Đề tài Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Nội dung 3

I- Khái quát chung. 3

1- Khái niệm Kiểm toán nội bộ. 3

2. Kiểm toán nội bộ trong các tổ chức kinh tế. 3

2.1. Sự hình thành và phát triển Kiểm toán nội bộ. 3

2.2. Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với sự phát triển của các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế. 5

3. Kiểm toán nội bộ trong các Tổ chức tín dụng. 7

4. Các yêu cầu đối với Kiểm toán nội bộ của các Tổ chức tín dụng. 8

4.1. Điều kiện để Kiểm toán nội bộ hoạt động. 8

4.2. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ. 9

4.3. Những nguyên tắc đối với Kiểm toán nội bộ. 9

4.4. Việc thực hiện Kiểm toán nội bộ. 9

4.5. Quy mô của trách nhiệm kiểm toán 10

4.6. Hồ sơ công tác. 10

4.7. Nghĩa vụ báo cáo. 10

4.8. Xử lý các thiếu sót được phát hiện. 10

II. Hệ thống Kiểm toán nội bộ của các Tổ chức tín dụng. 10

1. Khái niệm hệ thống Kiểm toán nội bộ trong các Tổ chức tín dụng. 10

2. Cơ sở. 11

3. Yêu cầu về việc xây dựng hệ thống Kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng. 12

3.1. Trách nhiệm của Ban giám đốc. 12

3.2. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ. 13

3.3. Các nguyên tắc cơ bản đối với Kiểm toán nội bộ. 14

3.4. Thực hiện kiểm toán. 16

3.5. Uỷ nhiệm nhiệm vụ kiểm toán nội bộ cho các kiểm toán viên bên ngoài thực hiện. 18

3.6. Kiểm toán nội bộ tập đoàn. 19

4. Về quy chế tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. 20

Kết luận 24

Tài liệu tham khảo 26

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách xác lập và mở rộng quyền hạn của kiểm toán nội bộ trực thuộc mình. Việc thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của quan điểm và nhận thức của Ban lãnh đạo vể kiểm toán. Một nhà lãnh đạo thực sự trân trọng công tác kiểm toán là người có bản lĩnh trong nghề nghiệp,là người biết lắng nghe ý kiến của cấp dưới, có cách nhìn khách quan và tư duy logic, đó hẳn không phải là người chuyên quyền, độc đoán. Như vậy kiểm toán nội bộ tồn tại không chỉ có ý nghĩa trong việc hoàn thiện hoá hệ thống kiểm toán mà còn góp phần khẳng định tư cách, vị trí, bản lĩnh và tính đại diện cao của các cấp lãnh đạo. Nó là công cụ để xác lập quyền hạn đủ mạnh của các cấp quản lý trong việc đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp và thắng trong cạnh tranh trong điều kiện gay gắt hiện nay của nền Kinh tế. * Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ với kiểm toán viên bên ngoài. Có quan điểm cho rằng kiểm toán nội bộ là sự mở rộng công việc của kiểm toán viên bên ngoài. Ngày nay quan điểm này vẫn đúng tương đối. Nếu xét sự khác nhau cơ bản giữa kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên bên ngoài về trách nhiệm và mục tiêu hoạt động thì quan điểm này dần thay đổi, vì trách nhiệm của kiểm toán viên bên ngoài chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán trước các bên (bên kiểm toán và bên được kiểm toán, bên thứ ba: là những người sử dụng thông tin đã được kiểm toán). Còn kiểm toán viên nội bộ thì chịu trách nhiệm chủ yếu với tổ chức của mình. Kiểm toán viên bên ngoài đặc biệt quan tâm tới sự đúng đắn của sự khác nhau cơ bản này không phải là tất cả để khẳng định hai loại hình kiểm toán này không có mối quan hệ với nhau. Bởi lẽ, trong quá trình được kiểm toán bởi một tổ chức bên ngoài, trong bất kỳ trường hợp nào kiểm toán viên nội bộ cũng phải hỗ trợ giúp kiểm toán viên bên ngoài hoàn thành nhiệm vụ của mình đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán cao nhất. Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, kiểm toán viên bên ngoài cũng phải có sự hiểu biết nhất định về bộ phận kiểm toán nội bộ. Điều quan trọng là mối quan tâm chung của cả hai loại hình kiểm toán xuất phát từ mục tiêu là đảm bảo sự đúng đắn của hệ thống kiểm soát và kế toán. ở Mỹ, theo đạo luật 1977 về những hành vi hối lộ nước ngoài, các tổ chức phải duy trì hệ thống kiểm soát kế toán nội bộ đúng đắn, đồng thời mối quan tâm của Uỷ ban chứng khoán và giao dịch buộc phải có báo cáo của ban quản lý thông tin về sự đầy đủ của hệ thống kiểm soát nội bộ. Như vậy không những kiểm toán nội bộ có mối liên hệ nhất định, những đóng góp to lớn đối với việc hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận khác, giúp Ban lãnh đạo điều hành quản lý tốt mà còn hỗ trợ kiểm toán viên bên ngoài hoàn thành cuộc kiểm toán có chất lượng để đưa ra những thông tin chính xác về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 3. Kiểm toán nội bộ trong các Tổ chức tín dụng. Theo luật các tổ chức tín dụng thông qua trong Quốc hội khoá 10, kỳ họp thứ 2 (12-12-1997) quy định: “Tổ chức tín dụng phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ thuộc bộ máy điêù hành, giúp tổng Giám đốc hoặc Giám đốc điều hành thông suốt, an toàn và đúng Pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng”. Vị trí và vai trò của kiểm toán nội bộ càng được khẳng định sau khi quyết định số 03-98 QĐ/NHNN3 (3-1-1998) của Thống đốc ngân hàng Nhà nước được ban hành vê quy chế: "Mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam". Trong điều 5 của quy định có nêu: “Tất cả các tổ chức tín dụng quy định tại điều 2, khoản 1 quy Chế này phải thành lập bộ máy kiểm tra nội bộ chuyên trách tại trụ sở chính và các đơn vị thành viên. Bộ máy này trực thuộc tổng giám đốc hoặc Giám đốc”. Các tổ chức tín dụng quy định tại điều 2, khoản 1 quy chế này là: Ngân hàng quốc doanh (bao gồm cả ngân hàng phục vụ người nghèo và ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long). Ngân hàng thương mại cổ phần. Các công ty tài chính (bao gồm cả các công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam, công ty cho thuê tài chính). Các ngân hàng liên doanh. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương ... 4. Các yêu cầu đối với Kiểm toán nội bộ của các Tổ chức tín dụng. 4.1. Điều kiện để Kiểm toán nội bộ hoạt động. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo và chỉ có nghĩa vụ báo cáo với Ban lãnh đạo. Văn bản xác định cư cấu trật tự của toàn doanh nghiệp (tổ chức bộ máy, tổ chức quy trình, cư cấu quyền hạn); bản trình bầy phải rõ ràng và cập nhật. Hoạt động kiểm toán tất cảcác quy trình nghiệp vụ và hoạt động của tổ chức tín dụng. 4.2. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ. Kiểm toán khả năng hoạt động, tính hiệu quả, hữu hiệu và đầy đủ của hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán việc ứng dụng, khả năng hoạt động, tính hữu hiệu và đầy đủ của hệ thống quản lý và cỏntolling rủi ro, của hệ thống thông tin báo cáo cũng như của hệ thống tài chính kế toán. Kiểm toán việc tuân thủ pháp luật, các quy định hiện hành của thanh tra cũng như các quy định khác. Kiểm toán việc tuân thủ những quy chế hoạt động của doanh nghiệp, cư cấu tổ chức và các quy định khác. Kiểm toán việc tuân thủ mọi quy trình hoạt động và nghiệp vụ và các quy định , các biện pháp bảo vệ tài sản. 4.3. Những nguyên tắc đối với Kiểm toán nội bộ. Tính độc lập (độc lập khi thực hiện các nhiệm vụ, không bị chỉ đạo khi viết báo cáo và đánh giá kế quả kiểm toán). Phân tách chức năng những cán bộ của kiểm toán nội bộ về ngguyên tắc không bị giao những nhiệm vụ không thuộc nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ. Trong những trường hợp cụ thể có lý do chính đáng, một số cán bộ với kiến thức chuyên sâu của mình có thể làm kiểm toán nội bộ. Thông tin đầy đủ: Quyền được thong tin đầy đủ và không hạn chế liên quan đến mọi mặt:nghĩa vụ thông tin bổ xung của tất cả các đơn vị đối với Kiểm toán nội bộ một khi phát hiện ra những thiếu sót nghiêm trọng hoặc để xẩy ra những thiệt hại đáng kể trong đơn vị của mình hoặc khi có sự nghi ngờ về điều đó. Trình độ của cán bộ: việc bố trí nhân sự về số lượng và chuyên môn (luôn có kiến thức mới nhất) phải đảm bảo phù hợp với các nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ. Các cán bộ của kiểm toán nội bộ cần phải có những kiến thức chuyên sâu về kiểm toán cũng như những kiến thức tổng quát về lĩnh vực dược kiểm toán. 4.4. Việc thực hiện Kiểm toán nội bộ. Lập kế hoạch kiểm toán năm toàn diện và định hướng vào rủi ro. Kiểm toán đột xuất được phép tiến hành bất cứ lúc nào (khi những thiếu sót đã rõ ràng, khi co nhu cầu thông tin nhất định). 4.5. Quy mô của trách nhiệm kiểm toán Định hướng vào rủi ro đối với tất cả các quy trình. Loại hình, quy mô, tần suất và phương pháp kiểm toán phải đảm bảo sao cho các kết quả kiểm toán phải đưa ra được những thông tin rõ ràng về mức độ tuân thủ và tính hợp lý trong nội bộ từng lĩnh vực kiểm toán. 4.6. Hồ sơ công tác. Ghi lại thành hồ sơ các công việc đã thực hiện cũng như những thiếu sót dược phát hiện và các kết luận. Dễ hiểu đối với người thứ ba. 4.7. Nghĩa vụ báo cáo. Nhanh bằng văn bản. ý kiến của bộ phận được kiểm toán đối với những thiếu sót được phát hiện và kiến nghị. Báo cáo phải trình bày về nội dung kiểm toán. Đánh giá kết quả, kiến nghị sửa đổi cho hợp lý. Báo cáo chung hàng năm gửi tới các thàh viên của Ban lãnh đạo. 4.8. Xử lý các thiếu sót được phát hiện. Giám sát việc khắc phục ngay các thiếu sót và việc thực hiện các kiến nghị ở hình thức thích hợp (kiểm toán việc thực hiện-follow up) Nếu các thiếu sót không được khắc phục trong thời hạn thích hợp phải báo cáo bằng văn bản cho ban lãnh đạo. II. Hệ thống Kiểm toán nội bộ của các Tổ chức tín dụng. 1. Khái niệm hệ thống Kiểm toán nội bộ trong các Tổ chức tín dụng. Theo quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam (QĐ số 03/1997/QĐ-NHNN3 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 03/01/1998): “Kiểm tra, kiểm toán nội bộ (gọi chung là kiểm tra nội bộ trong các tổ chức tín dụng là việc tổ chức tín dụng thực hiện các phương pháp giám sát, kiểm tra và kiểm toán nội bộ nhằm bảo đảm thực hiện đúng các quy định pháp luật, các quy chế quản lý của Ngành và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, hạn chế rủi ro trong hoạt động và bảo vệ an toàn tài sản, bảo đảm tính toàn diện, và tin cậy của số liệu hạch toán”. 2. Cơ sở. Mỗi một tổ chức tín dụng phải có một đơn vị kiểm toán nội bộ đủ khả năng hoạt động; điều này cũng áp dụng đối với các doanh nghiệp do các tổ chức tín dụng diều hành với tư cách là đơn vị phụ thuộc về mặt pháp lý. Các tổ chức tín dụng phải có một cơ cấu tổ chức kinh doanh nghiêm túc đúng đắn và một quy trình kiểm tra nội bộ thoả đáng. Bên cạnh cơ chế kiểm tra nội bộ thì kiểm toán nội bộ cũng là thành phần của quy trình kiểm tra nội bộ này (“cơ chế giám sát nội bộ”). Cơ chế kiểm tra nội bộ bao gồm tất cả các hình thức giám sát được cài đặt trực tiếp hay gián tiếp vào các quy trình công tác cần được giám sát (sự giám sát gắn liền với quá trình). Những biện pháp giám sát này được thực hiện bởi các cá nhân hay đơn vị tham gia trong mỗi quy trình công tác đó và hộ thường cũng là những người phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của quy trình cần giám sát cũng như về kết quả giám sát. Bộ phận này là một đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp với nhiệm vụ thực hiện giám sát theo uỷ quyền của Ban giám đốc tất cả các quy trình hoạt động và kinh doanh trong nội bộ tổ chức tín dụng, giám sát việc quản lý và điều tiết rủi ro cũng như cơ chế kiểm tra nội bộ. Kiểm toán nội bộ chỉ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ này nếu như họ hoạt động độc lập với các lĩnh vực và quy trình công tác được kiểm toán (sự giám sát độc lập với quá trình). Vì vậy công việc kiểm toán của kiểm toán nội bộ được thực hiện bởi những người tham gia vào các quá trình kinh doanh của tổ chức tín dụng và không chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của quy trình được giám sát. 3. Yêu cầu về việc xây dựng hệ thống Kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng. 3.1. Trách nhiệm của Ban giám đốc. Kiểm toán nội bộ là một công cụ của toàn thể Ban giám đốc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc cũng như có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Ban giám đốc, cụ thể là Giám đốc nếu có thể được. Việc thiết lập một đơn vị Kiểm toán nội bộ và đảm bảo rằng đơn vị này có đủ khả năng hoạt động là trách nhiệm của toàn thể Ban giám đốc và không thể giao phó cho người khác. Điều này vẫn có hiệu lực ngay cả khi mỗi thành viên trong Ban giám đốc chỉ phụ trách một số lĩnh vực hoạt động nhất định trrong nội bộ tổ chức tín dụng. Tiền đề quan trọng cho khả năng hoạt động của kiểm toán nội bộ là một nội quy lập thành văn bản áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp. Bản nội quy này được soạn thảo với trách nhiệm của ban giám đốc, được Ban giám đốc chuẩn y và ban hành cũng như về sự phân cấp thẩm quyền. Nội quy này phải giúp cho kiểm toán nội bộ có thể theo đó tiến hành kiểm toán mà không cần một cơ sở gì khác. Ngoài ra, Ban giám đốc có trách nhiệm ban hành bằng văn bản các điều kiện khung cho kiểm toán nội bộ, trong đó đặc biệt quy định về mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm, vị thế về mặt tổ chức, quyền hạn cũng như về nghĩa vụ báo cáo của nhhững người làm công tác kiểm toán nội bộ theo các nguyên tắc cơ bản đối với công việc kiểm toán nội bộ. Các điều kiện khung phải được kiểm tra lại theo định kỳ và nếu cần thì phải được điều chỉnh lại cho phù hợp. Tối thiểu mỗi năm một lần, Ban giám đốc phải thông báo bằng văn bản chô Hội đồng quản trị biết về các kết luận quan trọng của kiểm toán nội bộ. Trong đó đặc biệt phải nêu rỗ những sai phạm nghiêm trọng đã được phát hiện, những biện pháp đã đưa ra nhằm khắc phục những sai phạm này cũng như thực tế triển khai thực hiện các biện pháp đó. Đối với những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng thì phải thông báo ngay cho Hội đồng quản trị biết. 3.2. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ phải thực hiện kiểm toán đối với tất cả các quy trình hoạt động và kinh doanh của tổ chức tín dụng tuỳ theo quy mô và mức độ rủi ro trong công việc của doanh nghiệp hay giao dịch kinh doanh. Kiểm toán nội bộ đặc biệt phải kiểm toán và đánh giá về khả năng hoạt động, tính hiệu quả, tính kinh tế và sự thoả đáng của cơ chế kiểm tra nội bộ, kiểm toán và đánh giá việc áp dụng, khả năng hoạt động, tính hiệu quả và sự thoả đáng của các cơ quản lý và điều hành rủi ro, của chế độ thông tin báo cáo, của hệ thống thông tin và của chế độ tài chính kế toán, kiểm toán và đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định về pháp lý thanh tra hiện hành cũng như các quy định khác, việc chấp hành các quy chế, chế độ và quy tắc của doanh nghiệp cũng như tính nghiêm túc đúng đắn của tất cả các quy trình hoạt động kinh doanh và các quy định và biện pháp nhằm bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. Nguyên tắc giám sát độc lập với quá trình không loại trừ khả năng kiểm toán nội bộ, trong khuôn khổ các quy định được cụ thể hoá trong từng trường hợp, cũng có thể thực hiện nhiệm vụ gắn liền với quá trình thực hiện dự án. Khi đó, kiểm toán nội bộ phải đảm bảo rằng tính độc lập của họ vẫn được giữ nguyên và không xảy ra bất kỳ một sự xung đột quyền lợi nào. Kiểm toán nội bộ cũng thực hiện các cuộc kiểm toán đặc biệt. Theo quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ trong các TCTD có 11 nhiệm vụ, cụ thể: Dự thảo để Tổng giám đốc (giám đốc) trình HĐQT, ban hành các phương thức, nội dung và quy trình nghiệp vụ trông kiểm tra, kiểm toán noọi bộ tổ chức tín dụng. Xây dựng và trình Tổng giám đốc (giám đốc) duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Trực tiếp hoặc phối hợp với Ban kiểm soát tiến hành kiểm tra công tác quản lý và điều hành theo đúng quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng và quy định nôi bộ của các tổ chức tín dụng. Kiểm tra việc chấp hành quy trình hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng và các đơn vị thành viên. Giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của NHNN về bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và kiến nghị các bbbiện pháp nâng cao khả năng bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ. Báo cáo Tổng giám đốc (giám đốc), Ban kiểm soát kết quả kiẻm tra định kỳ hoặc đột xuất và nêu những kiến nghị khắc phục khuyết điểm, tồn tại. Trong phạm vi chức năng và quyền hạn theo quy định của pháp luật. Xem xét giải quyết hoặc trình Tổng giám đốc (giám đốc) giaỉ quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến tổ chức tín dụng, hoặc kiểm tra công tác xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc tổ chức tín dụng. Đối với tổ chức tín dụng thành lập thường trực chống tham nhũng do bộ phận này thực hiện. Rà soát hệ thống các quy định an toàn trong kinh doanh, phát hiện các cơ sở, bất hợp lý để kiến nghị bổ sung, sửa đổi. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc (giám đốc) giao. 3.3. Các nguyên tắc cơ bản đối với Kiểm toán nội bộ. Công tác kiểm toán nội bộ phải được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau: *Tính độc lập : Ngoài quyền chỉ đạo của Ban giám đốc về việc tổ chức các cuộc kiểm toán bổ sung, thì Kiểm toán nội bộ phải thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tự chủ và độc lập. Đặc biệt cần đảm bảo rằng Kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ một sự chỉ đạo rong việc lập báo cáo kiểm toán và đánh giá các kết quả kiểm toán. *Sự phân tách chức năng: Về nguyên tắc, không được phép giao cho các nhân viên làm việc tại kiểm toán nội bộ thực hiện những nhiệm vụ không nằm trong phạm trù kiểm toán. Tuyệt đối họ không được phép đảm nhận những nhiệm vụ không tương hợp với công tác kiểm toán. Về nguyên tắc, cũng không nên giao cho những nhân viên làm việc tại các phòng ban khác của tổ chức tín dụng đảm nhận các công việc kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên điều đó không loại trừ khả năng, trong những trường hợp cụ thể có lý do chính đáng, cũng có những người khác tạm thời làm việc cho kiểm toán nội bộ vì họ có những kiến thức chuyên môn đặc biệt. Chừng nào tính độc lập của kiểm toán nội bộ được đảm bảo thì họ có thể trong khuôn khổ công việc của mình thực hiện công tác tư vấn cho Ban giám đốc hoặc cho các đơn vị tổ chức khác trong tổ chức tín dụng. *Thông tin đầy đủ: Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, kiểm toán nội bộ có quyền được nhận thông tin đầy đủ và không hạn chế. Như vậy, kiểm toán nội bộ phải được trả lời ngay về các thông tin mà họ yêu cầu, được cung cấp ngay tất cả mọi hồ sơ tài liệu cần thiết và được xem tất cả các quy trình hoạt động và kinh doanh trong tổ chức tín dụng. Các chỉ thị và nghị quyết của ban giám đốc phải được thông báo cho Kiểm toán nội bộ biết, nếu như chúng có thể có tầm quan trọng trực tiếp hay gián tiếp đối với Kiểm toán nội bộ. Ngoài ra, tất cả các đơn vị tổ chức đều có trách nhiệm cung cấp những thông tin cho kiểm toán nội bộ, nếu như trong lĩnh vực hoạt động của mình thấy có những sai phạm nghiêm trọng hay phát sinh nhưngx thiệt hại đáng lưu ý hoặc cố một nghi vấn cụ thể nào đó. Nếu có những hay đổi quan trọng trong cơ chế kiểm tra nội bộ thì phải thông báo kịp thời cho Kiểm toán nội bộ biết. *Trình độ nghiệp vụ của nhân viên: Ban giám đốc cần đảm bảo sao cho trang bị nhân sự và vật chất trước hết phải định hướng theo tổ chức và quy mô công việc của họ. Trang bị về nhân sự và vật chất trước hết phải định hướng theo tổ chức doanh nghiệp, các lĩnh vực kinh doanh, tình hình hoạt động kinh doanh và cơ cấu rủi ro của các tổ chức tín dụng cũng như theo các quy định về thanh tra giám sát. Thông qua các biện pháp thích hợp, cần phải đảm bảo rằng những người làm công tác kiểm toán nội bộ luôn có một trình độ nghiệp vụ phù hợp với bước phát triển mới nhất trong quy trình hoạt động và kinh doanh đưọc kiểm toán. Họ phải thấu hiểu về cơ cấu rủi ro của các quá trình. Họ phải có một kiến thức chuyên môn được cập nhật về kiểm toán và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực được kiểm toán. Như vậy mới có thể thực hiện được công tác kiểm toán nội bộ một cách đúng đắn và hiệu quả. 3.4. Thực hiện kiểm toán. *Lập kế hoạch kiểm toán: Công việc của kiểm toán nội bộ đựa trên cơ cở một kế hoạch kiểm toán toàn diện và được bổ sung hằng năm. Việc lập kế hoạch kiểm toán phải định hướng theo mức độ rủi ro. Khi lập kế hoạch kiểm toán cần lưu ý đến quy mô hoạt động kinh doanh và quy mô của tổ chức tín dụng. Tất cả các quy trình hoạt động và kinh doanh của tổ chức tín dụng cũng như các bộ phận đóng ngoài trụ sở tổ chức tín dụng phải được kiểm toán sau một khoảng thời gian thích đáng, về nguyên tắc là trong vòng ba năm. Nếu tồn tại những rủi ro đặc biệt thì phải được Ban giám đốc phê duyệt và được ghi chép đầy đủ thành văn bản. Những điều chỉnh quan trọng trong việc lập kế hoạch kiểm toán phải được phê duyệt của Ban giám đốc. Phải liên tục kiểm tra lại và tiếp tục phát triển việc lập kế hoạch kiểm toán, phương pháp kiểm toán và chất lượng kiểm toán. *Kiểm toán đặc biệt: Cần phải đảm bảo sao cho bất cứ lúc nào cũng có thể tiến hành ngay được các cuộc kiểm toán đặc biệt ngoaì kế hoạch (nếu cần thiết) trong từng bbước có những sai phạm ngày càng bộc lộ rõ nét hoặc có những yêu cầu thông tin nhất định. *Phạm vi nghĩa vụ kiểm toán: Để hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán nội bộ, các hoạt động kiểm toán cần được thực hiện như là một cuộc kiểm toán định hướng rủi ro đối với cơ cấu tổ chức và quy trình vận hành. Việc quản lý và điều tiết rủi ro cũng như cơ chế kiểm tra nội bộ của tất cả các quá trình hoạt động và kinh doanh trong tổ chức tín dụng, kể cả khi các quy trình này được chuyển giao cho các doanh nghiệp khác, gồm cả các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ do một nhóm tổ chức tín dụng thành lập ra để nhằm mục đích chỉ cung ứng dịch vụ cho các tổ chức tham gia hùn vốn vào các tổ chức tín dụng này. Hình thức, quy mô, chu kỳ và phương pháp kiểm toán nội bộ phải đảm bảo sao cho kết quả kiểm toán phản ánh được mức độ nghiêm túc đúng đắn và hiệu quả trong mỗi lĩnh vực được kiểm toán. Trong trường hợp chuyển giao chức năng cho doanh nghiệp khác hoặc công ty cung ứng dịch vụ cho nhiều khách hàng thì kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng đã chuyển giao chức năng phải thường xuyên thẩm tra lại khả năng hoạt động của kiểm toán nội bộ của công ty cung ứng dịch vụ. Báo cáo kiểm toán của của họ phải được gửi cho kiểm toán nội bộ của tổ chức chuyển giao chức năng. Đối với các công ty cung ứng dịch vụ cho nhiều khách hàng thì hoạt động kiểm toán nội bộ có thể do kiểm toán nội bộ của một hay nhiều tổ chức tín dụng đã chuyển giao chức năng hoặc do chính kiểm toán viên nội bộ của công ty cung ứng dịch vụ đó thực hiện theo sự uỷ quyền của các tổ chức tín dụng đã chuyển giao chức năng. Kết quả kiểm toán phải được thông báo cho tất cả các tổ chức tín dụng liên quan, đặc biệt là để kiểm tra các sai phạm được phát hiện. *Hồ sơ công tác: Mỗi một cuộc kiểm toán đều phải ghi lại thành hồ sơ công tác. Qua hồ sơ này, một người thứ ba phải có thể hiểu được các công việc đã tiến hành cũng như các sai phạm đã được phát hiện đưa ra kết luận. *Nghĩa vụ báo cáo: Sau mỗi cuộc kiểm toán, kiểm toán nội bộ đều phải lập ngay một báo cáo bằng văn bản và về nguyên tắc là phải trình cho các thành viên Ban giám đốc có thẩm quyền biết. Các sai phạm và kiến nghị nêu trong báo cáo phải được thành viên Ban giám đốc phụ trách mảng hoạt động bị kiểm toán đó xem và cho ý kiến. Nếu có những sai phạm nghiêm trọng thì phải trình ngay báo cáo cho tất cả các thành viên Ban giám đốc biết. Báo cáo kiểm toán nội bộ trước hết phải trình bày về nội dung kiểm toán và các kết luận kiểm toán, đặc biệt nêu rõ các sai phạm nghiêm trọng. Trong đó phải có đánh giá về kết quả kiểm toán, nếu cần thiết thì phải đưa ra kiến nghị để sửa đổi cho phù hợp. Những nguy cơ và rủi ro đối với tổ chức tín dụng cần phải được thể hiện đặc biệt và thông báo kịp thời. Khi kết thúc một năm kinh doanh, kiểm toán nội bộ phải lập một báo cáo tổng hợp về mọi hoạt độngkiểm toán mà họ đã tiến hành tong năm kinh doanh đó và trình cho tất cả các thành viên ban giám đốc. Báo cáo tổng hợp phải cho thấy các mục tiêu đề ra trong kế hoạch kiểm toán có thực hiện được hay không và thực hiện được ở mức độ nào. trong báo cáo phải nêu ra các sai phạm nghiêm trọng được phát hiện, các biện pháp kiến nghị thi hành để sửa chữa các sai phạm đó và thực thi các biện pháp này. Trong quá trình kiểm toán có phát hiện được nhhững sai phạm nghiêm trọng của thành viên Ban giám đốc thì lập tức phải báo cáo ngay bằng văn bản cho toàn thể Ban giám đốc biết. Ban giám đốc có trách nhiệm thông báo ngay bằng văn bản cho Chủ tịch Hội đồng quản trị biết. Nếu Ban giám đốc không thực hiện nghĩa vụ báo cáo của mình học không đưa ra những biện pháp thích đáng thì khi có kiểm toán nội bộ phải thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Hội đồng quản trị biết. Các báo cáo phải được cung cấp khi có yêu cầu cho các kiểm toán viên. bên ngoài hay Ban giám đốc cũng phải thông báo với các cơ quan đại chúng. *Phản ứng trước các sai phạm phát hiện được: Việc khẩn trương khắc phục các sai phạm thiếu sót đã được phát hiện khi tiến hành kiểm toán và việc triển khai thực hiện các kiến nghị phải được kiểm toán nội bộ giám sát chặt chẽ dưói một hình thức thích hợp và ghi lại thành văn bản hồ sơ, nếu cần thiết thì phải có sự kiểm tra lại. Cách thực hiện việc này phải được quy định rõ trong điều kiện chung. Nếu các sai phạm nghiêm trọng tại một lĩnh vực hoạt động nhất định nào đó không được khắc phục sau một khoảng thời gian thích đáng thì trưởng phòng kiểm toán nội bộ trước tiên sẽ thông báo bằng văn bản về vấn đề này cho thành viên Ban giám đốc phụ trách mảng nghiệp vụ đó. Nếu sai phạm vẫn tiếp tục không sửa chữa thì chậm nhất là đến khi lập báo cáo tổng hợp tiếp theo phải thông báo bằng văn bản cho toàn thể ban giám đốc về các sai phạm chưa được khắc phục cũng như các kiến nghị chưa được thực hiện. *Lưu giữ hồ sơ kiểm toán: Các báo cáo kiểm toán nội bộ và các hồ sơ công tác phải được lưu giữ trong sáu năm. 3.5. Uỷ nhiệm nhiệm vụ kiểm toán nội bộ cho các kiểm toán viên bên ngoài thực hiện. Thông thường, nhiệm vụ kiểm toán nội bộ phải do các nhân viên trong kiểm toán nội bộ doanh nghiệp đảm nhận. Công việc này sẽ được giao cho những người bên ngoài thực hiện đối với một số lĩnh vực hoạt động nhất định. Sau khi xem xét các khả năng rủi ro thấy điều này là có thể chấp nhận được. Tại các tổ chức tín dụng nhỏ, vì lý do quy mô hoạt động thấy việc thiết lập ra một hệ thống kiểm toán nội bộ là không tương xứng thì nhiệm vụ kiểm toán nội bộ cũng có thể giao cho một thành viên trong Ban giám đốc thực hiện hoặc giao toàn bộ hoặc một phần cho các tổ chức kiểm toán hay kiểm toán viên bên ngoài thực hiện, với điều kiện họ không đồng thời là kiểm toán viên kiểm toán năm của tổ chức tín dụng này. Trong trường hợp chuyển giao toàn bộ hoặc một phần công việc kiểm toán nội bộ cho những cá nhân hoặc công ty bên ngoài thực hiện thì phải bảo đảm sao cho không làm ảnh hưởng đến tính nghiêm túc đúng đắn và khả năng hoạt động của kiểm toán nội bộ và khả năng kiểm tra và điều tiết của Ban giám đốc. Để đạt được điều này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35614.doc
Tài liệu liên quan