tiêm. - Thành phần: Amoxicillin 15g (as trihydrate salt) Nước vđ 100 ml - Tác dụng: điều trị ho, co giật, viêm rốn, viêm khớp, viêm tử cung. - Cách dùng: tiêm bắp, liều 1ml/10kg TT * Hamogen (Hanvet): hỗn dịch tiêm. - Thành phần: trong 1ml chứa: Amoxycilin 150mg Gentamycin 40mg Dexamethason acetate 0.25mg - Công dụng: hỗn hợp 2 kháng sinh Amoxycilin và Gentamycin tạo cho chế phẩm có tác dụng diệt khuẩn mạnh, phổ rộng. Đặc trị viêm nhiễm đường niệu dục, viêm dạ con tích mủ, viêm vú, viêm tử cung, mất sữa… - Lắc kỹ khi sử dụng, tiêm bắp, dưới da. Liều ĐGS: 1ml/10 kg TT TGS: 1ml/ 7 kg TT * Oxytoxin (Minh Dũng): Dung dịch tiêm -Thành phần: Trong 1ml chứa 10 UI Oxytoxin. - Tác dụng: Kích thích hệ cơ trơn tử cung, đường tiết niệu, đường tiết sữa, từ đó gây tiết sữa. - Cách dùng: tiêm bắp, liều 2- 3ml/con * Haniodin: (Hanvet) - Thành phần: - Tác dụng: - Cách dùng: 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.4.1. Phương pháp điều tra. Dựa vào tài liệu ghi chép của kỹ sư quản lý trại từ 2008 – 4/2010. 3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm * Chọn mẫu: Chọn những lợn nái bị viêm tử cung với những triệu chứng đặc trưng: Con vật sốt, âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra nhầy trắng đục, đôi khi có máu lờ lờ. Con vật ăn ít hoặc bỏ ăn. * Sử dụng các phác đồ điều trị sau: Phác đồ I (Phác đồ của trại): Liệu trình: 3 – 5 ngày. - Vetrimoxin: 16 – 18ml/con/lần điều trị, tiêm bắp. - Oxytoxin: 2- 3ml/con/lần điều trị. Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt. Phác đồ II: Liệu trình: 3 – 5 ngày. - Nor 100: 14 - 16ml/con/lần điều trị, tiêm bắp. - Thụt rửa bằng Haniodin 0.1%: pha 75 ml với 4l nước sạch, thụt 3,5 – 4l/con. Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt. Phác đồ III: Liệu trình: 3 – 5 ngày. - Hamogen:1ml/10 kg TT, tiêm bắp. - Oxytoxin: 2- 3ml/con/lần điều trị. - Thụt rửa bằng Haniodin 0.1%, pha 75 ml với 4l nước sạch, thụt 3,5 – 4l/con. Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt. * Bố trí thí nghiệm: - Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã chọn và thử nghiệm điều trị 15 con nái bị viêm tử cung với các phác đồ trên, mỗi phác đồ điều trị thử nghiệm với 5 con. - Các nái tiến hành điều trị thử nghiệm đều ở cùng thời điểm nhưng ở các chuồng đẻ khác nhau. 3.4.3. Phương pháp xác định phác đồ điều trị hữu hiệu. Xác định phác đồ điều trị hữu hiệu qua theo dõi khả năng sinh sản của những lợn nái sau khi điều trị lành bệnh. 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu. Các số liệu được ghi chép và xử lý bằng phần mềm Exel. Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA TRẠI HẠNH – TỨ KỲ - HẢI DƯƠNG. 4.1.1. Vài nét cơ bản về trại chăn nuôi Hạnh – Hải Dương. Trại chăn nuôi Hạnh – Hải Dương là trại được xây dựng thiết kế và đầu tư khá quy mô và hiện đại. - Nhân sự: Trại gồm có một quản lý, một kế toán, một thủ kho, 2 kỹ sư, và 23 công nhân được đào tạo cơ bản. Ngoài ra, đây là trại điểm của CP nên còn có thêm kỹ sư sau khi trúng tuyển vào công ty sẽ đến học việc tại đây, ban ngày thì xuống chuồng làm, buổi tối học lý thuyết ở trên nhà. - Vị trí địa lý của trại: phía bắc giáp xã Đại Đồng, phía Tây giáp xã Kỳ Sơn. Trại nằm khá tách biệt với khu dân cư, thuận tiện cho công việc phòng chống dịch bệnh cho trại. - Về thiết kế xây dựng: Trên diện tích 3 ha, trại được xây dựng rất khoa học và hiện đại. Trước cổng ra vào trại có hố sát trùng bằng vôi, có vòi phun sát trùng cho phương tiện ra vào trại. Cách cổng chính của trại khoảng 50m là khu nhà dành cho quản lý trại, phòng để đón khách, tiếp đến là phòng ăn tập thể của trại. Phía đối diện bên kia là nhà đào tạo kỹ sư. Tất cả các phòng ở của kỹ sư và công nhân trại được xây riêng, khá khang trang và tiện nghi. Trước khu chuồng nuôi lợn của trại là dãy nhà gồm 3 phòng sát trùng tự động: phòng sát trùng nam, nữ và phòng sát trùng kỹ sư. Tất cả mọi người khi vào khu chuồng nuôi đều nhất thiết phải mặc quần áo ngắn và đi qua phòng sát trùng tự động. Bên trái khu sát trùng là kho chứa cám, bên phải là nhà ăn, nghỉ trưa cho công nhân và kỹ thuật trại. Khu chuồng nuôi lợn của trại gồm có 9 khu chuồng: 2 chuồng bầu, 6 chuồng đẻ và một chuồng cách ly. + Hệ thống chuồng bầu có 2 chuồng bầu gồm bầu 1 và bầu 2, mỗi chuồng gồm 8 dãy, trong đó bầu 2 nuôi lợn đã được phối, còn bầu 1 nuôi các lợn chờ lên giống, lợn đang phối và lợn đực giống. Cuối góc phải khu chuồng bầu 1 là khu kiểm tra lợn động dục, khu phối, khu lấy tinh, cạnh khu lấy tinh là một phòng thí nghiệm gọi là phòng tinh. Phòng tinh được trang bị khá đầy đủ: kính hiển vi, tủ lạnh, lò hấp, máy ép túi tinh, nhiệt kế,…Tất cả sàn chuồng đều được làm bằng bê tông, sàn cao hơn hẳn nền chuồng, giúp công việc vệ sinh khử trùng được dễ dàng. + Hệ thống chuồng đẻ: gồm có 6 chuồng là chuồng đẻ 1, chuồng đẻ 2, chuồng đẻ 3, chuồng đẻ 4, chuồng đẻ 5 và chuồng đẻ 6, mỗi chuống có diện tích 1250m2. Các chuồng đẻ cách nhau 4m, ở giữa trồng cây bóng mát. Trong mỗi chuồng đẻ có 4 dãy, mỗi dãy gồm 14 ô chuồng. Các ô được đánh thứ tự từ 1 đến 56 để dễ dàng chăm sóc và quản lý. Sàn chuồng lợn mẹ làm bằng bê tông, sàn lợn con làm bằng nhựa cứng. Phần chuồng cho lợn con khá rộng rãi, một góc để lồng úm, lồng úm được làm bằng khung sắt và đan bao tải cám đã được ngâm qua sát trùng. Mỗi lồng úm được trang bị một bóng đèn sưởi ấm, bên ngoài là một máng nhựa để tập ăn cho lợn con. Mỗi chuồng đẻ được trang bị một máy bơm nước, 4 vòi dẫn nước để thực hiện công việc xịt gầm hàng ngày. Bên cạnh đó, mỗi chuồng còn được trang bị 4 giàn mát, 6 quạt thông gió và một hệ thống đo nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng. + Chuồng cách ly: có diện tích 450m2, chuồng được trang bị 3 máng ăn tự động, 2 giàn mát và 3 quạt thông gió. Chuồng cách ly nằm cạnh chuồng bầu 2, sàn chuồng được làm bằng các tấm bê tông, đây là nơi nuôi nhốt lợn nái hậu bị được chuyển từ trại lợn hậu bị về chuẩn bị thay thế những lợn nái loại thải. Mỗi chuồng đều có hệ thống máng ăn nhưng chỉ là thủ công, mỗi con có một máng ăn riêng và khi cho ăn thì công nhân phụ trách chuồng phải đổ cám vào từng máng ăn đó. Nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi được lọc qua bể lọc và dẫn trực tiếp đến từng ô chuồng bằng vòi uống tự động. Bên cạnh đó, hệ thống sưởi ấm lợn, hệ thống bạt che, giàn mát, quạt thông gió được trang bị rất đầy đủ. Nguồn nước thải được thải bằng ống ngầm và đổ vào hệ thống bể biogas đảm bảo vệ sinh. Trước cửa ra vào của mỗi chuồng đều có một chậu nước sát trùng, phải nhúng ủng vào chậu trước khi bước vào chuồng. - Thức ăn: Nguồn thức ăn của trại được cung cấp từ nhà sản xuất là công ty cám Minh Hiếu và công ty cổ phần Charoen Phokphand (CP) Việt Nam. Gồm các loại cám: 550, 566, 567, tùy đối tượng mà sẽ cho ăn từng loại cám riêng. Lợn con sẽ sử dụng cám 550. Lợn hậu bị, lợn chờ phối, lợn chờ động dục và lợn đực sẽ ăn cám 566, lợn bầu và lợn đẻ sẽ sử dụng cám 567. - Nước dùng trong chăn nuôi: Trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh – Tứ Kỳ - Hải Dương là một trại chăn nuôi trên quy mô công nghiệp, hàng ngày sử dụng một khối lượng nước rất lớn phục vụ chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, đặc biệt về mùa hè cần một lượng nước lớn để vận hành hoạt động của giàn mát. Nước dùng cho chăn nuôi là giếng khoan, qua bể lọc, đưa lên các bồn nước ở độ cao, áp lực đủ mạnh tới các vòi nước uống tự động ở từng ô chuồng. 4.1.2. Tình hình chăn nuôi của trại Bùi Huy Hạnh – Hải Dương. Từ khi được thành lập đến nay, trại Hạnh hoạt động khá ổn định, cơ cấu đàn lợn luôn duy trì với số lượng lớn, hoạt động hết công suất. Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại năm 2009 và 4 tháng đầu năm 2010 Năm Loại lợn 2008 2009 4 tháng đầu năm 2010 Nái sinh sản (con) 1345 1340 1342 Nái hậu bị (con) 90 87 89 Đực làm việc (con) 22 20 22 Đực hậu bị (con) 4 4 5 Lợn con theo mẹ (con) 26568 27046 9669 Tổng (con) 28029 28497 11127 (Nguồn:Kỹ thuật của trại) Qua bảng chúng ta thấy, số lượng lợn nái sinh sản và số lượng lợn đực làm việc của trại không có biến động lớn giữa năm trước và năm nay. Trại Bùi Huy Hạnh – Hải Dương là trại gia công cho công ty cổ phần Charoen Phokphand (CP) Việt Nam, trại thành lập là có sự hợp tác giữa nhà đầu tư với nhà kỹ thuật. Nhà đầu tư sẽ thuê đất, xây dựng chuồng trại, thuê người quản lý trại và thuê công nhân. Còn bên phía công ty CP sẽ đưa lợn đến nuôi, cung cấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình bệnh viêm đường sinh dục và thử nghiêm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trang trại chăn nuôi Bùi Hu.doc
Tài liệu liên quan