Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI 3

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI. 3

1.1. Tổng quan về công ty. 3

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển. 4

1.3. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu tài chính qua một số năm. 5

2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI. 6

2.1. Những mặt hàng kinh doanh chủ yếu. 6

2.2. Đặc điểm sản phẩm. 6

2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ. 7

3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI. 8

4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI. 12

4.1. Tổ chức bộ máy kế toán. 12

4.2. Tổ chức sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội. 13

4.3. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán. 16

4.4. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. 16

4.5. Đặc điểm vận dụng hệ thống Báo cáo kế toán. 17

4.6. Giới thiệu về phần mềm kế toán Công ty sử dụng. 18

CHƯƠNG II 19

CÔNG TÁC KẾ TOÁN THỰC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI 19

2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI 19

2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 19

2.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 19

2.1.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất của Công ty 19

2.1.2.1. Kế toán tập hợp nguyên vật liệu trực tiếp 19

2.1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 23

2.1.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 29

2.2.1.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty 35

2.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thuỷ tinh Hà Nội 36

2.2.1. Đối tượng tính giá thành của Công ty 36

2.2.2. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang của Công ty 36

2.2.3. Phương pháp tính giá thành 39

CHƯƠNG III 42

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THUỶ TINH HÀ NỘI 42

3.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THUỶ TINH HÀ NỘI. 42

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ ĐẦU PHẦN TƯ XÂY DỰNG VÀ THUỶ TINH HÀ NỘI. 44

KẾT LUẬN 50

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quỹ, sổ kho để theo dõi và là cơ sở để đối chiếu, sau đó được nhập số liệu vào máy vi tính. Cuối tháng (hoặc thời điểm nào cần thiết), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động. Sau khi đã in ra giấy, kế toán có thể đối chiếu, kiểm tra lại số liệu giữa sổ chi tiết, sổ tổng hợp với báo cáo tài chính hay báo cáo kế toán quản trị. 4.3. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán. Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống chứng từ ban đầu, thông tin đầu vào là dữ liệu của toàn bộ công tác kế toán, công ty đã xây dựng lên một hệ thống chứng từ ban đầu theo quy định của Bộ Tài chính, bao gồm các chứng từ kế toán có tính chất bắt buộc như: hóa đơn bán hàng, phiếu nhập kho – phiếu xuất kho, phiếu thu – phiếu chi, và các chứng từ có tính chất đặc thù của công ty như phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm, Đồng thời, Công ty cũng tổ chức được một quy trình lập và luân chuyển chứng từ một cách khoa học, hợp lý, bao gồm các bước: Tiếp nhận chứng từ bên ngoài và lập chứng từ. Kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ. Tổ chức luân chuyển chứng từ. Ghi sổ chứng từ. Bảo quản và lưu trữ chứng từ. 4.4. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. Công ty áo dụng hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam theo quy định của Bộ tài chính dành cho Doanh nghiệp, bao gồm 9 loại tài khoản. Tài khoản cấp 1, 2 mang tính chất bắt buộc. Ngoài ra, Công ty không xây dựng thêm một tài khoản đặc trưng nào theo ngành nghề kinh doanh của mình. 4.5. Đặc điểm vận dụng hệ thống Báo cáo kế toán. Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 dương lịch hàng năm. Định kỳ hàng tháng, phòng tài vụ - kế toán phải lập Báo cáo thuế và Báo cáo sơ bộ về kết quả hoạt động kinh doanh trong tháng để nộp cho các đơn vị cho liên quan. - Báo cáo thuế được lập thành 3 bản: 2 bản để nộp cho cơ quan thuế trực thuộc, 1 bản được lưu lại tại công ty. - Báo cáo sơ bộ về kết quả kinh doanh trong tháng cũng được làm thành 3 bản: gửi cho ban giám đốc, phòng kinh doanh, 1 bản để lưu lại tại phòng kế toán. Hàng quý, hàng năm, bên cạnh Báo cáo thuế phải lập để nộp cho cơ quan thuế, phòng tài vụ phải lập Báo Cáo Tài Chính gửi cho cơ quan thuế. - Báo cáo tài chính (hàng quý) được lập thành 4 bản: gửi cho Ban giám đốc, gửi trên Tổng công ty, Hội đồng quản trị công ty, 1 bản lưu lại. - Báo cáo thuế TNDN: được lập hàng quý, về số thuế TNDN ước tính phải nộp trong quý cho co quan thuế. - Báo cáo tài chính (cuối năm) được lập thành 7 bản: gửi Hội đồng quản trị công ty, gửi trên Tổng công ty, Ban giám đốc, 2 bản gửi cho cơ quan thuế, 1 bản gửi cho Sở kế hoạch đầu tư, 1 bản lưu tại công ty. - Báo cáo kế toán được lập hàng quý gửi cho hội đồng cổ động và các bộ phận liên quan 4.6. Giới thiệu về phần mềm kế toán Công ty sử dụng. Để đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của thời đại và đòi hỏi chuyên môn trong công tác kế toán, tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội đã đầu tư sử dụng phần mềm kế toán CADS 2005 vào quá trình hạch toán tại doanh nghiệp. Chương trình này được thiết kế tương đối phù hợp với đặc điểm kinh doanh tại Công ty. Nội dung của phần mềm kế toán CADS 2005 gồm: Chức năng hệ thống. Thiết lập hệ thống ban đầu. Phân loại các chứng từ kế toán và các nghiệp vụ kế toán. Cập nhật số dư ban đầu. Xử lý số liệu kế toán cuối tháng. Lên các báo cáo cuối tháng, cuối năm. Các loại vật tư, hàng hóa, dịch vụ và các tài khoản mà Công ty sử dụng đã được mã hóa nên khi nhập số liệu vào máy tính, kế toán viên chỉ cần đánh mã vật tư, hàng hóa. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán viên nhập dữ liệu vào máy tính theo trình tự. Cuối tháng chương trình sẽ in ra các bảng kê, sổ chi tiết và các báo cáo kế toán khác có liên quan. Cuối năm chương trình sẽ tự động tổng hợp các số liệu liên quan cho ra các báo cáo tổng chi tiết, báo cáo tổng hợp cần thiết. CHƯƠNG II CÔNG TÁC KẾ TOÁN THỰC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THỦY TINH HÀ NỘI 2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 2.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Với những đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thuỷ tinh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội (Đã được trình bày ở trên), chi phí sản xuất được tập hợp trực tiếp cho từng phân xưởng, trong đó: Phân xưởng 1: chi phí sản xuất được tập hợp và phân bổ cho số nồi thuỷ tinh sản xuất trong tháng, trên cơ sở năng suất thổi ra sản phẩm sau cắt để tính giá thành đơn vị sản phẩm ở công đoạn phân xưởng 1. Phân xưởng 2: chi phí sản xuất được tập hợp và phân bổ cho số ca sản xuất và căn cứ vào số sản phẩm nhập kho để tính giá thành sản phẩm của phân xưởng 2. Đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm Kỳ tính giá thành: hàng tháng kế toán tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm . 2.1.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất của Công ty Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán chi phí sản xuất, bao gồm 3 khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 2.1.2.1. Kế toán tập hợp nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm: cát Vân Hải, các loại hoá chất, các loại tuýp Pyrex, dầu hoả, dầu Fo, than đá, xăng dùng trực tiếp cho việc sản xuất thuỷ tinh. Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên, nhiên vật liệu xuất dùng cho từng đối tượng sử dụng, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, từ đó tính giá thành xuất vật liệu bình quân. * Chứng từ sử dụng : Để phản ánh các nghiệp vu kinh tế phát sinh, kế toán sử dụng các chứng từ sau: Biên bản kiểm kê vật tư (mẫu 90 - VT) Biên bản kiểm nghiệm. Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT) Thẻ kho * Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng các tài khoản: TK 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” TK 621 được chia làm 2 tài khoản cấp 2: TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Phân xưởng 1. TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Phân xưởng 2. TK 152 : “ Nguyên liệu, vật liệu ” TK 152 được chia thành 4 tài khoản cấp 2: TK 1521: Nguyên liệu, vật liệu chính. TK 1522: Vật liệu phụ. TK 1523: Nhiên liệu. TK 1524: Phụ tùng sửa chữa thay thế. Quy trình nhập liệu: căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao vật tư trong tháng, thủ kho xuất vật tư cho 2 phân xưởng. Tại kho thủ kho thu thẻ kho và lập phiếu xuất vật tư không ghi giá trị mà chỉ ghi số lượng vật tư xuất, phiếu xuất vật tư được chia làm hai liên một liên cho đơn vị sử dụng giữ, một liên do thủ kho giữ. Đến cuối tháng thủ kho mới chuyển toàn bộ phiếu xuất vật tư, thẻ kho, bảng nhập xuất tồn lên phòng kế toán. Tại phòng kế toán: kế toán tiến hành đối chiếu, kiểm tra xuất nhập tồn vật tư trong tháng xem số lượng nguyên vật liệu thực xuất là bao nhiêu, kế toán hoàn chỉnh lại phiếu xuất kho và tiến hành cập nhật vào máy. Các bước tiến hành: Từ màn hình giao diện chính của CADS 2005 chọn phần hành kế toán “ Vật tư”, chọn “Xuất vật tư ”, kế toán tiến hành nhập một số chỉ tiêu sau: Số chứng từ. Ngày chứng từ . Mã TKNX. Mã đơn vị. Bộ phận. Diễn giải. Ông bà. Khoản mục Kho. Tỷ giá (USD/VND nếu có) Khi các thông tin trên được nhập vào máy xong, kích chuột vào biểu tượng “Chấp nhận” trên màn hình và kết thúc quy trình nhập dữ liệu của phiếu xuất kho. Giá vốn (đơn giá) máy tự thực hiện theo phương pháp bình quân gia quyền đã được khai báo từ trước, tại phiếu xuất nhập đã khai báo mã số vật tư, giá vật liệu xuất dùng theo công thức: Đơn giá thực tế bình quân của vật liệu xuất = Trị giá thực tế NVL dư đầu kỳ + Trị giá thực tế NVL nhập trong k ỳ Khối lượng NVL dư đầu kỳ + Khối lượng NVL nhập trong kỳ Trị giá vốn thực tế vật liệu xuất kho trong kỳ, máy tự động tính và hiện số liệu theo công thức: Trị giá vốn thực tế vật liệu xuất trong kỳ = Số lượng vật liệu xuất trong kỳ x Đơn giá thực tế bình quân của vật liệu xuất kho Ví dụ: Trong tháng 11/2007 có tình hình xuất nhập tồn hoá chất Asen như sau: Dư đầu kỳ Số lượng: 35 kg ĐG: 13.601,636 đ/kg Nhập trong tháng: 200 kg ĐG: 14.428 đ/kg Xuất trong tháng: 25 kg Khi đó đơn giá xuất được tính như sau: Đơn giá tính bình quân 1kg Asen xuất dùng = 35 x 13.601,636 + 200 x 14.428 = 14.304,92 (đ/kg) 35 + 200 Trị giá vốn xuất dùng là: 25 x 14.304,92 = 357.623 (đ) Cuối tháng để xem tình hình sử dụng nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ trong tháng, kiểm tra và in ra bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ các thao tác thực hiện theo trình tự: Trên giao diện của màn hình kích chuột vào mục “Báo cáo” Một danh sách các báo cáo xuất hiện tiếp đó ta kích chuột vào mục “ Báo cáo chi phí, giá thành ” thì một bảng danh sách liên quan đến giá thành sẽ xuất hiện. Trong các danh sách báo cáo chi phí và giá thành kích chuột vào mục “ Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ” sau đó ấn phím F10 khi đó màn hình hiện lên cửa sổ để kế toán khai báo các thông tin liên quan đến bảng phân bổ cần tìm. Sau khi khai báo dữ liệu ấn phím Enter trên màn hình sẽ xuất hiện bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong một thời gian nào đó, kế toán có thể xem, in ra sổ cái tài khoản 621 và các sổ chi tiết của tài khoản 621. 2.1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. - Giới thiệu chung Cán bộ công nhân viên trong Công ty có 72 người, chia làm 2 bộ phận: Bộ phận sản xuất trực tiếp: 50 người, trong đó: PX1: 40 người PX2: 10 người Bộ phận gián tiếp sản xuất : 22 người. - Hình thức trả lương: Công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên theo hình thức lương thời gian. Lương thực tế của mỗi cán bộ công nhân viên là cố định, bao gồm cả tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản trợ cấp phụ cấp, trợ cấp. Ngoài tiền lương người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT,. Theo chế độ hiên hành. Mức lương thực tế của cán bộ công nhân viên: -Giám đốc: 5.000.000 đồng / tháng - Phó giám đốc: 3.500.000 đồng / tháng -Kế toán trưởng: 3.000.000 đồng / tháng -Kế toán viên 1.200.000 đồng / tháng -Thợ thổi: 1.400.000 đồng / tháng -Thợ mồi: 1.100.000 đồng / tháng -Thợ nấu gia công 1.100.000 đồng / tháng -Thợ nhập nấu: 1.400.000 đồng / tháng -Thợ phụ: 1.000.000 đồng / tháng -Thợ mài: 1.300.000 đồng / tháng -Thợ đánh bóng: 1.200.000 đồng / tháng -Thợ phụ sửa: 1.000.000 đồng / tháng -Thủ kho: 1.100.000 đồng / tháng - Bảo vệ: 900.000 đồng / tháng - Phương pháp tính lương: Lương thực tế = Lương cơ bản + các khoản phụ cấp, trợ cấp Như trên đã trình bày, PX1 là phân xưởng sản xuất chủ yếu. việc gia công sản phẩm phần lớn là thủ công, do đó kéo theo một số lao động phụ: sửa chữa dụng cụ, cơ điện, vệ sinh, đều được Công ty tập hợp và phân bổ trực tiếp cho PX1. Đối với PX2: số lượng công nhân ít hơn, bộ máy phụ trợ chỉ có một người và một công nhân phục vụ chạy ga xăng. Hệ số lương x 450.000 Lương cơ bản 1CN/ 1 ngày = 26 Trong đó Hệ số bậc lương dựa vào bậc thợ của từng công nhân. Bậc 1 có hệ số: 1,4 Bậc 2 có hệ số: 1,58 Bậc 3 có hệ số: 1,78 Bậc 4 có hệ số: 2,01 * Ngoài ra Công ty còn trả lương nghỉ phép, lễ theo chế độ hiện hành. Lương cơ bản Lương nghỉ phép, lễ = x số công phép, lễ 26 Lương cơ bản = Hệ số cấp bậc x mức lương tối thiểu * Phương pháp kế toán Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Kinh phí công đoàn Theo chế độ hiện hành, hàng tháng Công ty trích ra các khoản sau: BHXH: trích ra 20% trên tiền lương cơ bản phải trả cho cán bộ công nhân viên, trong đó Công ty chịu 15%, còn 5% trừ vào lương của cán bộ công nhân viên. BHYT: trích ra 3% trên tiền lương cơ bản phải trả cho nhân viên, trong đó Công ty chịu 2%, còn 1% trừ vào lương của cán bộ công nhân viên . Cách tính: BHXH của 1CN = hệ số bậc lương x mức lương tối thiểu x 20% BHYT của 1 CN = hệ số bậc lương x mức lương tối thiểu x 5% KPCĐ của 1CN = hệ số lương trung bình x mức lương tối thiểu x 2% Hệ số lương trung bình của toàn công ty được xác định là 1,7 Vậy KPCĐ của toàn Công ty = 72 x KPCĐ của 1CN - Phương pháp tính các khoản BHXH mà CBCNV Công ty được hưởng: Các khoản tiền lương thai sản, đẻ được hưởng 100% lương cơ bản Nghỉ không lương thì phải đóng tiền BHXH, BHYT trong tháng mình nghỉ. Công thức: Hệ số lương x 450.000 Lương đẻ, thai sản = x Công đẻ, thai sản 26 Hệ số lương x 450.000 Lương ốm, con ốm = x Công ốm, con ốm 26 Sau khi kế toán tính xong các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ của từng người thì sẽ tập hợp các khoản này trên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. *Chứng từ sử dụng: Để xác định tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán dựa vào các chứng từ sau: Bảng chấm công. Bảng năng suất cá nhân. Bảng thanh toán lương cho từng tổ sản xuất . Bảng thanh toán từng phân xưởng và toàn Công ty . * Tài khoản sử dụng : Kế toán sử dụng TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Và chi tiết cho từng phân xưởng: - TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp PX1 - TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp PX2 Đã được khai báo sẵn ở trong máy để tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp của Công ty. Cuối tháng phòng tài chính kế toán sẽ tiến hành nhập liệu về chi phí lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm . * Quy trình nhập dữ liệu: Từ giao diện nền của CADS 2005 kích đúp vào biểu tượng “Chứng từ kế toán khác ” màn hình nhập liệu của “Chứng từ kế toán khác ” sẽ hiện ra để kế toán nhập các thông tin cần thiết tương ứng. Cán bộ kế toán sẽ tiến hành lần lượt nhập các thông tin về chi phí lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên trực tiếp sản xuất theo từng phân xưởng, cụ thể các thông tin cần nhập như sau: Mã chứng từ: Số chứng từ: Ngày Công ty: Ông (bà) : Phân xưởng 1 Diễn gải : Phân phối lương công nhân PX1 Sau khi nhập hết các thông tin trên kích chuột vào nút “Lưu” trên màn hình, sau đó lại tiếp tục nhập thông tin liên quan đến phân phối lương công nhân sản xuất PX2. - Giữ nguyên các thông tin về “Mã CT” , “Số chứng từ ”, “Ngày CT ” . - Diễn giải: phân phối lương công nhân sản xuất PX2 Kích chuột vào nút “ Lưu ” Sau khi nhập hết các thông tin liên quan đến phân phối lương công nhân sản xuất cả 2 phân xưởng, nhấn phím F10 sau đó vào mục “ Tổng hợp ” để chạy tổng hợp tháng đưa số liệu lên các báo cáo. Kết thúc quá trình nhập liệu về phân phối lương công nhân sản xuất cán bộ kế toán tiếp tục nhập liệu về các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất. Trên giao diện CADS 2005 vào mục “Chứng từ kế toán khác ” sau đó chọn mã chứng từ “ Phiếu kế toán khác VNĐ ” nhập “ Số Mã ” “ ngày CT ”, diễn giải chứng từ, nhập “TK N ”, “TK C ”, công trình sản phẩm, “ mã CT ”, “ số tiền ”, kế toán nhập từng khoản một, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương công nhân sản xuất từng phân xưởng. Sau khi nhập xong thông tin liên quan đến một khoản trích ấn phím “ Lưu ” để chuyển sang nhập liệu khoản trích tiếp theo. Ví dụ: Để nhập thông tin liên quan đến khoản trích BHXH theo lương của công nhân sản xuất PX1. Mã CT: 1. pkkv - Phiếu kế toán khác VND - Số CT: 6221 Ngày CT: 30/11/2007 - Ông ( Bà): PX1 Diễn giải: trích BHXH theo lương công nhân sản xuất PX1. Kích chuột vào nút “ Lưu ” trên màn hình. Sau khi nhập hết thông tin liên quan đến khoản trích theo lương Công nhân sản xuất của 2 phân xưởng ấn phím F10 sau đó vào mục tổng hợp để chạy tổng hợp tháng, đưa các số liệu báo cáo. Tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội chi phí lương phải trả và các khoản trích cho công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân quản lý phân xưởng được theo dõi cho phân xưởng. Cuối tháng để xem sổ cái tài khoản 622, kế toán vào mục “ Báo cáo” chọn “Báo cáo nhật ký chứng từ” sau đó chọn mục “Sổ cái” một cửa sổ để người sử dụng khai báo thông tin sẽ xuất hiện trên màn hình. Cuối kỳ kế toán, toàn bộ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp được kế toán tổng hợp và thực hiện lệnh kết chuyển sang TK154 trên giao diện màn hình kết chuyển. Việc kết chuyển này được trình bày ở phần “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ”. 2.1.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Tại công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản mục sau: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: phản ánh tiền lương và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng. Chi phí vật liệu dùng chung cho sản xuất Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất tại các phân xưởng như tiền điện, tiền nước Chi phí bằng tiền khác: * Chứng từ liên quan: để phản ánh các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng các chứng từ như: Phiếu thu, Phiếu chi, Bảng thanh toán lương, Phiếu xuất kho, Nhập kho nguyên vật liệu, * Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí sản xuất chung Công ty sử dụng tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung Trong đó chi tiết thành các tài khoản cấp 2 để tiện theo dõi: TK6271: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng TK6272: Chi phí nguyên vật liệu TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK6278: Chi phí khác bằng tiền Chi phí sản xuất chung tập hợp cho toàn Công ty căn cứ vào bảng “Phân bổ vật liệu sử dụng ”, bảng “Phân bổ khấu hao tài sản cố định” và các chứng từ liên quan để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung. Sau khi tính được chi phí nhân viên quản lý cho từng phân xưởng, kế toán sẽ tiến hành nhập các thông tin liên quan đến việc phân phối các khoản chi phí này cho từng phân xưởng. Từ giao diện của CADS 2005 kích đúp chuột vào biểu tượng “Chứng từ kế toán khác” để mở màn hình nhập liệu, sau khi mở được màn hình nhập liệu ta tiến hành nhập các thông tin sau: Mã CT: 1PKKV - Phiếu kế toán khác VNĐ Số CT: Ngày CT: 30/11/2007 Ông (bà): Phân xưởng 1 Diễn giải: Phân bổ nhân viên quản lý Nhập các thông tin tương tự đối với chi phí nhân viên quản lý phân xưởng 2. Sau khi khai báo xong nhấn F10 vào mục “Tổng hợp” để chạy tổng hợp tháng .Đưa số liệu ra các báo cáo Sau khi nhập các thông tin liên quan đến việc phân phối lương nhân viên quản lý , kế toán tiếp tục sử dụng “Phiếu kế toán khác VNĐ” để nhập các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng như BHXH, BHYT, KP CĐ. * Chi phí vật liệu phụ, công cụ dụng cụ Khi xuất dùng trong kỳ đối với công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn thì kế toán sẽ hạch toán luôn vào chi phí sản xuất chung, đối với công cụ dụng cụ có giá trị trung bình kế toán sẽ hạch toán vào TK142 sau đó phân bổ dần vào chi phí, đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn thời gian sử dụng dài kế toán sẽ hạch toán vào TK242 sau đó phân bổ dần vào chi phí. Hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kế toán tổng hợp dùng cho chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất trong tháng tính cho từng phân xưởng theo tiêu thức chi phí nhân công sản xuất trực tiếp. Sau khi tính được chi phí công cụ của từng phân xưởng dùng để sản xuất sản phẩm, kế toán tiến hành nhập liệu để phân bổ các khoản chi phí này. Đối với vật liệu phụ, công cụ dụng cụ phân bổ 1 một lần thì quy trình nhập liệu thực hiện tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đến cuối tháng căn cứ vào phiếu xuất kho, thẻ kho vào báo cáo nhập xuất vật tư để nhập vào máy theo định khoản: Nợ TK 2678: Có TK 152 Có TK 153 Đối với công cụ phân bổ nhiều kỳ khi công cụ dụng cụ được xuất dùng trong tháng , kế toán tiến hành phân bổ một phần giá trị của công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất chung trong tháng và được nhập vào máy theo các bước sau: - Để nhập liệu chi phí công cụ dụng cụ các phân xưởng kế toán viên vào mục “ Chứng từ kế toán khác ”trên màn hình giao diện nhập liệu CADS 2005 sau đó khai báo : - Mã Công ty: 1.PKKV - Phiếu kế toán khác VNĐ - Số CT: - Ngày CT: - Diễn giải: Khai báo tương tự đối với việc phân bổ chi phí công cụ dụng cụ cho phân xưởng 2, sau khi báo cáo xong ấn phím F10, vào mục “Tổng hợp” để chạy tổng hợp tháng, đưa số liệu lên các báo cáo. * Chi phí khấu hao tài sản cố định Tài sản cố định là một bộ phận chủ yếu về cơ sở vật chất trong công ty. Do đó việc trang bị hay sử dụng tài sản cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh của Công ty. Để bù đắp hao mòn trong quá trình sản xuất, Công ty đã tiến hành trích khấu hao, chuyển dần giá trị hao mòn vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. Khoản chi phí khấu hao TSCĐ này bao gồm toàn bộ khấu hao về máy móc, thiết bị, nhà xưởng, xe máy phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm tại các phân xưởng và của công ty. Để tập hợp chi phí này kế toán sử dụng TK 6274 đối ứng với TK 214 - Chi phí khấu hao TSCĐ. Việc khấu hao TSCĐ của Công ty đuợc thực hiện theo quy định của Bộ tài chính Bộ phận TSCĐ do các phân xưởng quản lý áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng Căn cứ vào thời gian sử dụng TSCĐ hàng tháng kế toán tính mức khấu hao theo công thức: Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ bình quân = tháng Thời gian sử dụng TSCĐ 12 Cuối tháng kế toán phải phân bổ chi phí khấu hao này cho các phân xưởng để thực hiện tính giá thành. + Các chứng từ sổ sách sử dụng Chứng từ: Hoá đơn GTGT Biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành Biên bản đánh giá lại TSCĐ Bảng tính và phân bổ lại TSCĐ Phiếu chi, phiếu thu + Để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong đơn vị Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội sử dụng một số sổ kế toán sau: Thẻ TSCĐ Sổ TSCĐ Bảng kê số 1 Nhật ký chứng từ số 1 Bảng tính khấu hao TSCĐ Bảng tổng hợp phát sinh TSCĐ Sau khi tính chi phí khấu hao TSCĐ cho từng phân xưởng kế toán tiến hành nhập liệu để phân bổ các khoản chi phí này kích chuột vào biểu tượng “Chứng từ kế toán khác” để mở màn hình nhập liệu rồi nhập: - Mã CT - Phiếu kế toán khác VNĐ - Số CT - Ngày CT - Diễn giải: phân bổ khấu hao TSCĐ PX1 Khai báo tương tự đối với việc phân bổ chi phí chi phí khấu hao cho phân xưởng 2 sau khi báo cáo xong ấn phím F10, vào mục tổng hợp để chạy tổng hợp tháng, đưa số liệu lên các báo cáo. * Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài Là các khoản chi phí về lao vụ dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động chung ở phân xưởng Hàng tháng căn cứ vào các hoá đơn thanh toán tiền điện nước, điện thoại kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất ở từng phân xưởng theo hệ số phân bổ được Công ty xây dựng phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty : PX1: 70%, PX2: 30% Sau khi tính được dịch vụ mua ngoài, của từng phân xưởng dùng để sản xuất sản phẩm, kế toán tiến hành nhập liệu để phân bổ các khoản chi phí này, kế toán viên khai báo theo trình tự sau: Từ màn hình nhập liệu của phần mềm CADS 2005 chọn mục “Chứng từ kế toán khác” sau đó khai báo - Mã CT: 1.PKKV - Phiếu kế toán khác VNĐ - Số CT - Ngày CT - Diễn giải: phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho PX1 Khai báo tương tự đối với việc phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho phân xưởng 2, sau khi khai báo xong ấn phím F10 vào mục tổng hợp để chạy tổng hợp tháng, đưa số liệu lên các báo cáo * Chi phí bằng tiền khác: Chi phí bằng tiền khác tại Công ty là các khoản chi phí tiếp khách, cước phí vận chuyển, kế toán tập hợp theo dõi trên TK6278 chi tiết cho từng phân xưởng Sau khi tính toán được chi phí bằng tiền khác tính cho từng phân xưởng, kế toán tiến hành nhập liệu để phân bổ cho các khoản chi phí này, trình tự như sau: Từ màn hình nhập liệu CADS 2005 kích đúp chuột vào biểu tượng “Chứng từ kế toán khác” để mở màn hình nhập liệu - Mã CT: 1.PKKV - Phiếu kế toán khác VNĐ - Số CT - Ngày CT - Diễn giải: Phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho PX1 Khai báo tương tự đối với việc phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho phân xưởng 2, sau khi khai báo xong ấn phím F10 vào mục tổng hợp để chạy tổng hợp tháng, đưa số liệu lên các báo cáo Để xem tình hình chi phí sản xuất cuối tháng xem sổ cái TK627 kế toán vào mục báo cáo chọn “Báo cáo Nhật ký chứng từ” sau đó mục “Sổ cái” cửa sổ khai báo thông tin về sổ cái TK 627 Sau đó kích chuột vào nút “Chấp nhận” màn hình hiện ra sổ cái TK627 2.2.1.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty Để tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 154 Để thực hiện công việc kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ phần mềm kế toán đã xây dựng nên Menu kết chuyển: “Tổng hợp”\ “Tổng hợp các bút toán phân bổ, kết chuyển” \“các bút toán kết chuyển”. Trên giao diện nền của phần hành kế toán CADS 2005, kế toán viên chọn mục “Tổng hợp”, khi đó màn hình nhập liệu sê xuất hiện. kế toán đánh dấu các bút toán kết chuyển bằng cách ấn tổ hợp phím “ Ctrl + PageUp”. Các bút toán sau khi được đánh dấu sẽ có màu sẫm. sau đó kế toán bấm tổ hợp phím “Ctrl + F6” để thực hiện kết chuyển tự động. Lúc này chương trình sẽ tự động kết chuyển các tài khoản đầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6610.doc
Tài liệu liên quan