Đề tài Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viêt Nam giai đoạn 1996 – 2005

DN có vốn FDI có mức độ thâm dụng vốn cao nhất so với DNNN và DN ngoài NN, bình quân năm là 0,39 tỷ đồng / người. Vốn sản xuất kinh doanh nhìn chung là thấp hơn so với hai loại hình doanh nghiệp còn lại, tổng số lao động hằng năm cũng thấp hơn. Vốn sản xuất kinh doanh thấp hơn là do số lượng doanh nghiệp có vốn FDI chưa nhiều ở nước ta nhưng quy mô vốn mỗi doanh nghiệp là rất lớn, loại hình doanh nghiệp này có xu hướng tăng lên trong tương lai do bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, do đó nguồn vốn cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2005 tăng 1,8 lần so với năm 2000 và tỷ trọng vốn sản xuất kinh doanh ngày càng tăng so với DNNN từ 34% năm 2000 tăng lên 36%.

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viêt Nam giai đoạn 1996 – 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Bảng 11: Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI trên xuất khẩu cả nước: ĐVT: % Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 XK cả nước 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 KT trong nước 91,9 89,2 80,5 78,8 77,6 52,9 54,7 52,9 49,6 45,3 42,8 FDI 8,1 10,8 19,5 21,2 22,4 47,1 45,3 47,1 50,4 54,7 57,2 Nguồn: Tính từ Niên Giám Thống Kê 1999;2000; 2005 Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu của kinh tế Nhà nước luôn giữ một vị trí quan trọng trong xuất khẩu cả nước nhưng lại giảm liên tục từ 1995 đến nay, ngược lại xuất khẩu của khu vực FDI lại tăng liên tục từ 1995 đến nay, từ một tỷ trọng nhỏ 8,1% trong tổng xuất khẩu cả nước năm 1995 đến năm 2003, con số này đã là 50,4%, vượt qua tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước và hiện nay là 57,2% tổng xuất khẩu cả nước. Như vậy xuất khẩu của khu vực FDI đang giữ một vị trí quan trọng trong việc góp phần vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Với tỷ trọng lớn hơn và tốc độ tăng cao hơn, khu vực FDI đã trở thành động lực của tăng trưởng xuất khẩu chung cả nước. Khu vực FDI có nhiều ưu thế về vốn, về trình độ kỹ thuật - công nghệ, quản lý, về quảng cáo, tiếp thị, có sự hậu thuẫn của các công ty mẹ là các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia hùng mạnh, được khuyến khích ưu đãi khi đầu tư, trong thời gian tương đối dài được bảo hộ, nay đã tận dụng tốt hơn cơ hội khi các nước hạ thấp hàng rào thuế quan và phi thuế quan theo cam kết hội nhập. 3.2.2.2. Hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực FDI: Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI trên vốn thực hiện FDI tăng đều qua các năm. Những năm đầu, giá trị xuất khẩu được tạo ra không nhiều nhưng đến năm 2005, nó đã gấp 5,6 vốn FDI thự hiện, nghĩa là một đồng vốn đầu tư thực hiện FDI tạo ra 5,6 đồng giá trị xuất khẩu của khu vực FDI. Việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả như trên đã thúc đẩy sự tăng trưởng xuất khẩu của cả khu vực đồng thời làm tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu, nhân tố này lại có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Khu vực FDI có vai trò ngày càng quan trọng đối với phát triển thương mại Bảng 12: Giá trị xuất khẩu được tạo ra trên một đồng vốn FDI Năm (a) Xuất khẩu của khu vực FDI ( Triệu USD) (b) Tổng vốn thực hiện FDI (Triệu USD) Tỷ số (a) /(b) 1995 440 2.556,0 0,17 1996 786 2.714,0 0,29 1997 1.790,0 3.115,0 0,57 1998 1.982,6 2.367,4 0,83 1999 2.590 2.334,9 1,1 2000 6.810,3 2.413,0 2,8 2001 6.798,3 2.450,5 2,7 2002 7.871,8 2.519,0 3,1 2003 10.161,2 2.650,5 3,8 2004 14.487,7 2.852,4 5,1 2005 18.553,6. 3.308,8 5,6 Nguồn: Tính toán từ Niên Giám Thống Kê 2005 Khu vực trong nước bao gồm khu vưc kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước luôn bị thâm hụt với một tỷ lệ không nhỏ kéo theo sự thâm hụt cán cân thương mại của cả nước. Liên tục từ 1995 đến 2006 khu vực FDI luôn xuất siêu, vì vậy nó đã góp phần đáng kể làm giảm thâm hụt cán cân thanh toán của Việt Nam. Bảng 13: Cán cân xuất nhập khẩu ĐVT: % của kim ngạch xuất khẩu Năm 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 XK - NK - 49,6 - 8,0 - 7,9 - 18,2 - 25,3 - 20,7 - 14,0 - 12,1 Trong nước - 49,7 - 25,0 - 20,0 - 25,2 - 32,0 - 33,5 - 29,1 - 28,5 FDI 0,1 17,0 12,1 7,0 6,7 12,8 15,1 16,4 Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 345 – Tháng 2/ 2007, trang 7 Qua phân tích trên, ta thấy nguồn vốn FDI đã đóng góp rất nhiều vào sự gia tăng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu, làm giảm thâm hụt cán cân thương mại, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giữ một vai trò quan trọng vào phát triển thương mại quốc tế, phát triển theo hướng công nghiệp hóa và theo định hướng xuất khẩu. 3.2.3. Đóng góp của FDI trong việc giải quyết việc làm: Lao động là nguồn nội lực của nước ta, sẵn có đến mức dư thừa, giá nhân công lại rẻ. Lao động tạo ra thu nhập, tạo ra sức mua có khả năng thanh toán, làm tăng dung lượng thị trường trong nước vừa là một yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế, vừa có tác động mời gọi các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài… Số lượng lao động đang làm việc đã tăng liên tục qua các năm. Năm 2005, tổng số lao động đang làm việc cả nước đã tăng lên 5.099,5 nghìn người so với năm 2000. Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng bình quân là 9,6% tổng lao động cả nước, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực chủ yếu thu hút số lao động của cả nước, đồng thời cũng là khu vực chủ yếu giải quyết việc làm cho số lao động tăng thêm. Năm 2000, khu vực này chiếm 90,1% tổng lao động làm việc, năm 2004 là 88,7% và năm 2005 là 88,8%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp nhất, số lượng lao động trong khu vực này liên tục tăng lên, đến năm 2005 lao động làm việc trong khu vực này là 676,1 nghìn người, chiếm 1,6%. Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng khu vực FDI đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng lao động, đây là nhân tố quan trọng góp phần làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh. Bảng 14: Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm theo TPKT: ĐVT: Nghìn người Năm 2000 2002 2003 2004 2005 KTNN 3.501,0 3.750,5 4.035,4 4.108,2 4.127,1 KT NQD 33.881,8 35.317,6 36.018,5 36.847,2 37.905,9 Khu vực FDI 226,8 439,6 519,9 630,9 676,1 Tổng số 37.609,6 39.507,7 40.573,8 41.586,3 42.709,1 % thay đổi tổng lao động - 5,0 2,6 2,5 2,7 Nguồn:Tổng Cục Thống Kê - Niên Giám Thống Kê 2005 Ngoài ra các dự án FDI thông qua lương mang lại thu nhập cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống người dân, người lao động được đào tạo, nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ tiên tiến, rèn luyện tác phong công nghiệp. Lương bình quân của công nhân Việt Nam trong các dự án đầu tư nước ngoài là 76 – 80 USD / tháng; của kỹ sư 220 – 250 USD / tháng; của cán bộ quản lý khoảng 490 – 510 USD / tháng. Tổng thu nhập của người lao động trong các dự án FDI hàng năm trên 500 triệu USD, đây là nhân tố góp phần tăng sức mua cho thị trường xã hội. (Võ Thanh Thu, 2005). 3.2.4. Đóng góp của FDI vào sự phát triển công nghệ: Thông qua các dự án đầu tư FDI nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được đưa vào sử dụng ở Việt Nam trong các ngành như tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, ngành bưu chính viễn thông, sản xuất vi mạch điện tử, thiết kế các phần mềm,… những dự án này đóng góp đáng kể để tăng khả năng cạnh tranh của công nghệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Khu vực kinh tế có vốn FDI có tỷ lệ những thiết bị hiện đại cao nhất chiếm 44,4 % và mức độ hiện đại trung bình so với thiết bị hiện đại nhất là 55,6 % cao hơn hai khu vực kinh tế còn lại. Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành ( ngày 29-12-1987), việc chuyển giao công nghệ qua FDI đã có sự chuyển biến tích cực. Nhìn vào hoạt động chuyển giao công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài và những kết quả mà nó mang lại cho Việt Nam, đồng thời so sánh với thực trạng công nghệ ở nước ta sẽ thấy được sự đóng góp của FDI là rất lớn. Bảng 15: Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị sử dụng trong các khu vực kinh tế trên địa bàn TP. HCM so với tiêu chuẩn thế giới (năm 1999) ĐVT: % Khu vực Tỷ lệ những thiết bị hiện đại nhất Mức độ hiện đại trung bình ( so với thiết bị hiện đại nhất ) Khoảng cách trung bình (so với thiết bị hiện đại nhất ) Kinh tế Nhà nước 11,4 53,1 35,5 Kinh tế ngoài Nhà nước 6,7 27 66 Khu vực FDI 44,4 55,6 0,0 Nguồn: Tạp chí kinh tế phát triển ( Economics Development Review – 2/2000) Tạp chí Nghiên cứu kinh tế 344 – Tháng 1/2007 đã cho biết: Tính đến hết năm 2005, có khoảng trên 70 % dự án có nội dung chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 50,7 % trong tổng số các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp chiếm 5,3 %; dịch vụ: 2,3 %; các lĩnh vực khác: 41,75 %. Cho đến năm 2005, 90% số hợp đồng chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là qua FDI. Qua hoạt động của khu vực FDI, nhiều công nghệ mới đã được nhập vào nước ta như: thiết kế, chế tạo máy và sản phẩm cơ khí điều khiển chương trình, sản xuất ống thép bằng phương pháp cuốn và hàn tự động theo đường xoắn ốc, sản xuất ống gang chịu áp lực băng graphit cầu, sản xuất đồ trang sức theo quy mô công nghiệp bằng đúc khuôn mẫu chảy…Nhiều dây chuyền sản xuất tự động đã được đưa vào như: dây chuyền lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử, lắp ráp tổng đài điện thoại tự động kỹ thuật số, dây chuyền thêu tự động nhiều màu, nhiều đầu máy điều khiển bằng vi tính. Hoạt động chuyển giao công nghệ trong FDI đã tạo ra nhiều sản phẩm tốt, hình thức đẹp, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng như hàng dệt may, giày dép, rau quả, xuất khẩu,…Sự cạnh tranh của các sản phẩm thuộc khu vực kinh tế có vốn FDI đã thúc ép các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn FDI đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO. Vai trò của FDI trong chuyển giao công nghệ được thể hiện trước hết trong lĩnh vực dầu khí. Nhờ vào Vietso Petro, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất trong ngành dầu khí Việt Nam, ngoài ra còn phải kể đến sự hợp tác của các nhà đầu tư nước ngoài với các tập đoàn nổi tiếng như BP, Shell, Statoil… Các nhà đầu tư nước ngoài đã tích cực đầu tư vốn và đặc biệt là chuyển giao nhiều công nghệ hiện đại vào Việt Nam, giúp nâng cao hiệu quả khai thác cũng như chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các công nghệ hiện đại có thể được kể đến như: công nghệ ép nước vào vỉa cải tiến, công nghệ gaslift ( bơm nén khí vào vỉa dầu),… Để phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH, Việt Nam cần nhanh chóng đổi mới công nghệ. Trong đó, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, đặc biệt là từ các nước phát triển, trung tâm công nghệ nguồn trên thế giới có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình CNH – HĐH của Việt Nam. 3.3. Hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế FDI: 3.3.1. Hệ số ICOR: Với tình hình đầu tư FDI ngày càng tăng ồ ạt như hiện nay, việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là cần thiết. Hiệu quả đầu tư – nhân tố có ý nghĩa quyết định đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng. Hệ số ICOR không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá hiệu quả đầu tư, nhưng đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu. Nhìn vào bảng 16 ta thấy hệ số ICOR của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 1997 là thấp nhất, vốn đầu tư sử dụng có hiệu quả, hệ số trên vẫn tương đối cao nếu nhìn nhận xuất phát điểm của Việt Nam còn thấp. Nhưng đây là mức tương đối hợp lý với tình hình diễn ra ở các nước khác, hệ số này ở các nước chậm phát triển dao động trong khoảng từ 2 đến 5. Nếu so sánh với các nước như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, thì hệ số ICOR của các nước này chỉ dao động trong khoảng 1 – 1,5, của Nhật Bản trong khoảng 1,5 – 2; khi ở trình độ phát triển thấp vào những năm từ 1950 -1975, ICOR của các nước này thấp hơn nhiều so với ICOR của Việt Nam (Phạm Đỗ Chí, 2004). Từ 1997 đến nay, hệ số này tăng rất mạnh, mặc dù đã giảm đi trong 3 năm 2000, 2001, 2002, nhưng vẫn còn ở mức cao, đến năm 2005, con số này là 6,1. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư toàn nền kinh tế đã giảm rất nhanh trong những năm gần đây. Bảng 16: Hệ số ICOR của các khu vực kinh tế: Năm ICOR toàn nền kinh tế ICOR khu vực KTNN ICOR khu vực KT NQD ICOR khu vực FDI 1991 3,08 3,13 3,14 2,72 1992 2,30 2,05 3,72 1,21 1993 3,49 2,92 5,04 2,78 1994 4,03 4,18 4,75 3,17 1995 3,39 3,60 1,98 9,62 1996 3,54 3,07 2,60 7,69 1997 4,26 4,33 3,23 5,92 1998 6,65 8,24 4,56 6,84 1999 7,79 19,59 4,21 4,76 2000 5,74 7,33 3,77 5,68 2001 5,91 7,28 3,39 9,37 2002 6,30 9,08 3,0 10,0 2003 6,43 8,50 4,03 7,22 2004 6,38 8,43 4,44 6,30 2005 6,10 9,13 4,09 5,22 1996-2005 5,91 8,50 3,73 6,9 Nguồn: ICOR từ 1991 - 2001 lấy từ Kinh tế Việt Nam trên đường hóa rồng (Phạm Đỗ Chí) trang 126; 127; 129. ICOR năm 2002 - 2005 được tính từ Niên Giám Thống Kê 2005. Hệ số ICOR trong khu vực kinh tế Nhà nước khá thấp trong giai đoạn 1991 – 1997, trung bình là 3,3, thấp hơn một chút so với hệ số chung của toàn nền kinh tế. Như vậy trong giai đoạn này đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước có hiệu quả hơn so với đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Mặc khác, trong giai đoạn 1991-1997 tiến triển của ICOR khu vực kinh tế Nhà nước cũng tương tự như tiến triển của ICOR toàn nền kinh tế, tức là cũng có xu hướng tăng lên trong giai đoạn này. Tuy nhiên, khác với toàn nền kinh tế, hệ số ICOR của khu vực này đã tăng rất mạnh từ sau năm 1997, lên đến mức cao nhất là 19,59 năm 1999, sau đó giảm còn khoảng 8,1 trong 5 năm 2000 – 2005. Tính chung trong giai đoạn 1998 -2005, hệ số ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước lên tới 9,6, gấp 3 lần so với giai đoạn 1991 – 1997 và gấp 1,5 lần so với ICOR toàn nền kinh tế trong cùng giai đoạn. Như vậy, nếu so với toàn nền kinh tế thì hiệu quả vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước trong giai đoạn 1991 – 1997 cao hơn một chút nhưng trong giai đoạn tư 1998 đến nay hiệu quả vốn đầu tư khu vực Nhà nước giảm mạnh. Nguyên nhân hiệu quả đầu tư khu vực kinh tế Nhà nước thấp kém là do nguồn vốn này bị lãng phí nghiêm trọng, nạn tham nhũng trong bộ máy Nhà nước, tỷ lệ các công trình sử dụng vốn Nhà nước vừa đưa vào sử dụng đã phải sửa chữa, các công ty Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hoạt động kém hiệu quả, luôn được sự bảo hộ của Nhà nước nên thiếu tính cạnh tranh. Việc sử dụng vốn đầu tư Nhà nước để đầu tư xây dựng theo phong trào ngày càng tăng ở các tỉnh mà không tính đến đầu ra để tiêu thụđầu tư. Ngoài ra còn phải còn phải kể đến nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng đầu tư kém hiệu quả ở Việt Nam trong thời gian qua đó là cơ chế đầu tư. Theo báo cáo của thanh tra nhà nước ngày 17-7-2003, con số thất thoát của các công trình xây dựng đáng để chúng ta phải suy nghĩ: cầu Bình Triệu (25,23%); cầu Nguyễn Tri Phương (28,6%), Bện viện đa khoa Tuy Hòa (35,96%); công trình xây dựng đường Thanh Yên – Công sự Kiên Giang (58,6%). Sự giám sát quản lý dự án lỏng lẻo cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí trong xây dựng, đặc biệt là sự xuống cấp, kém chất lượng của công trình, có thể kể ra hàng loạt những dự án như thế: Dự án công viên văn hóa An Hòa thành phố Rạch Giá với tổng vốn đầu tư 50 tỷ đồng, do quản lý không tốt để thất thoát lớn, nên chất lượng công trình quá kém, sau khi đưa vào sử dụng một số hạng mục đã bị đổ nát; dự án nhà thi đấu đa năng Bắc Ninh vốn đầu tư 21,7 tỷ đồng thi công trong 2 năm, vốn đầu tư tăng lên 28 tỷ đồng nhưng đang thi công thì công trình bị sập gây hậu quả nghiêm trọng,… Trên đây là những ví dụ điển hình cho sự lãng phí, thất thoát vốn đầu tư Nhà nước, vẫn còn chưa kể đến những dự án được xây dựng nhưng không đi vào hoạt động hoặc không sử dụng được, bỏ phí. Qua đó ta thấy được những nguyên nhân làm cho hiệu quả đầu tư vốn của khu vực kinh tế Nhà nước thấp kém, điều này được đánh giá ngay khi nhìn thấy ICOR của khu vực này vẫn luôn ở mức cao từ 1998 đến nay. Hệ số ICOR của khu vực ngoài quốc doanh tương đối ổn định trong suốt giai đoạn từ năm 1991 đến nay. Hệ số này vào khoảng 3,5 giai đoạn 1991 -1997 và tăng lên 3,6 giai đoạn 1998 – 2005. Mức độ biến động của ICOR khu vực này trong 12 năm qua cũng không lớn, năm thấp nhất (2003) đạt 0,96, năm cao nhất (1993) đạt 5,04, tức là luôn nằm trong giới hạn đối với tiêu chuẩn chung của các nền kinh tế kém phát triển trong giai đoạn hiện nay. Điều này được giải thích bằng sự thật là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn luôn thiếu vốn và buộc phải sử dụng nhiều lao động để thay thế, vì vậy khi có các nguồn vốn bổ sung thì sản xuất của nó thường tăng lên theo tỷ lệ tương ứng (Phạm Đỗ Chí, 2004). Hiện nay ICOR của khu vực này chỉ 4,09, rất thấp nếu so với ICOR của toàn nền kinh tế hay của khu vực kinh tế Nhà nước. Trái lại, hiệu quả vốn đầu tư khu vực có vốn đầu tư nước ngoài biến động rất mạnh. Hệ số này tăng vọt trong giai đoạn 1991 – 1995, từ 1,2 lên đến 9,6. Ngược lại, từ năm 1996 đến năm 1999, hệ số ICOR giảm dần. Tuy nhiên, hệ số này lại tăng lên vào năm 2000 và trở lại đỉnh cao năm 2002 và sau đó giảm dần. Nhìn chung, ICOR của khu vực FDI có xu hướng tăng mạnh trong thập niên 90. Việc ICOR của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong nửa đầu thập niên 90 là do vốn đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu được dùng để xây dựng cơ bản và chưa trực tiếp tạo ra sản phẩm. Trong giai đoạn sau, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn này chậm lại, thậm chí tăng trưởng âm do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á, trong khi số vốn đầu tư giai đoạn trước bắt đầu phát huy tác dụng mạnh, làm cho sản xuất gia tăng và hiệu quả vốn đầu tư tăng thêm. Hiệu quả đầu tư của khu vực FDI trong những năm gần đây chỉ ngang mức chung của toàn nền kinh tế. Do đó toàn bộ số giảm về hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước đã được bù đắp bằng duy trì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong khu vực ngoài quốc doanh. Các so sánh cho thấy trong những năm gần đây, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh là cao nhất, tiếp đến là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Hiệu quả sử dụng vốn của khu vực kinh tế Nhà nước là thấp nhất. 3.3.2. Mức độ thâm dụng vốn của các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế: Bảng 17: Mức độ thâm dụng vốn của các loại hình doanh nghiệp ĐVT: Tỷ đồng / người Năm 2000 2002 2003 2004 Doanh nghiệp Nhà Nước 0,32 0,34 0,37 0,41 ICOR khu vực KTNN 7,33 9,08 8,5 8,43 Doanh nghiệp ngoài Nhà Nước 0,09 0,08 0,09 0,11 ICOR khu vực ngoài NN 3,77 3,0 4,03 4,44 Doanh nghiệp có vốn FDI 0,56 0,37 0,33 0,32 ICOR khu vực FDI 5,68 10,0 7,22 6,30 Nguồn: Tính toán từ Niên Giám Thống Kê 2005 – Tổng Cục Thống Kê Khi nói đến hiệu quả đầu tư của một thành phần kinh tế nào đó thì không thể không nói đến hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế đó. Hiện nay, diện mạo các doanh nghiệp ở Việt Nam đã và đang được khắc họa ngày một rõ nét. Doanh nghiệp đã trở thành nhân tố động lực cho phát triển kinh tế nước nhà, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế tòan diện sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Mức độ thâm dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện quy mô đầu tư cho lao động trong doanh nghiệp đó, nó được tính bằng tỷ số giữa vốn sản xuất kinh doanh bình quân hằng năm của các doanh nghiệp và tổng số lao động hằng năm trong các doanh nghiệp. Qua bảng trên ta thấy doanh nghiệp Nhà Nước (DNNN) có mức độ thâm dụng vốn ngày càng cao trong khi mức độ này ở doanh nghiệp có vốn FDI ngày càng giảm và DN ngoài Nhà Nước thì có sự tăng giảm không đều qua các năm, nhưng bình quân năm mức độ thâm dụng vốn của DNNN là 0,36 tỷ đồng / người, thấp hơn mức độ thâm dụng vốn bình quân năm của DN có vốn FDI (DN FDI) là 0,39 tỷ đồng / người. DNNN có sự đầu tư vốn cho lao động ngày càng; vốn sản xuất kinh doanh hằng năm luôn tăng lên và tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ gia tăng tổng số lao động của DNNN, do đó mức độ thâm dụng vốn của DNNN ngày càng cao, trong khi lao động trong DNNN có xu hướng giảm dần, năm 2004 giảm đi so với năm 2003 là 15.040 người. Bảng 18: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hằng năm của các doanh nghiệp ĐVT: Tỷ đồng Năm 2000 2002 2003 2004 Ước 2005 Tổng số 998.423 1.186.014 1.352.076 1.537.179 1.966.165 DNNN 670.234 781.705 858.560 932.943 1.128.484 DN ngoài NN 98.348 142.202 202.396 289.625 422.892 DN có vốn FDI 229.841 262.107 291.120 344.611 414.789 Nguồn: Niên Giám Thống Kê 2005 – Tổng Cục Thống Kê Tốc độ tăng vốn sản xuất kinh doanh bình quân của DNNN năm 2002 là 16% so với năm 2001, năm 2003 là 9,8 % so với năm 2002, năm 2004 là 8,6 % và năm 2005 đã tăng 20,9 % so với năm 2004. Tổng số lao động trong DNNN lại tăng rất chậm và giảm 0,66 % năm 2004 trong khi vốn sản xuất kinh doanh lại tăng rất nhanh vào năm này. Bảng 19: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hằng năm ĐVT: Người Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 3.536.998 3.933.226 4.657.803 5.175.092 5.770.201 DNNN 2.088.531 2.114.324 2.259.858 2.264.942 2.249.902 DN ngoài NN 1.040.902 1.329.615 1.706.857 2.049.891 2.475.448 DN có vốn FDI 407.565 489.287 691.088 860.259 1.044.851 Nguồn: Niên Giám Thống Kê 2005 – Tổng Cục Thống Kê Theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước, các DNNN dần dần được sắp xếp lại và cổ phần hóa do đó quá trình tích tụ vốn cũng được nâng cao nhưng cũng vì thế mà làm cho không ít các DN giải thể, sáp nhập, cùng những cải cách hành chính chống tham nhũng cho nên số lao động trong DNNN cũng giảm dần. Đối với các DN ngoài NN, mức độ thâm dụng vốn là thấp nhất so với DNNN và DN có vốn FDI, bình quân một lao động được đầu tư 0,09 tỷ đồng. DN ngoài NN thu hút ngày càng nhiều lao động nhưng nguồn vốn sản xuất kinh doanh không nhiều, bình quân chỉ bằng 24,8% vốn sản xuất kinh doanh của DNNN. Tuy nhiên vốn sản xuất kinh doanh của DN ngoài NN tăng dần với tốc độ nhanh hơn DNNN, bình quân là 43,7% /năm, lượng lao động cũng tăng nhanh không kém, năm 2001 tăng 288.713 người so với năm 2000, năm 2002 tăng 377.242 người so với năm 2001, đến năm 2004 tăng 425.557 người so với năm 2003, gấp hơn 2 lần năm 2001 và vượt qua DNNN 225.546 người. Sự tăng nhanh về vốn là do sự tăng nhanh số lượng DN ngoài NN bởi chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà Nước, đẩy nhanh hội nhập quốc tế nhưng phần lớn là các doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ nên vốn sản xuất kinh doanh ít hơn nhiều so với DNNN và DN có vốn FDI. DN có vốn FDI có mức độ thâm dụng vốn cao nhất so với DNNN và DN ngoài NN, bình quân năm là 0,39 tỷ đồng / người. Vốn sản xuất kinh doanh nhìn chung là thấp hơn so với hai loại hình doanh nghiệp còn lại, tổng số lao động hằng năm cũng thấp hơn. Vốn sản xuất kinh doanh thấp hơn là do số lượng doanh nghiệp có vốn FDI chưa nhiều ở nước ta nhưng quy mô vốn mỗi doanh nghiệp là rất lớn, loại hình doanh nghiệp này có xu hướng tăng lên trong tương lai do bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, do đó nguồn vốn cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2005 tăng 1,8 lần so với năm 2000 và tỷ trọng vốn sản xuất kinh doanh ngày càng tăng so với DNNN từ 34% năm 2000 tăng lên 36%. Tổng số lao động trong DN có vốn FDI cũng tăng liên tục theo sự gia tăng của các DN FDI, năm 2004 tăng gấp 2,5 lần năm 2000 và chiếm 18% tổng số lao động làm việc trong tất cả các loại hình doanh nghiệp. Các DN FDI có lợi thế về vốn, được trang bị công nghệ cao, gắn kết với thị trường quốc tế nên có quy mô vốn lớn hơn, đầu tư cho lao động nhiều hơn các thành phần doanh nghiệp khác. Với những phân tích trên cùng với hệ số ICOR cho thấy, DNNN đầu tư vốn rất nhiều vào sản xuất kinh doanh nhưng hệ số ICOR lại cao nhất, nghĩa là hiệu quả đầu tư là thấp nhất, hiệu quả kinh tế xã hội lại không đáng kể, không tạo ra được nhiều việc làm như mong đợi, nguồn vốn bị lãng phí rất nhiều. Trái lại, DN ngoài NN có vốn đầu tư thấp nhất nhưng hiệu quả đầu tư là cao nhất, giải quyết được đại đa số vấn đề việc làm cho xã hội, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội ngày càng cao. Các doanh nghiệp có vốn FDI có ưu thế về vốn, tuy nhiên vẫn còn là một lực lượng nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam, hệ số ICOR vẫn còn cao nhưng cũng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho nước ta, ngày càng tạo được nhiều việc làm cho xã hội. 3.3.3. Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp: Mức độ thâm dụng vốn cho thấy mức độ đầu tư vốn cho lao động của các doanh nghiệp, còn hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp sẽ như thế nào? Hiệu quả sử dụng lao động cho ta biết một lao động đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần cho doanh nghiệp. Nó được tính bằng tỷ số giữa doanh thu thuần sản xuất kinh doanh hằng năm và tổng số lao động làm việc hằng năm trong doanh nghiệp. Bảng 20: Hiệu quả sử dụng lao động ở các loại hình doanh nghiệp ĐVT: Tỷ đồng / người Năm 2000 2001 2002 2003 2004 DNNN 0,21 0,22 0,27 0,29 0,31 DN ngoài NN 0,19 0,19 0,21 0,23 0,25 DN có vốn FDI 0,39 0,36 0,32 0,33 0,35 Nguồn: Tính toán từ Niên Giám Thống Kê 2005 Nhân tố vốn và lao động là những nhân tố chủ yếu làm nên doanh thu và lợi nhuận. Nhìn chung hiệu quả sử dụng lao động ở doanh nghiệp có vốn FDI là cao nhất tuy có sự tăng giảm không đều, kế đến là DNNN và cuối cùng là DN ngoài NN. Đối với khu vực DNNN, hiệu quả sử dụng lao động ngày càng được cải thiện, tăng dần qua các năm. Năm 2000, một lao động tạo ra 0,21 tỷ đồng doanh thu thuần, đến năm 2004, con số này là 0,31 tỷ đồng/ lao động. Nguyên nhân là do doanh thu thuần sản xuất kinh doanh tăng lên mỗi năm với tốc độ nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng lên của lao động trong khu vực DNNN. Năm 2001, tốc độ tăng của doanh thu thuần sản xuất kinh doanh là 3,45% so với năm 2000 trong khi tốc độ tăng lao động trong khu vực DNNN chỉ có 1,2% so với năm 2001. Năm 2002, con số tương ứng là 32% và 6,8% so với năm 2001. Đến năm 2004, tốc độ gia tăng doanh thu thuần của DNNN là 6% so với năm 2003 trong khi tổng lao động trong DNNN lại giảm 0,66%. Bảng 21: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ĐVT: T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Viêt Nam giai đoạn 1996 – 2005.doc
Tài liệu liên quan