Đề tài Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

1.Tính cấp thiết của đề tài . 6

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7

3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 8

4. Phương pháp nghiên cứu 8

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8

 

Chương 1

SỰ CẦN THIẾT VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHONG CÁCH LÀM VIỆC VÀO XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

 

1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý 10

1.1.1. Kết hợp tính nguyên tắc cứng rắn với biện pháp thực hiện linh hoạt, mềm dẻo 10

1.1.2. Kết hợp tính cách mạng với tính khoa học 11

1.1.3. Kết hợp tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách và quyết đoán 13

1.1.4. Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói với làm 14

1.1.5. Phong cách làm việc quần chúng 16

1.1.6. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. 19

1.2. Thực trạng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua 26

1.2.1. Những thành tựu trong xây dựng và đổi mới phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước 26

1.2.2. Nguyên nhân của những thành tựu. 30

1.2.3. Những yếu kém, bất cập trong phong làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý 31

1.2.4. Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập 33

1.3. Quan điểm của Đảng ta về sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán cộ lãnh đạo quản lý 36

1.3.1. Yêu cầu đổi mới phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay 36

1.3.2. Quan điểm của Đảng về sự cần thiết xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ lãnh đạo quản lý 42

 

Chương 2

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHONG CÁCH LÀM VIỆC

CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

 

2.1. Mục tiêu, phương hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc vào xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở nớc ta hiện nay 50

2.1.1. Mục tiêu tổng quát từ nay tới năm 2020 50

2.1.2. Phương hướng cơ bản trong xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay 51

2.2. Nội dung phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần xây dựng ở nước ta hiện nay 52

2.2.1. Thống nhất giữa tính đảng, tính nguyên tắc cao với tính năng động, sáng tạo, sự nhạy cảm với cái mới 52

2.2.2. Thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng với tính trung thực, khách quan khoa học và trí tuệ 55

2.2.3. Kết hợp cách làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết đoán và tinh thần trách nhiệm cá nhân cao 59

2.2.4. Thống nhất giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm 64

2.2.5. Rèn luyện phong cách làm việc có tính quần chúng, sâu sát cơ sở, thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân 67

2.2.6. Xây dựng phong cách làm việc cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của cán bộ lãnh đạo quản lý 71

2.3. Một số khuyến nghị về giải pháp xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay 75

2.3.1. Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý 75

2.3.2. Làm theo tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, Đảng viên trong cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng 83

2.3.3. Đổi mới phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo Tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay 93

2.3.4. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với việc xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý 106

 

KẾT LUẬN 115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

 

 

doc120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6723 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát huy được tính năng động, sáng tạo trong lựa chọn các biện pháp, giải pháp lãnh đạo, quản lý phù hợp. Trong mọi công việc cơ bản người cán bộ lãnh đạo, quản lý đều phải có điều tra nghiên cứu, phân tích khoa học, thực tế khách quan với thái độ trung thực “nhìn thẳng vào sự thật”, đánh giá đúng thực chất tình hình, xem xét, cân nhắc kỹ hoàn cảnh cụ thể, xác định rõ những quan hệ bên trong các sự kiện đang xảy ra và những yếu tố bên ngoài ở địa phương khác, ngành khác, trong nước và cả trên thế giới có liên quan, từ đó mà tìm ra những mắt khâu chủ yếu. Biết “nắm bắt việc lớn, bỏ qua việc nhỏ”, để đi đến những quyết định chính xác, tối ưu. Đồng thời, phải có tầm nhìn xa, trông rộng, biết giải quyết một cách khoa học giữa nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, không khi nào lãng quên tính hiệu quả trong công việc. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý giữ chức vụ càng cao, trách nhiệm càng lớn, thì việc xây dựng một phong cách làm việc khách quan, khoa học lại càng quan trọng và cần thiết. Thực tiễn đã bắt chúng ta phải trả giá rất đắt cho sự chủ quan, nóng vội, đem thay thế sự phân tích đánh giá khách quan, bằng cách đánh giá tình hình theo cảm tính chủ quan, áp đặt. Nhiệt tình cách mạng sẽ trở thành duy tâm, duy ý chí nếu thiếu tính khoa học. Nhiệt tình cách mạng của người cán bộ lãnh đạo chỉ đem lại hiệu quả cao khi họ có tri thức, thực sự am hiểu công việc, đặc biệt phải tinh thông nghiệp vụ theo cương vị mình phụ trách. Có nhiệt tình mà thiếu tri thức khoa học sẽ dẫn tới làm sai đường lối, chính sách, hành động trái quy luật, thậm chí dẫn đến phá hoại một cách vô ý thức. “Nhiệt tình cộng với dốt nát bằng đại phá hoại”. Điều đó đã được thực tế cuộc sống chứng minh là hoàn toàn đúng. Không ít người có những ý muốn tốt đẹp, nhưng do thiếu tri thức đã dẫn đến phá hoại những dự định hay của mình. Một đặc điểm chủ yếu của tình hình thế giới ngày nay là cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão. Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống của các quốc gia và nhân loại. Nhân loại đang bước vào nền văn minh trí tuệ với 2 đặc trưng cơ bản là xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Đó là một thách thức lớn với những người lãnh đạo, quản lý trong thế kỷ XXI này. Để kết hợp được tính nhiệt tình cách mạng với tính khoa học trong phong cách làm việc của mình, nhất định cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và nhất là tự học tập, nghiên cứu, phấn đấu để có một nền tảng lý luận chính trị và tri thức khoa học cơ bản, có hiểu biết chuyên môn, nghề nghiệp vững chắc phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý của mình. Đồng thời, họ phải luôn tự nâng cao, đổi mới nhận thức, học vấn và tri thức khoa học của mình. Luôn biết tranh thủ, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin nhằm nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý, hoàn thiện phong cách làm việc khoa học của mình. - Trong làm việc phải đi sâu, đi sát, điều tra nghiên cứu, nắm việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể. Trong thời đại kinh tế tri thức, nhân tài là nguồn lực quan trọng bậc nhất. Cán bộ lãnh đạo, quản lý trước hết phải biết phát hiện, thu hút và trọng dụng nhân tài. Chọn nhân tài và dùng đúng người đúng việc là sự bảo đảm cho việc thực thi các quyết sách có tính khoa học. - Biết sử dụng bộ máy, những cộng sự, chuyên gia, cơ quan giúp việc để nắm được thông tin cần thiết, chính xác. Phải xem xét, đối chiếu, so sánh những ý kiến khác nhau để lựa chọn ý kiến đúng, tránh nhầm lẫn. Kết hợp điều tra, nghiên cứu của bộ máy giúp việc và của bản thân người lãnh đạo, quản lý. Người lãnh đạo, quản lý phải tỉnh táo, khách quan để đề ra yêu cầu với bộ máy giúp việc và chính bản thân mình. - Làm việc phải có mục đích rõ ràng, tập trung; chương trình, kế hoạch đặt ra phải sát hợp với thực tế. Phải dựa vào kết quả điều tra, nghiên cứu chính xác, phải nắm chắc vấn đề mới đi đến quyết định. Phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới và quần chúng. - Lãnh đạo, quản lý phải cụ thể, kịp thời, thiết thực, phải có trọng điểm và nắm điển hình; “Chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ”; lãnh đạo toàn diện và cụ thể. cẩn thận và nhanh nhẹn, kịp thời. - Phải thường xuyên chú ý tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, tập thể và địa phương để làm phong phú thêm hiểu biết mọi mặt và ngày càng hoàn thiện hơn phong cách làm việc của mình. 2.2.3. Kết hợp cách làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết đoán và tinh thần trách nhiệm cá nhân cao Người cán bộ bao giờ cũng gắn với tổ chức, nằm trong tổ chức. Nói tới cán bộ lãnh đạo, quản lý là nói tới những người có trọng trách trong một tập thể. Không có người lãnh đạo, quản lý đứng ngoài hay đứng trên tập thể. Bởi vậy, xây dựng phong cách làm việc dân chủ, tập thể là yêu cầu không thể thiếu đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Và xét tới cùng, tập thể là lý do tồn tại của người lãnh đạo, quản lý. Sức mạnh và trí tuệ của Đảng, khả năng thực thi của chính sách Nhà nước đều là bắt nguồn từ tập thể và toàn thể quần chúng nhân dân. Uy tín, sức mạnh của Đảng, Nhà nước một phần lớn là phụ thuộc vào vào phong cách làm việc dân chủ, tập thể, tính quyết đoán và trách nhiệm cá nhân của các cán bộ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy Đảng, Nhà nước và các Đoàn thể. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, với mục đích tạo ra một xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp. Nhiệm vụ đó chỉ có thể giải quyết được khi Đảng ta phát huy được cao nhất tính tự giác, năng lực sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân. Vì thế, khơi dậy và đổi mới phong cách làm việc dân chủ, tập thể trước hết đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đang là vấn đề thời sự cấp bách của cuộc sống hôm nay. Những kết quả đạt được trong những năm đổi mới đã chứng minh rằng: biết khơi dậy và thực hiện phong cách làm việc dân chủ, khai thác được trí tuệ sáng tạo trong các tập thể lãnh đạo, trong các cán bộ lãnh đạo, quản lý và của quảng đại quần chúng là chiếc “chìa khoá vàng” tháo gỡ khó khăn, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển. Ngược lại, khi trong một tập thể lãnh đạo đã không có bầu không khí làm việc tập thể, thiếu hoặc mất dân chủ, thì không thể có sự đoàn kết, thống nhất và các quyết định đưa ra sẽ không phải là sản phẩm của trí tuệ tập thể. Đó chính là “mảnh đất màu mỡ” để những kẻ cơ hội lợi dụng danh nghĩa tập thể, thực hiện những mưu đồ cá nhân. Đó cũng là nguy cơ dẫn đến sự phân liệt trong Đảng, thậm chí biến chất Đảng. Mất dân chủ trong các tập thể lãnh đạo, trong phong cách làm việc của các cán bộ lãnh đạo sẽ dẫn đến mất dân chủ trong Đảng, và lôgic tất yếu của nó sẽ là không tôn trọng quyền dân chủ cuả quần chúng nhân dân, sẽ làm cho Đảng đối lập với nhân dân. Hậu quả tất yếu là Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo xã hội. Mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý cần rèn luyện phong cách làm việc dân chủ, biết thảo luận, bàn bạc cùng đồng nghiệp và cần chúng. Biết bàn thẳng vào sự thật, công việc của nơi mình lãnh đạo, quản lý, thuyết phục quần chúng tin tưởng thực hiện nhiệm vụ được giao. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần biết khen ngợi, thưởng vật chất một cách thích đáng, kịp thời, đúng người, đúng việc, khuyến khích cấp dưới, nhân viên tích cực, hào hứng làm việc. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần biết tổ chức những cuộc họp có hiệu quả cao. Tránh tổ chức những cuộc họp kéo dài, với những phát biểu hời hợt, chương trình nghị sự chuẩn bị không tốt, thiếu thông tin. Là lãnh đạo, quản lý phải biết tổ chức những cuộc họp có mục đích được xác định trước, bảo đảm cuộc họp không lạc đề và sẽ đạt được mục đích đặt ra. Cuộc họp cần được tiến hành đúng giờ, không chờ đợi bất cứ ai. Cần làm cho cuộc họp đó trở nên vui vẻ, nhưng không phải là tán gẫu. Kết thúc buổi họp bàng một kế hoạch hành động, hoặc ít nhất là mục tiêu và một đường lối hành động cho tập thể, địa phương mình lãnh đạo, quản lý. Không chỉ trong cuộc họp, mà trong quan hệ hàng ngày, cán bộ lãnh đạo, quản lý và quần chúng cùng đứng trên lập trường bình đẳng, có thái độ bình đẳng để bàn bạc và thuyết phục. Khi cấp dưới, nhân viên có khuyết điểm thì việc phê bình cũng phải bình tĩnh ôn hòa, tạo ra không khí thoải mái vui vẻ, hài hòa. Không được tự cho mình là cán bộ lãnh đạo, quản lý, động một ý là lên lớp và to tiếng, quát nạt. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần khiêm tốn lắng nghe, thực sự cầu thị, chịu khó sửa đổi theo những ý kiến đóng góp hợp lý của quần chúng, với những ý kiến của quần chúng nhân dân mà không chính xác thì phải thuyết phục cho họ hiểu. Không được phép hoặc tùy ý chụp mũ đối với những ý kiến bất đồng và những sai sót thông thường của cấp dưới và quần chúng. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nếu có ý thức tập thể cao, biết tạo ra bầu không khí làm việc dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, nhưng lại không có tính quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, thì không thể có những quyết định kịp thời đáp ứng yêu cầu cuộc sống đòi hỏi và công việc cũng không thể tiến triển được. Do đó, phong cách làm việc của người cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay nhất thiết cần có sự thống nhất giữa cách làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương sáng ngời về cách làm việc dân chủ, tôn trọng tập thể, lắng nghe tập thể. Đồng thời, Người cũng dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, trước quốc dân, đồng bào, kịp thời đưa ra những quyết định đúng trong những giờ phút trọng đại của lịch sử dân tộc ta. Những hiện tượng coi thường tập thể, hoặc dựa dẫm, ỷ lại tập thể, không dám quyết đoán, không nêu cao trách nhiệm cá nhân đều làm trì trệ, suy yếu năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Lê-nin đã nhiều lầm phê phán những hiện tượng “thái quá” về tính tập thể, nặng về bàn cãi suông, dẫn đến tình trạng “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa’’. Theo Lê-nin, muốn cho công việc được tiến triển nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả, thì nhất thiết phải kết hợp chặt chẽ sự phân công rõ ràng, tính quyết đoán và có trách nhiệm cá nhân rất cao của các thành viên trong một tập thể lãnh đạo, và của mỗi người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tư tưởng ấy của Lênin giúp chúng ta cắt nghĩa được nguyên nhân vì sao những năm gần đây hội họp, bàn bạc không ít và khá nhiều chủ trương, nghị quyết được đưa ra, nhưng một số mặt trong nền kinh tế - xã hội vẫn chưa tiến triển tốt. Phong cách làm việc dân chủ, tập thể chỉ có được khi mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý có đức tính thực sự cầu thị, đoàn kết, khiêm tốn, trung thực và thẳng thắn, có lý có tình trong tự phê bình và phê bình. Không thể có được phong cách làm việc dân chủ, tập thể nếu mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu tính kiên quyết, thiếu sự khoan dung và lòng nhân ái. Sức mạnh trí tuệ và uy tín của người lãnh đạo, quản lý không chỉ là những điều tự mình nghĩ ra, hay tự mình làm lấy, hoặc tự mình phong cho mình, mà quan trọng hơn chính là việc biết phát huy và tổng hợp được trí tuệ của nhiều người, của tập thể. Sự tổng hợp đó được nâng cao, được biến đổi về chất bởi trí tuệ của người lãnh đạo, quản lý. Với tác phong tập thể - dân chủ, người lãnh đạo, quản lý sẽ học tập, tổng hợp, thăng hoa những cái tốt đẹp của tập thể thành cái chất tốt đẹp của bản thân mình. Vì vậy, trong hoạt động của mình, người lãnh đạo, quản lý phải biết phát huy tác phong dân chủ - tập thể của mình, có nghĩa là: Trong mọi hoạt động phải thực sự phát huy dân chủ của mọi người, tạo môi trường để mọi người tự do phát biểu chính kiến của mình. Dân chủ nhưng phải bảo đảm tính tập trung lãnh đạo, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, cá nhân phải phục tùng tổ chức. Mọi ý kiến thiểu số có quyền được bảo lưu, nhưng khi đã có nghị quyết đa số thì phải chấp hành. Thực hiện tác phong dân chủ - tập thể Hồ Chí Minh là: Người lãnh đạo, quản lý muốn biết rõ ưu điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu, không gì bằng khuyên cán bộ mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình. Như thế, chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà lại tỏ ra dân chủ thật thà trong Đảng. Muốn có một chủ trương công tác tối ưu, người lãnh đạo, quản lý nên đưa chủ trương đó ra cho nhiều người trao đổi, thảo luận, góp ý dân chủ. Trước khi quyết định một công việc gì, phải biết trao đổi lại cẩn thận, chu đáo với tập thể, những cộng sự hoặc đồng nghiệp,v,v. Khi đã hình thành quyết định tập thể, người lãnh đạo, quản lý phải có những quyết định dứt khoát, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào, việc gì cũng có điều kiện bàn bạc tập thể. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần có bản lĩnh quyết đoán trong giờ phút then chốt để ra quyết sách. Quyết sách là nhân tố quyết định sự phát triển của một tổ chức. Vì vậy, ra quyết sách không thể do dự, không thể kéo dài, khi nào cần đưa thì đưa ra ngay. Muốn vậy, cán bộ lãnh đạo quản lý cần phải khắc phục được một số trở ngại tâm lý trong tình huống cần có quyết sách. Như lo sợ trong quyết sách có chỗ nào chưa thỏa đáng, quá cầu toàn, hoặc sợ thất bại, nên không dám hạ quyết tâm. Tránh việc không tìm hiểu tình hình đã vội vàng ra quyết sách. Quyết đoán phải trên cơ sở nắm vững sự thật khách quan, không lẫn lộn giữa sự thật khách quan và ý kiến chủ quan của bản thân hoặc của người khác. Sợ người khác đàm tiếu, nói này nói nọ về quyết định của mình. Sợ phải gánh vác trách nhiệm của mình, sợ thất bại. Ra quyết sách không thể do dự kéo dài. Khi cần đưa ra mà rụt lại là hỏng, vì đã bỏ lỡ thời cơ. Thời cơ một đi không trở lại. Người lãnh đạo, quản lý phải rèn luyện bỏ tính cách do dự không quyết đoán. Song, quyết đoán kịp thời không phải cứ hô hoán một cách mù quáng, Phải có nhạy cảm cao độ về thông tin. Nắm được nhiều thông tin, biết phân tích thông tin, phán đoán chính xác là điều kiện giúp cho quyết đoán nhanh, chuẩn xác, kịp thời trong công việc. Biết lắng nghe các ý kiến khác nhau. Biết phát hiện vấn đề, xác định mục tiêu chính xác. Biết so sánh các phương án khác nhau để chọn phương án tối ưu. Trong thời điểm cần quyết định mà chưa có tiếng nói chung, thì cán bộ lãnh đạo quản lý phải có quyết sách có tính mạo hiểm trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng tình hình cụ thể. Tóm lại, phong cách làm việc tập thể với tính quyết đoán cá nhân đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có kiến thức, giàu kinh nghiệm, biết nhìn xa, nhạy cảm với cái mới, có đầu óc sáng kiến, tính chủ động cao, kết hợp được tính tập thể trong lãnh đạo, quản lý với khả năng quyết đoán sáng suốt trên cơ sở hiểu biết tường tận công việc và nắm chắc tình hình. Quyết đạt kỳ được mục tiêu đã xác định. Người lãnh đạo, quản lý giỏi có khả năng tổ chức và lôi cuốn tập thể những người cộng sự, và nhân viên đi theo. Có tinh thần trách nhiệm nghiêm túc, tính kiên quyết, tính nguyên tắc trong khi giải quyết các vấn đề, biết chú ý và thật sự tôn trọng những ý kiến của người khác, bình tĩnh lắng nghe ý kiến quần chúng, ngay cả khi mình không tán thành; có thái độ rộng lượng đối với con người, có tinh thần tự phê bình cao, dám nhận sai lầm và quyết tâm sửa chữa; đó là những đức tính không thể thiếu ở người lãnh đạo, quản lý. 2.2.4. Thống nhất giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm Đặc trưng này trong phong cách làm việc của người lãnh đạo được quy định bởi vai trò của Đảng với tư cách là đội tiền phong là lãnh tụ chính trị của quần chúng. Quần chúng cần có Đảng là cần một trí tuệ anh minh soi sáng con đường đấu tranh cách mạng cho họ. Đồng thời, quần chúng cũng cần Đảng là người tổ chức, tập hợp, giác ngộ và dẫn dắt họ trên con đường đấu tranh. Còn Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân vì dân, cơ chế hoạt động của Nhà nước này cũng đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của nó phải có phong cách làm việc của các công bộc của nhân dân lý luận gắn liền với thực tiễn, nói đi đôi với làm. Muốn vậy, trong tình hình mới, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp càng phải tích cực học tập, nâng cao trình độ lý luận, trình độ hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Không thể mượn cớ bận công việc để lơ là việc học tập nói chung và lý luận nói riêng. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần nắm vững quan điểm lý luận, lĩnh hội được thực chất tinh thần, phương pháp luận của các vấn đề lý luận chính trị chứ không phải theo cách tầm chương trích cú kiểu kinh viện. Đồng thời, phải chủ động kế thừa, tiếp biến các tinh hoa tư tưởng văn hóa của dân tộc và nhân loại. Có trình độ lý luận và kiến thức nền tảng rồi, cán bộ lãnh đạo, quản lý cần thực sự nắm thật chắc những văn kiện Đảng, pháp luật Nhà nước liên quan đến công việc, lĩnh vực hoạt động của mình, để có thể áp dụng và chỉ đạo linh hoạt, hiệu quả trong thực tiễn. Để có thể liên hệ lý luận với thực tiễn, cán bộ lãnh đạo quản lý cũng phải nắm thực tiễn một cách thực sự khoa học. Phải nghiên cứu thực tiễn một cách khách quan, phát hiện vấn đề mấu chốt, nổi cộm, vấn đề mới trong thực tiễn cần vận dụng sáng tạo lý luận để giải quyết. Muốn vậy, phải có quan điểm khách quan, toàn diện, hệ thống, lịch sử và cụ thể trong phân tích, đánh giá thực tiễn. Tránh việc chỉ thấy cây không thấy rừng, thấy hiện tượng mà không nắm được bản chất của sự việc, thấy sự việc trong trạng thái tĩnh chứ không nắm được quá trình phát triển của nó,v,v. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý với vai trò làm những “mưu sĩ” của Đảng, những lãnh tụ của phong trào, những chuyên gia quản lý của Nhà nước phải là những người có trí tuệ, có nhận thức lý luận sâu rộng, có năng lực tư duy khoa học, nắm được các quy luật vận động khách quan của sự vật; đồng thời cũng là người có năng lực vận dụng tri thức khoa học vào tổ chức thực tiễn, là người am hiểu tình hình, có đủ tri thức để phân tích tình hình cụ thể một cách cụ thể và toàn diện, xác định đúng phương hướng hành động của bản thân và tập thể, địa phương do mình lãnh đạo, quản lý, phù hợp với quy luật khách quan, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hai phẩm chất ấy được thể hiện trong sự thống nhất giữa lời nói và việc làm thường ngày của người cán bộ. Phong cách lời nói đi đôi với việc làm của người cán bộ lãnh đạo, quản lý chính là những mệnh lệnh đầy sức thuyết phục cho cán bộ cấp dưới và quần chúng tin theo. Uy tín của người lãnh đạo chỉ thực sự “sâu rễ, bền gốc” trong lòng cán bộ dưới quyền và quần chúng lúc đương quyền cũng như khi đã thôi chức khi họ thực sự tiêu biểu cho trí tuệ, thống nhất giữa lời nói và việc làm, thực sự mẫu mực trong công tác và lối sống. Đáng tiếc, trên thực tế hiện nay, bên cạnh những cán bộ miệng nói tay làm, xông xáo, lăn lộn với công việc, mẫu mực trong lối sống, nêu tấm gương trong sạch, thu phục, cuốn hút quần chúng, vẫn còn không ít những cán bộ nói hay, nhưng làm lại dở, nói nhiều nhưng làm ít, thậm chí có người nói mà không làm, hoặc nói một đằng làm một nẻo. Những người đó đã làm phai mờ niềm tin trong sáng của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, gieo rắc sự hoài nghi về thanh danh và uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy Đảng, Nhà nước. Thực trạng trên nếu không sớm được khắc phục, sẽ trở thành một trong những nguy cơ dẫn tới sự bài bác, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận chế độ Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng quản lý đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng chỉ có thể giữ vững và thật sự xứng đáng với vai trò lãnh tụ chính trị của quần chúng, Nhà nước lấy lại uy tín và niềm tin của quần chúng nhân dân, khi Đảng, Nhà nước xây dựng được phong cách lời nói đi đôi với việc làm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cho mọi Đảng viên của Đảng. Trách nhiệm đó thuộc về Đảng, Nhà nước và cũng là trách nhiệm cá nhân của mỗi người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nếu nói nhiều, làm ít, hoặc nói mà không làm, hơn nữa nói một đằng làm một nẻo thì nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ bị bị xem thường, họ bị mất niềm tin trong quần chúng. Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã giáo dục cho mọi người và chính bản thân Người đã thực hiện điều này một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất. Trong giáo dục rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên Người nói: Nếu cán bộ lãnh đạo, quản lý tư tưởng và hành động không nhất trí thì khác nào “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, như vậy thì không thể lãnh đạo quần chúng, không thể làm được cách mạng. Ngày nay, cán bộ, đảng viên, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải quán triệt và thực hiện yêu cầu của Đảng ta nêu ra tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Khóa IX: “Toàn Đảng, trước hết là Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành kiên quyết thực hiện: Nói đi đôi với làm, nói và làm đúng đường lối, chính sách pháp luật”1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr142. . Mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý và cả gia đình họ cần phải thực sự là tấm gương về mọi mặt cho quần chúng noi theo. Nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện trong mỗi người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nâng cao chất lượng sinh hoạt phê bình và tự phê bình trong Đảng; động viên và tổ chức để quần chúng góp ý xây dựng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nói đi đôi với làm là cái quyết định làm nên uy tín, chữ TíN ở người lãnh đạo, quản lý. Người lãnh đạo, quản lý bất kể quan hệ với ai, quan hệ như thế nào, điều quan trọng nhất là phải giữ chữ tín. Một cán bộ lãnh đạo, quản lý, nếu được quần chúng tín nhiệm coi lời cán bộ đó nói ra, nhất định sẽ thực hiện được, thì người cán bộ đó đã ở vào vị trí không bao giờ thất bại. Giành được sự tín nhiệm của quần chúng nhân dân với lời nói của mình, là cách làm việc tốt nhất và vô giá của cán bộ lãnh đạo, quản lý. 2.2.5. Rèn luyện phong cách làm việc có tính quần chúng, sâu sát cơ sở, thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân Đây là phương pháp công tác truyền thống của Đảng. Nhờ bám đất, bám làng, bám cơ sở, bám sát quần chúng nhân dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, thường xuyên giác ngộ cho quần chúng, mà Đảng ta được bảo vệ, được nuôi dưỡng và rèn luyện để tồn tại và trưởng thành như ngày nay. Vì thế, Đảng ta luôn luôn coi việc sâu sát cơ sở, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, tiến hành vận động quần chúng là công tác chiến lược của Đảng trong mọi giai đoạn cách mạng. Sâu sát cơ sở, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, yêu cầu này xuất phát từ mối liên hệ bản chất giữa Đảng Cộng sản với quần chúng nhân dân. Sự vững vàng của một chế độ chính trị cũng là ở nhân dân. Theo Lê nin, được đông đảo quần chúng lao động ủng hộ thì chủ nghĩa xã hội sẽ trở thành vô địch. Nhưng nếu không được quảng đại quần chúng lao động ủng hộ thì mọi đường lối, chính sách của Đảng sẽ dừng trên giấy và khi đó, về thực chất, vai trò lãnh đạo của Đảng chỉ còn trên lời nói. Về vai trò và sức mạnh to lớn của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khăng định: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong” Hồ Chí Minh: Toàn tập, T12, S.đ,d. r.212. . Theo Người, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Nhà bác học Việt Nam ở thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn cũng cho rằng gốc của nước là ở dân, vận mệnh của vua cũng là ở dân. Theo ông, nếu triều đình là kẻ toan lũng đoạn, chiếm đoạt, ngoài bờ cõi có quân thù toan xâm lẫn gây rối, như vậy cũng chưa đáng lo cho lắm, nhưng một khi lòng dân đã xao động, oán thán, thì sẽ xảy ra mầm mống cái đáng sợ ngay từ bên trong. Ông cảnh tỉnh rằng: không thấu hiểu nhân tình, không chăm lo sức dân, thì không thể bàn việc cai trị được. Nếu vua chẳng ra vua, quan chẳng ra quan, việc nước không hiểu, tình dân không hay, thì làm sao mà quốc trị thiên hạ bình được” Xem: Lê Quý Đôn, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1985, tr.81. . Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng có phong cách làm việc sâu sát cơ sở, liên hệ chặt chẽ với quần chúng. Người dạy: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 269. . Người yêu cầu cán bộ tỉnh phải đến tận các thôn, “bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành” Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, S.đ.d, tr. 698. . Người căn dặn những cán bộ phụ trách: "phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng noí, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh” Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, S.đ.d, tr. 699. . Thực tế đã chứng minh, chỉ có sâu sát cơ sở, cán bộ lãnh đạo, quản lý mới kiểm nghiệm được sự sát đúng của các chủ trương, chính sách trong cuộc sống, mới phát hiện được sự đúng, sai trong chấp hành của cơ sở, mới thấy được những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến để ủng hộ và nhân rộng ra. Cũng chỉ có đi vào quần chúng, thực sự tắm mình trong phong trào sáng tạo của quần chúng mới có cơ sở để hoạch định những chủ trương mới, những quyết định sát đúng, đáp ứng thiết thực, kịp thời những yêu cầu của cuộc sống đặt ra. Song, trên thực tế không phải ở đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTONG_QUAN.doc
Tài liệu liên quan