Đề tài Vấn đề chất lượng quản lí chất lượng trong các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay

Lời nói đầu 2

Phần I: Những vấn đề chung về chất lượng và quản trị chất lượng. 4

1. Những khái niệm cơ bản về chất lượng và quản trị chất lượng. 4

1.1. Những quan niệm về chất lượng. 4

1.2. Các loại chất lượng sản phẩm 6

1.3. Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. 7

1.4. Chi phí chất lượng 9

1.5 Một số khái niệm liên quan đến quản lý chất lượng 10

2. Quá trình hình thành một hệ thống quản lí chất lượng 12

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của một hệ thống quản lí chất lượng. 12

2.2. Quan điểm quản trị chất lượng cuả một số chuyên gia đầu ngành về chất lượng. 14

3. Một số hệ thông quản trị chất lượng: 18

Phần II : Những quan điểm, nhận thức về chất lượng và thực trạng công tác quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp nhà nước việt nam 22

1. Thực trạng vấn đề chất lượng quản lý chất lượng của các DNNN VN giai đoạn trước năm 1990. 22

1.1. Những nhận thức và hệ thống quản lý chất lượng trong giai đoạn này. 22

1.2. Từ nhận thức về vấn đề quản lý chất lượng đã đưa đến thực trạng của công tác quản lý chất lượng trong sản xuất 23

1.3. Những hạn chế 23

2. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay 24

2.1. Tình hình kinh tế đất nước - những yêu cầu đổi mới công tác quản lý chất lượng để theo kịp sự đổi mới của nền kinh tế. 24

2.1.1. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá ở nước ta 24

2.1.2. Những thay đổi về nhận thức của người tiêu dùng. 24

2.1.3. Những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam . 25

2.2. Những nhận thức và quan điểm quản trị chất lượng trong giai đoạn này. 25

2.2.1. Những nhận thức đúng đắn 25

2.2.2. Những quan điểm còn lệch lạc dẫn tới thực trạng 27

2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam. 28

Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam Hiện nay. 30

1. Tại các doanh nghiệp. 30

1.1. Đổi mới và hoàn thiện nhận thức về vai trò của chất lượng và quản lý chất lượng. 30

1.2. Tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá và quản lý đo lường tại cơ sở. 30

1.3. Tăng cường đổi mới công nghệ, chú trọng đào tạo nhân lực. 31

1.4. Lựa chọn mô hình quản lý chất lượng phù hợp 32

2. Tầm vĩ mô. 35

Kết luận 37

Tài liệu tham khảo 38

 

doc52 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề chất lượng quản lí chất lượng trong các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: +Đề ra được mục đích thường xuyên hướng tới cải tiến sản phẩm và triết lí của doanh nghiệp. +Ap dụng triết lí mới: Ban giám đốc phải thấy rằng bây giờ là thời đại kinh tế mới, sẵn sàng đương đầu với thách thức, học về trách nhiệm của mìnhvà đi đầu trong sự thay đổi. +Không phụ thuộc vào kiểm tra để đạt được chất lượng. Tạo ra chất lượng ngay từ công đoạn đầu tiên. +Không thưởng cho các hợp đồng trên cơ sở gía đấu thầu thấp. +Cải tiến liên tục hệ thống sản xuất và dịch vụ để cải tiến chất lượng, năng suất để giảm chi phí. +Tiến hành đào tạo ngay tại nơi làm việc. +Trách nhiệm của lãnh đạo và nhân viên, cách tiếp cận mới về đánh giá thực hiện. +Loại bỏ những e ngại để tất cả mọi người làm việc một cách có hiệu quả. +Dỡ bỏ hàng rào ngăn cách giữa các phòng ban. +Thay thế những mục tiêu số lượng, những khẩu hiệu, những lời hô hào bằng việc cải tiến liên tục. +Loại bỏ những định mức, chỉ tiêu, mục tiêu thuần số lượng, thay thế bằng các phương pháp thống kê và cải tiến liên tục. +Loại bỏ các ngăn cản làm cho công nhân không thấy tự hào về công việc và kết quả lao động của mình. +Thiết lập một chương trình đào tạo và cải tiến vững bền. +Tạo lập một cơ cấu tổ chức để thúc đẩy thực hiện13 điều trên nhằm cải tiến liên tục. -7 Căn bệnh gây chết người do Deming đưa ra tóm tắt quan điểm của ông về việc một công ty phải tránh khi chuyển sự kinh doanh của mình sang trình độ quốc tế. +Thiếu sự ổn định về mục tiêu để hoạch định các sản phẩm và các dịch vụ đã có một thị trường và đã giúp cho công ty đứng vững trong kinh doanh. +Nhấn mạnh về lợi nhuận ngắn hạn, tư duy ngắn hạn. +Không tạo ra phương pháp quản lý và không cung cấp nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu. +Các giám đốc chỉ hy vọng giữ được vị trí mình lâu dài. +Sử dụng các thông số và số liệu thấy được trong quá trình ra quyết định, ít hoặc không xem xét đến những thứ chưa biết hoặc không thể biết được. +Qúa nhiều chi phí cho bộ máy hành chính. +Chi phí quá cao cho độ tin cậy do các luật sư làm việc theo chi phí phát sinh gây ra. *Giáo sư Juran: Chuyên gia chất lượng nổi tiếng trên thế giới và là người đóng góp to lớn cho sự thành công của các công ty Nhật Bản. Ông là người đầu tiên đưa ra quan điểm chất lượng là sự phù hợp với điều kiện kĩ thuật và cũng là người đầu tiên đề cập đến vai trò trách nhiệm lớn về chất lượngthuộc về nhà lãnh đạo. Vì vậy, ông cũng xác định chất lượng đòi hỏi trách nhiệm của nhà lãnh đạo, sự tham gia cuả các thành viên trong tổ chức. Ông là người đưa ra 3 bước cơ bản để đạt được chất lượng là: -Đạt được các cải tiến có tổ chức trên một cơ sở liên tục kết hợp với sự cam kết và một cảm quan về sự cấp bách. -Thiết lập một chương trình đào tạo tích cực. -Thiết lập sự cam kết và sự lãnh đạo từ bộ phận quản lí cấp cao hơn. Ông cũng rất quan tâm đến yếu tố cải tiến chất lượng và đã đưa ra10 bước để cải tiến chất lượng. Đồng thời, Juran cũng là người đầu tiên áp dụng nguyên lý Pareto trong quản lý chất lượng với hàm ý: “80% sự phiền muộn là xuất phát từ 20% trục trặc. Công ty nên tập trung nỗ lực chỉ vào một số ít điểm trục trặc”. Juran đưa ra lý thuyết 3 điểm để trình bày quan điểm của ông về 3 chức năng quản lý để đạt được chất lượng cao. Các chức năng đó là: +Hoạch định chất lượng. +Kiểm soát chất lượng. +Cải tiến chất lượng. *Philip.B.Crosby với quan niệm “ Chất lượng là thứ cho không” đã nhấn mạnh:Thực hiện chất lượng không những không tốn kém mà còn là một trong những nguồn lợi nhuận chân chính. Cách tiếp cận chung của Crosby về quản lý chất lượng là nhấn mạnh yếu tố phòng ngừa cùng quan điểm “ sản phẩm không khuyết tật” và “làm đúng ngay từ đầu”. Chính ông là người đặt ra từ “Vacxin chất lượng” mà các công ty nên dùng để ngăn ngừa. Nó gồm 3 phần: -Quyết tâm. -Giáo dục. -Thực thi. Ông đã đưa ra 14 bước cải tiến chất lượng như một hướng dẫn thực hành về cải tiến chất lượng cho các nhà quản lý. Ông cũng nhắc nhở những người có trách nhiệm quản lý chất lượng cần quan tâm đến chất lượng như họ quan tâm đến lợi nhuận. *Còn về tiến sĩ Feigenboun được coi là người đặt nền móng đầu tiên cho lý thuyết về quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Ông đã nêu ra 40 nguyên tắc của đều khiểu chất lượng tổng hợp. Các nguyên tắc này nêu rõ là tất cả các yếu tố trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu đặt hàng đến khâu tiêu dùng cuối cùng đều ảnh hưởng tới chất lượng. Ông nhấn mạnh việc kiểm soát quá trình bằng công cụ thống kê ở mọi nơi cần thiết. Ông nhấn mạnh điều khiển chất lượng toàn diện nhằm đạt được sự thoả mãn của khách hàng và đạt được lòng tin với khách hàng. *Ishikawa: Là chuyên gia nổi tiếng về chất lượng của Nhật bản và thế giới. Với quan điểm “Chất lượng bắt đầu bằng đào tạo và cũng kết thúc bằng đào tạo” ông luôn chú trọng đến việc giáo dục đào tạo khi tiến hành quản lý chất lượng. Ông đã đưa ra sơ đồ nhân quả (sơ đồ xương cá) dùng trong quản lý chất lượng và nó đã trở thành 1 trong 7 công cụ thống kê chuyền thống. Đồng thời với quan niệm để tăng cường cải tiến chất lượng, phải hoạt động theo tổ đội và tuân thủ các nguyên tắc tự nguyện, tự phát triển, mọi người đều tham gia công việc của nhóm có quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ nhau tiến bộ trong bầu không khí cởi mở và tiềm năng sáng tạo thì ông đã góp phần rất lớn trong việc truyền bá hình thành các nhóm chất lượng (QC: Quality cycle). Như vậy, có thể nói rằng, với các cách tiếp cận khác nhau nhưng các chuyên gia chất lượng đã tương đối thống nhất với nhau về một số quan điểm chất lượng. Đó là: -Quản lý chất lượng theo quá trình. -Nhấn mạnh yếu tố kiểm soát quá trình và cải tiến liên tục với việc phát triển giáo dục, đào tạo. -Nhấn mạnh sự tham gia của tất cả mọi người trong tổ chức. -Nêu cao vai trò của lãnh đạo và các nhà quản lý. -Chú ý đến việc sử dụng các công cụ thống kê trong quản trị chất lượng. 3. Một số hệ thông quản trị chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng là một tổ hợp cơ cấu tổ chức, trách nhiệm thủ tục, phương pháp và các nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý chất lượng. Sổ tay chất lượng Các thủ tục Hướng dẫn công việc Hệ thống chất lượng là hệ thống các yếu tố được văn bản hoá thành hồ sơ chất lượng của doanh nghiệp. Cấu tạo của nó gồm 3 phần: - Sổ tay chất lượng đó là một tài liệu công bố chính sách chất lượng, mô tả hệ thống chất lượng của tổ chức,của doanh nghiệp. Nó là tài liệu để hướng dẫn doanh nghiệp cách thức tổ chức chính sách chất lượng. - Các thủ tục: Là cách thức đã được xác định trước để thực hiện một số hoạt động, trách nhiệm các bước thực hiện tài liệu ghi chép lại để kiểm soát và lưu trữ. -Các hướng dẫn công việc: Là tài liệu hướng dẫn các thao tác cụ thể của một công việc. Hiện nay, có nhiều hệ thống quản trị chất lượng đang được áp dụng. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét một số hệ thống chất lượng: 1)Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO- 9000. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO ban hành đầu tiên vào năm 1987 nhằm mục đích đưa ra một mô hình được chấp nhận ở cấp Quốc tế về hệ thống đảm bảo chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Năm 1994, bộ tiêu chuẩn ISO – 9000 được soát xét lại lần I và năm 2000 là soát xét lần II. -Năm 1987: Bộ tiêu chuẩn có 5 tiêu chuẩn chính là: ISO9000, ISO9001, ISO9002, ISO9003 và ISO9004 trong đó: +Tiêu chuẩn ISO9000 là tiêu chuẩn chung về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng giúp lựa chọn các tiêu chuẩn. +Tiêu chuẩn ISO9001 là đảm bảo chất lượng trong toàn bộ chu trình sống của sản phẩm từ khâu nghiên cứu, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ. +Tiêu chuẩn ISO9002 là đảm bảo chất lượng trong sản xuất,lắp đặt và dịch vụ. +Tiêu chuẩn ISO9003 là tiêu chuẩn về mô hình đảm bảo chất lượng trong khâu thử nghiệm và kiểm tra. +Tiêu chuẩn ISO9004 là những tiêu chuẩn thuần tuý về quản lý chất lượng, không dùng để ký hợp đồng trong mối quan hệ mua bán mà do các công ty muốn quản lý chất lượng tốt thì tự nguyện nghiên cứu áp dụng. -Năm 1994: Bộ tiêu chuẩn được soát xét lần I và nội dung đã có sửa đổi. +Từ tiêu chuẩnISO9000 cũ có các điều khoản mới ISO9000.1, ISO9000.2, ISO9000.3 và ISO9000.4 Trong đó: 1) ISO 9000. 1 thay thế cho ISO9000 cũ nhưnng hướng dẫn chung cho quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng. 2) ISO 9000. 2: Tiêu chuẩn hướng dẫn áp dụng ISO9001 và các tiêu chuẩn ISO 9002, ISO 9003. 3) ISO 9000. 3: Hướng dẫn áp dụng ISO9001 phần mềm. 4) ISO 9000. 4: Hướng dẫn quản lý chương trình đảm bảo độ tin cậy. +Từ tiêu chuẩn ISO 9004 cũ có thêm các điều khoản mới: ISO 9004. 1, ISO 9004. 2, ISO 9004. 3 và ISO 9004. 4. ISO 9004. 1: Hướng dẫn về quản lýchất lượng và các yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9004. 2: Tiêu chuẩn hướng dẫn về dịchvụ. ISO 9004. 3: Hướng dẫn về vật liệu chế biến. ISO 9004. 4: Hướng dẫn về cách cải tiến chất lượng. -Năm 2000: Hiện đang thảo luận lần cuối. Cơ cấu của bộ tiêu chuẩn mới là từ 5 tiêu chuẩn năm 1994 sẽ chuyển thành4 tiêu chuẩn là: ISO- 9000:2000, ISO9001:2000, ISO9004:2000, ISO19011:2000.ư Trong đó: +ISO 9000: 2000 quy định những điều cơ bản về hệ quản lý chất lượng và các thuật ngữ cơ bản. Thay cho ISO8402 và thay cho ISO9000.1:1994. +ISO 9001: 2000 quy định các yêu cầu của hệ quản lý chất lượng mà một tổ chức cần thể hiện khả năng của mình để cung cấp sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và của các luật lệ tương ứng.Nó thay thế cho ISO 9001: 1994 ISO 9002: 1994 ISO 9003: 1994 +ISO 9004: 2000 đưa ra những hướng dẫn để thúc đẩy tính hiệu quả và hiệu suất của hệ thống quản lý chất lượng. Mục đíchcủa tiêu chuẩn này là cải tiến việc thực hiện của tổ chức và nâng cao sự thoả mãncủa khách hàng cũng như các bên liên quan khác. Thay thế cho ISO9004.1:1994. +ISO 10011: 2000 đưa ra những hướng dẫn “kiểm chứng” hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường. Dùng để thẩm định ISO9000 và ISO14000. Có thể nói, ISO 9000 là điều kiện cần thiết để tạo ra hệ thống “mua bán” tin cậy trên thị trường trong nước và Quốc tế. Vì thế mà từ khi ban hànhbộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã được nhiều nước áp dụng và rất thành công. Với sự đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng về sản phẩm có chất lượng, với giá cạnh tranh thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tạo ra chất lượng bằng việc xây dựng một chiến lược chất lượng hàng đầu công ty, trong đó có hướng tiến tới việc áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. Sự ra đời của phiên bản ISO 9000: 2000 vừa tạo thuận lợi vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam do yêu cầu mới đòi hỏi cao hơn. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam cần cập nhật kiến thức, cải tiến hệ thống của mình theo ISO 9000: 2000. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu bền vững và lâu dài, các doanh nghiệp Việt Nam không nên chỉ dừng laị ở việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn mà cần quan tâm đến việc thực hiện mô hình quản lý chất lượng toàn diện. *Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM: TQM (total quality management) đây là một phươngn pháp quản trị hữu hiệu, được thiết lập và hoàn thiện trong các doanh nghiệp Nhật bản. Hiện nay đang được các doanh nghiệp ở nhiều nước áp dụng. Có thể định nghĩa TQM theo ISO 8402: 1994 như sau: TQM là cách quản lý một tổ chức, một doanh nghiệp tập trung vào chất lượng,dựa vào sự tham gia của các thành viên của nó, nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thoả mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức và cho xã hội. Có thể nói, lựa chọn và áp dụng TQM là bước phát triển tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Chính TQM là điều rất cần cho các doanh nghiệp Việt Nam để họ áp dụng nâng cao trình độ quản lý. ISO 9000 chỉ có một mức độ nhưng TQM có thể có nhiều mức độ khác nhau. TQM theo phương cách Nhật bản có thể coi là đỉnh cao của phương thức quản lý chất lượng còn Việt Nam có thể áp dụng TQM ở mức thấp hơn và cũng có thể dùng giải thưởng chất lượng Việt Nam để thưởng cho các doanh nghiệp áp dụng tốt TQM. ISO 9000 chỉ có chúng ta biết cần phải làm gì để đảm bảo phù hợp ISO 9000 nhưng làm như thế nào để đạt tới mức đó thì ISO 9000 không nêu rõ. Như chúng ta đã biết không phải dễ dàng gì để được chứng nhận ISO 9000 vì ít nhất chúng ta phải có hệ thống chất lượng đáp ứng được ISO 9000. Còn TQM có thể thực hiện trong các doanh nghiệp nếu các doanh nghiệp muốn dù họ ở mức độ TQM nào. Nói về sự lựa chọn hệ thống chất lượng áp dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam, ta có thể nêu ta ý kiến. Hệ thông TQM nên được tuyên truyền và áp dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam ngay mà không cần phải có chứng chỉ ISO 9000 rồi mới áp dụng. TQM nếu được áp dụng đứng đắn sẽ tạo ra được nội lực thúc đẩy mạnh mẽ việc cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm thoả mãn khách hàng. Vì thế, để tự tin bước vào thế kỷ 21, các doanh nghiệp Việt Nam không thể không áp dụng TQM, cho dù họ có hay không có ISO 9000. Hệ thống HCCP ( Hazard Analysis and Critical controlpoinl ). Đây là hệ thống quản lý chất lượng trong hệ thống doanh nghiệp công nghiệp chế biến thực phẩm. Phương pháp này mục đích nhằm phân tích mối nguy cơ liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm và thực hiện kiểm soát các mối nguy cơ đáng kể tại điểm tới hạn. Hiện nay ở Việt Nam cùng với quá trình hoà nhập nền kinh tế với thế giới, Ngành thuỷ sản đã và đang áp dungh rất thành công phương pháp này và đã đạt kết quat tốt đẹp khi nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ thuỷ sản vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật HACCP cần được áp dụng rộng rãi và phổ biến hơn nữ trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Hệ thống GMP (Gôd Mamyaturing Practices): thực hành sản xuất tốt trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và thực phẩm. Hệ thống này được chấp nhận và áp dụng ở một số nước trên thế giới từ những năm 70. Tuy nhiên đến năm 1993, GMP là yêu cầu bắt buộc đối với các thành viên của CAC (Codex Alimentarius Commision) áp dụng hệ thống này. Vì nếu được chứng nhận GMP, cơ sở sản xuất sẽ được quyền công bố với người tiêu dùng về sự đảm bảo an toàn thực phẩm của mình. Ngoài ra với GMP, doanh nghiệp còn có đủ điều kiện cần thiết để tiến hành xây dựng hệ thống HACCP. Phần II : những quan điểm, nhận thức về chất lượng và thực trạng công tác quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp nhà nước việt nam Hiện nay ở nước ta, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các doanh nghiệp công nghiệp có vị trí rất quan trọng. Có thể nói, sự hình thành, phát triển và điều chỉnh để các doanh nghiệp công nghiệp hoạt động theo đúng quỹ đạo của nền kinh tế thị trường ở nước ta sẽ là “những chiếc cầu” để Việt Nam nhanh chóng vươn lên, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và trên thị trường thế giới. Những thách thức đối với công nghiệp nước ta hiện nay là trình độ phát triển còn thấp, chất lượng tăng trưởng kém, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, cộng với sức mua của dân còn thấp. Điều đó được thể hiện qua mặt hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu tập trung vào các sản phẩm có “giá trị gia tăng” thấp: các nguyên liệu thô, chưa chế biến hoặc các hàng sơ chế. Các mặt hàng trong nước được bảo vệ và nâng đỡ nhiều trong việc bảo trợ hàng nội. Ví dụ: cà phê, các sản phẩm làm từ sữa Vinamilk Vì thế để tạo ra môi trường hoạt động kinh doanh tăng trưởng toàn diện tốt nhất thì bên cạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng cả phần cứng và phần mềm thì Nhà nước phải khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư vào các hệ thống quản trị chất lượng. Đồng thời, tự bản thân các doanh nghiệp cũng phải thấy rõ được vai trò quan trọng của chất lượng trong các cơsở sản xuất, trong đời sống xã hội và đặc biệt trong lĩnh vực cạnh tranh cả với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Vậy thực trạng công tác Quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp VN ra sao? 1. Thực trạng vấn đề chất lượng quản lý chất lượng của các DNNN VN giai đoạn trước năm 1990. Đây là giai đoạn mà nền kinh tế của ta bắt đầu có những chuyển đổi từ sản xuất theo kế hoạch Nhà nước sang cơ chế quản lý theo kinh tế thị trường. Công tác quản lý chất lượng cũng từ đó có những chuyển đổi nhưng vẫn chịu ảnh hưởng lớn của thời kỳ trước. 1.1. Những nhận thức và hệ thống quản lý chất lượng trong giai đoạn này. Trong thời kỳ này. với suy nghĩ, để đảm bảo cho sản phẩm có đủ tiêu chuẩn về chất lượng thì bên cạnh hệ thống quản lý sản điều hành kế hoạch, mỗi cơ sở sản xuất hình thành lên một tổ chức quản lý chất lượng -phòng KCS. Tổ chức này được đặt dưới sự điều hành và kiểm soát trực tiếp của giám đốc, hoạt động độc lập và hoàn toàn khách quan với hệ thống sản xuất trực tiếp. Nhưng mong muốn KSC sẽ đảm bảo chất lượng cho sản phẩm đã không hoàn toàn xảy ra trong thực tế. Thực tế thì hàng hoá vẫn kém chất lượng, mẫu mã xấu và không thay đổi trong một thời gian dài. Hơn nữa lại rất lãng phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công cho những phế phẩm vì KCS chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm ở khâu cuối cùng. Không những thế, quan điểm của hầu hết các cơ sở sản xuất trong giai đoạn này đều cho rằng chất lượng chỉ được quyết định bởi khâu sản xuất, còn trong lưu thông phân phối thì không có liên quan. Khi hỏi đến chất lượng sản phẩm, ta thường gặp 1 câu trả lời chung là: “Người ta sản xuất ra như vậy”. Nhiều khi việc vi phạm quy chế quản lý chất lượng lại do chính giám đốc gây ra. Bởi tính thúc bách của kế hoạch giao nộp sản phẩm, nhiều trường hợp, giám đốc đã ra quyết định làm nhanh, làm ẩu, làm dối để đối phó với hoàn cảnh trước mắt. Một quan điểm chất lượng nữa trong giai đoạn này là áp đặt người tiêu dùng, buộc người tiêu dùng phải mua, phải dùng những thứ đã sản xuất ra. Ngoài những thứ đã có và đang được sản xuất theo chỉ tiêu, những thứ còn lại chỉ là chờ đợi và đang được sản xuất theo chỉ tiêu, những thứ còn lại chỉ là chờ đợi và ước mơ của người tiêu dùng vào hy vọng kế hoạch sẽ thay đổi. Chính vì thế mà người tiêu dùng chọn mẫu mã, chất lượng theo mong muốn của mình. 1.2. Từ nhận thức về vấn đề quản lý chất lượng đã đưa đến thực trạng của công tác quản lý chất lượng trong sản xuất như sau: Trong sản xuất, việc bảo đảm chất lượng hầu như là trách nhiệm riêng của những ngườichịu trách nhiệm quản lý, những người sản xuất trực tiếp hầu như không có liên quan vì họ không quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm. Những người sản xuất trực tiếp chỉ quan tâm đến năng suất lao động và định mức. Họ sợ việc chú ý đến chất lượng hàng hóa giao nộp đúng kế hoạch đã có nhiều sự gian dối trong chất lượng sản xuất xảy ra. Đồng thời, sau khi giao nộp hàng hoá, người sản xuất dường như đã xong trách nhiệm của mình. Chất lượng của sản phẩm hàng hóa cũng chỉ được quan tâm bởi trách nhiệm của doanh nghiệp đến khi sản phẩm đã ra khỏi nhà máy. Việc lưu thông, phân phối đi đâu, cho ai, sử dụng như thế nào và thông tin phản hồi như thế nào thừ phía khách hàng, DN không cần quan tâm đến. 1.3. Những hạn chế: Nhận thức về vai trò, vị trí và nội dung của công tác quản lý chất lượng trong nền kinh tế chưa theo kịp sự đòi hỏi cuả tình hình mới. Về năng lực quản lý, trình độ công nghệ còn thấp kém. Kiến thức và kinh nghiệp quản lý chất lượng trong cơ chế thị trường còn yếu. Hệ thống tổ chức và cơ sở vật chất của cơ quan quản lý chất lượng từ Trung ương đến Địa phương chưa được nâng cao về cả số lượng và chất lượng. Mục tiêu của người sản xuất và của người tiêu dùng không đồng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Xã hội. Người sản xuất không biết thị hiếu của người tiêu dùng, người tiêu dùng không hiểu về người sản xuất. Vì thế mà nhu cầu của người tiêu dùng bị tách rời vời sản xuất. Tách rời trách nhiệm của mỗi người với công việc mình đã làm. Người sản xuất trực tiếp sau khi công việc thì không cần quan tâm đến trách nhiệm về chất lượng công việc mình vừa làm. Doanh nghiệp cũng vậy, chỉ cần hoàn thành kế hoạch về chỉ tiêu số lượng. Đồng thời không có sự đồng nhất trong một công việc chung. Không có sự kiểm tra kết quả lao động của mỗi người. Vì thế không có sự nhịp nhàng, cân đối và hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống quản lý chất lượng (chủ yếu là các phòng KCS trong các doanh nghiệp) làm việc một cách thụ động, gây nhiều lãng phí và ít hiệu quả vì cần nhiều nhân viên trong khâu kiểm tra sản phẩm cuối cùng nên phòng KCS rất cồng kềnh, chi phí cao. Đồng thời, nhận thức về vấn đề quản lý chất lượng còn nhiều hạn chế bởi tính cứng nhắc, không phản ánh tính trung thực, khoa học và không xuất phát từ thực tế của nền sản xuất, thực tế của công nghệ kỹ thuật cơ sở và những thực tế nhu cầu về chất lượng của thị trường. Vì thế, để có hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh nói riêng của các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế tầm vĩ mô, công tác quản lý chất lượng phải có những thay đổi. 2.Giai đoạn từ năm 1990 đến nay: 2.1. Tình hình kinh tế đất nước - những yêu cầu đổi mới công tác quản lý chất lượng để theo kịp sự đổi mới của nền kinh tế. 2.1.1. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá ở nước ta Từ những năm 1990, sự đòi hỏi của thị trường trong nước cũng như ngoài nước buộc sản xuất muốn thích ứng và tồn tại phải có những đổi mới về công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật. Là nước đi sau, Việt Nam được thừa hưởng viện trợ và chuyển giao công nghệ. Vì thế mà đội ngũ lao động được đào tạo và được kiểm soát trong hệ thống quản lý mới làm việc hiệu quả hơn, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao hơn và tuân theo những yêu cầu nhất định của nền kinh tế thị trường. 2.1.2 Những thay đổi về nhận thức của người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng cũng có nhiều thay đổi. Bước vào thời mở cửa, khi mà hàng hoá tràn ngập trên thị trường thì có thể dùng thu nhập của mình để mua những thứ họ cần chứ không phải những cái họ được phân phối. Đồng thời, việc mua hàng có thể ở bất kỳ đâu trong thị trường cạnh tranh, hàng hoá, sản phẩm thì được hướng dẫn, giới thiệu trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng thì tất cả sự mua hàng trở thành sự lựa chọn tuỳ ý. Vì thế mà các chỉ tiêu lựa chọn sản phẩm cũng được hình thành: hàng phải tốt (bền, hiệu năng sử dụng cao,), hàng phải đẹp (hình dáng, mẫu mã, mầu sắc, thời trang) và dịch vụ mua phải thuận lợi (bảo hành, vận chuyển, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng) Với những ưu điểm như trên nhưng hàng hoá còn phải có giá cả phải chăng tiết kiệm được nhiều chí phí trong quá trình sử dụng. Hàng hóa nhiều và phong phú nên những nhu cầu thị hiếu của người mua cũng luôn biến động. Vì vậy, muốn đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp vừa phải nâng cao chất lượng sản phẩm để thoả mãn nhu cầu khách hàng vừa phải nghiên cứu kỹ thị trường, đối thủ cạnh tranh và cải tiến trang thiết bị máy móc để có thiể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. 2.1.3. Những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam . Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang tìm kiếm sự ủng hộ để gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và sẽ cạnh tranh một cách toàn diện trên thế giới trong vài năm tới. Đạt được tư cách thành viên không dễ dàng nhưng điều đó cho phép Việt Nam thụ hưởng được tất cả mọi lợi ích từ các thành viên khác đồng thời cũng đứng trước nhiều thách thức. Việt Nam đang phải đối đầu với những yêu cầu đòi hỏi càng cao của khách hàng, môi trường kinh doanh thay đổi cung thường xuyên vượt cầu. Tham gia vào WTO, hàng hoá Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trường các nước thành viên qua việc lợi dụng hàng rào nhập khẩu thấp. Nhưng ngược lại, cánh cửa của thị trường Việt Nam được mở rộng hơn đón nhận hàng hoá từ các nước đó vào. Khi có tư cách thành viên WTO, các loại thuế nhập khẩu được giảm thiểu hoặc xoá bỏ, vào năm 2005, WTO sẽ tìm cách huỷ bỏ tất cả mọi sự bảo trợ cho nông nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam. Vì thế để hàng hoá Việt Nam thâm nhập và giữ được thị trường nước bạn cũng như bảo vệ được nền sản xuất của mình thì điều đầu tiên là hàng hoá phải có sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng, trong đó chất lượng là yếu tố số một. 2.2. Những nhận thức và quan điểm quản trị chất lượng trong giai đoạn này. Từ những thay đổi của nền snả xuất hàng hoá trong nước, sự thay đổi về nhận thức của người tiêu dùng và sự hội nhập nền kinh tế thế giới của nước ta đã đặt ra yêu cầu bức thiết về vấn đề quản lý chất lượng. Nhận thức và quan điểm về quản lý chất lượng đã có nhiều thay đổi nhưng bên cạnh những quan điểm đúng đắn còn tồn tại một số quan điểm còn lệch lạc. 2.2.1 Những nhận thức đúng đắn: Công tác quản trị chất lượng được coi trọng và đã được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Cùng với sự đổi mới về kỹ thuật và công nghệ, các nhà sản xuất cũng như các nhà quản lý đã thấy được vai trò của chất lượng trong nền kinh tế. Họ đã tìm cách tổ chức việc quản lý chất lượng theo đúng hướng thông qua những việc cụ thể. + Tìm hiểu thị trường - tìm hiểu nhu cầu, thay đổi nhận thức về khách hàng và người cung ứng. Các KH và người cung ứng cũng là những bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Định ra các chính sách để điều hành quản lý chất lượng, tìm ra các phương thức thích hợp để quản lý chất lượng như: TQM, ISO, HACCP, GMP và số lượng các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 9000, GMP, H

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV459.doc
Tài liệu liên quan