Đề tài Tổ chức một số trò chơi cho phần Let’s talk môn Tiếng Anh ở Tiểu học

Cách chơi như sau (chia lớp thành 3 đội). Trong 9 số này có 3 số may mắn, 6 số còn lại khi mở ra sẽ có những bức tranh tương ứng. Nếu đội nào chọn được số có từ “lucky number” thì sẽ ghi được 10 điểm. Các số còn lại mỗi số sẽ có một bức tranh. Đội nào chọn được số có bức tranh phải đặt câu với bức tranh đó, nếu đúng thì được 10 điểm, nếu sai thì không ghi được điểm. Khi mở hết 9 ô số, nếu đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ là đội thắng cuộc.

Ví dụ 1: Unit 17: What toys do you like? ( Lesson 2 )

 

doc22 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2855 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức một số trò chơi cho phần Let’s talk môn Tiếng Anh ở Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. TÊN SÁNG KIẾN Tổ chức một số trò chơi cho phần Let’s talk môn Tiếng Anh ở Tiểu học. 2. THÔNG TIN CÁ NHÂN - Họ và tên: Nguyễn Thị Thu - Địa chỉ : Trường Tiểu học Phú Đa - Xã Phú Đa - Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0982.530.912. E_mail: nguyenthu53912@gmail.com 3. XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN LỜI GIỚI THIỆU: Chúng ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là từ khi gia nhập WTO thì Tiếng Anh và Tin học là những yếu tố rất cần thiết, đặc biệt có giỏi Tiếng Anh thì mới học tốt môn Tin học, truy cập Internet có hiệu quả và đó cũng là phương tiện hữu hiệu để chúng ta giao tiếp với con người ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nhưng để đạt được thành quả nào thì chúng ta đều phải có xuất phát điểm của nó, mỗi chúng ta phải có vốn kiến thức cơ bản. Vì vậy, điều mà tôi quan tâm là phải đào tạo các em học tốt môn Tiếng Anh ngay từ bậc Tiểu học. Mỗi môn học đều có đặc thù riêng, đối với môn tiếng Anh ở Tiểu học thì cả 4 kỹ năng nghe (Listening skill), nói (Speaking skill), đọc (Reading skill); viết (Writing skill) đều quan trọng nhưng điều mà chúng ta cần lưu ý hơn cả vẫn là kỹ năng nói vì mục đích chính của Tiếng Anh tiểu học là làm thế nào để các em có thể giao tiếp hàng ngày bằng những kiến thức đơn giản nhất. Để giúp học sinh có thể giao tiếp được thì chỉ bằng cách thông qua kỹ năng nói và đặc biệt là phần “Let,s talk” để gây hứng thú cho học sinh không những phát triển được khả năng giao tiếp mà còn bổ trở đắc lực cho các kỹ năng khác, cũng như tạo một tiền đề vững chắc cho vốn kiến thức của các em trong những năm học tiếp theo. Chính vì lý do đó mà tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức một số trò chơi cho phần Let’s talk môn Tiếng Anh ở Tiểu học”. II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Sáng kiến được áp dụng trong phần thực hành nói “Let’s talk” của các đơn vị bài học trong sách giáo khoa Tiếng Anh 3. III. NGÀY ÁP DỤNG THỬ SÁNG KIẾN Đầu năm học 2014 – 2015 tôi đã xây dựng hoàn chỉnh sáng kiến kinh nghiệm “Tổ chức một số trò chơi cho phần Let’s talk môn Tiếng Anh ở Tiểu học” và đã đưa sáng kiến vào ứng dụng ngay trong đầu năm học ngày 01 tháng 9 năm 2014. IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh Tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường họat động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện trong quá trình giao tiếp . Tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh, việc đưa ra trò chơi giao tiếp để vận dụng các từ tiếng anh đã học vào trong trò chơi, nhằm mục đích, để các em “ Học mà chơi, chơi mà học”. Trò chơi trong giờ học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được kiến thức, từ ngữ mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu nó. V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Học sinh khối 3 Trường Tiểu học Phú Đa, xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. - Sách giáo khoa Tiếng Anh 3. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số nhóm các phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: - Sưu tầm tài liệu - Đọc tài liệu - Xây dựng đề cương - Viết bản thảo - Viết chính văn của đề tài 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn * phương pháp điều tra và quan sát - Dùng phương pháp điều tra và quan sát để trực tiếp trò chuyện với học sinh, thăm dò xem các em có thích học môn Tiếng Anh hay không, các phương pháp giáo viên đã sử dụng có gây hứng thú cho các em hay không để từ đó tìm các phương pháp hay để tạo cho tiết dạy sinh động và đạt hiệu quả cao. - Dùng phương pháp này để quan sát học sinh qua từng tiết dạy, nhằm thu thập và rút ra được những biểu hiện về thái độ học tập của học sinh đối với môn Tiếng Anh từ những phút đầu tiên của giờ học. - Dự giờ thăm lớp, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp. 3. Phương pháp nghiên cứu bổ trợ: -Tôi sử dụng một số biểu bảng để hỗ trợ quá trình nghiên cứu. VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN: A. Nội dung sáng kiến: 1. Các kĩ năng cần thiết để thực hiện tốt phần Let’s talk: a. Xác định được ngữ cảnh và nội dung giao tiếp: Xác định được đoạn hội thoại có mấy nhân vật (How many people?), đó là nhân vật nào? (Who are they?), ai nói với ai (Who are talking?), và sẽ là thành công nhất khi học sinh trả lời được câu hỏi những người trong đoạn hội thoại đang trong hoàn cảnh nào? ( Where are they?) Ví dụ 1: Unit 3: This is Tony. Lesson 1: Look, listen and repeat (page 18): Bước 1: Học sinh phải trả lời câu hỏi: 1. How many people are there in the picture? ® There are three people. 2. Who are they? ® They are Miss Hien, Tony and Linda. Bước 2: Học sinh phải trả lời câu hỏi: Where? (ở đâu) Where are Tony and Linda? ® They are in the classroom. Bước 3: Học sinh phải trả lời được câu hỏi: What are they doing? ® They are greeting. (Học sinh có thể trả lời bằng Tiếng Việt) Giáo viên có thể gợi mở để học sinh đoán xem họ nói chuyện về nội dung gì? Ví dụ 2: Unit 10: What do you do at break time?. Lesson 2: Let’s talk (page 66): Bước 1: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi. 1. How many people are there in the picture? ® There are eight people. Bước 2: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi "Where are they?" theo ý của học sinh: Ví dụ: in the schoolyard, in the garden. Bước 3: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: What are they doing? + They are playing hide – and - seek. + Tom is skating. + Linda is skipping. Bước 4: Xác định được yêu cầu của phần này là hỏi về các hoạt động mà các bạn thích chơi vào giờ nghỉ giải lao ở trường. * Lưu ý: Các bước này học sinh tự khám phá, giáo viên chỉ là người gợi ý. Tổng hợp ý kiến thì mới kích thích sự tò mò của học sinh và khắc sâu được tình huống cụ thể của bài hội thoại. b. Dạy từ vựng. Thường thì trong mỗi đoạn hội thoại bao giờ cũng có từ mới, học sinh sẽ không hiểu ý nghĩa của hội thoại nếu không biết nghĩa của từ và sẽ khó khăn hơn khi thực hành đọc và nói. Một điều mà tôi luôn trăn trở là khi dạy từ thì phải tìm ra phương pháp phù hợp nhất để học sinh cảm thấy hứng thú khi thực hành hội thoại, dễ hiểu và lại nhớ từ mới một cách hiệu quả nhất. Dựa vào những kiến thức đã được học ở môn giáo học pháp trong trường sư phạm và bằng kinh nghiệm bản thân tôi dùng các phương pháp giới thiệu từ sau: - Cách 1: Gesture (hành động): Ví dụ: Stand up: Đứng lên Sit down: Ngồi xuống Open the book: Mở sách ra Close the book: Gập sách lại Unit 6: Stand up play football: Chơi đá bóng play badminton: Chơi cầu lông Play table tennis: Chơi bóng bàn Unit 10: What do you do at break time? - Cách 2: Explaination (Giải thích): Ví dụ: - What: Gì, Cái gì - How: Như thế nào Unit 2: What’s your name? This is: Đây là That is: Kia là Unit 5: Are they your friends? - Cách 3: Real objects (dùng vật thật): Ví dụ: Rubber: Cái tẩy Pencil case: Hộp bút chì Pencil: Bút chì Unit 8: This is my pen School: Trường học Library: Thư viện Playground: Sân chơi Unit 7: That’s my school. - Cách 4: Pictures (Dùng tranh ảnh): Ví dụ: Mother Father Brother Unit 11: This is my family Dog Cat Goldfish Unit 16: Do you have any pets? Cách 5: Drawing (Vẽ): Sunny: Có nắng Rainy: Có mưa Cloudy: Có mây Windy: Có gió Unit 19: They are in the park. Tất nhiên sẽ còn nhiều cách khác để giới thiệu từ, nhưng trong quá trình dạy tôi luôn xác định cho mình cần tiến hành thủ thuật nào cho từng loại từ vựng đạt hiệu quả cao nhất. Và một điều tôi luôn lưu ý là đối với các từ trong cùng 1 đoạn hội thoại thì sử dụng thủ thuật dạy từ càng nhiều thì càng khắc sâu khả năng nhớ từ của học sinh. c. Dạy mẫu câu: Trong bất kỳ đoạn hội thoại nào thì học sinh phải xác định được mẫu câu mới và cách sử dụng của nó thì các em mới thực hành hội thoại tốt, cũng như dựa vào đó để phát triển kỹ năng nói. Ví dụ 1: Trong đoạn hội thoại Unit 9: What colour is it? (Lesson 1) Look, listen and repeat (page 58) Với đoạn hội thoại này tôi yêu cầu học sinh phải thực hiện các bước sau (sau khi đã thực hành đọc đoạn hội thoại). Bước 1: Yêu cầu học sinh xác định mẫu câu mới: Nam muốn biết cái cặp sách có phải của Mai không, Nam sẽ hỏi như thế nào? ® “Is this your school bag?” Nếu đúng của Mai thì Mai sẽ nói thế nào? ® “Yes, it is”. Nếu không đúng thì Mai se nói gì? ® “No, it isn’t”. Vậy mẫu câu là: A: Is this your school bag? B: Yes, it is./ No, it isn’t. Bước 2: Thực hành đọc mẫu câu: Cặp đôi ® đổi vai ® nhóm nửa Lưu ý: + "isn’t = is not" + “school bag” là từ có thể thay thế. Ví dụ 2: Unit 18: What are you doing? (Lesson 2) Look, listen and repeat (page 54): Với đoạn hội thoại này sau khi thực hành đọc tôi yêu cầu học sinh thực hiện các bước sau: Bước 1: Xác định mẫu câu cần thực hành người bố muốn hỏi Linda xem Peter đang làm gì? ® “ What’s he doing?”. Linda trả lời như thế nào? ® “ He’s doing his homework.” Vậy mẫu câu là: A : What’ s he doing? B: He’s doing his homework. Bước 2: Học sinh thực hành mẫu câu: Đọc cặp đôi ® nhóm ® đổi vai. Bước 3: Phân tích cách dùng và nghĩa của câu: “What's = what is” - Từ "doing his homework" là từ có thể thay thế. 2. Một số trò chơi được áp dụng để nâng cao hiệu quả kỹ năng nói cho phần Let’s talk ( freer). Với mỗi nội dung bài học và mẫu câu tương ứng tôi thường áp dụng những trò chơi hữu hiệu nhất. Sau đây là một số trò chơi mà tôi tổ chức cho các em thực hành rất sôi nổi và tích cực. a. Lucky number.( thông qua bài giảng điện tử powerpoint) Lucky number ! 4 3 2 6 1 7 9 5 8 Cách chơi như sau (chia lớp thành 3 đội). Trong 9 số này có 3 số may mắn, 6 số còn lại khi mở ra sẽ có những bức tranh tương ứng. Nếu đội nào chọn được số có từ “lucky number” thì sẽ ghi được 10 điểm. Các số còn lại mỗi số sẽ có một bức tranh. Đội nào chọn được số có bức tranh phải đặt câu với bức tranh đó, nếu đúng thì được 10 điểm, nếu sai thì không ghi được điểm. Khi mở hết 9 ô số, nếu đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ là đội thắng cuộc. Ví dụ 1: Unit 17: What toys do you like? ( Lesson 2 ) Học sinh thực hành mẫu câu: A: How many parrots do you have? B: I have _______. Nhóm 1 chọn ô số 1, sẽ hiện ra bức tranh: + Nhóm 1 cần đặt câu như sau: “How many cats do you have?” ® “I have two”. (Nếu đặt câu đúng nhóm 1 ghi được 10 điểm, nếu sai thì không ghi được điểm) - Nhóm 2 chọn ô số 3, xuất hiện từ “Lucky number”, nhóm 2 không phải trả lời mà được luôn 10 điểm). - Nhóm 3 chọn ô số 5, sẽ có bức tranh sau xuất hiện: + Nhóm 3 cần đặt câu như sau: “How many fish do you have?” ® “I have four”. (Nếu đặt câu đúng nhóm 3 ghi được 10 điểm, nếu sai thì không ghi được điểm). Cứ như vậy đến hết 9 số, đội nào được nhiều điểm hơn đội đó thắng cuộc. b. Mapped Dialogue: Cách chơi: Học sinh chơi theo cặp hoặc theo nhóm, giáo viên in vào phiếu học tập và phát cho học sinh, nếu cặp nào hoặc nhóm nào điền xong trước sẽ được quyền lên nói to trước lớp và nói đúng ngữ pháp sẽ là người chiến thắng. Ví dụ 1: Unit 18: What are you doing? (Lesson 2). Học sinh thực hành mẫu câu: A: What is she/he doing? B: She’s/He’s . Phong Quân What are you ..? I am ..TV. And you? I am singing What is she doing? She’s . Học sinh sẽ dựa vào những cấu trúc đã học và dựa vào những dữ liệu cho sẵn để tư duy và thực hành thành một đoạn hội thoại như sau: Phong: What are you doing? Quân: I am watching TV. And you? Phong: I am singing Quân: What is she doing? Phong: She’s playing the piano. Ví dụ 2: Unit 17: What toys do you like? Cũng là dạng Mapped Dialogue nhưng có thể cho học sinh sự lựa chọn rộng hơn. Mai Hoa Do you like..? Yes, I do/ No, I don’t. How many do you have? I have Học sinh sẽ dựa vào kiến thức đã học và dữ liệu cho sẵn để thực hành hội thoại. ( Học sinh điền tên các con vật đã học và số lượng các con vật ). Mai: “ Do you like cats?” / “Do you like parrots??......... Hoa: “Yes, I do” ? “ No, I don’t” Mai: How many cats do you have? Hoa: I have two/ three. c. Noughts and Crosses. Các bước thực hiện chung Kẻ 9 ô trên bảng, mỗi ô chứa 1 từ (hoặc một hình vẽ). Supermarket Sournenir shop School Post office Bookstore Movie theatre Hotel cinema zoo Bước 1: Chia học sinh thành 2 nhóm, một nhóm là Noughts (0) và một nhóm là Crosses (X) Bước 2: Hai nhóm lần lượt chọn từ trong các ô và đặt câu với từ đó. VD. There is a post office near my house Bước 3: Nhóm nào đặt được một câu đúng sẽ được một “0” hoặc một “X” Nhóm nào có ba “0” hoặc ba “X” trên một hang ngang, dọc, hoặc chéo sẽ thắng cuộc 0 x 0 x 0 x 0 Ví dụ: Unit 19: OUR PETS. - Hang the poster below on the table dog purple red tortoises yellow elephant goldfish bird oranges - Ask Ss to choose word by word in the cells and make sentences with each word. A correct sentence gets one 0 or X. The group with 3 0 or X vertically, horizontally, or diagonally first will be the winner. The sentences must be grammatically correct and make sense. - After finding out the winner, stop the activity and give feedback. Phát triển và áp dụng Noughts and Crosses có một hạn chế là có quá ít ô, từ đó dẫn đến việc có rất ít cơ hội để có một đội nào đó thắng cuộc. Dó đó, khi áp dụng vào bài dạy của mình, tôi đã thay đổi trò chơi này và phát triển nó thành một dạng tương tự như một trò giải trí thông dụng của học sinh, đó là trò chơi cờ carô. Cụ thể các bước tiến hành như sau: - Xác định mục tiêu, nội dung bài dạy để thiết kế câu hỏi phù hợp, cần chuẩn bị ít nhất 8 câu hỏi để đề phòng trường hợp hai đội không phân thắng bại nhanh. - Phổ biến luật chơi cho HS: lớp chia thành 2 đội, GV sẽ đọc yêu cầu của từng câu theo chủ đề bài học, đội nào có câu trả lời nhanh hơn sẽ được đi một noughts (0) hoặc một cross (X), đội nào có bốn 0 hoặc bốn X liền nhau mà không bị chặn đầu nào, hoặc có năm 0 hoặc X và bị chặn một đầu sẽ là đội thắng cuộc - Treo 1 bảng phụ có kẻ sẵn các ô vuông để chơi. - Mỗi đội cử một đại diện lên làm nhiệm vụ ghi điểm, - GV lần lượt đọc các yêu cầu hoặc câu hỏi cho đến khi tìm ra được đội thắng cuộc. d. Find someone who: Giáo viên viết bài tập ra phiếu học tập sau đó cho học sinh chơi cả lớp hoặc theo nhóm. Ví dụ 1: Unit 16: Do you have any pets? (Lesson 1): - Học sinh hoàn thành bảng điều tra các bạn trong lớp xem các bạn có những loại vật nuôi nào sử dụng mẫu câu: A: Do you have any cats? B. Yes, I do/ No, I don’t. - Mỗi học sinh phải hỏi ít nhất 5 bạn trong lớp hoặc trong nhóm. - Cột đầu tiên điền tên các bạn được hỏi. - Nếu bạn đó có con vật nào học sinh đánh dấu vào ô con vật đó. - Giáo viên phát cho mỗi học sinh một phiếu, các em chơi trong vòng 5 phút, sau khi hết thời gian giáo viên gọi một vài học sinh lên bảng và kể tên các vật nuôi mà các bạn mình có. Names/ Pets Cats Parrots rabbits goldfish Hoa Nam Mai Quan Thanh Ví dụ 2: Unit 10: What do you do at breaktime? (Lesson 1) Học sinh hoàn thành bảng các hoạt động vào giờ nghỉ giải lao của các bạn học sinh trong lớp sử dụng mẫu câu: A: What do you do at break time ? B: I play football.. Activities Name Play football Nam, Cong.. Play basketball Play chess Play table tennis e.Chiếc nón kỳ diệu (dạy bằng GA điện tử powerpoint) Cách chơi( theo nhóm hoặc cả lớp) Ví dụ: Unit 9: What colour is it? ( Lesson 2 ): - Giáo viên chia lớp thành 2 đội. - Các đội sẽ lần lượt được quay, nếu vào ô phần thưởng thì sẽ được cộng 100 điểm mà không phải đặt câu, nếu vào ô có bức tranh hoặc từ xuất hiện thì phải đặt câu với bức tranh hoặc từ đó sử dụng mẫu câu: What colour is your pen? _ It’s blue. What colour are your books? _ They are orange. (Mỗi câu trả lời đúng được cộng thêm số điểm mà đội đó quay được) - Lần lượt như vậy cho đến khi các ô được mở hết ra, đội nào được nhiều điểm hơn thì đội đó chiến thắng. Ví dụ: Đội 1 chọn số 5 xuất hiện bức tranh: Học sinh phải đặt câu: What colour is your pencil case? It is yellow. Ngoài ra còn rất nhiều cách để tổ chức trò chơi cho học sinh, song tôi chỉ đưa ra một số thủ thuật mà tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy và cảm thấy đạt hiệu quả đối với học sinh tiểu học. Nếu vận dụng tốt những thủ thuật này không những khắc sâu kiến thức về mẫu câu và từ vựng mà còn phát triển kỹ năng nói, khả năng giao tiếp cho học sinh rất nhiều. 3. Một số điều cần lưu ý khi dạy thực hành nói thông qua trò chơi * Trước khi thực hành giáo viên luôn luôn phải yêu cầu học sinh nhắc lại mẫu câu. * Giáo viên đưa ra ra luật chơi và khẩu lệnh rõ ràng. * Giáo viên cũng cần thực hành mẫu với 1 học sinh khá hoặc giỏi để các em khác học tập. * Trong khi học sinh đang nói không nên ngắt ngang câu để sửa lỗi vì như vậy mới khuyến khích các em nói, nếu không học sinh sẽ cảm thấy chán nản hoặc có thể quên nhưng điều mình định nói ra. * Nên cung cấp các hình ảnh gần gũi với cuộc sống hàng ngày, nên sử dụng những từ ngữ đã học hoặc trong phạm vi bài đang học. Nếu có thể nên mở rộng một chút để phát huy năng lực của một số học sinh khá và giỏi. * Nên động viên tất cả người thắng cuộc và thua cuộc vì các em đã tích cực tham gia vào phát triển kỹ năng nói. VIII. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. - Trường học tổ chức dạy và học tiếng Anh 4 tiết/ tuần. - Có phòng học chuyên dụng được trang bị máy tính, máy chiếu, loa và bảng tương tác. - Giáo viên có năng lực chuyên môn tốt đạt chuẩn theo yêu cầu. - Triển khai từ đầu năm học và áp dụng trong suốt quá trình giảng dạy, có theo dõi dự giờ, đánh giá, góp ý thường xuyên, có đánh giá tổng kết trong chương trình công tác của nhà trường. - Việc sử dụng giải pháp mang tính thường xuyên, liên tục mọi giờ học đều vận dụng chứ không phải ở một thời điểm IX. LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Qua quá trình thực tế giảng dạy ở các khối lớp, khi áp dụng đưa các trò chơi và sử dụng linh hoạt các trò chơi vào mỗi tiết học, tôi đã gây được hứng thú cho học sinh ngay từ những phút đầu tiên của một giờ học, làm cho các em cảm thấy hứng khởi, hồ hởi, lôi cuốn đi tìm hiểu những vấn đề mới của môn học. Trò chơi có sức lôi cuốn, hấp dẫn học sinh học tập nhiều hơn, gây nên sự hứng thú học tập ở mỗi học sinh, các em tập trung vào bài học hơn. Số học sinh yếu kém tỏ ra phấn khởi cùng các bạn tham gia vào các trò chơi tập thể, các hoạt động cặp nhóm. Mặc dù ở một số lớp mức độ tiếp thu của các em học sinh vẫn chưa đồng đều nhưng ở phần trò chơi của bài học hầu như hầu hết các em đều tích cực tham gia không còn phân biệt học sinh yếu, kém hay học sinh khá giỏi ở bước hoạt động này. Đầu năm có rất nhiều em còn sợ học bộ môn, không thích học vì cho rằng nó khó hiểu, khó tiếp thu, đến nay chất lượng học đã tăng khá đồng đều. Đại bộ phận đa số các em đã thích học môn tiếng Anh, ở các tiết học có phần sôi nổi hơn, lượng học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài khá nhiều, góp phần làm cho giờ học sinh động. Chất lượng học tập của học sinh dần được nâng cao. Qua các giai đoạn thực hiện và thử nghiệm các trò chơi vào bài học, các em học sinh khối 3 có tiến bộ rõ rệt. Kết quả cụ thể là: Lớp Sĩ số Thực hành tốt Thực hành khá Thực hành trung bình Thực hành yếu Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm 3A 28 10 15 8 10 6 3 5 0 3B 25 5 9 9 10 7 4 4 2 3C 26 3 8 5 12 10 4 8 2 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tôi không có tham vọng đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách tổng thể mà chỉ xin nêu một số kinh nghiệm ít ỏi của bản thân tôi được tích luỹ trong quá trình giảng dạy. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và Ban giám hiệu nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phú Đa, ngày 8 tháng 5 năm 2015 Thủ trưởng đơn vị Trương Trọng Hợi Phú Đa,, ngày 7 tháng 5 năm 2015 Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Thu TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa Tiếng Anh 3- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Sách giáo viên Tiếng Anh 3- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Sách thiết kế trò chơi Tiếng Anh. Rixon, S. (1984), How to use Games in language teaching. Website: englishclub.com, tienganh123.com hocngoaingu.net, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP HUYỆN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSKKN. CHI THU.doc
Tài liệu liên quan