Đọc thêm Tào tháo uống rượu luận anh hùng (Trích hồi 21- Tam quốc diễn nghĩa)

I-Tìm hiểu chung

1. Tác giả: (như ở tiết77)

2. Đoạn trích ( tiểu dẫn)

II- Đọc – Hiểu

 1. Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải nương nhờ Tào Tháo.

- Sợ TT nghi ngờ sẽ tìm cách cản trở hoặc hãm hại.

- Cố giấu tư tưởng, tình cảm thật của mình.

- Có câu nói và hành động thật khớp, thật phù hợp với hoàn cảnh không để TT nghi ngờ.

Tóm lại, LB là người trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo che đậy tâm trạng, tình cảm thật của mình trước kẻ thù, kiên trì, nhẫn nại thực hiện chí lớn phò vua giúp nước. Đó là tính cách của một anh hùng lí tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại, một vị vua tương lai.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đọc thêm Tào tháo uống rượu luận anh hùng (Trích hồi 21- Tam quốc diễn nghĩa), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 75 – Đọc thêm Ngày soạn: 23/02/2018 TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG (Trích hồi 21- Tam quốc diễn nghĩa) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Quan niÖm ®èi lËp vÒ anh hïng ®Õn tÝnh c¸ch ®èi lËp gi÷a Tµo Th¸o (gian hïng) vµ L­u BÞ (anh hïng) qua ngßi bót kÓ chuyÖn giµu kÞch tÝnh, rÊt hÊp dÉn cña t¸c gi¶. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ - Cảm mến nhân vật. 4. Các năng lực hướng tới - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, cảm thụ văn học II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1. Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 (cơ bản), sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài thiết kế dạy học, giáo án. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, các tư liệu tham khảo khác. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1.Hoạt động khởi động: Cho Hs xem một đoạn phim hồi 21 trong Tam quốc diễn nghĩa. Gv hỏi: cảm nhận của em về các nhân vật trong đoạn phim HS trả lời Gv dẫn dắt: Để hiểu rõ hơn tâm trạng và tính cách của Lưu Bị và Tào Tháo trong hồi 21, cô và các em bắt đầu bài học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 2. 1 : Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 2. 2 : Hướng dẫn HS đọc hiểu - HS : đọc toàn văn đọan trích. - GV nêu một số câu hỏi, đặt một vài vấn đề để HS thảo luận và trả lời, cá nhân và nhóm nhỏ trình bày trước lớp, dựa theo các câu hỏi trong SGK, GV bổ sung, kết luận, gợi mở bằng cách đọc một số lời bình tham khảo. - Phân tích tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải nương nhờ Tào Tháo. HS Thảo luận, phân tích và trả lời. GV định hướng và chốt lại ý. -CHKNS: Qua cách xử lí tình huống của Lưu Bị, em học tập được điều gì? - Qua đoạn trích trên, đã có thể phần nào thấy rõ tính cách của nhân vật Tào Tháo GV hướng dẫn HS dựa vào văn bản- những việc làm, hành động , lời nói của TT để khái quát lên tính cách của TT. HS Thảo luận, phân tích và trả lời. GV định hướng và chốt lại ý. -GV tích hợp kiến thức trong tác phẩm khi giới thiệu về nhân vật TT - Những điểm khác nhau giữa TT và LB trong đoạn trích. HS Thảo luận, phân tích và trả lời. GV định hướng và chốt lại ý. - Tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện. HS Thảo luận, phân tích và trả lời. GV định hướng và chốt lại ý. I-Tìm hiểu chung Tác giả: (như ở tiết77) Đoạn trích ( tiểu dẫn) II- Đọc – Hiểu 1. Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải nương nhờ Tào Tháo. - Sợ TT nghi ngờ sẽ tìm cách cản trở hoặc hãm hại. - Cố giấu tư tưởng, tình cảm thật của mình. - Có câu nói và hành động thật khớp, thật phù hợp với hoàn cảnh không để TT nghi ngờ. ÞTóm lại, LB là người trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo che đậy tâm trạng, tình cảm thật của mình trước kẻ thù, kiên trì, nhẫn nại thực hiện chí lớn phò vua giúp nước. Đó là tính cách của một anh hùng lí tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại, một vị vua tương lai. 2. Tính cách của nhân vật Tào Tháo. Đó là một người gian hùng Một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba lỗi lạc, thông minh cơ trí, dũng cảm hơn người. Nhà thơ, nhà văn hoá xuất sắc. Tên trùm quân phiệt đa nghi, nham hiểm, tàn bạo với triết lí sống vô cùng ích kỉ, cá nhân: “Thà ta phụ người” Những điểm khác nhau giữa TT và LB Tào tháo(gian hùng) Lưu Bị ( anh hùng) - Đang có quyền thế, có đất, có quân, đang thắng, lợi dụngvua Hán để khống chế chư hầu - Tự tin, đầy bản lĩnh, thông minh sắc sảo, hiểu mình, hiểu người. - Chủ quan, đắc chí, coi thường người khác. - Bị LB lừa, qua mặt một cách khôn ngoan, nhẹ nhàng. - Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ kẻ thù nơi hang hùm, nọc rắn vô cùng nguy hiểm. - Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình trước TT. - Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động sơ suốt của mình. 4. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn. - Tạo hoàn cảnh, tình huống rất khéo, rất tự nhiên: mơ chín, uống rượu, bàn luận về các anh hùng trong thiên hạ. - Nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện giữa hai người. - Chi tiết tuyệt vời đưa cuộc đối thoại lên đỉnh điểm. - Câu kết thật giản dị, ngắn gọn có ý nghĩa . 3. Hoạt động luyện tập Câu 1. Đoạn thơ sau muốn nói đến nhân vật nào trong đoạn trích? “Gượng vào hang ổ tạm nương mình Nói rõ anh hùng sợ thất kinh Mượn tiếng sấm vang ra vẻ sợ Tùy cơ ứng biến thật tài tình” Câu 2. “Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo”. (Đôi mắt – Nam Cao). Lời nhận xét trên muốn nói về Tào Tháo? a. Là người thông minh, sắc sảo b. Là người bao dung, độ lượng c. Là người có tài nhưng quỷ quyệt, ma quái d. Là người kiêu ngạo, tự phụ 4. Hoạt động vận dụng mở rộng (học sinh thực hiện ở nhà) - Đọc tham khảo toàn truyện Tam quốc. - Sưu tầm những lời bình hay về đoạn trích cũng như tác phẩm. V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC 1. Hướng dẫn học bài cũ - Nắm vững kiến thức đã học. - Làm bài tập vận dụng 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới - Soạn bài : Trả bài viết số 5 + Xem lại kiến thức văn thuyết minh, đề văn,lập dàn ý + Xem lại kĩ năng diễn đạt trong bài văn, các lỗi thường gặp, cách sửa lỗi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 75 tao thao uong...doc