Đề tài Vấn đề giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO

Mục lục

I/ KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1

1/Tranh chấp thương mại. 1

2/ Tranh chấp kinh doanh – thương mại phải hội đủ các yếu tố sau đây: 3

II/ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM. 3

1/ Thương lượng 4

2/ Hoà giải 9

3/ Trọng tài thương mại 13

3.1/ Hình thức của trọng tài thương mại 14

3.3/ Thẩm quyền của trọng tài thương mại. 20

3.4/ Thi hành quyết định trọng tài 22

4/ Toà án 23

4.1/ Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của toà án. 23

4.2/ Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án. 27

III/ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. 28

1/ Thuận lợi. 28

2/ Khó khăn 30

IV/ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. 32

1/ Lợi thế trong tranh chấp kinh doanh thương mại khi gia nhập WTO 32

2/ Những khó khăn đối với thành viên là nước đang phát triển tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp WTO 33

2.1/ Khó khăn về tài chính 33

2.2/ Khó khăn về nguồn nhân lực 34

3/ Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại 37

V/ SỰ THAY ĐỔI CỦA PHÁP LUẬT KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. 39

1/ Thứ nhất, có hệ thống pháp luật minh bạch, rõ ràng. 43

2/ Sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới pháp luật khi Việt Nam gia nhập WTO 44

3/ Thứ ba, xử lý vấn đề nảy sinh khi thực hiện cam kết. 45

4/ Thứ tư, củng cố đội ngũ cán bộ tư pháp 48

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tài viên; hỗ trợ trong việc xem xét lại quyết định của hội đồng trọng tài; hỗ trợ trong việc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; hỗ trợ trong việc huỷ hoặc không huỷ quyết định trọng tài… + Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau. Trung tâm trọng tài là tổ chức thoả mãn đầy đủ các điều kiện của pháp nhân, bao gồm: Được thành lập hợp pháp. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập (Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005). Mỗi trung tâm trọng tài là một pháp nhân, tồn tại độc lập và bình đẳng với các trung tâm trọng tài khác. Ngoài sự độc lập, bình đẳng và quan hệ hợp tác (nếu có), giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới như hệ thống các cơ quan tài phán nhà nước. + Thứ ba, tổ chức và quản lí ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ. Gồm: Ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm Ban điều hành gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch trung tâm trọng tài và có thể có tổng thư kí trung tâm trọng tài do chủ tịch trung tâm trọng tài cử Các trọng tài viên, các trọng tài viên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định. + Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng. Mỗi trung tâm trọng tài tự xác định về lĩnh vực hoạt động của mình tùy thuộc vào khả năng chuyên môn của đội ngũ trọng tài viên và phải được ghi rõ trong điều lệ của trung tâm trọng tài. Trong quá trình hoạt động, các trung tâm trọng tài có quyền mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động nhưng phải được sự chuẩn thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Là tổ chức phi chính phủ, các trung tâm trọng tài tồn tại độc lập với nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh cùng nhau. Bên cạnh chất lượng các trọng tài viên, sự đơn giản và linh hoạt của quy tắc tố tụng cũng là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn của mỗi trung tâm trọng tài trước các khách hàng. Bởi vậy, mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố tụng riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ chức, hoạt động của trung tâm và không trái với quy định của pháp luật trọng tài thương mại. Khi giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng này. Trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài, hội đồng trọng tài được áp dụng quy tắc tố tụng khác, nếu các bên có thoả thuận (Điều 49 khoản 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại). + Thứ năm, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm. Mỗi trung tâm trọng tài đều có danh sách riêng về trọng tài viên của trung tâm. Việc chọn hoặc chỉ định trọng tài viên tham gia hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất để giải quyết vụ tranh chấp chỉ được giới hạn trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài. Vì vậy, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài chỉ được tiến hành bởi các trọng tài viên của chính trung tâm. Đặc điểm này có sự khác biệt so với giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài vụ việc. 3.2/ Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài. * Nguyên tắc thoả thuận trọng tài. * Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan. * Nguyên tắc trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật. * Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng sự thoả thuận của các bên. * Nguyên tắc giải quyết một lần. Ưu thế giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của trọng tài so với toà án đó là trọng tài thương mại luôn bảo đảm bí mật kinh doanh và uy tín nghề nghiệp cho các thương nhân, bởi nguyên tắc xét xử của trọng tài thương mại là xét xử bí mật (không ai có quyền tham dự, nếu không được sự đồng ý của các bên). Đồng thời thủ tục đơn giản, đảm bảo giải quyết nhanh các tranh chấp, tiết kiệm thời gian vì nguyên tắc xét xử của trọng tài là các bên không có quyền kháng cáo lên bất kỳ cơ quan hay tổ chức nào trừ khi có chứng cứ cho thấy có sự vi phạm thủ tục tố tụng. Ngoài ta, tố tụng trọng tài rất linh hoạt bảo đảm tốt hơn quyền tự do định đoạt của các bên, theo đó các bên có quyền được tự quyết định chọn hình thức trọng tài, có quyền chọn thời gian địa điểm sao cho thuận tiện nhất, cũng như việc có quyền áp dụng luật tố tụng và luật nội dung của nước ngoài. Một ưu thế khác biệt của trọng tài thương mại đó là trọng tài thương mại không đại diện cho quyền lực Nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp mà các bên có quốc tịch khác nhau… 3.3/ Thẩm quyền của trọng tài thương mại. Trọng tài thương mại được thành lập là để giải quyết các tranh chấp thương mại. Nhưng tranh chấp thương mại cũng chỉ có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại nếu các bên có thoả thuận trọng tài và thoả thuận trọng tài này có hiệu lực. Một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại khi có hai điều kiện sau: - Thứ nhất, tranh chấp được gửi đến trọng tài thương mại phải là tranh chấp thương mại. - Thứ hai, giữa các bên tranh chấp phải có thoả thuận trọng tài. Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên, vụ việc sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại. Nếu các bên có thoả thuận trọng tài nhưng tranh chấp phát sinh không phải là tranh chấp thương mại thì thoả thuận trọng tài sẽ vô hiệu và như vậy trọng tài sẽ không có thẩm quyền giải quyết (Điều 30 Pháp lệnh trọng tài thương mại). Khác với thẩm quyền của Toà án, thẩm quyền của trọng tài chỉ là thẩm quyền vụ việc, nếu được các bên có “vụ việc” lựa chọn đích danh. Các nguyên tắc phân định thẩm quyền theo lãnh thổ, theo trụ sở hoặc chỗ ở của bị đơn và theo sự thoả thuận của nguyên đơn không được áp dụng trong tố tụng trọng tài. Thẩm quyền của trọng tài không được phân định theo lãnh thổ, vì các bên có tranh chấp có quyền thoả thuận lựa chọn bất kì một tổ chức trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho họ, không phụ thuộc vào nơi ở cũng như trụ sở của nguyên đơn hay bị đơn. Cũng không phân định theo cấp xét xử, vì chỉ có 1 cấp trọng tài và lại càng không phân định theo sự lựa chọn của nguyên đơn, vì trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết nếu các bên có thoả thuận trọng tài. => Nói tóm lại, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp nào được pháp luật quy định là tranh chấp thương mại, tranh chấp này phát sinh trong hoạt động thương mại giữa cá nhân kinh doanh và tổ chức kinh doanh và các bên có thoả thuận trọng tài. Khi các bên đã thoả thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài, họ trao cho hội đồng trọng tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp và phủ định thẩm quyền xét xử đó của Toà án trừ khi thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc các bên huỷ thoả thuận trọng tài. 3.4/ Thi hành quyết định trọng tài Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày công bố. Quyết định của trọng tài không bị kháng cáo, kháng nghị. Điều này có nghĩa là sau khi hội đồng trọng tài công bố quyết định trọng tài, các bên phải thi hành quyết định trọng tài, trừ trường hợp một trong các bên đã làm đơn yêu cầu Toà án huỷ quyết định trọng tài. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ theo quy định tại Điều 50 Pháp lệnh trọng tài thương mại thì bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành thi hành quyết định trọng tài. Trong trường hợp, một trong các bên có yêu cầu Toà án huỷ quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành kể từ ngày quyết định của Toà án không huỷ quyết định trọng tài có hiệu lực. Toà án không huỷ quyết định trọng tài, tức là Toà án đã công nhận tính hợp pháp của quyết định trọng tài. Khi xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, hội đồng xét xử không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ kiểm tra những giấy tờ do nguyên đơn cung cấp để xem có căn cứ huỷ quyết định trọng tài hay không. Nếu có căn cứ huỷ quyết định trọng tài thì theo Điều 54 Pháp lệnh trọng tài thương mại, hội đồng xét xử sẽ ra quyết định huỷ quyết định trọng tài, các bên có thể đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Toà án nếu không có thoả thuận khác. Nếu không có căn cứ huỷ quyết định trọng tài, hội đồng xét xử sẽ ra quyết định không huỷ quyết định trọng tài. Trong trường hợp này quyết định trọng tài sẽ phải được thi hành theo yêu cầu của bên được thi hành. Như vậy, quyết định trọng tài có thể được cưỡng chế thi hành nếu quyết định này là hợp pháp. Tính hợp pháp của quyết định trọng tài được thừa nhận khi không có đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài hoặc đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài bị bác thông qua quyết định không huỷ quyết định trọng tài của Toà án. 4/ Toà án Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của toà án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Ở Việt Nam, tranh chấp thương mại chủ yếu thuộc thẩm quyền xét xử của toà kinh tế - Toà chuyên trách trong hệ thống toà án nhân dân. 4.1/ Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của toà án. Thẩm quyền của toà án về giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại được pháp luật phân định theo cấp toà án, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn. a/ Thẩm quyền theo cấp toà án. Tuy không thành lập phân toà kinh tế ở toà án nhân dân cấp huyện nhưng theo Điều 33 khoản 1 điểm b Bộ luật tố tụng dân sự 2004, toà án nhân dân cấp huyện vẫn được trao thẩm quyền sơ thẩm một số tranh chấp về kinh doanh thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h va i khoản 1 điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Theo khoản 1 điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì: Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích sinh lợi nhuận bao gồm: - Mua bán hàng hoá; - Cung ứng dịch vụ; - Phân phối; - Đại diện, đại lý; - Ký gửi; - Thuê, cho thuê, thuê mua; - Xây dựng; - Tư vấn, kỹ thuật; - Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; Các tranh chấp kinh doanh, thương mại không thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án cấp huyện, gồm có: + Tranh chấp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước ngoài. + Tranh chấp về vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác. + Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau đều mang mục đích lợi nhuận. + Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty + Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại của toà án nhân dân cấp tỉnh thuộc về toà kinh tế và uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh. - Toà kinh tế toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm tất cả các tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà án cấp huyện (Điều 34 khoản 2 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004). Ngoài thẩm quyền sơ thẩm, toà kinh tế toà án nhân dân cấp tỉnh còn có thẩm quyền phúc thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị. - Uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị theo trình tự tố tụng. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại của Toà án nhân dân tối cao thuộc Toà kinh tế, Toà phúc thẩm và Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. - Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị theo trình tự tố tụng. - Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền phúc thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị. - Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định của các toà thuộc Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị theo trình tự tố tụng. b/ Thẩm quyền theo lãnh thổ. Theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, toà án có thẩm quyền sơ thẩm tranh chấp về kinh doanh, thương mại là toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức). Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản. Ngoài ra, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 còn cho phép đương sự có quyền thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cá nhân) hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức) giải quyết về kinh doanh, thương mại. Nội dung pháp lý này là một điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 mà trước đó, các văn bản pháp luật của Việt Nam chưa có quy định. Trước khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 có hiệu lực pháp luật, pháp luật của Việt Nam không cho phép các đương sự có quyền thoả thuận chọn Toà án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết vụ tranh chấp. Thẩm quyền của Toà án được pháp luật phân định theo những tiêu chí nhất định mà những đương sự không được quyền thoả thuận chọn Toà án, chỉ có nguyên đơn mới có quyền chọn toà án trong những trường hợp được pháp luật quy định. Việc cho phép các đương sự được thoả thuận chọn toà án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết vụ tranh chấp là xuất phát từ quan điểm tôn trọng quyền định đoạt của các đương sự và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp c/ Thẩm quyền của toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Để thuận lợi nhất cho nguyên đơn trong việc giải quyết vụ tranh chấp cũng như xác định thẩm quyền của toà án cụ thể, pháp luật dành cho nguyên đơn được quyền chọn toà án để giải quyết vụ tranh chấp. Theo Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, nguyên đơn được chọn toà án để giải quyết vụ tranh chấp về kinh doanh, thương mại trong những trường hợp sau đây: - Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. - Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết. - Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết. - Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết; - Nếu các bị đơn có nơi cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; - Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết 4.2/ Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án. Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động ( gọi chung là thủ tục giải quyết vụ án), gồm có: * Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm, gồm có: Khởi kiện và thụ lí vụ án (từ Điều 161 – 178 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004); hoà giải và chuẩn bị xét xử (từ Điều 179 – 195 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004); phiên toà sơ thẩm (từ Điều 196 – 212 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004). * Thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp phúc thẩm (từ Điều 242 – 281 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004). * Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: thủ tục giám đốc thẩm (từ Điều 282 – 303 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004) và thủ tục tái thẩm (từ Điều 304 – 310 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004). III/ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là thời điểm ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đang rất cần tạo cho Việt Nam những cơ hội và thách thức mới. Việt Nam đang tích cực chuẩn bị tốt để đón nhận cơ hội mới và vượt qua những thách thức to lớn đặt ra từ việc gia nhập WTO. 1/ Thuận lợi. - Khi tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO chúng ta có điều kiện chủ động tham gia chính sách thương mại toàn cầu đồng thời tập trung xây dựng, điều chỉnh hệ thống pháp luật minh bạch, phù hợp với xu thế chung, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài… - Môi trường thương mại quốc tế, sau này nhiều nỗ lực của WTO đã trở lên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường, các doanh nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đó có cả những rào cản trá hình núp bóng các công cụ được WTO cho phép như chống trợ cấp, chống bán phá giá… Tranh thủ thương mại là điều khó khăn mà phần thua thiệt thường rơi về phía nước ta, bởi nước ta là nước nhỏ. Một trong những thiết chế quan trọng của WTO là định ước giải quyết tranh chấp. Định ước này xác định rõ quy trình và thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên. Điều đáng lưu ý là quy trình thủ tục này bảo đảm bình đẳng về nguyên tắc cho các nước nghèo trong giải quyết tranh chấp thương mại với các nước lớn. Gia nhập WTO sễ giúp chúng ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, bảo đảm sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Thực tiễn cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động khá hiệu quả và nhiều nước đang phát triển đã thu được lợi ích từ việc sử dụng cơ chế này. Chẳng hạn như, nước X kiện và áp dụng thuế chống bán phá giá với nước Y là thành viên WTO mà tổng thuế đó tương đương 100 triệu USD, khi WTO giải quyết tranh chấp, xác định là kiện chống phá giá không đúng sẽ yêu cầu nước X bỏ kiện. Nếu nước X không bỏ, thì nước Y được quyền nâng thuế nhập khẩu các mặt hàng của nước X lên tương đương mức 100 triệu USD. Cách giải quyết tranh chấp này nhanh hơn, thực tế hơn, dễ thực hiện hơn so với cách giải quyết thông qua trọng tài quốc tế hoặc toà án. Gia nhập WTO không có nghĩa các vụ kiện chống bán phá giá sẽ giảm đi, chúng ta càng tăng xuất khẩu thì tranh chấp thương mại sẽ càng tăng. Chỉ có điều mức độ chúng ta sẽ được giải quyết công bằng hơn. Nếu trước đây, năm 1990 chúng ta đạt kim ngạch xuất khẩu 2,4 tỷ USD, nay chỉ trong một tháng chúng ta đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD. Khi vào WTO, để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tăng xuất khẩu, lúc đó chúng ta sẽ đạt đến mức xuất khẩu 100 tỷ USD. Mỗi tháng chúng ta đạt kim ngạch xuất khẩu gần 10 tỷ USD. Như thế, mức độ chúng ta tham gia thị trường thế giới càng tăng, thì các tranh chấp quốc tế về thương mại cũng gia tăng. Hoặc như Việt Nam trong thời gian qua đã phải đương đầu với các tranh chấp thương mại với một số nước lớn (vụ kiện thương hiệu cá da trơn và vụ kiện bán phá giá tôm ở Mỹ, vụ kiện bán phá giá xe đạp và giầy ở EU; vụ kiện bán phá giá bật lửa ga ở Hàn Quốc,…) Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp đó và phải chịu sự áp đặt bất bình đẳng của phía nước ngoài. Khi có đủ vị thế là nước thành viên WTO, Việt Nam sẽ được quyền tham gia vào các cuộc thảo luận, đàm phán quốc tế để bảo vệ quyền lợi của mình. - Tạo cơ hội mở rộng thị trường hàng hoá và dịch vụ, được biểu hiện ở những khía cạnh sau: + Được đối xử tối huệ quốc vô điều kiện. + Thuế nhập khẩu vào các nước WTO giảm đáng kể. + Được hưởng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại khi có tranh chấp thương mại với các nước khác. + Được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập với vị thế của nước đang phát triển. - Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Thúc đẩy cải cách trong nước 2/ Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, việc gia nhập WTO cũng đặt ra cho Việt Nam những thách thức chủ yếu sau: + Sức ép cạnh tranh. Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch vụ… sẽ khiến môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với “bầu vú bao cấp” của Nhà nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp sẽ không có cách nào khác là chủ động và sẵn sàng đối diện với thách thức này bởi đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển. Như sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ: Tham gia hợp tác kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện để hàng hoá và dịch vụ Việt Nam có thêm cơ hội để xâm nhập thị trường quốc tế thông qua các nguyên tắc về đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia, nhưng sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam còn chưa cao nên cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế mới chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng, trong đó hàng hoá và dịch vụ nước ngoài với sức cạnh tranh cao sẽ có điều kiện xâm nhập thị trường Việt Nam. + Hệ thống luật pháp, chính sách quản lý kinh tế thương mại chưa hoàn chỉnh. Trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam phải tiến hành điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại nhằm đáp ứng được các nguyên tắc của WTO, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho sản xuất, dịch vụ trong nước phát triển mạnh mẽ để tạo thành một công cụ đắc lực cho đàm phán mở cửa thị trường. Gia nhập WTO có thể là cuộc trắc nghiệm khó khăn nhất đối với hệ thống luật pháp của Việt Nam. Việt Nam phải cam kết thực hiện những tiêu chuẩn quốc tế về sự minh bạch, tính đồng bộ, tính công bằng và tính hợp lý. Các đạo luật, quy định và các quyết định của toà án liên quan đến thương mại phải được công bố công khai để cho công chúng và thế giới biết trước khi chúng có hiệu lực. Mọi yêu cầu về thông tin, thắc mắc và bình luận đều cần được giải đáp. Luật pháp chính sách phải đảm bảo tính đồng bộ, tính công bằng. Để tuân thủ yêu cầu này, các đạo luật phải mang tính chất hợp lý, phù hợp. So với những chuẩn mực quốc tế đó, thì hệ thống luật pháp của Việt Nam còn nhiều yếu kém, nhiều đạo luật hiện có cần được tiếp tục hoàn thiện và bổ sung, nhiều đạo luật cần tiếp tục được xây dựng. Chúng ta có thể nhận thấy hệ thống chính sách kinh tế, thương mại của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, kỹ thuật xây dựng còn thô sơ, trong đó đáng lưu ý chính sách thuế và phi thuế. Bên cạnh đó, về mặt quản lý nhà nước, tổ chức và quản lý kinh doanh, hỗ trợ xúc tiến thương mại cũng còn nhiều bất cập, thiếu hệ quả, gây tình trạng chồng chéo, trách nhiệm không rõ ràng. + Năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế Mặc dù trong những năm gần đây Việt Nam đã tăng cường công tác đào tạo cán bộ, nhưng về cơ bản đội ngũ cán bộ các cấp trong cả nước còn rất mỏng, trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế, nhất là việc nắm bắt các chính sách, luật lệ của WTO một cách thấu đáo để có thể hoàn thành tốt công tác xây dựng chích sách kinh tế thương mại và đàm phán quốc tế. IV/ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. 1/ Lợi thế trong tranh chấp kinh doanh thương mại khi gia nhập WTO - WTO đề cao tính công khai, minh bạch trong cạnh tranh thương mại và đặc biệt là công bằng, bình đẳng giữa các thành viên khi giải quyết tranh chấp thương mại. Với “cơ chế đồng thuận nghịch” trong quy trình giải quyết tranh chấp của WTO thì quyền và lợi ích của các nước yếu sẽ được bảo vệ. - WTO dành riêng cho các nước đang phát triển như Việt Nam những quy tắc “ưu đãi” đặc biệt trong tranh chấp thương mại. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO bao giờ cũng trải qua các bước tham vấn (Hội đồng tham vấn) và phán quyết. Đối với những nước đang phát triển, WTO sẽ đặc biệt xem xét các điều kiện kinh tế. Trong quá trình tham vấn, các nước đang phát triển sẽ được gia hạn so với thời gian tham vấn thông thường, cụ thể là: Trong tham vấn, nếu tham vấn là biện pháp do một nước thành viên đang phát triển áp dụng thì các bên có thể đồng ý kéo dài thời gian tham vấn thông thường. Nếu vào cuối giai đoạn tham vấn, các bên không thể đồng ý kết thúc tham vấn thì chủ tịch DSB có thể kéo dài thời gian tham vấn. Ngoài ra, trong giai đoạn xét xử của Ban hội thẩm thì: Khi tranh chấp xảy ra giữa một nước thành viên đang phát triển với một nước thành viên phát triển, căn cứ vào yêu cầu của nước thành viên đang phát triển, Ban hội thẩm phải có ít nhất một hội thẩm viên từ nước đang phát triển. Nếu bị đơn là nước thành viên đang phát triển, Ban hội thẩm phải dành đủ thời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccdxgfdh.doc
Tài liệu liên quan