Đồ án Phân tích tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Biên Bòa Bibica (BBC)

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu Trang 4

Phần 1: Phân tích tổng quan Trang 5

1.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam Trang 5

1.2 Tổng quan về ngành bánh kẹo Việt Nam Trang 6

1.3 Tổng quan về Bibica Trang 7

1.3.1 Giới thiệu sơ lược về Bibica Trang 7

1.3.2 Phân tích SWOT Trang 8

 

Phần 2: Phân tích dòng tiền CTCP Bánh Kẹo Biên Hòa (Bibica) Trang 10

2.1 Phân tích dòng tiền từ hoạt động của Bibica Trang 10

2.1.1 Xem xét tổng quan dòng tiền qua các thời kỳ Trang 10

2.1.2 Xem xét tỷ trọng của các dòng tiền qua các năm Trang 11

2.1.3 Xem xét các thành phần của dòng tiền hoạt động Trang 11

2.1.4 Phân tích các yếu tố quan trọng cấu thành dòng tiền hoạt động Trang 13

2.1.5 Các chỉ số đánh giá dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp Trang 16

2.2 Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư Trang 18

2.2.1 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư Trang 18

2.2.2 Các thành phần chính của dòng tiền đầu tư Trang 18

2.3 Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài trợ Trang 19

2.3.1 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài trợ Trang 19

2.3.2 Các thành phần chính của dòng tiền tài trợ Trang 20

2.3.3 Xét các tỷ số thanh toán của công ty Trang 21

2.4 Kết luận chung từ phân tích dòng tiền Trang 21

 

Phần 3:Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 22

3.1 Tầm quan trọng của tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 22

3.2 Các thành phần của tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 23

3.3 Tính toán tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 23

3.3.1. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản Trang 24

3.3.2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường Trang 25

3.3.3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 26

3.4 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên tài sản Trang 27

3.5 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường Trang 29

3.6 Kết luận chung từ phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 30

 

Phần 4: Phân tích khả năng sinh lợi của CTCP Bánh Kẹo Biên Hòa Bibica

4.1 Phân tích doanh thu Trang 32

4.1.1 Phân tích các nguồn doanh thu chủ yếu của Bibica Trang 32

4.1.2 Phân tích tính ổn định của doanh thu Trang 34

4.1.3 Phân tích tính xu hướng của doanh thu trong thời gian tới Trang 36

4.1.4 Quan hệ giữa doanh thu, khoản phải thu và hàng tồn kho Trang 37

4.1.4.1 Doanh thu và các khoản phải thu Trang 37

4.1.4.2 Doanh thu và hàng tồn kho Trang 38

4.2 Phân tích giá vốn hàng bán Trang 39

4.2.1 Phân tích thay đổi trong lợi nhuận gộp của Bibica Trang 39

4.3 Phân tích chi phí Trang 42

4.3.1 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Trang 42

4.3.2 Các chi phí khác Trang 43

Kết luận phần 4 Trang 44

 

Phần 5: Phân tích triển vọng Trang 45

5.1 Dự phóng báo cáo tài chính của Bibica Trang 45

5.2 Dự phóng bảng cân đối kế toán Trang 51

5.3 Định giá công ty Bibica Trang 58

5.4 Nhận xét phần phân tích dự phóng Trang 59

Kết luận chung Trang 60

Phụ lục Trang 61

Tài liệu tham khảo Trang 72

 

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8916 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Biên Bòa Bibica (BBC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với dòng sản phẩm bánh kẹo thông thường việc công ty triển khai dự án dây truyền Layer cake tại Bình Dương hoàn tất vào 10/07 đã góp phần gia tăng doanh số của sản phẩm này từ 21% năm 2006 lên 31% năm 2008. Đồng thời khẳng định vị trí hàng đầu của nhãn hàng Hura trong những năm hiện nay. Đặc biệt từ năm 2004, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các công ty bánh kẹo trong và ngoài nước, Bibica đã phối hợp với Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia để nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm dinh dưỡng và các sản phẩm ăn kiêng không đường. Và hiện tại mặt hàng này ngày càng hiệu quả và tỷ trọng có dấu hiệu tăng lên trong những năm tiếp theo. Với tỷ suất lợi nhuận gộp rất cao từ 35-40% đây thực sự sẽ là sản phẩm chiến lược giúp gia tăng doanh số trong những năm tới của Bibica. Trước đây, Bibica vốn có thế mạnh truyền thống trong sản xuất kẹo. Tuy nhiên sau khi đầu tư vào dây chuyền sản xuất bánh bông lan mới ở Bibica Miền Đông, Bibica cũng đã trở thành một thương hiệu mạnh về sản phẩm bánh trong những năm gần đây. Hiện nay Bibica cung cấp cho thị trường các sản phẩm bánh như bích quy, snack, cookies, layer cake và bánh trung thu, bánh bông lan . Trong năm 2008 , đây là mảng sản phẩm có cơ cấu tiêu thụ lớn nhất với 57,56%, hiện nay các loại sản phẩm này được tiêu thụ tại thị trường trong nước. Theo biểu đồ trên ta thấy so với các năm trước thì cơ cấu doanh thu trong 9 tháng đầu năm 2009 có những chuyển biến tích cực: Mặt hàng bánh với sản phẩm chính là bánh bông lan Hura, chiếm khoảng 40% tổng doanh thu công ty với tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 25-30%. Sản phẩm kẹo chiếm 35% doanh số với tỷ suất lợi nhuận 25-28%. Thực phẩm dinh dưỡng 15% với tỷ suất lợi nhuận 35-40%. Và sản phẩm bánh trung thu 10% doanh số với tỷ suất lợi nhuận khoảng 40% Theo số liệu từ thực tế năm 2009, Bibica cung cấp ra thị trường 400 tấn bánh trung thu (tăng hơn năm 2008 là 20% và không phải thuê ngoài sản xuất).Tỷ lệ lãi gộp từ bánh Trung thu khoảng 40%. Tính đến thời điểm hiện tại, BBC đã đạt được 70% kế hoạch doanh số bán bánh Trung thu năm 2009.Theo tính toán của CafeF, lợi nhuận từ Bánh trung thu dự kiến mang lại cho BBC khoảng 6 ~ 9 tỷ đồng (tỷ suất lợi nhuận khoảng 13 -15%) trong năm 2009 Bánh trung thu của Bibica tập trung vào hai nhóm chính là bánh truyền thống và bánh dinh dưỡng dành cho người ăn kiêng, người mắc bệnh tiểu đường. Với luồng phân loại này hy vọng trong năm tới Bibica sẽ tiếp tục thành công với những sản phẩm đặc trưng này. 4.1.2.Phân tích tính ổn định của doanh thu: Bảng biến đổi doanh số theo năm từ 2005- lũy kế quí III/2009 của BIBICA: Đơn vị tính (triệu đồng) Năm 2005 2006 2007 2008 QúiIII/09 Doanh thu thuần 285,362 341,331 453,975 544,419 400.491 Phần trăm thay đổi 16.9% 19.6% 33% 19.92% Năm 2009: lũy kế đến quí III Năm 2005, doanh thu của Bibica đạt 285 tỷ đồng, năm 2006 đạt hơn 341 tỷ đồng, tăng 19,6%, tương ứng với khoảng 56 tỷ đồng. Năm 2007, doanh thu đột nhiên tăng cao hơn gần gấp rưỡi, khoảng 453 tỷ đồng, tăng 33,17% so với năm 2006, tương ứng với 112 tỷ đồng. Có thể nói, doanh thu của công ty có sự tăng trưởng tương đối nhanh. Điều này một phần là tăng trưởng và phát triển vượt bậc của nền kinh tế chung trong năn này ngoài ra còn chứng tỏ công ty đã không ngừng nỗ lực đàm phán, tìm kiếm mở rộng các mối quan hệ kinh tế nhằm làm tăng doanh thu, đồng thời cũng thể hiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tạo dựng được uy tín trên thị trường. 2005 còn là năm Bibica hoàn tất các công việc chuẩn bị và chính thức xuất khẩu lô hàng bánh trung thu đầu tiên sang thị trường Mỹ. Việc xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ, một thị trường nổi tiếng khắt khe về yêu cầu chất lượng cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm một lần nữa khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của Bibica. Nhờ bước tiến về mặt xuất khẩu này, doanh thu của Bibica sang năm 2006 đã tăng 19,5%. Thêm một lý do nữa khiến doanh thu không ngừng tăng trường là do Bibica rất chịu khó nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng để tung ra các sản phẩm mới vào các ngày lễ đặc biệt. Không những thế, các sản phẩm của Bibica cũng không ngừng đổi mới về mẫu mã nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Valentine năm 2006, công ty Bibica lần đầu tiên đưa ra thị trường Việt Nam sản phẩm Choco Bella Light sử dụng đường Isomalt thay thế hoàn toàn cho đường Sacharose bình thường, nhờ đó nhắm tới được đối tượng khách hàng là những người ăn kiêng, người e ngại thừa cân béo phì – những người tưởng chừng không bao giờ chạm tới thỏi socola. Năm 2007, doanh thu của công ty là 453,975 triệu VNĐ, tăng hơn 112 tỷ tương ứng với 33,17% so vời năm 2006. Lý giải điều này, bên cạnh những lý do đã nêu trên, còn phải kể đến việc Bibica chính thức khởi công xây dựng nhà máy Bibica Bình Dương vào ngày 22/01/07. Dự án Nhà máy Bibica Bình Dương trên diện tích 40.000 m2, trong đó gồm 79 tỷ đồng là tổng vốn đầu tư giai đoạn 1, gồm xây dựng nhà xưởng và đầu tư dây chuyền sản xuất bánh bông lan kem cao cấp từ Ý, Châu Âu có năng suất 2.500 tấn sản phẩm/năm. Việc đầu tư giai đoạn 1 Nhà máy Bibica Bình Dương dự kiến sẽ góp phần tăng thêm doanh thu bình quân hàng năm của Bibica hơn 90 tỷ đồng/năm và thực tế là doanh thu năm 2007 đã tăng thêm tới hơn 112 tỷ so với năm 2006. Trong năm 2008 lạm phát tăng cao dẫn đến lãi suất vay vốn ngân hàng tăng rất cao lên đến 21%, đẩy tất cả các doanh nghiệp Việt Nam vào tình huống vô cùng khó khăn. Trong tình hình đó Cty Bibica đã sử dụng hợp lý nguồn vốn có được trong đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược Lotte vào đầu năm 2008, nhờ đó đã giúp Công ty Bibica ổn định sản xuất, duy trì tốc độ tăng trưởng và đạt được kết quả gia tăng doanh số 19.92% so với năm 2007. Với mức doanh thu thuần đạt trên 544 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu cao nhất của BBC trong 4 năm qua. Bảng biến đổi doanh số theo quí từ quí III/2007 đến quí III/2009 của BIBICA: Qúi III III/2007 III/2008 QúiIII/09 Doanh thu thuần 126,452 146,135 162,040 Phần trăm thay đổi 15.56% 10.9% Tính riêng quý III/2009, đạt 162.040 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 10.9% so với cùng kì 2008 Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2009, Bibica đạt hơn 400 tỷ đồng doanh thu, tăng 6,04% so với cùng kỳ năm 2008 (380,42 tỷ đồng) và hoàn thành 67,51% kế hoạch cả năm (597,5 tỷ đồng). Trong nửa cuối năm 2009, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) kỳ vọng lợi nhuận của Bibica sẽ tăng mạnh từ mặt hàng bánh trung và 2 dòng sản phẩm cao cấp mới đưa ra thị trường. Chín tháng đầu năm 2009, Bibica đạt 400 tỷ doanh thu và hơn 34 tỷ lợi nhuận sau thuế, tương ứng ghi nhận sự tăng trưởng 6% và 1081% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện đáng kể tăng hơn 6,5% lên gần 30% từ mức 23,2% của cùng kỳ. Điều này có được nhờ: Chi phí tài chính giảm 80% do công ty không phải thực hiện dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Danh mục sản phẩm được thu gọn hiệu quả hơn cùng với sự giảm giá của nguyên liệu đầu vào giúp tỷ suất lợi nhuận được cải thiện. Tình hình tài chính của công ty rất lành mạnh. Tính đến cuối quý 3/2009, công ty còn gần 200 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức hơn 23% khá thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành. 4.1.3. Phân tích tính xu hướng của doanh thu trong thời gian tới a)Kế hoạch tương lai: Dự báo quý 4 và năm 2010 Thông thường doanh thu quý 4 tăng khoảng 15-20% so với quý 3 do tính mùa vụ của Tết. Tuy nhiên, Tết Nguyên Đán năm nay đến muộn, một phần doanh thu có được từ bán hàng Tết sẽ được chia sẻ sang quý 1 năm sau. Giá vốn hàng bán cũng không có nhiều biến động do phần lớn các nguyên liệu đầu vào chủ chốt đã được công ty ký hợp đồng cố định từ giữa tháng 6. Tuy nhiên biên lợi nhuận gộp dự kiến ở giảm nhẹ xuống mức 29% do không còn sự đóng góp của mặt hàng bánh trung thu có tỷ suất lợi nhuận cao. Ước tính quý 4 sẽ góp thêm 178 tỷ doanh thu và 13 tỷ lợi nhuận sau thuế, tương ứng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2009 đạt 579 tỷ và 47,4 tỷ. Ngoài ra kỳ vọng công ty sẽ được hoàn nhập khoảng 9 tỷ đồng từ khoản dự phòng đầu tư tài chính cuối năm 2008 với điều kiện VNIndex như hiện nay. Như vậy, lợi nhuận sau thuế 2009 của BBC dự kiến đạt 56,4 tỷ đồng, tương ứng với EPS2009 ~ 3600 đồng/cổ phiếu. Năm 2010 dây chuyền sản xuất chocopie đi vào hoạt động, chi phí khấu hao tăng hơn gấp đôi. Một vài yếu tố đầu vào như đường, sữa bột dự kiến sẽ có biến động tăng giá nhẹ so với năm 2009. Tuy nhiên sự cơ cấu lại các nhóm hàng, tập trung vào bánh chocopie, kẹo sữa cao cấp và các sản phẩm dinh dưỡng là những nhóm có tỷ suất lợi nhuận cao đủ khả năng bù đắp được phần chi phí tăng lên, biên lợi nhuận gộp dự kiến vẫn có sự cải thiện nhẹ tăng gần 1% đạt mức 30,3%. Theo ước tính của chúng tôi, năm 2010 sẽ ghi nhận sự tăng trưởng 30% trong doanh thu và 32% trong lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính, tương ứng đạt 753 tỷ doanh thu và gần 63 tỷ lợi nhuận sau thuế. Bằng sự đa dạng về mẫu mã sản phẩm cùng sự cải tiến về chất lượng, Tết 2010 năm nay Bibica dự kiến sẽ tung ra thị trường khoảng 4.500 tấn hàng, tăng 20% so với Tết năm ngoái. Hơn 150 chủng loại và 30 mẫu thiết kế mới, Bibica mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua hệ thống phân phối với trên 45.000 điểm bán và 200 siêu thị trên toàn quốc. b) Những thế mạnh và triển vọng tiềm năng Sau Kinh Đô, Bibica là thương hiệu lớn thứ 2 với khoảng 7-8% thị phần bánh kẹo cả nước. Vốn có thế mạnh về thương hiệu, là điều đặc biệt quan trọng đối với ngành sản xuất hàng tiêu dùng và bánh kẹo, Bibica còn được hưởng lợi rất nhiều khi có đối tác chiến lược là hãng bánh kẹo Lotte (Hàn Quốc) và trở thành nhà phân phối độc quyền của Lotte ở Việt Nam từ tháng 5/2008. Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các công ty bánh kẹo trong và ngoài nước, từ năm 2004, Bibica đã phối hợp với Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia để nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm dinh dưỡng và các sản phẩm ăn kiêng không đường. Đây là điều kiện để nhóm sản phẩm dinh dưỡng của Bibica sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong những năm tiếp theo với tỷ suất lợi nhuận rất cao (35-40% năm 2009). Từ giữa tháng 8/2009, Bibica đã bắt đầu chiến dịch quảng cáo cho Hura Deli như một phần của công tác tiếp thị cho mùa Trung Thu. Được bán với giá cao hơn Hura bình thường đến 40%, nhưng dòng sản phẩm này đáng được chú ý bởi hương vị đặc biệt của Ý và bao bì chuyên nghiệp, bắt mắt. Với công suất thiết kế 100 tấn/tháng và chiếm đến 30% tổng công suất sản xuất của toàn dòng Hura, VCSC kỳ vọng Hura Deli sẽ đóng góp đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận của Bibica trong tương lai. Trong nửa cuối năm 2009, Bibica tập trung phát triển phân khúc cao cấp với việc đưa ra thị trường dòng bánh bông lan Hura Deli và kẹo sữa cứng ExKool. Sản phẩm kẹo sữa cứng ExKool cũng đã được giới thiệu từ tháng 7, nhưng Bibica chọn thời điểm sau mùa Trung Thu để tăng cường quảng cáo cho dòng sản phẩm này.Việc giới thiệu những sản phẩm mới này sẽ dẫn đến chi phí bán hàng tăng trong ngắn hạn. Nhưng về lâu dài các sản phẩm có chất lượng cao hơn sẽ giúp cho Bibica cải thiện tỷ suất lợi nhuận và mở ra khả năng xuất khẩu trong tương lai. Một thế mạnh riêng có là doanh thu dòng sản phẩm bình dân hiện chiếm gần 50% tổng doanh thu của Bibica. Các mặt hàng bánh, kẹo, bánh mì... của Bibica được bán về các tỉnh với giá khoảng 2.000 đồng – 10.000 đồng/sản phẩm. Nếu sản phẩm là gói kẹo thì tính ra chỉ trên dưới 300 đồng/viên, phù hợp với túi tiền của người có thu nhập thấp, nhất là vùng nông thôn. Trong giai đoạn 2010-2011, năng lực sản xuất của Bibica sẽ còn được tăng cường khi 2 dự án mới đi vào hoạt động là Nhà máy Bibica Miền Đông giai đoạn 2 và Nhà máy Bibica Hưng Yên. * Đây là những thế mạnh và thuận lợi giúp các nhà đầu tư tin tưởng vào tiềm năng doanh thu của Bibica sẽ tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong những năm tiếp theo. 4.1.4. Quan hệ giữa doanh thu, khoản phải thu và hàng tồn kho. 4.1.4.1. Doanh thu và các khoản phải thu Thông thường doanh thu quý 4 tăng khoảng 15-20% so với quý 3 do tính mùa vụ của Tết Ước tính quý 4 sẽ góp thêm 178 tỷ doanh thu. Như vậy doanh thu cả năm 2009 có thể đạt 178+400.491= 578.419. Đơn vị tính: (triệu VND) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Doanh thu thuần 285,362 341,331 453,975 544,419 578.419 Phần trăm thay đổi 16.9% 19.6% 33% 19.92% 6.26% Các khoản phải thu 27,897 33,167 30,318 88,974 104,030 Phần trăm thay đổi 16,2% 18,89% -8,6% 193,47% 16,92% KPT trung bình 25,9515 30,532 31,743 59,646 96,502 Vòng quay KPT 10.99 11.18 14.30 9.13 6.00 Vòng quay các khoản phải thu = doanh số thuần hàng năm/ các khoản phải thu trung bình Trong đó: các khoản phải thu trung bình = (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2 Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức. Như vậy từ ý nghĩa trên của vòng quay khoản phải thu ta thấy trong năm 2007 chỉ số vòng khoản phải thu cao vì đây là năm nền kinh tế phát triển nhất khách hàng có khả năng tài chính cao nên dễ dàng thanh toán các khoản phải thu cho công ty, tăng trưởng doanh thu năm này cũng cao nhất trong những năm vừa qua và khoản phải thu giảm tới 8,6% so với 2006 Trong năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế gây khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp cũng như các công ty trong ngành Bibica phải nới lỏng chính sách tín dụng để cải thiện doanh số. Do đó khoản phải thu của công ty cũng tăng chóng mặt 193,47% so với năm 2007, cùng với vòng quay KPT thấp (9.13) mặc dù đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp năm 2008 nhưng với tốc độ tăng quá nhanh và đột ngột như thế sẽ khiến nhà đầu tư nhận định có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và công tác quản lý khoản phải thu của công ty còn hạn chế. Sang năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn kéo dài khiến tình hình kinh doanh của công ty còn bị ảnh hưởng lớn nên công ty tiếp tục phải nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng. Vòng quay khoản phải thu tiếp tục giảm (6). Tuy nhiên nhìn vào bảng trên ta cũng thấy được tốc độ tăng của các khoản phải thu đã giảm đáng kể chỉ còn 16.92% so với 193,47% trong năm 2008. Điều này chứng tỏ quản lý khoản phải thu của Bibica có khả quan và các nhà đầu tư có thể tin tưởng những thay đổi tích cực hơn trong 2010. 4.1.4.2. Doanh thu và hàng tồn kho Đơn vị tính (triệu VND)   Năm 2005 2006 2007 2008 lũy kế quí 3/09 Doanh thu thuần 285,362 341,331 453,975 544,419 400,491 Phần trăm thay đổi 16.90% 19.61% 33.00% 19.92% -26.44% Hàng tồn kho 61,414 64,157 86,850 86,,640 79,743 Phần trăm thay đổi 4.47% 35.37% -0.24% -7.96% - Hàng mua đang đi đường 1,147 2,098 3620 1049 159 Phần trăm thay đổi 82.91% 72.55% -71.02% -84.84% - Nguyên liệu, vật liệu 38,345 42,019 58,134 49,544 42,933 Phần trăm thay đổi 9.58% 38.35% -14.78% -13.34% - Công cụ, dụng cụ 973 1,010 1277 1544 1478 Phần trăm thay đổi 3.80% 26.44% 20.91% -4.27% -Chi phí SXKD dở dang 1,422 1,988 5858 1096 1992 Phần trăm thay đổi 39.80% 194.67% -81.29% 81.75% - Thành phẩm 24,955 16,911 17,764 25,331 21,645 Phần trăm thay đổi -32.23% 5.04% 42.60% -14.55% - Hàng hóa 39 47 22 6497 6494 Phần trăm thay đổi 20.51% -53.19% 29432% -0.05% - Hàng gửi đi bán 1,280 82 172 1566 5041 Phần trăm thay đổi -93.59% 109.76% 810.47% 221.90% Trong năm 2006 tốc độ tăng của doanh thu cao hơn so với hàng tồn kho chứng tỏ chính sách bán hàng của công ty đạt hiệu quả. Năm 2007, sự gia tăng trong hàng tồn kho chủ yếu sản phẩm dở dang 194.67% trong khi thành phẩm lại chỉ gia tăng 5.04%,và đặc biệt hàng hóa đã giảm 53.19% chứng tỏ sản xuất đang tăng cao, hàng bán ra đều được tiêu thụ nhanh chóng. Năm 2008 chi phí sản phẩm dở dang giảm trong khi thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán lại tăng quá cao chứng tỏ sản xuất chưa hiệu quả sản phẩm còn ứ đọng nhiều điều này có thể do trong năm này tình hình kinh tế khó khăn nên khả năng bán hàng của doanh nghiệp hạn chế. Trong năm 2009( lũy kế đến quí 3) hàng tồn kho giảm trong khi doanh thu thuần vẫn tăng cao hơn chứng tỏ khả năng bán hàng của doanh nghiệp là rất cao. Cũng khả quan như trong năm 2007, mặc dù sản phẩm dở dang tăng 81.75% nhưng thành phẩm(-14,55%) và hàng hóa giảm chứng tỏ khả năng bán hàng của doanh nghiệp đã hiệu quả trở lại, không còn tình trạng tồn ứ hàng hóa như 2008. 4.2. PHÂN TÍCH GIÁ VỐN HÀNG BÁN Gía vốn hàng bán là chi phí lớn nhất trong hầu hết các công ty và tác động trực tiếp đến lợi nhuận gộp của công ty. Những phân tích sau đây về đo lường lợi nhuận gộp, phân tích thay đổi trong lợi nhuận gộp sẽ cho thấy tác động của giá vốn hàng bán tác động đến lợi nhuận gộp của công ty như thế nào 4.2.1. Phân tích thay đổi trong lợi nhuận gộp của Bibica Lợi nhuận gộp hay tỷ lệ lợi nhuận gốp là thước đo thành quả chủ yếu. Lợi nhuận gộp được tính từ Doanh thu thuần – Gía vốn hàng bán, như vậy lợi nhuận gộp tỷ lệ nghịch với giá vốn hàng bán ở cùng mức doanh thu thuần. Một công ty phải tạo ra lợi nhuận đủ lớn để có lời và còn để tài trợ cho các khoản chi tiêu hướng về tương lai như chi phí nghiên cứu, phát triển, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp,… Số liệu về doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gôp BIBICA từ 2007-2009 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Lũy kế đến QIII/09 Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Doanh thu thuần 341,333 100% 453,975 100% 544,419 100% 400,490 100% Giá vốn hàng bán 254,909 74.68% 335,662 73.94% 420,514 77.24% 281,344 70.25% Lợi nhuận gộp 86,422 25.32% 118,313 26.06% 123,906 22.76% 119,147 29.75% Từ bảng thống kê trên ta thấy tỷ lệ giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp trên doanh thu của Bibica trong những năm vừa qua tương đối ổn định. Tỷ lệ lợi nhuận gộp/ doanh thu thuần từ 2007 đến quí III /2009 trung bình đạt xấp xỉ 26% và tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuẩn là 74% đây là những con số khả quan so với những công ty cùng ngành. Số liệu lũy kế đến quí III/2009 Chỉ tiêu KDC HHC BBC Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Doanh thu thuần 1,079,024 100% 311,852 100% 400,490 100% Giá vốn hàng bán 725,059 67,2% 265,619 85.16% 281,344 70.25% Lợi nhuận gộp 353,965 32,8% 46,314 14.84% 119,147 29.75% KDC :Công ty cổ phần Kinh Đô Bánh kẹo HHC – Công ty cổ phần bành kẹo Hải Hà Đặc biệt 3 quí đầu 2009 tỷ lệ lợi nhuận gộp cao nhất 29.75% chứng tỏ Bibica đã có những thành công trong việc điều chỉnh giảm giá vốn hàng bán( giá nguyên vật liệu, chi phí nhân công,..). Mức lợi nhuận này chỉ thấp hơn Kinh Đô(32.8%), thương hiệu bánh kẹo số 1 Việt Nam nhưng cao hơn hẳn so với Hải Hà một công ty bánh kẹo cùng ngành. Đây là một chuyển biến tích cực đáng để nhà đầu tư quan tâm Khoản mục 2008 2009 Tăng Giảm Doanh thu(triệu VND) 544,419 578.419 34,000 Giá vốn hàng bán( triệu VND) 420,514 381,324 39,190 Lợi nhuận gộp( triệu vnđ) 123,906 197,095 73,189 Khối lượng sản phẩm(triệu kg)(***) 12,986, 455 13,735,000 748500 Giá bán bình quân (VND/kg)(**) 41,922 42,113 191 Chi phí đơn vị SP hàng năm(VND/kg) 32,381 27,763 4618 Gía vốn hàng bán = GVHB Quí I(110,499)+ GVHB Quí II(83,906)+ GVHB Quí I(86,939)+ GVHB Quí I(86,939)*1.175( doanh thu quí IV tăng 17.5%)= 383,497 I- Phân tích thay đổi trong doanh thu: Thay đổi trong khối lượng hàng bán Thay đổi trong khối lượng (748,500) x đơn giá năm trước(41,911) = 31,379(trđ) (2) Thay đổi trong giá bán (VND) Thay đổi trong giá bán (191) x khối lượng bán năm trước (12,986,445) = 2,480 (tr) Thay đổi kết hợp trong khối lượng hàng bán(748500) và đơn giá(191) = 143(tr) Thay đổi trong doanh thu ròng (1)+(2)+(3) = 34,002*(trđ) II- Phân tích thay đổi trong giá vốn hàng bán: (1) Thay đổi trong khối lượng hàng bán Thay đổi trong khối lượng(748500) x Chi phí đơn vị SP năm trước(32381) = 24,327(tr) (2) Thay đổi trong chi phí đơn vị sản phẩm (VND) Thay đổi trong chi phí đơn vị sản phẩm( -4618) x Khối lượng bán = -59,972(trđ) năm trước(12,986,445) (3)Thay đổi kết hợp trong khối lượng hàng bán(748500) và chi phí đơn vị sản phẩm (-4618) = -3,457(trđ) Thay đổi trong giá vốn hàng bán: (1)+(2)+(3) = -39,191*(trđ) Biến đổi trong lợi nhuận gộp: (I)-(II) = 73,193*(trđ) (*) Sự khác biệt do làm tròn số. (**)Giá bán được tính tương đối bằng cách lấy doanh thu hàng năm chia cho khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Tương tụ chi phí đơn vị sản phẩm cũng được tính bằng giá vốn hàng bán/ khối lượng sản phẩm. (***) Sản lượng tiêu thụ 2008-2009 (kg) Sản phẩm Năm 2008 Năm 2009 (dự kiến) Bánh các loại 7.474.778 7.454.000 Kẹo các loại 4.751.578 5.536.000 Nha các loại 55.875 0 Sản phẩm dinh dưỡng 659.311 700.000 Socola 81.535 45.000 Tổng số 12.986.445 13.735.000 Từ phần I ta thấy mức tăng doanh thu 2009/2008 là 34,000 trđ được giải thích bởi sự tác động của 3 thành phần đó là sự tăng lên về khối lượng tiêu thụ trong năm 2009 so với 2008(31,379trđ), Thay đổi trong giá bán (2,480 trđ) và cả sự kết hợp giữa sản lượng và giá bán tăng lên 143(trđ). Như vậy ta thấy được mức tăng doanh thu 2009 so với 2008 chủ yếu là do khối lượng tiêu thụ tăng cao chứ không phải gia tăng trong giá bán sản phẩm. Đây là dấu hiệu tốt dự báo cho tăng trưởng doanh thu vững chắc trong tương lai. Trong phần II ta thấy sự sụt giảm trong giá vốn hàng bán -39,191trđ được giải thích bởi sự tác động của 3 thành phần đó là sự tăng lên về khối lượng tiêu thụ trong năm 2009 so với 2008( 24,327(tr), mức giảm trong chi phí đơn vị sản phẩm -59,972(trđ) và cả sự kết hợp trong khối lượng hàng bán làm giảm thêm 3,457(trđ). Như vậy ta có thể thấy được nhân tố tác động chủ yếu đến mức giảm trong giá vốn hàng bán 2009 so với 2008 là mức giảm trong chi phí đơn vị sản phẩm điều này chứng tỏ công tác quản lý về chi phí nguyên vật liệu và nhân công của công ty rất tốt. Những tác động trên cùng với sự tăng lên về doanh thu và giảm tương đối vế giá vốn hàng bán đã đem lại một sự tăng trưởng lợi nhuận gộp khá cao là 73,193*(trđ) của năm 2009 so với 2008. Vậy nguyên nhân có những thay đổi tích cực trên là do đâu ta cùng tìm hiểu vế tình hình giá vốn hàng bán của Bibica trong năm 2009 này. Thứ nhất. là về chiến lược thay thế nguồn nhiên liệu BBC thay đổi nguồn cung năng lượng cho lò hơi từ đốt bằng dầu FO - Diesel sang đốt than và vỏ hạt điều góp phần giúp BBC tiết kiệm được chi phí khá nhiều, giảm chi phí khoảng 10 tỷ đồng /năm. Giá hạt điều bằng 1/3 giá đầu FO. Việc đốt bằng vỏ hạt điều sẽ tiết kiệm được 80% chi phí, đốt bằng than thì giảm được 50% chi phí. Thứ hai, chính sách dự trữ nguyên vật liệu. Nắm bắt được chu kỳ tăng giảm giá của đường. Do đó, về đường của BBC được dự trữ tại giá khoảng 9.000 đồng/kg (trong khi giá hiện nay là khoảng 15.000 đồng/kg). Góp phần giá vốn hàng bán thấp.(Giá vốn hàng bán phụ thuộc mạnh vào giá nguyên vật liệu). 4.3. PHÂN TÍCH CHI PHÍ 4.3.1.Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp Bảng phân tích Năm 2005 2006 2007 2008 Q3 2009 Doanh thu thuần 285,362 341,331 453,975 544,419 400,491 Phần trăm thay đổi 16.9% 19.6% 33% 19.92% Chi phí bán hàng 35,856 51,308 74,725 76,055 70,485 Tỷ trọng 12.57% 15.03% 16.36% 13.97% 17.60% Phần trăm thay đổi -3.52% 43,09% 44.72% 2.43% Chi phí quản lý DN 14,267 16,092 21,061 28,102 23,268 Tỷ trọng 5.03% 4.71% 4.64% 5.16% 5.81% Phần trăm thay đổi 14.92% 12.08% 30.88% 33.43% Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng chi phí bán hàng trung bình từ 2006-quí 3/09 trùng bình chiếm tỷ lệ 15% trên doanh thu thuần, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng doanh thu thuần. Đây là mức tỷ lệ vừa phải và khả quan cho một doanh nghiệp sản xuất như BIBICA. Đồng thời chúng ta cũng nhân thấy một sự hợp lý nhất định khi tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần tăng thì chi phí ban hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng theo và ngược lại (Từ 2005 đến 2007) Trong năm 2008 ta thấy có những điểm đáng chú ý như sau: Trong khi doanh thu thuần tăng tương đối cao 19.92% thì chi phí bán hàng chỉ tăng 2.43%, đây là con số vô cùng thuận lợi chi BIBICA trong năm tài chính khó khăn có nhiều biến động này. Có được thành quả này là nhờ công ty đã có mục tiêu chủ trương các đơn vị sản xuất được thay đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tinh giản tối đa bộ phận gián tiếp, tập trung quản lý sản xuất hiệu quả. BIBICA đã thực hiện việc rà soát sắp xếp lại nhân sự, tinh gọn nhân sự ở các bộ phận gián tiếp, sản xuất trực tiếp, kiểm sóat chặt chẽ việc thực hiện định mức lao động hàng tháng, tiết giảm chi phí lao động. Đồng thời Công ty đã triển khai hàng lọat các biện pháp tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh như rà sóat hợp lý hóa vật liệu và qui cách bao gói để tiết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPTTC BIBICA.doc
  • xlsFile excel phân tích dự phóng.xls
Tài liệu liên quan