Đồ án Triển khai định tuyến với EIGRP-for-IPv6 trên môi trường Frame Relay

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

DANH MỤC HÌNH 5

DANH MỤC BẢNG 7

DANH MỤC VIẾT TẮT 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH TUYẾN TRÊN MẠNG IPv6 9

1.1. Giới thiệu IPv6 9

1.2. Những đặc trưng của IPv6 so với IPv4 10

1.2.1. Tăng kích thước của địa chỉ 10

1.2.2. Sự phân cấp địa chỉ toàn cầu 12

1.2.2.1. Phân cấp địa chỉ lúc ban đầu 12

1.2.2.2. Phân cấp địa chỉ hiện nay 12

1.3. Phân loại địa chỉ IPv6 16

1.3.1. Unicast Address 16

1.3.1.1. Global Unicast Address 16

1.3.1.2. Link-local Address 16

1.3.1.3. Site-local Address 18

1.3.2. Multicast Address 18

1.3.3. Anycast Address 20

1.4. Tổng quan về giao thức định tuyến 21

1.4.1. Khái niệm về định tuyến 21

1.4.2. Phân loại định tuyến 21

1.4.2.1. Định tuyến tĩnh 21

1.4.2.2. Định tuyến động 23

1.4.2.3. Phân loại các giao thức định tuyến 23

1.4.3. So sánh và phân biệt định tuyến theo Vectơ khoảng cách và trạng thái đường liên kết 27

1.5. Giao thức định tuyến EIGRP-for-IPv6 29

1.5.1. Giới thiệu chung. 29

1.5.2. So sánh EIGRP Và IGRP. 30

1.5.3. Tính tương thích 30

1.5.4. Cách tính thông số định tuyến 30

1.5.5. Số lượng Hop 31

1.5.6. Hoạt động phân phối thông tin tự động 31

1.5.7. Đánh dấu đường đi 32

1.5.8. Các khái niệm và thuật ngữ trong EIGRP-for-IPv6. 32

1.5.8.1. Hoạt động của giao thức EIGRP 32

1.5.8.2. Thuật toán Dual 33

1.5.9. Cấu trúc dữ liệu EIGRP-for-IPv6. 34

1.5.9.1. Gói Hello 34

1.5.9.2. Gói báo nhận 35

1.5.9.3. Gói cập nhật 35

1.5.9.4. Gói yêu cầu 36

1.5.9.5 Gói đáp ứng 36

1.6. Xây dựng bảng láng giềng 36

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ FRAME RELAY 38

2.1. Tổng quan mạng WAN 38

2.1.1. Khái quát về mạng WAN 38

2.1.2. Các lợi ích và chi phí khi kết nối WAN 38

2.2. Các công nghệ WAN 39

2.2.1. Công nghệ xDSL (Digital Subscribers Line) 39

2.2.2. ISDN (Intergrated Service Digital Network) 41

2.2.3. X.25 42

2.3. Công nghệ Frame Relay 43

2.3.1.Khái niệm 43

2.3.2. Cấu trúc của Frame Relay 44

2.3.2.1.Cấu trúc frame của Frame Relay 44

2.3.2.2. DLCI 45

2.3.3. Hoạt động của Frame Relay. 48

2.3.3.1 . Quá trình đóng gói Frame Relay. 48

2.3.3.2. Frame Relay Multicast 49

2.3.3.3. Giao thức phân giải địa chỉ Frame Relay 50

2.3.4. Các tính năng của Frame relay: 52

2.3.4.1 Sự phân mảnh PVC (PVC Fragmentation) 52

2.3.4.2. Các mô hình phân mảnh (Fragmentation models) 53

2.3.4.3. Phân mảnh các Header (Fragmentation headers) 55

2.3.4.4. Các thủ tục phân mảnh (Fragmentation procedure) 56

CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI ĐỊNH TUYẾN VỚI EIGRP-for-IPv6 TRÊN MÔI TRƯỜNG FRAME RELAY. 58

3.1. Giới thiệu kịch bản 58

3.1.1. Nhu cầu của công ty 58

3.1.2. Yêu cầu chính sách 58

3.2. Thực hiện 58

3.2.1. Lựa chọn công cụ 58

3.2.2. Giới thiệu phần mềm GNS3 59

3.2.3. Mô tả kịch bản 60

3.2.4. Cài đặt và cấu hình hệ thống 60

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2711 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Triển khai định tuyến với EIGRP-for-IPv6 trên môi trường Frame Relay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
generation (RIPng - RFC 2080) là một giao thức định tuyến theo vector khoảng cách để tìm đường đi tốt nhất tới đích, với số hop count giới hạn là 15. Sử dụng các kỹ thuật split-horizon…để ngăn chặn tình trạng lặp vòng định tuyến. RIPng bao gồm các tính năng sau đây - Tương tự với RIP và RIPv2 cho địa chỉ IPv4, RIPng sử dụng giao thức định tuyến dựa trên giải thuật Bellman-Ford để tìm đường đi tốt nhất tới đích. Sử dụng hop count như là metric. Bao gồm IPv6 prefix và địa chỉ IPv6 của hop tiếp theo. Sử dụng địa chỉ FF02::9 là địa chỉ multicast cho tất cả các RIP-Router. FF02::9 được xem như địa chỉ đích cho tất cả các gói tin RIP updates. Gửi thông tin update trên UDP port 521. 0 15 31 15 7 0 7 0 7 0 Command Version Must be zero Route table entry 1 (20 octets) : Route table entry n (20 octets) Hình 1.11. Định dạng gói tin RIPng Trong đó: Command : Loại thông điệp. 0x01 là thông điệp Request, 0x02 là thông điệp Response. Version : Phiên bản của RIPng. Hiện tại chỉ là 0x01. Route table entry (RTE): giá trị bảng định tuyến. Có 2 định dạng RTE cho RIPng: Next hop RTE : Định nghĩa địa chỉ IPv6 của hop tiếp theo. IPv6 prefix RTE : Mô tả địa chỉ IPv6 đích, route tag, chiều dài prefix và metric trong bảng định tuyến RIPng. 31 15 7 0 IPv6 Next hop address (16 octets) Must be zero Must be zero 0xFF Hình 1.12. Next hop RTE 31 15 7 0 IPv6 Prefix (16 octets) Route tag Prefix length Metric Hình 1.13. IPv6 Prefix RTE Hoạt động của giao thức RIPng Một router chạy giao thức RIPng gửi 1 bảng update cho các router láng giềng của nó cứ 30s một lần. Mỗi bảng update chứa các cặp giá trị, mỗi cặp giá trị đó bao gồm địa chỉ mạng IPv6 và khoảng cách tới mạng đó. RIPng sử dụng số lượng hop count để làm thước đo khoảng cách đến đích. Một router quảng bá những mạng kết nối trực tiếp có metric mặc định bằng 1. Những mạng truy cập qua một cổng khác có hop count bằng 2. Như vậy, số lượng hop count dọc theo đường đi từ nguồn đến đích dựa vào số lượng cổng mà nó đi qua. Sử dụng hop count để tính toán đường đi ngắn nhất không phải luôn luôn tạo ra kết quả tối ưu. Ví dụ, một đường đi với hop count bằng 3 đi qua 3 mạng Ethernet có tốc độ nhanh hơn với đường đi có hop count bằng 2 nhưng đi qua 2 đường dây có kết nối tốc độ chậm. Để bù đắp cho sự khác biệt trong công nghệ, nhiều router quảng bá các hop count ảo cao cho các liên kết chậm. Lúc khởi động, RIPng đưa ra một yêu cầu cho thông tin định tuyến và lắng nghe phản hồi yêu cầu đó. Nếu một hệ thống mà được cấu hình để hổ trợ RIPng nghe được yêu cầu thì nó phản hồi với gói tin dựa vào thông tin trong cở sở dữ liệu định tuyến của nó. Gói tin phản hồi này bao gồm địa chỉ mạng đích và tham số định tuyến cho mỗi điểm đích. Khi router nhận được gói tin phản hồi, nó sẽ nhận thông tin và xây dựng lại bảng định tuyến. Thêm các tuyến mới và các tuyến tốt hơn (có số metric nhỏ nhất) đến đích mà vừa được liệt kê trong cơ sở dữ liệu. RIPng cũng xoá những tuyến từ cơ sở dữ liệu nếu router tiếp theo cho biết đích chứa hơn 15 hop count hoặc tuyến đó đã bị xoá. Tất cả các tuyến qua một cổng bị xoá nếu không có bảng update nào được nhận từ cổng đó trong khoảng thời gian quy định. Trong nhiều triển khai, nếu một cổng không nghe trong 180s, thì tất cả các tuyến từ cổng đó sẽ bị xoá từ bảng định tuyến. Khoảng thời gian 180s cũng được áp dụng để xoá các đường cụ thể. OSPFv3 OSPFv3 là một giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết (RFC 2740) được sử dụng để định tuyến cho môi trường IPv6. OSPF được thiết kế để chạy như một hệ tự trị. OSPFv3 được xây dựng trên OSPFv2 của IPv4. OSPFv3 vẫn sử dụng giải thuật Dijkstra để xây dựng bảng định tuyến. Đây là giải thuật xây dựng các đường đi ngắn nhất SPF (shortest-path first) để đi đến đích. Thông điệp quảng cáo LSA mang thông tin của router và trạng thái các router lân cận. Dựa trên các thông tin học được khi trao đổi các thông điệp LSA, OSPF sẽ xây dựng topology mạng. Nếu so sánh với RIP version 1 và version 2 thì OSPF là một giao thức định tuyến nội (IGP) tốt hơn vì khả năng mở rộng của nó. RIP chỉ giới hạn trong 15 hop, hội tụ chậm và đôi khi chọn đường có tốc độ chậm vì khi quyết định chọn đường nó không quan tâm đến các yếu tố quan trọng khác như băng thông. OSPF khắc phục được các nhược điểm của RIP và nó là một giao thức định tuyến mạnh, có khả năng mở rộng, phù hợp với các hệ thống mạng hiện đại. OSPF có thế được cấu hình từ đơn vùng cho mạng nhỏ cho đến đa vùng sử dụng cho các mạng vừa và lớn. Hoạt động của OSPFv3 OSPFv3 là một giao thức định tuyến cho IPv6. Hoạt động của nó vẫn dựa trên OSPFv2 và có gia tăng thêm một số tính năng. OSPF là một giao thức định tuyến đường liên kết (link-state), trái ngược với một giao thức vector khoảng cách. Ớ đây, một link (đường liên kết) như là một interface trên thiết bị mạng. Một giao thức link- state quyết định tuyến đường dựa trên trạng thái của các liên kết kết nối từ nguồn đến đích. Trạng thái của một liên kết được mô tả là mối quan hệ hàng xóm của interface đó với các thiết bị mạng lân cận. Các thông tin interface bao gồm các IPv6 prefix của interface, các loại mạng mà nó được kết nối tới, các bộ định tuyến kết nối với mạng đó. Hình 1.14. Cấu trúc phân cấp của OSPFv3 Thông tin này được lan truyền trong các gói tin gọi là Link-State advertisements (LSAs). Một tập các dữ liệu LSA trên mỗi router được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu link-state (LSDB). Nội dung từ cơ sở dữ liệu đó được sử dụng cho thuật toán Dijkstra, kết quả cuối cùng là tạo ra các bảng định tuyến OSPF. Sự khác biệt giữa LSDB và bảng định tuyến là LSDB chứa một tập đầy đủ các dữ liệu thô, còn các bảng định tuyến chứa danh sách các đường đi ngắn nhất tới các đích được biết thông qua cổng interface cụ thể trên router. Để giảm kích thước của LSDB, OSPF cho phép tính toán và tạo ra ở mỗi vùng (area). Một vùng OSPF là một nhóm các segment của mạng liên tiếp nhau. Trong tất cả các mạng OSPF, có ít nhất một vùng được gọi là vùng backbone hay là Area 0. Tất cả các vùng còn lại phải kết nối trực tiếp tới vùng backbone, hoặc phải có đường kết nối ảo đến vùng backbone. Vùng OSPF cho phép tống kết hoặc tập hợp các thông tin định tuyến trên các vùng OSPF biên. Router tại vùng biên được gọi là Area border Router - ABR. Router giữa các vùng tự trị (hay ngoài vùng OSPF) được gọi là Autonomous System Boundary Router — ASBR. 1.4.3. So sánh và phân biệt định tuyến theo Vectơ khoảng cách và trạng thái đường liên kết Các router theo vectơ khoảng cách thực hiện gửi toàn bộ bảng định tuyến của mình và chỉ gửi cho các router kết nối trực tiếp với mình. Thông tin trên bảng định tuyến rất ngắn gọn, chỉ cho biết tương ứng với một mạng đích là cổng nào của router đó, router kế tiếp có địa chỉ IP là gì, thông số định tuyến của con đường này là bao nhiêu. Do đó, các router định tuyến theo vectơ khoảng cách không biết được đường đi một cách cụ thể nên không biết về các router trung gian trên đường đi và cấu trúc kết nối giữa chúng. Hơn nữa, bảng định tuyến là kết quả chọn đường tốt nhất của mỗi router. Do đó, khi chúng trao đổi bảng định tuyến với nhau, các router chọn đường dựa trên kết quả đã chọn của router láng giềng. Mỗi router nhìn hệ thống mạng theo sự chi phối của các router láng giềng. Các router theo vectơ khoảng cách thực hiện cập nhật thông tin định tuyến theo chu kỳ nên tốn nhiều băng thông đường truyền. Khi có sự thay đổi xảy ra, các router nào nhận biết sự thay đổi đầu tiên sẽ cập nhật bảng định tuyến của mình trước rồi chuyển bảng định tuyến đó cập nhật cho các router láng giềng. Các router láng giềng nhận được thông tin mới, cập nhật vào bảng định tuyến đã được cập nhật cho các router láng giềng kế tiếp. Quá trình cập nhật cứ lần lượt như vậy ra toàn bộ hệ thống. Do đó thời gian hội tụ chậm. Bây giờ ta xét đến giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết. Khi bắt đầu hoạt động, mỗi router sẽ gửi thông tin cho biết nó có bao nhiêu kết nối và trạng thái của mỗi đường kết nối như thế nào, và nó gửi cho mọi router khác trong mạng bằng địa chỉ nhóm (multicast). Do đó, mỗi router đều nhận được từ tất cả các router khác thông tin về các kết nối của chúng. Kết quả là mỗi router sẽ có đầy đủ thông tin để xây dựng một cơ sở dữ liệu về trạng thái các đường liên kết, hay còn gọi là cơ sở dữ liệu về cấu trúc mạng. Như vậy, mỗi router đều có một cái nhìn đầy đủ và cụ thể về cấu trúc của hệ thống mạng. Từ đó, mỗi router tự tính toán để chọn đường đi tốt nhất đến từng mạng đích. Khi các router định tuyến theo trạng thái đường liên kết đã hội tụ xong không thực hiện cập nhật định kỳ. Chỉ khi nào có sự thay đổi thì thông tin về sự thay đổi đó được truyền đi cho tất cả các router trong mạng. Do đó thời gian hội tụ nhanh và ít tốn băng thông hơn. Ta thấy ưu điểm nổi trội của định tuyến theo trạng thái đường liên kết so với định tuyến theo vectơ khoảng cách là thời gian hội tụ nhanh hơn và tiết kiệm băng thông đường truyền hơn. Giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết có hỗ trợ định tuyến liên miền không theo lớp địa chỉ (CIDR) và kỹ thuật VLSM. Do đó, chúng là một lựa chọn tốt cho mạng lớn và phức tạp. Thực chất giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết thực hiện định tuyến tốt hơn so với giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách ở mọi kích cỡ mạng. Tuy nhiên, giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết không được triển khai ở mọi hệ thống mạng vì chúng đòi hỏi dung lượng bộ nhớ lớn và năng lực xử lý mạnh hơn, do đó có thể gây quá tải cho các thiết bị xử lý chậm. Một nguyên nhân nữa làm cho chúng không được triển khai rộng rãi là do chúng là một giao thức thực sự phức tạp, đòi hỏi người quản trị mạng phải được đào tạo tốt mới có thể cấu hình đúng và vận hành được. 1.5. Giao thức định tuyến EIGRP-for-IPv6 1.5.1. Giới thiệu chung. Enhanced Interior Gateway Routing Protocol (EIGRP) là phiên bản cao cấp của IGRP (Interior Gateway Routing Protocol) được phát triến bởi Cisco. Do đó, Nó là giao thức định tuyến chỉ hoạt động được trên các thiết bị của Cisco. EIGRP sử dụng thuật toán Distance Vector và thông tin distance giống với IGRP. Tuy nhiên EIGRP có độ hội tụ và vận hành hơn hẳn IGRP. Không giống như IGRP là một giao thức định tuyến theo lớp địa chỉ, EIGRP có hỗ trợ định tuyến liên miền không theo lớp địa chỉ (CIDR) và cho phép người thiết kế mạng tối ưu không gian sử dụng địa chỉ bằng kỹ thuật VLSM. So với IGRP, EIGRP có thời gian hội tụ nhanh hơn, khả năng mở rộng tốt hơn và khả năng chống vòng lặp cao hơn. Hơn nữa, EIGRP còn thay thế được cho giao thức Novell Routing Information Protocol (Novell RIP) và Apple Talk Routing Table Maintenace Protocol (RTM) để phục vụ hiệu quả cho cả hai mạng IPX và Aplle Talk. EIGRP là một giao thức định tuyến nâng cao dựa trên các đặc điểm của giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết. Những ưu điểm tốt nhất của OSPF như thông tin cập nhật một phần, phát hiện router láng giềng đều được đưa vào EIGRP. Tuy nhiên, cấu hình EIGRP dễ hơn cấu hình OSPF. 1.5.2. So sánh EIGRP Và IGRP. Cisco đưa ra giao thức EIGRP vào năm 1994 như là một phiên bản mới mở rộng và nâng cao hơn của giao thức IGRP. Kỹ thuật vectơ khoảng cách trong IGRP vẫn được sử dụng cho EIGRP. EIGRP cải tiến các đặc tính của quá trình hội tụ, hoạt động hiệu quả hơn IGRP. Điều này cho phép chúng ta mở rộng, cải tiến cấu trúc trong khi vẫn giữ nguyên những gì đã xây dựng trong IGRP. Chúng ta sẽ tập trung so sánh EIGRP và IGRP trong các lĩnh vực sau: Tính tương thích. Cách tính thông số định tuyến. Số lượng hop. Hoạt động phân phối thông tin tự động. Đánh dấu đường đi. 1.5.3. Tính tương thích Vì EIGRP được xem như phiên bản nâng cấp của IGRP cho nên chúng hoàn toàn tương thích với nhau. Router EIGRP không có ranh giới khi hoạt động chung với router IGRP. Thông thường khi muốn sử dụng các router có sử dụng các giao thức định tuyến khác nhau thì cần phải thống nhất một số các đặc điểm nào đó để chúng có thể thực hiện định tuyến được cho nhau nhưng khi sử dụng router EIGRP và IGRP trên cùng một mạng thì chúng ta không cần phải quan tâm tới những điều đó. Do đó, đặc điểm này rất quan trọng khi người sử dụng muốn tận dụng ưu điểm của cả hai giao thức. Tuy nhiên, router EIGRP có thể hỗ trợ nhiều loại giao thức khác nhau còn IGRP thì không do vậy khi thiết kế các mạng với các giao thức khác nhau cần chú ý tới vấn đề router IGRP có hỗ trợ giao thức đó không khi dùng cả hai router này trong cùng một mạng. 1.5.4. Cách tính thông số định tuyến EIGRP và IGRP có cách tính thông số định tuyến khác nhau. EIGRP tăng thông số định tuyến của IGRP lên 256 lần vì EIGRP sử dụng thông số 32bit, còn IGRP sử dụng thông số 24 bit. Bằng cách nhân lên hoặc chia đi 256 lần, EIGRP có thể dễ dàng chuyển đổi thông số định tuyến của IGRP. EIGRP và IGRP đều sử dụng công thức tính thông số định tuyến như sau: Thông số định tuyến = [K1 * băng thông + (K2 * băng thông/ (256- độ tải) + (K3 * độ trễ))] * [K5/(độ tin cậy + K4)] Mặc định : K1=1, K2=0, K3=1, K4=0, K5=0. Khi K4=K5=0 thì phần [K5/ (độ tin cậy +K4)] trong công thức không còn là một nhân tố khi tính thông số định tuyến nữa. Do đó, công thức tính còn lại như sau: Thông số định tuyến = băng thông + độ trễ IGRP và EIGRP sử dụng các biến đổi sau để tính toán thông số định tuyến : Băng thông trong công thức trên áp dụng cho IGRP = 10 000 000/băng thông thực sự. Băng thông trong công thức áp dụng cho EIGRP = (10 000 000 /băng thông thực sự) * 256 Độ trễ trong công thức trên áp dụng cho IGRP = độ trễ thực sự /10 Độ trễ trong công thức trên áp dụng cho EIGRP = (độ trễ thực sự /10) *256 1.5.5. Số lượng Hop IGRP có số lượng hop tối đa là 255. EIGRP có số lượng hop tối đa là 224. Con số này dư sức đáp ứng cho một mạng được thiết kế hợp lý lớn nhất. Số lượng hop trong mạng sử dụng giao thức EIGRP ít hơn trong mạng sử dụng giao thức định tuyến IGRP là bởi vì giao thức EIGRP sử dụng thuật toán phức tạp hơn trong giao thức IGRP. IGRP định tuyến theo khoảng cách trong khi đó EIGRP định tuyến theo cả vectơ khoảng cách lẫn trạng thái đường liên kết. Do vậy, khả năng định tuyến của EIGRP như vậy sẽ tốt hơn xong lại bị hạn chế số lượng hop cho hệ thống. Mặc dù vậy với số lượng 224 hop cũng là rất lớn cho bất cứ mạng nào được thiết kế hợp lý. 1.5.6. Hoạt động phân phối thông tin tự động Các giao thức định tuyến khác như OSPF và RIP để có thể thực hiện chia sẻ thông tin định tuyến với nhau cần phải cấu hình nâng cao hơn. Trong khi đó IGRP và EIGRP có cùng số AS của hệ tự trị sẽ tự động phân phối và chia sẻ các thông tin về đường đi mà EIGRP học được từ IGRP AS và ngược lại. Điều này cũng lý giải vì sao khi router sử dụng giao thức định tuyến IGRP và EIGRP lại có thể hoạt động trong cùng một hệ tự trị mà không cần phải can thiệp vào phần cứng cũng như phần mềm của chúng. Hay nói cách khác là chúng tương thích nhau và hỗ trợ cho nhau. 1.5.7. Đánh dấu đường đi EIGRP đánh dấu những đường mà nó học được từ IGRP hay từ bất kỳ nguồn nào khác là đường ngoại vi vì những đường này không xuất phát từ EIGRP router. IGRP thì không phân biệt đường ngoại vi và nội vi. 1.5.8. Các khái niệm và thuật ngữ trong EIGRP-for-IPv6. Kỹ thuật hội tụ này được nghiên cứu tại SRI International và sử dụng 1 thuật toán được gọi là Diffusing Update Algorithm (DUAL) - thuật toán cập nhật khuếch tán. Thuật toán này đảm bảo loop-free hoạt động trong suốt quá trình tính toán đường đi và cho phép tất cả các thiết bị liên quan tham gia vào quá trình đồng bộ Topology trong cùng 1 thời điểm. Những router không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi topology sẽ không tham gia vào quá trình tính toán lại. 1.5.8.1. Hoạt động của giao thức EIGRP EIGRP lưu trữ dữ liệu trong 3 bảng: Neighbor: gửi gói hello (10s gửi 1 lần) Topology: Các tuyến đi về mạng đích Routing: sử dụng thuật toán DUAL để xác định bảng định tuyến EIGRP sử dụng chi phí đường đi (Metric) với các thông số sau: Bandwidth: Băng thông tối thiểu dọc theo đường đi từ router đến mạng đích Delay: Tổng độ trễ dọc theo đường đi từ router đến mạng đích Reliability: Độ tin cậy (nằm trong khoảng 1-255, 255 là đáng tin cậy nhất) MTU (Maximum Transmission Unit) Load: nằm trong khoảng 1-255 Hop count Công thức tính metric của EIGRP: 1.5.8.2. Thuật toán Dual EIGRP sử dụng giải thuật DUAL để quảng cáo các route đến các láng giềng và chọn đường đi đến đích. Ví dụ về giải thuật thuật toán Dual FD (Feasible Distance) là chi phí thấp nhất của đường đến một mạng đích. Hình 1.15. Thuật toán Dual Router A tính toán tất cả các khoảng cách khả thi tới mạng 7 qua các router láng giềng của nó. Cụ thể ở đây là các router láng giềng H, B, D lần lượt có các giá trị FD là 130, 121, 240. Những thông số này Router lưu giữ trong bảng cấu trúc mạng. Lấy các thông số từ bảng láng giềng và sau khi tính toán sẽ đưa vào bảng định tuyến. Việc tính toán đường FD từ các router láng giềng. Mỗi router lưu giữ các thông tin về láng giềng của nó chính vì vậy giải thuật chỉ đơn giản là cộng lần lượt tất các các khoảng cách giữa các láng giềng với nhau và cho tới mạng đích. Vì những thông số này có sẵn trong bảng láng giềng do vậy giải thuật DUAL thực hiện rất nhanh. 1.5.9. Cấu trúc dữ liệu EIGRP-for-IPv6. 1.5.9.1. Gói Hello Phát hiện các láng giềng, được gởi như gói multicast, không yêu cầu xác nhận. EIGRP dựa vào các gói hello để phát hiện, kiểm tra và tái phát hiện các router láng giềng. Tái phát hiện có nghĩa là router EIGRP không nhận được hello từ một router láng giềng trong suốt khoảng thời gian lưu giữ nhưng sau đó router láng giềng này lại tái lập lại thông tin liên lạc. Chu kỳ gửi hello của EIGRP router có thể cấu hình được. Khoảng thời gian hello mặc định phụ thuộc vào băng thông trên từng cổng của router. Trong mạng IP, EIGRP router gửi hello theo địa chỉ multicast 224.0.0.10. EIGRP router lưu thông tin về các láng giềng trong bảng láng giềng. Bảng láng giềng này có lưu số thứ tự (Seq No) và thời gian lưu giữ của gói EIGRP cuối cùng nhận được từ mỗi router láng giềng. Theo định kỳ và trong giới hạn của khoảng thời gian lưu giữ, router phải nhận được gói EIGRP thì những đường tương ứng mới có trạng thái passive. Trạng thái Passive có nghĩa là trạng thái hoạt động ổn định. Nếu router không nghe ngóng được gì về router láng giềng trong suốt khoảng thời gian lưu giữ thì EIGRP sẽ xem như láng giềng đó đã bị sự cố và DUAL phải tính toán lại bảng định tuyến. Mặc định, khoảng thời gian lưu giữ gấp 3 lần chu kỳ hello. Người quản trị mạng có thể cấu hình giá trị cho 2 khoảng thời gian này phù hợp hơn với cả hệ thống của mình. Bảng 1.4. Giá trị mặc định của thời gian hello và thời gian lưu giữ trong EIGRP Băng thông Ví dụ về đường truyền (multipoint Frame Relay) Khoảng thời gian giữa 2 lần gửi gói hello Thời gian lưu giữ mặc định 1.544 Mbps hoặc bé hơn Thay đổi khung đa điểm 60 giây 180 giây Lớn hơn 1.544 Mbps T1, Enthernet 5 giây 15 giây OSPF bắt buộc các router láng giềng với nhau phải có cùng khoảng thời gian hello và khoảng thời gian bất động thì mới có thể thông tin liên lạc với nhau được. EIGRP thì không yêu cầu như vậy. Router sẽ học các khoảng thời gian của router láng giềng thông qua việc trao đổi gói hello. Chúng sẽ dùng thông tin trong đó để thiết lập mối quan hệ ổn định mà không cần các khoảng thời gian này phải giống nhau giữa chúng. Gói hello thường được gửi theo chế độ không bảo đảm tin cậy. Điều này có nghĩa là không có báo nhận cho các gói hello. 1.5.9.2. Gói báo nhận ACK (Báo nhận ): Xác nhận các gói cập nhật, yêu cầu và đáp ứng, nó chứa giá trị xác nhận khác không, nó là một gói hello được truyền tin cậy. EIGRP sử dụng các gói báo nhận để xác nhận là đã nhận được gói EIGRP trong quá trình trao đổi tin cậy. Giao thức vận chuyển tin cậy (RTP – Reliable Transport Protocol) cung cấp dịch vụ liên lạc tin cậy giữa hai host EIGRP. Gói báo nhận chính là gói hello mà không có dữ liệu. Không giống như hello được gửi multicast, các gói báo nhận chỉ gửi trực tiếp cho một máy nhận. Báo nhận có thể được kết hợp vào loại gói EIGRP khác như gói trả lời chẳng hạn. 1.5.9.3. Gói cập nhật Update (cập nhật): Chứa các thông tin về sự thay đổi tuyến. Chúng có thể gửi như gói unicast tới router cụ thể nào đó, hoặc có thể là multicast cho nhiều router. Gói cập nhật được sử dụng khi router phát hiện một láng giềng mới. Ruter EIGRP sẽ gửi gói cập nhật cho router láng giềng mới này để nó có thể xây dựng bảng cấu trúc mạng. Có thể sẽ cần nhiều gói cập nhật mới có thể truyền tải hết các thông tin cấu trúc mạng trong router láng giềng mới này. Gói cập nhật còn được sử dụng khi router phát hiện sự thay đổi trong cấu trúc mạng. Trong trường hợp này, EIGRP router sẽ gửi multicast gửi cập nhật cho mọi router láng giềng của nó để thông báo về sự thay đổi. Mọi gói cập nhật đều được gửi bảo đảm. 1.5.9.4. Gói yêu cầu Query (Yêu cầu ): Khi router thực hiện tính toán định tuyến không có feasible successor, nó gởi gói query tới các láng giềng để xác định xem các láng giềng có feasible successor tới đích hay không. Các gói này gửi theo kiểu multicast, nhưng đôi khi có thể theo kiểu unicast. EIGRP router sử dụng gói yêu cầu khi nó cần một thông tin đặc biệt nào đó từ một hay nhiều láng giềng của nó. 1.5.9.5 Gói đáp ứng Reply (Đáp ứng ): Trả lời lại gói query ở trên, gửi theo kiểu unicast. Nếu một EIGRP router mất successor và nó không tìm được feasible successor để thay thế thì DUAL sẽ đặt con đường đến mạng đích đó vào trạng thái active. Sau đó router gửi multicast gói yêu cầu đến tất cả các láng giềng để cố gắng tìm successor mới cho mạng đích này. Router láng giềng phải trả lời bằng gói đáp ứng để cung cấp thông tin hoặc cho biết là không có thông tin nào khác có thể khả thi. Gói yêu cầu có thể được gửi multicast hoặc chỉ gửi cho một máy, còn gói đáp ứng thì chỉ gửi cho máy nào gửi yêu cầu mà thôi. Cả hai loại gói này đều được gửi bảo đảm. Gói đáp ứng được sử dụng để trả lời cho các gói yêu cầu. 1.6. Xây dựng bảng láng giềng Bảng láng giềng là bảng quan trọng nhất trong EIGRP. Mỗi router lưu giữ một bảng láng giềng, trong đó là danh sách các router thân mật với nó. Khi một router phát hiện và thiết lập kết nối với một láng giềng, nó sẽ ghi lại địa chỉ của láng giềng và cổng kết nối của láng giềng đó vào bảng láng giềng. Khi một láng giềng gởi gói hello, nó quảng bá cả hold-time - chính là khoảng thời gian định kỳ gửi gói hello (hay là thông số về khoảng thời gian lưu giữ). Nếu một gói hello không được gửi trong khoảng thời gian định kỳ, khi khoảng thời gian định kỳ này hết hiệu lực, DUAL sẽ thông báo sự thay đổi trong cấu trúc mạng và thực hiện tính toán lại đường mới. Bảng láng giềng cũng bao gồm các thông tin được yêu cầu bởi RTP. Sequence number được sử dụng để so sánh các gói xác nhận (acknowledgement) với các gói dữ liệu. Thời gian truyền “khứ hồi” (round trip time) cũng được lưu trong bảng láng giềng để ước lượng thời gian truyền lại tối ưu. Hình 1.16. Bảng láng giềng Bảng láng giềng liệt kê tất cả các router sử dụng giao thức định tuyến EIGRP gần nó. Trên hình vẽ ta thấy bảng láng giềng gồm có 2 phần đó là các router kế tiếp (Next-hop Router) và địa chỉ cổng kết nối của chúng (Interface). CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ FRAME RELAY 2.1. Tổng quan mạng WAN 2.1.1. Khái quát về mạng WAN Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network) là mạng kết nối nhiều máy tính, nhiều mạng LAN, mạng MAN trong phạm vi một quốc gai hay nhiều quốc gia trong một châu lục. Mạng WAN lớn nhất và điển hình chính là mạng Internet. WAN là một mạng truyền dữ liệu trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn và thường sử dụng các phương tiện và dịch vụ của các nhà cung cấp như các công ty điện thoại. Công nghệ WAN thường nằm ở 3 lớp dưới của tầng OSI: Lớp vật lý, lớp liên kết dữ liệu và lớp mạng (Network Layer). 2.1.2. Các lợi ích và chi phí khi kết nối WAN Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi thông tin càng đòi hỏi việc xử lý thông tin phải được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác. Sự ra đời và phát triển không ngừng của ngành công nghệ thông tin đã góp phần vào sự phát triển chung đó. Với sự ra đời máy tính, việc xử lý thông tin hơn không bao giờ hết đã trở nên đặc biệt nhanh chóng với hiệu xuất cao. Đặc biệt hơn nữa, người ta dã nhận thấy việc thiết lập một hệ thống mạng diện rộng WAN và truy cập từ xa sẽ làm gia tăng gắp bội hiệu quả công việc nhờ việc chia sẻ và trao đổi thông tin được thực hiện một cách dễ dàng, tức thì. Khi đó khoảng cách về mặt địa lý giữa các vùng được thu ngắn lại. Các giao dịch được diễn ra gần như tức thì, thậm chí ta có thể tiến hành các hội nghị từ xa, các ứng dụng đa phương tiên… Nhờ hệ thống WAN và các ứng dụng triển khai trên đó, thông tin được chia sẻ và được xử lý bởi nhiều máy tính dưới sự giám sát của nhiều người đảm bảo tính chính xác và hiệu quả cao. Đặc biệt đối với các giao dịc Client-Server, hệ thống kết nối mạng diện rộng các LAN của văn phòng trung tâm (NOC) tới LAN của chi nhánh (POP) sẽ là hệ thống trao đổi thông tin chính của cơ quan hay tổ chức. Nó giúp tăng cường và thay đổi về công tác quản lý và trao đổi thông tin, tiến bước vững chắc tới một nền kinh tế điện tử, chính phủ điện tử trong tương lai khô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN CHUYEN NGANH.doc