Đề thi chọn học sinh giỏi THCS môn: Hoá học 8

Câu 2. (3,0 điểm)

1. Có 3 chất rắn riêng biệt ở dạng bột: MgO, P2O5, Na2O. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất rắn trên.

2. Công thức hóa học của một số hợp chất vô cơ được viết như sau: NaS; CO; AlSO4; H2PO4; Fe(OH)2; MgO2.

a. Những công thức nào viết đúng, công thức nào viết sai? Hãy sửa lại các công thức viết sai.

b. Cho biết các hợp chất trên thuộc loại hợp chất vô cơ nào và gọi tên các hợp chất đó.

Câu 3.(3,0 điểm)

1. Viết phương trình phản ứng (nếu có) xảy ra khi cho khí H2 dư đi qua các bình mắc nối tiếp nung nóng chứa lần lượt từng chất sau: CaO; Fe2O3; K2O; P2O5.

2. Trong một bình kín dung tíc 5,6 lit (đktc) chứa đầy hỗn hợp khí CO và O2. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với khí hidro là 15,2.

a. Tính số phân tử của từng khí và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong bình.

b. Nung nóng bình đến khi phản ứng kết thúc. Xác định các loại phân tử có trong bình.

 

doc2 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi THCS môn: Hoá học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS HẢI HẬU NĂM HỌC 2017 – 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: HOÁ HỌC 8 (Thời gian làm bài 150 phút Đề thi gồm 02 trang) Câu 1. (3,0 điểm) 1.Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 84, trong đó có tổng số hạt mang điện gấp hai lần tổng số hạt không mang điện. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 8. a. Xác định kí hiệu hóa học của X và Y. b. Xác định công thức hóa học của các chất tạo bởi 2 nguyên tố X; Y và các nguyên tố khác (nhất thiết phải chứa X và Y). Cho biết số proton trong hạt nhân của một số nguyên tử: (N = 7; O = 8; Na = 11; Mg = 12; S = 16) 2. Xác định các chất A, B, C, D trong dãy biến đổi hóa học sau và viết phương trình phản ứng. Biết phân tử A có 7 nguyên tử và dung dịch của chất C làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh. O2 A D B C + D Câu 2. (3,0 điểm) 1. Có 3 chất rắn riêng biệt ở dạng bột: MgO, P2O5, Na2O. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất rắn trên. 2. Công thức hóa học của một số hợp chất vô cơ được viết như sau: NaS; CO; AlSO4; H2PO4; Fe(OH)2; MgO2. a. Những công thức nào viết đúng, công thức nào viết sai? Hãy sửa lại các công thức viết sai. b. Cho biết các hợp chất trên thuộc loại hợp chất vô cơ nào và gọi tên các hợp chất đó. Câu 3.(3,0 điểm) 1. Viết phương trình phản ứng (nếu có) xảy ra khi cho khí H2 dư đi qua các bình mắc nối tiếp nung nóng chứa lần lượt từng chất sau: CaO; Fe2O3; K2O; P2O5. 2. Trong một bình kín dung tíc 5,6 lit (đktc) chứa đầy hỗn hợp khí CO và O2. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với khí hidro là 15,2. a. Tính số phân tử của từng khí và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong bình. b. Nung nóng bình đến khi phản ứng kết thúc. Xác định các loại phân tử có trong bình. Câu 4.(2,5 điểm) Chất rắn X 1.Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm. Hãy cho biết: Phương pháp thu khí oxi ở hình bên là phương pháp gì? Vì sao có thể thu được như vậy? Chất rắn X có thể là những chất gì? Viết các phương trình phản ứng tương ứng với các chất vừa xác định. 2. Trong đời sống và sản xuất thường sử dụng một số loại nhiên liệu như: than, khí ga (chứa butan C4H10, propan C3H8), khí hidro. a. Hãy viết phương trình hóa học xảy ra khi đốt cháy những nhiên liệu này (biết C4H10, C3H8 phản ứng với khí O2 tương tự như CH4). b. Nếu sử dụng khí hidro thay thế cho hai nhiên liệu còn lại sẽ giúp làm giảm ô nhiễm môi trường. Em hãy giải thích vì sao? Câu 5.(3,0 điểm) 1. Khí cacbonic và nước là hai chất thường được sử dụng trong việc dập tắt đám cháy. Em hãy giải thích vì sao lại sử dụng chúng? 2. Đốt cháy hoàn toàn khí A cần dùng hết 8,96 dm3 khí oxi thu được 4,48 dm3 khí CO2 và 7,2g hơi nước. a. A do những nguyên tố nào tạo nên? Tính khối lượng A đã phản ứng. b. Biết tỉ khối của A so với hiđro là 8. Hãy xác định công thức phân tử của A. Biết thể tích các khi đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 6.(2,0 điểm) Nêu hện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau: a. Đốt cháy photpho trong bình chứa khí oxi. Sau phản ứng cho vào bình một ít nước, lắc đều rồi thả vào bình mẩu giấy quỳ tím. b. Dẫn khí CO đi qua ống thủy tinh chứa CuO nung nóng. Dẫn khí đi ra khỏi ống vào bình chứa nước vôi trong dư. Câu 7. (3,5 điểm) 1. Dẫn 6,72lit khí hiđro (đktc) đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở 400 0C. Sau một thời gian thu được 16,8 g chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng. 2. Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng là 37,2 gam . Hòa tan hỗn hợp này trong dung dịch có chứa 1mol H2SO4. a. Chứng tỏ rằng hỗn hợp này tan hết. b. Nếu tăng khối lượng hỗn hợp Zn và Fe gấp đôi trường hợp trước, lượng H2SO4 vẫn như cũ thì hỗn hợp mới này có tan hết hay không? c. Trong trường hợp (a) hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp biết thể tích khí hidro sinh ra là 13,44 lit (đktc). (Cho C = 12; H = 1; O = 16; K = 39; Cl = 35,5; Cu = 64; Fe = 56; S = 32; Zn = 65) Hết ... Họ và tên thí sinh: .......... Số báo danh:. Họ, tên chữ ký GT 1: . Họ, tên chữ ký GT 2: .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde thi HSG hoa 1_12443643.doc
Tài liệu liên quan