Giáo án môn Số học 6 - Tiết 40: Làm quen với số nguyên âm

Hoạt động 1: Ví dụ (15’)

GV : Đặt vấn đề như khung sgk “ -30C nghĩa là gì ?, Vì sao ta cần đến số có dấu “-“ đằng trước ?

GV : Giới thiệu số có

dấu “-“ và cách đọc .

GV : Giới thiệu các ví dụ tượng tự sgk .

(đưa hình vẽ phóng to)

- GV củng cố cách đọc “ số nguyên âm “ qua ?1

- Vậy “ -30C nghĩa là gì ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Số học 6 - Tiết 40: Làm quen với số nguyên âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40 Ngày Soạn : 22/11/2017 Ngày Giảng: 6A: 28/11/2017 Chương II: SỐ NGUYÊN §1. LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được nhu cầu cần phải mở rộng tập N . 2. Kỹ năng: Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua ví dụ thực tiễn. Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số. 3. Tư duy và thái độ: Yêu thích môn học. II Chuẩn bị: 1. GV: SGK, Thước kẻ có chia đơn vị. 2. HS: SGK, xem trước bài. III. Phương pháp dạy học thuyết trình, giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm... IV Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: (1’) 6A... 2. Đặt vấn đề: (5’) GV giới thiệu sơ lược về chương “ Số nguyên “ . GV yêu cầu HS thực hiện các phép tính:4 + 6; 4 .6; 4 - 6 GV giới thiệu nhu cầu phải có số nguyên âm . 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Ví dụ (15’) GV : Đặt vấn đề như khung sgk “ -30C nghĩa là gì ?, Vì sao ta cần đến số có dấu “-“ đằng trước ? GV : Giới thiệu số có dấu “-“ và cách đọc . GV : Giới thiệu các ví dụ tượng tự sgk . (đưa hình vẽ phóng to) - GV củng cố cách đọc “ số nguyên âm “ qua ?1 - Vậy “ -30C nghĩa là gì ? GV : Giới thiệu tiếp ví dụ 2 tương tự sgk .( có thể sử dụng hình vẽ biểu diễn độ cao ( âm, dương, 0). GV : Củng cố cách đọc qua ?2 , ?3. GV : Khẳng định lại ý nghĩa của “số nguyên âm “ trong thực tế thường được sử dụng trong trường hợp nào . Hoạt động 2: Trục số (15’) Gọi một học sinh lên bảng vẽ tia số, cả lớp cùng vẽ hình vào vở và nhận xét hình vẽ của bạn. Củng cố cách vẽ tia số, chú ý gốc tia số . GV: Nhấn mạnh cho học sinh tia số phải có gốc, chiều, đơn vị. GV : Xác định tia đối của tia số ? GV : Giới thiệu trục số như sgk . GV : Gợi ý HS xác định các giá trị tương ứng với mỗi vạch đã chia trên trục số , suy ra các điểm cần tìm . GV : Giới thiệu phần chú ý cách vẽ trục số theo cách khác GV: Cho học sinh thực hiện bài tập ?4 SGK. GV: Trong thực tế ta có thể vẽ trục số thẳng đứng như hình 34 SGK. - Trả lời theo sự hiểu biết vốn có . -Nghe giảng . - Đọc phần ví dụ 1 (sgk : tr 66) và thực hiện ?1 . -Nhiệt độ 3 độ dưới 00C . - Hoạt động tương tự ví dụ 1 . ?2- Độ cao của đỉnh núi Phan - xi- păng là 3 143 mét . - Độ cao của đáy vịnh Cam Ranh là âm 30 mét, hay trừ 30 mét . - Tương tự với ?3. -Vẽ tia số như H. 32 . HS : Xác định tia đối và biểu diễn các số nguyên âm dựa theo “ gốc tia “ và khoảng cách chia trên tia số . HS : Làm ? 4. - Dựa vào H. 33 1. Các ví dụ : SGK trang 67 - Các số : -1, -2, -3 . gọi là số nguyên âm . - Các ví dụ tương tự sgk . ?3 Ông bảy có âm (trừ) 150 000 đồng. Bà năm có 200 000 đồng Cô Ba có âm (trừ) 30 000 đồng 2. Trục số : Chiều âm Gốc Chiều dương - Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số. - Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương. - Chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm. ?4 – Điểm A biểu diễn số - 6. – Điểm B biểu diễn số - 2. – Điểm C biểu diễn số 1. – Điểm D biểu diễn số 5. 4. Củng cố: (8’) -Cho hs làm Bài 1/68 sgk Gọi hs đọc đề Gọi hs trả lời Cho hs làm Bài 2 Gọi hs trả lời Cho hs làm Bài 3 Gọi hs trả lời Bài 1 a) các nhiệt kế a,b,c,d,e theo thứ tự chỉ -3oC, -2oC, 0oC, 2oC, 3oC và đọc âm ba độ C, âm hai độ C, không độ C, hai độ C, ba độ C, ... b) Nhiệt độ chỉ trong nhiệt kế b cao hơn. Bài 2 a) Độ cao của đỉnh Núi Ê - vơ - rét là 8848. b) Độ cao của đáy vực Ma-ri-an âm 11 524 mét. Bài 3 Năm -776 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Xem lại kiến thức đã học - Ôn tập lại cách đọc các số nguyên - Làm BT 3,4,5 SBT - Xem trước §2 Tập hợp các số nguyên * Rút kinh nghiệm ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiết 40.doc