Đề tài Vai trò của tiền lương trong nâng cao năng xuất lao động tại Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao

 

Lời mở đầu 1

NỘI DUNG 3

PHẦN I 3

CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY SUPE. 3

I. Một số khái niệm cơ bản. 3

1. Tiền lương và quỹ tiền lương. 3

1.1. Tiền lương. 3

1.2. Quỹ tiền lương: 4

1.3. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương. 5

1.4. Các hình thức trả lương. 5

1.4.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm. 5

a. Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. 5

b. Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể. 6

c. Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp. 7

d.Hình thức trả lương sản phẩm khoán. 8

e. Hình thức trả lương có thưởng. 9

f. Hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: 10

1.4.2. Hình thức trả lương theo thời gian. 10

a. Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản. 11

b. Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng. 12

2. Năng suất lao động. 12

2.1. Khái niệm và các chỉ tiêu tính. 12

2.1.1. Khái niệm năng suất lao động và tăng năng suất lao động. 12

2.1.2. Các chỉ tiêu tính NSLĐ. 13

a. Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng hiện vật. 13

b. Chỉ tiêu tính NSLĐ bằng tiền (giá trị). 13

c. Chỉ tiêu NSLĐ tính bằng thời gian lao động. 14

2.2. Các yếu tố tăng năng suất lao động. 14

II. Vai trò của tiền lương đối với tăng năng suất lao động. 15

1. Tiền lương đối với tăng năng suất lao động xã hội. 15

2. Tiền lương với năng suất lao động cá nhân. 17

III. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác trả lương tại công ty Supe. 18

1. Tiền lương chưa phát huy hết vai trò và chức năng của mình. 18

1.1. Kích thích tâm lý sản xuất. 18

1. 2. Tạo động lực trong lao động. 19

2. Quy chế trả lương chưa hợp lý. 19

PHẦN II 21

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG VÀ TÌNH HÌNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY SUPE. 21

I. Một số đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến công ty từ năm 2000 đến nay. 21

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 21

2. Đặc điểm của tổ chức bộ máy. 22

3. Đăc điểm sản xuất kinh doanh. 24

3.1. Sản phẩm của Công ty. 24

3.2. Công nghệ sản xuất. 25

II. Phân tích thực trạng công tác trả lương và tình hình năng suất lao động Công ty từ năm 2000 đến nay. 26

1. Phương pháp xác lập quỹ lương. 26

1.1. Quá trình hình thành quỹ lương kế hoạch (VKH). 26

1.2. Quỹ lương thực hiện. 28

2. Các chế độ tiền lương chủ yếu của Công ty. 28

2.1. Tiền lương cấp bậc. 28

2.2. Chế độ tiền lương chức vụ: 31

3. Các hình thức tiền lương chủ yếu của Công ty. 32

3.1. Trả lương theo thời gian (Lương sản phẩm gián tiếp). 32

3.2. Hình thức trả lương sản phẩm. 37

3.2.1. Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp. 37

3.2.2. Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến. 40

3.2.3. Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể : 41

4. Đánh giá tiền lương và năng suất lao động của công ty. 48

PHẦN III 51

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY SUPE. 51

I. Về phía Nhà nước cần phải có sự cải cách về tiền lương. 51

II. Về phía các doanh nghiệp cụ thể đối với công ty Supe. 52

1. Định mức lao động và tổ chức phục vụ nơi làm việc. 52

2. Hoàn thiện tiêu chuẩn biên chế lao động. 53

3. Xác lập và quản lý quỹ tiền lương. 54

4. Hoàn thiện phương pháp chia lương. 54

5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 54

6. Kỷ luật lao động. 55

KẾT LUẬN 56

Tài liệu tham khảo 57

 

doc59 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của tiền lương trong nâng cao năng xuất lao động tại Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đều và thường xuyên hơn so với Supe lân, lao động của 2 đơn vị này chiếm 19,3% tổng lao động toàn công ty. Quỹ lương tháng trả cho đơn vị này cũng khá cao do hệ số thu nhập của đơn vị này thường cao hơn so với các đơn vị sản xuất A xít, Supe chính vì vậy mà đã ảnh hưởng đến quỹ tiền lương của các đơn vị khác. Thứ hai, việc bố trí "đúng người, đúng việc" của Công ty là chưa hợp lý. Với mỗi công việc phải đòi hỏi phải đúng người có đúng trình độ, chuyên môn hợp lý thì họ mơí phát huy hết khả năng và trình độ của họ. ở Công ty, có những công việc có một mức độ phức tạp công việc riêng do đó đòi hỏi phải có trình độ lành nghề tương ứng, nhưng nhiều khi việc đó lại không bố chí hợp lý. Nhiều công việc phải yêu cầu bậc 5 trở lên thì công nhân đó chỉ có bậc 3 hoặc bậc 4. Ngược lại, có những công việc chỉ yêu cầu bậc 2- bậc 3 (như quét sơn cống...) thì lại yêu cầu trình độ ĐH... Như vậy, quá trình đánh giá công việc của công ty chưa chính xác nên đã gây ra sự bất hợp lý trong quá trình phân phối tiền lương ở Công ty. Thứ ba, việc tính thưởng cho người lao động như hiện nay là chưa hợp lý, không cân bằng giữa các cá nhân trong một tập thể, không đánh giá được mức độ làm việc hăng say, tích cực. Tiền thưởng phải thật sự là một trong những công cụ khuyến khích vật chất đối với người lao động trong qúa trình làm việc. Qua đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian làm việc. Phần II Thực trạng công tác trả lương và tình hình năng suất lao động tại công ty supe. I. Một số đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến công ty từ năm 2000 đến nay. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Tên doanh nghiệp : Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao. Tên giao dịch : Lam Thao Fertilizer and Chemical Company Địa chỉ : Huyện Lâm Thao - Tỉnh Phú Thọ. Điện thoại : 0210825139. Fax : 0210 825126 Công ty supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao ( Tiền thân là nhà máy Supe Lâm Thao ) thuộc Tổng Công ty hoá chất Việt Nam. Bằng những nỗ lực kiên cường và được sự hỗ trợ của ban lãnh đạo Nhà máy cùng Chính phủ và nhân dân Liên xô nên Công ty được khởi công xây dựng từ tháng 10 năm 1959, khánh thành và đi vào sản xuất ngày 24 tháng 6 năm 1962. Ra đời từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bước đầu Công ty gặp muôn vàn khó khăn như thiếu nguyên vật liệu, trình độ khoa học kỹ thuật còn non kém, cả Công ty chỉ có 2 kỹ sư và 40 sinh viên thực tập mới ở nước ngoài về, còn lại đa số là bộ đội và thanh niên xung phong chuyển sang. Nhưng cũng thật đáng mừng mặc dù gặp rất nhiều các khó khăn về vật chất và hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng công ty vẫn đạt công suất thiết kế ban đầu là 40.000 tấn/năm Axít Sunfuric (H2SO4) và 100.000 tấn Supe lân Ca ( H2PO4)2. Trải qua 3 lần cải tạo và mở rộng, hiện nay Công ty đã nâng công suất lên 250.000 tấn Axít Sunfuric/năm, 700.000 tấn Supe lân/năm, 350.000 tấn NPK các loại và sản xuất một số sản phẩm hóa chất khác, phục vụ đa dạng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Tự hào là những đứa con đầu lòng của ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam, ra đời trong những thời kỳ khó khăn của đất nước nhưng Công ty vẫn luôn quyết tâm đứng vững bằng việc sử dụng nguyên vật liệu trong nước, đã tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và lắp đặt thiết bị đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp với 9 mặt hàng mới và 20 mặt hàng hoá chất các loại để cung cấp cho thị trường. Các mặt hàng này được hội chợ triển lãm kinh tế - kỹ thuật Việt Nam cấp 4 huy chương vàng, 10 huy chương bạc. Tổng cục đo lường tiêu chuẩn cấp cho 2 sản phẩm chính là Supe lân và A xít sunfuaric dấu chất lượng cấp I. Gần đây Công ty là một trong 2 đơn vị đầu tiên của ngành hoá chất Việt Nam, được Bộ khoa học công nghệ và môi trường trao tặng giải bạc chất lượng Việt Nam 1996 và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trao giải bông lúa vàng tại hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế 1996 tại Cần Thơ. Phải nói rằng, qua quá trình hình thành và phát triển của Công ty chúng ta có thể cảm nhận được đây là một công ty Nhà nước có sự phát triển ổn định, bền vững và lâu dài. Mỗi năm công ty nộp ngân sách nhà nước lên tới vài chục tỷ đồng. Đời sống của công nhân ngày càng được cải thiện, mức sống ngày càng đi lên. Nhưng có lẽ đó là chưa đủ, công ty cân phải phát triển hơn nữa để ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình, xứng đáng là niềm tin cậy của bà con nông dân trong cả nước. 2. Đặc điểm của tổ chức bộ máy. Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao có 2 cấp quản lý. Cơ cấu tổ chức của Công ty theo kiểu trực tuyến chức năng. Giám đốc là người chỉ đạo cao nhất, ra các quyết định hoạt động của Công ty. Các phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, giám sát và chỉ đạo các quyết định từ trên xuống. + Giám đốc Công ty : Là người có quyền cao nhất trong Công ty. Ngoài việc quản lý chung các hoạt động sản xuất kinh doanh, Giám đốc còn trực tiếp điều hành một số đơn vị phòng ban trong Công ty. Quyền và trách nhiệm của Giám đốc : - Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy, quy hoạch cán bộ đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, tuyển dụng lao động. - Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ của công ty phù hợp với cơ chế thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước. - Đề ra chính sách chất lượng của Công ty. - Quyết định xây dựng và xem xét theo định kỳ các hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng. - Quyết định mọi nguồn lực, đảm bảo hoạt động của hệ thống chất lượng. Xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch hàng năm của công ty. Xây dựng phương án hợp tác, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước. Giám đốc Giám đốc Công ty trực tiếp phụ trách các phòng ban sau : Phó Giám đốc kỹ thuật Phó Giám đốc xây dựng cơ bản Giám đốc Phó Giám đốc nội chính P. Xây dựng cơ bản P.Bảo vệ quân sự P.Kỹ thuật - CN Văn phòng C.ty P. Dự toán XDCB PX.Đ.sống sống P.TN-TT P.Kế hoạch PX.Phục vụ P.Cơ khí P.Kế toán-TC Phòng Bảo vệ quân sự Nhà trẻ P.GSKTATLĐ P.Lao động-TL Nhà văn hoá C.ty P.Thi đua-TT Mẫu giáo P.Thiết kế P.Y tế P.Tổ chức-ĐT P.Điện nước P.Kinh doanh Kho T.Tâm P.Dự toán Phòng KCS Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty. Hình thức tổ chức quản lý này của Công ty Giám đốc sẽ nắm mọi quyết định và quản lý cấp dưới thông qua các phòng, bộ phận chức năng và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với người thừa hành trực tiếp của mình. Như vậy, sẽ tránh tình trạng vuợt quyền hạn của các bộ phận cấp dưới. Hình thức tổ chức này cho phép giám đốc tận dụng được những tài năng, chuyên môn của các bộ phận cấp dưới. Mặt khác, hình thức này đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực thật sự và có những bộ phận cấp dưới cũng phải giỏi trong các lĩnh vực của mình quản lý. 3. Đăc điểm sản xuất kinh doanh. 3.1. Sản phẩm của Công ty. - Supe phốt phát Ca(H2PO4)2. - A xít sunfuaric H2SO4. - A xít sunfuaric tinh khiết (P) và tinh khiết phân tích (PA). - A xít sunfuaric ac quy. - Ô xy. - Gạch sỉ. - V.v... Nhưng mặt hàng chủ yếu mà Công ty sản xuất ra là Supe lân và phân hỗn hợp NPK, vì đây là hai mặt hàng có sức tiêu thụ lớn nhất. Công nghệ sản xuất của hai mặt hàng này như sau: * Công nghệ sản xuất Supe phốt phát. Quặng Apa tít Nghiền Sơ bộ Nghiền Mịn Trung hoà A xít Hoá thành khí HF Tiêu thụ Đóng, cân khâu Kho ủ * Công nghệ sản xuất phân hỗn hợp NPK. Đạm, Ka li, Supe lân Quay tạo hạt Sấy khô Sàng Đóng, cân Tiêu Thụ Hình 2: Sơ đồ sản xuất của Supe lân và NPK. Do đây là hai mặt hàng chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị tổng sản lượng của Công ty nên nó quyết định đến tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty. Do đó công ty luôn luôn đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm để sao cho có sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Chính vì thế mà hai sản phẩm này của công ty luôn có chất lượng rất tốt và được khách hàng trên cả nước tin dùng. 3.2. Công nghệ sản xuất. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, Công ty đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại nên Công ty đầu tư chiều sâu về khoa học kỹ thuật, đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, cái tiến mẫu mã các mặt hàng, giảm giá thành, để quyết tâm giành chỗ đứng cho sản phẩm của mình trên thị trường. Bằng quyết tâm đó, Công ty đã có các đợt cải cách sau: Đợt I: Từ năm 1973- 1974, khôi phục và mở rộng nâng công xuất thiết kế axít sunfuric từ 40.000 tấn/năm lên 60.000 tấn/năm; supe lân từ 100.000 tấn/năm lên 175.000 tấn/năm. Đợt II: Từ 1980- 1984 đầu tư xây dựng thêm một dây truyền sản xuất axít sunfuric, một dây truyền sản xuất supe lân, đưa tổng công xuất lên gấp 3 lần công xuất thiết kế ban đầu (300.000 tấn supe lân/năm). Đợt III: Từ 1988- 1994, bằng sự đầu tư chiều sâu, phát huy năng lực của các dây chuyển sản xuất, đưa công xuất sản xuất lên 500.000 tấn supe lân/năm. Đợt IV: Từ 1999- 2001, Công ty đã đầu tư xây dựng thêm dây truyền sản xuất axit sufuric số 3 theo công nghệ hiện đại (hấp thụ kép và tiếp xúc 2 lần, dùng bộ điều khiển tự động DCS), công suất 40.000 tấn/năm; đồng thời cải tạo và mở rộng, nâng công suất Xí nghiệp Supe số 2 lên 450.000 tấn/năm, đưa tổng sản lượng supe lân lên 750.000 tấn/năm và axít sufuric lên 250.000 tấn/năm. Mặc dù đã có các cuộc cải cách lớn về công nghệ sản xuất nhưng cũng phải nói rằng máy móc, thiết bị của Công ty vẫn còn khá lạc hậu. Các dây truyền sản xuất chính đã cũ kỹ, nên chi phí sửa chữa tiêu hao vật tư cao. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh trên thị trường đối với các sản phẩm cùng loại. Vấn đề đặt ra là: phải từng bước cải tại, vừa sản xuất vừa nâng cấp máy móc thiết bị, công nghệ bởi mỗi lần thay đổi máy móc thiết bị là rất tốn kem hàng trăm tỷ đồng. Hơn nữa nó còn kéo theo nhiều vấn đề khác nữa. II. Phân tích thực trạng công tác trả lương và tình hình năng suất lao động Công ty từ năm 2000 đến nay. 1. Phương pháp xác lập quỹ lương. 1.1. Quá trình hình thành quỹ lương kế hoạch (SVKH). S VKH = [ Lđb x (Hcb + Hpc) x TLminDN + VNĐG ] x 12 tháng. Trong đó: * Lđb: Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp được xác định theo quy định và hướng dẫn tại thông tư số 14/LĐTBXH ngày 10/4/1997 của BLĐTB và Xã hội. Qx ĐMLĐ Lđb = 8x NCcđ Trong đó: - Q : Khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm trước. - ĐMLĐ: Định mức lao động theo giờ. - NCcđ : Ngày công chế độ. * Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân tính trong đơn giá. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tính chất lao động, trình độ công nghệ, tính chất cấp bậc kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và định mức lao động để xác định hệ số lương cấp bậc bình quân của tất cả số lao động định mức để xây dựng đơn giá tiền lương. Vậy ta có: Trong đó - Lđbi:: Lao động định biên của đơn vị i. - Hcbi: Hệ số cấp bậc bình quân của đơn vị i. - L : Lao động toàn công ty. * Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân tính trong đơn giá tiền lương. Các khoản phụ cấp được tính đơn giá tiền lương gồm: Phụ cấp khu vực, độc hại, làm đêm, chức vụ, trách nhiệm. Ta có: Trong đó - Hpci: Hệ số phụ cấp bình quân của đơn vị i. - L : Lao động toàn công ty. * Tiền lương min của doanh nghiệp (TLminDN). TLminDN = TLmin x (1 + Kđc) Tiền lương min của Nhà nước (TLmin) được áp dụng theo từng thời kỳ theo sự điều chỉnh của Nhà nước. Hiện nay, mức tiền lương tối thiểu của Nhà nước đang áp dụng là: 290.000đ. Còn Kđc = Kv + Kn. Theo thông tư 05/BLĐTBXH thì: + Kv của tỉnh Phú Thọ= 0,1. + Kn áp dụng cho công ty sản xuất hoá chất là 1,2. Vậy Kđc = 0,1 + 1,2= 1,3. Vậy mức tiền lương tối thiểu của công ty là: TLminDN = 290.000 x (1+ 1,3) = 667.000 đ. Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân nên công ty Supe đã chọn Kđc = 0,624. Do vậy tiền lương tối thiểu của công ty áp dụng là: TLmin = 290.000 x (1+ 0,624) = 470.960 đ. * VNĐG: Quỹ lương ngoài đơn giá. Như vậy, tiền lương kế hoạch của Công ty năm 2003 với: - Lđb = 4.488 người. - Hcb = 2,878. - Hpc = 0,22. Vậy S VKH 2003 = [ 4.488 x (2,878 + 0,22 ) x 470.690 ] x 12 = = 78.532.691.020 đ. 1.2. Quỹ lương thực hiện. Căn cứ vào đơn giá được tổng công ty hoá chất Việt Nam duyệt và theo kết quả sản xuất kinh doanh, quỹ tiền lương thực hiện được xác định theo công thức sau: VTH = (Đg x TTH) + VBX. Trong đó- VTH: Là quỹ tiền lương thực hiện. - TTH : Tổng doanh thu thực hiện. - Đg : Đơn giá được giao. - VBX: Quỹ lương bổ sung. Tuỳ theo từng năm, với từng mức sản lượng kế hoạch mà công ty được tổng Công ty Hoá chất Việt Nam giao cho đơn giá tiền lương để điềi chỉnh giá cả phân bón trên thị trường, tránh tình trạng độc quyền về phân bón. Cụ thể năm 2003 công ty được giao đơn giá tiền lươnglà 9,9% (tức 99 đồng/ 1.000 đồng doanh thu) trên doanh thu kế hoạch là 1.011.000.000.000 đồng. Doanh thu thực tế năm 2003 của Công ty là: 1.062.417.200.000 đồng. Vậy quỹ tiền lương thực hiện là: VTH = 9,9 x 1.062.417.200.000 = 105.179.302.800 đồng. 2. Các chế độ tiền lương chủ yếu của Công ty. 2.1. Tiền lương cấp bậc. - Khái niệm: Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định của Nhà nước và các xí nghiệp, doanh nghiệp áp dụng, vận dụng để trả lương cho người lao động. Căn cứ vào chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Chế độ tiền lương cấp bậc áp dụng cho công nhân, cho những người lao động trực tiếp, và trả lương theo kết qủa lao động của họ, thể hiện qua số lượng và chất lượng (GT: KTLĐ, tr166). Như vậy, qua khái niệm về tiền lương cấp bậc ta có thể biết được: tiền lương cấp bậc chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp, xí nghiệp có công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Việc trả lương phụ thuộc vào trình độ và tay nghề của người lao động. Để trả lương một cách đúng đắn và công bằng thì phải căn cứ vào hai mặt: số lượng và chất lượng của lao động. Hai mặt này gắn liền với nhau trong bất kỳ một quá trình lao động nào. Bởi chất lượng lao động thể hiện ở trình độ giáo dục đào tạo, kinh nhiệm kỹ năng. Chất lượng lao động càng cao, thì năng suất lao động và hiệu quả làm việc cũng càng cao. áp dụng những quy định xây dựng hệ thống thang lương công nhân sản xuất theo NĐ 26/CP của Thủ tướng Chính phủ về "Quy định tạm thời về chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp", công ty Supe cũng xây dựng một hệ thống thang lương để áp dụng đối với công ty mình sao cho phù hợp với từng Xí nghiệp, từng phân xưởng. Bảng 1: Hệ số lương áp dụng cho Xí nghiệp Axít số I. Nhóm mức lương Bậc 1 2 3 4 5 6 7 Nhóm I - Hệ số 1,4 1,55 1,72 1,92 2,33 2,84 3,45 Nhóm II- Hệ số 1,47 1,64 1,83 2,04 2,49 3,05 3,05 Nhóm III- Hệ số 1,57 1,75 1,95 2,17 2,65 3,23 3,94 Nhóm IV- Hệ số 1,62 1,82 2,04 2,3 2,82 3,46 4,24 (Nguồn: PLĐTL) Như vậy, qua bảng 1 ta có thể thấy được, tương ứng với mỗi nhóm xác định từng công việc cụ thể thì có những hệ số lương tương ứng phù hợp với từng công việc đó. Từ việc xác định đúng hệ số thang lương này, sẽ giúp cho việc trả lương trở nên công bằng và chính sác hơn. Mỗi công nhân làm việc trong từng nhóm cụ thể, ở từng bậc lương có hệ số lương khác nhau. Bậc càng cao thì hệ số lương cũng càng lớn. Nhưng trong từng bậc của các nhóm thì hệ số lương không giống nhau, bởi ở từng nhóm lương thể hiện từng công việc cụ thể của nhóm đó nên mức độ phức tạp của công việc khác nhau, do đó phải có một hệ số lương sao cho phù hợp với từng nhóm đó. Như ở Xí nghiệp axít số II: Bảng 2: Chức danh nghề: Stt Chức danh nghề (Công nhân hoá) Lương mới Bậc cao nhất được thực hiện Thang lương Nhóm lương 1 Lò đốt Pi rít A2 4 6 2 Thải xỉ Pi rít A2 4 6 3 Nồi hơi A2 4 6 4 Rửa khí A2 4 5 5 Tiếp xúc A2 4 6 6 Nấp thụ A2 4 6 7 V.v... Sau khi đã xác định được chức danh nghề đó, công ty xây dựng hệ thống thang lương cho Xí nghiệp A xít II: Bảng 3: Nhóm mức lương Bậc 1 2 3 4 5 6 7 Nhóm I - Hệ số 1,4 1,55 1,72 1,92 2,33 2,84 3,45 Nhóm II- Hệ số 1,47 1,64 1,83 2,04 2,49 3,05 3,73 Nhóm III- Hệ số 1,57 1,75 1,95 2,17 2,65 3,23 3,94 Nhóm IV- Hệ số 1,62 1,82 2,04 2,3 2,82 3,46 4,24 (Nguồn: PLĐTL) Như vậy, hệ số lương của 2 xí nghiệp A xít I và A xít II của công ty Supe chỉ khác nhau về chức danh nghề, còn hệ số lương ở từng nhóm là như nhau. Bởi đây là những công việc thuộc cùng nhóm, do vậy chỉ khác nhau về tên công việc còn không có sự khác nhau về mức độ phức tạp công việc. Vấn đề ở đây là: phải xác định được bậc cao nhất đối với từng chức danh nghề mà công ty áp dụng. Để từ đó vận dụng trả lương cho mỗi công nhân tương ứng với từng bậc đó. 2.2. Chế độ tiền lương chức vụ: Chế độ tiền lương chức vụ là toàn bộ những quy định của Nhà nước mà các tổ chức quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và các doanh nghiệp áp dụng để trả lương cho người lao động quản lý. Để xây dựng được chế độ tiền lương chức vụ chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn và các yếu tố khác nhau. Chẳng hạn: - Tiêu chuẩn chính trị. - Trình độ văn hoá. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương ứng với chức vụ được đảm nhiệm. - Trách nhiệm. Theo những quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương chức vụ này công ty Supe đã áp dụng để trả lương cho khối gián tiếp của công ty, những người làm công tác quản lý của Nhà máy. Bảng: Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp. (Tính theo lương tối thiểu: 144.000 đ) Đơn vị tính: 1000đ. Hạng doanh nghiệp Hệ số, mức lương Chức danh Đặc biệt I II III IV 1- Giám đốc - Hệ số - Mức lương 6,72 - 7,06 967,7- 1016,6 5,72 - 6,03 823,7 - 868,3 4,98 - 5,26 717,1- 757,4 4,32- 4,60 622,1- 662,4 3,36- 3,9 527- 567 2- P. giám đốc và kế toán trưởng - Hệ số - Mức lương 6,03 - 6,34 868,3 - 913 4,98 - 5,26 717,1 - 757,4 4,32 - 4,60 622,1- 662,4 3,66 - 3,94 527- 567,4 3,04- 3,12 437,8 - 449,3 (Nguồn: NĐ 26/CP) Như vậy, đối với công ty Supe được công nhận là doanh nghiệp hạng I, thì hệ số của Giám đốc, Phó giám đốc và kế toán trưởng là: 6,03; 5,26 và 4,98. Khi xác định được các hệ số lương này thì dựa vào quy chế phân phối tiền lương nội bộ của công ty ta xác định được mức lương cụ thể của từng chức vụ như trên. Tương tự, ta dựa vào những quy định trong NĐ 26/ CP của Chính Phủ về: "Quy định tạm thời về chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp" để từ đó xác định hệ số lương đối với các chức danh khác trong công ty. 3. Các hình thức tiền lương chủ yếu của Công ty. Hiện nay, công ty đang áp dụng các hình thức tiền lương chủ yếu sau: Hình thức tiền lương Trả lương theo thời gian Lương sản phẩm -Lương sản phẩm gián tiếp - Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp. - Lương sản phẩm tập thể. - Lương sản phẩm luỹ tiến. Hình 3: Sơ đồ trả lương của Công ty. 3.1. Trả lương theo thời gian (Lương sản phẩm gián tiếp). Được áp dụng cho khối gián tiếp của Công ty và một số đơn vị phục vụ, phụ trợ như: Điện, Vận tải, Nước, Máy đo, Đời sống, các bộ quản lý của Xí nghiệp Đóng bao, Mộc nề, Cơ kh í, Lắp ráp. Thu nhập của người lao động được hương theo lương thời gian căn cứ vào: - Lương cấp bậc (Lcb). - Ngày công. - Điểm thành tích bình quân (Đttbq). - Hệ số đơn vị được hưởng (HĐV). Đttbq TL = Lcb x Ngày công x HĐV x + các khoản phụ cấp (nếu có). 98 Hình thức này áp dụng đối với các đồng chí lãnh đạo và các nhân viên của các phòng ban của công ty. + Đối với các đồng chí lãnh đạo Công ty, chủ tịch công đoàn, phó bí thư đảng uỷ thường trực, kế toán trưởng, trưởng phó phòng ban và các cấp tương đương, giám đốc XN Cơ khí, XN Vận tải, XN Điện, XN Nước, XN Mộc nề, quản đốc phân xưởng Máy đo, PX Lắp ráp thu nhập được xác định trên cơ sở hệ số trách nhiệm của từng người với hệ số thu nhập cuả 1 trong 4 đơn vị sản xuất A xít, Supe có mức thấp nhất. LTNBQmin ĐTT S Llđ = x HĐV x HTN x NCTT x + TLNCVM - PCKV NCCĐ 98 Trong đó: - LTNBQ : lương tổng ngạch BQ của 1 trong 4 đơn vị A xít, Supe có hệ số thu nhập thấp nhất. - NCCĐ : ngày công chế độ. - HĐV : Hệ số thu nhập của đơn vị được hưởng (hệ số lương bình quân khối gián tiếp). - HTN : Hệ số trách nhiệm từng người được hưởng. - NCTT : Ngày công thực tế. - ĐTT : điểm thành tích. - TLNCVM : Tiền lương ngày công vắng mặt. - PCKV : Phụ cấp khu vực. Công thức xác định hệ số lương bình quân khối gián tiếp (được áp dụng đối với cả nhân viên thuộc khối phòng ban và những đơn vị nằm ngoài khu vực sản xuất công ty). Hệ số lương bình quân khối gián tiếp (HĐV) = S QTLĐV LTN x S T Trong đó: - S QTLĐV : Tổng quỹ tiền lương của 1 trong 4 đơn vị A xít, Supe có mức thu nhập thấp nhất. - LTN : Lương tổng ngạch bình quân của đơn vị đó. - S T : Tổng số lao động trong đơn vị đó. Ví dụ: Bảng 4- Xác định hệ số tính lương tháng 3/2004 cho khối gián tiếp Công ty. STT Đơn vị Số người LCBBQ Tổng quỹ lương sản phẩm Hệ số tính lương. 1 XN A Xít 1 186,7 972.757 334.522.618 1,842 2 XN A Xít 2 173 944.471 319.060.715 1,952 3 XN Supe 1 300 9111.319 541.491.593 1,980 4 XN Supe 2 310 898.918 557.176.997 1,999 (Nguồn: PLĐTL) 334.522.618 HĐV = = 1,842 186,7 x 972.757 Trong đó hệ số trách nhiệm (HTN) của từng người được xác định như sau: HTN = Lương cấp bậc có cả phụ cấp chức vụ của từng người : Lương chức vụ của giám đốc công ty x 3,00 + Hệ số khuyến khích điều chỉnh của giám đốc (KKKĐC) Hệ số khuyến khích điều chỉnh của giám đốc công ty như sau: + Phó giám đốc kỹ thuật công ty: KKKĐC = 0,13. + Phó giám đốc công ty khác: KKKĐC = 0,09. + Trưởng phòng: Kỹ thuật công nghệ, Điện nước, GSKTAT, Cơ khí, Lao động tiên lương, Kế hoạch- thị trường, XDCB, Dự toán, Tiêu thụ- điều vận, KCS, Chánh văn phòng Đảng uỷ... thì hệ số: KKKĐC = 0,05. + Phó phòng: Kỹ thuật công nghệ, Điện nước, GSKTAT, Cơ khí, LĐ tiền lương, XDCB, Tiêu thụ- Điều vận, Thí nghiệm trung tâm, Tổ chức- Hành chính... thì hệ số khuyến khích KKKĐC = 0,03. + Phó quản đốc: PX Lắp ráp, PX Máy đo thì KKKĐC = 0,02. + Đối với những đồng chí được bầu giữ chức vụ phó bí thư Đảng uỷ thường trực, Chủ tịch công đoàn công ty từ năm thứ nhất đến hết năm thứ ba được hưởng hệ số trách nhiệm bằng Phó giám đốc công ty bậc 1. Nếu đồng chí đó vẫn được giữ chức vụ này từ năm thứ 4 trở đi được hưởng hệ số trách nhiệm bằng Phó giám đốc công ty bậc 2. Trường hợp tổng lương cấp bậc và phụ cấp trách nhiệm của những đồng chí này cao hơn 4,98 thì áp dụng hệ số trách nhiệm bằng Phó giám đốc bậc 2. Ví dụ: Tính lương tháng 2/2004 cho Trưởng phòng LĐTL. - LTNBQmin = 924.970 đ. - NCCĐ = 22 ngày. - HĐV = 1,842. 3,48 +0,4 - HTN = x 3,00 + 0,05 = 1,98. 6,03 - ĐTT = 98. - NCTT = 22 công. Vậy tiền lương của Trưởng phòng LĐTL là: 924.970 98 TLTP = x 1,842 x 1,98 x 22 x - (290.000 x 0,1 x 1,842)= 22 98 = 3.320.096 đ. Tương tự ta có thể tính được lương của các TP, Phó phòng khác trong công ty. Bằng cách ta thay hệ số lương cấp bậc của từng người để tính ra HTN, từ đó ta dẽ dàng tính được tiền lương từng tháng của họ. + Đối với các nhân viên của các phòng ban (thuộc khối gián tiếp của công ty). a. Xác định hệ số tính lương hành tháng (HĐV- được tính ở trên): Hệ số tính lương hàng tháng của khối gián tiếp công ty và các đơn vị còn lại được xác định bằng hệ số thu nhập của 1 trong 4 đơn vị sản xuất A xít, Supe có mức thu nhập thấp nhất cụ thể là: - Những đơn vị nằm trong khu vực sản xuất công ty được hưởng 100% hệ số nêu trên. - Những đơn vị nằm ngoài khu vực sản xuất công ty được hưởng bằng 90% hệ số nêu trên. b. Xác định quỹ tiền lương cho các đơn vị phòng ban. QTL = HĐV x S LĐV + Tiền phụ cấp + Quỹ tiền lương của lãnh đạo đơn vị tính theo quy đinh chung. Trong đó: QTL - Quỹ tiền lương của các đơn vị phòng ban. S LĐV - Tổng tiền lương cấp bậc toàn đơn vị (không có lãnh đạo). HĐV - Hệ số thu nhập đơn vị được hưởng. Riêng những ngày công vắng mặt như: ốm dài hạn, nghỉ đẻ, đi học, nghỉ phépcó thời gian nghỉ từ 13 công/tháng trở lên thì phải tách ngày công nghỉ đó ra không tính vào trong tổng số công nhân đơn vị theo công thức nêu trên và tiền lương trả cho cá nhân có ngày công nghỉ được xác định theo quy định chung. Ví dụ: Xác định quỹ lương phòng lao động tiền lương (không có lãnh đạo): QTL = HĐV x S LĐV + Tiền phụ cấp các loại và tiền lương NC vắng mặt. Ta có: S LĐV = HLCB x HĐV x 290.000 Trong đó: HLCB: Tổng hệ số lương cấp cậc của đơn vị (Phòng LĐTL) = 20,32. Vậy QTL = 1,842 x 20,32 x 290.000 = 10.854.538 đ. c. Phân phối cho từng thành viên: ∑TLĐV. TLQĐ = ∑ HCBCN x ĐTT Trong đó: - TLQĐ : Tiền lương của 1 điểm quy đổi. - ∑TLĐV : Tổng quỹ tiền lương đơn vị. - ∑ HCBCN: Tổng tiền lương cấp bậc cá nhân của cán bộ công nhân viên trong đơn vị tương ứng. - ĐTT : Điểm thành tích. Theo ví dụ ở trên TLQĐ của Phòng LĐTL là: 10.854.538 TLQĐ = = 54.508,2. 20,32 x 9,8 Vậy tiền lương tháng của 1 người trong tháng là: HCB TL = x NCTT x ĐTT x TLQĐ + TLNCVM + Tiền phụ cấp (nếu có) NCCĐ Trong đó: - HCB : hệ số lương cấp bậc của mỗi cá nhân trong đơn vị. - NCCĐ: Ngày công chế độ. - NCTT : Ngày công thực tế. - ĐTT : Điểm thành tích. - TLNCVM: Tiền lương ngày công vắng mặt. Ví dụ: Với hình thức trả lương này áp dụng đối với Anh: Trịnh Thanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3566.doc
Tài liệu liên quan