Du lịch thuyền ở thành phố Đà Nẵng

3.1. Mở rộng các tuyến điểm du lịch thuyền

Xây dựng các tour tham quan dựa trên các tuyến du lịch như: Tuyến sông Hànsông Cổ Cò- Hội An, tuyến sông Hàn- sông Cẩm Lệ- sông Túy Loan, tuyến sông Hànsông Cu Đê, tuyến sông Hàn về đêm, tuyến vòng quanh vùng bán đảo Sơn Trà, đến làng

Vân qua vịnh Đà Nẵng, tuyến đến Huế, tuyến Hội An và Cù Lao Chàm qua biển.

3.2. Xây dựng bến bãi và cảnh quan ven bờ

* Về bến bãi: Đà Nẵng cần xây thêm các bến bãi cho tàu thuyền du lịch tùy theo số

lượng và chủng loại tàu thuyền hoạt động. Tại các bến bãi cần xây dựng các khu vệ sinh,

quầy bán vé, các quầy bán hàng lưu niệm, quầy cho thuê các dịch vụ lặn biển cũng như câu

cá, các khu ẩm thực, quầy giải khát cùng các cơ sở bổ sung.

* Xây dựng cảnh quan ven bờ: Quy hoạch đường Bạch Đằng thành tuyến đường đi

bộ, mua sắm và giải trí cho du khách và khách đi thuyền với những không gian đa dạng

như: không gian điêu khắc, không gian triển lãm tranh, không gian âm nhạc đường

phố Đường Trần Hưng đạo nên quy hoạch thành con đường ẩm thực. Trồng các loại cây

lấy không gian xanh ven bờ như: Lộc Vừng, hoa Giấy, Diệp Anh Đào, Liễu rũ, Phượng

3.3. Đầu tư vào các dịch vụ

Cần đầu tư vào các dịch vụ để đảm bảo phục vụ du khách trên thuyền như: đầu tư

hoạt động lưu trú trên tàu thuyền với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi. Bổ sung thêm các dịch

vụ giải trí như: Múa Apsara, hát bài chòi, chèo, đờn ca tài tử, các buổi tiệc Buffet Âu- Á,

tiệc nhẹ, các món ăn đặc sản. Xây dựng chợ đêm dọc tuyến sông Hàn; các khu vực mua

sắm hàng miễn thuế. Trong các chuyến du ngoạn sẽ kết hợp với việc câu cá, lặn biển ngắm

San Hô, đua xuồng máy, cano lướt ván, tắm bùn Đưa mô hình cầu phun nước nghệ thuật

Banpo tại Hàn Quốc vào việc tạo cảnh quan về đêm

pdf6 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch thuyền ở thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 1 DU LỊCH THUYỀN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BOAT TOURISM IN DA NANG CITY SVTH: Lê Thị Ánh Trinh, Nguyễn Thị Cẩm Tú, Phạm Thị Thanh Trang, Nguyễn Thị Trúc Phương Lớp 09 CVNH, Khoa Lịch Sử, Trường Đại Học Sư phạm GVHD: PGS.TS. Lưu Trang Khoa Lịch Sử, Trường Đại Học Sư phạm TÓM TẮT Du lịch thuyền là loại hình du lịch đang rất được ưu chuộng trên thế giới và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Thành phố Đà Nẵng, nơi có tiềm năng sông nước phong phú và nhiều điều kiện để phát triển loại hình du lịch này. Hiện nay du lịch thuyền đã có mặt ở thành phố Đà Nẵng, thế nhưng thực tế việc phát triển vẫn chưa đạt được hiệu quả cao và gặp rất nhiều hạn chế. Nghiên cứu thực trạng và phương hướng, triển vọng phát triển du lịch thuyền ở thành phố Đà Nẵng là nội dung và mục tiêu đề tài “Du Lịch Thuyền Ở Thành Phố Đà Nẵng” của chúng tôi. Từ khóa: Du lịch thuyền, du thuyền, sông Hàn, cảnh quan ven bờ, bến thuyền, thuyền buồm. ABSTRACT Boat tourism is a popular tourism on over the word. Boat tourism has bring high economic efficiency. Danang city where has much abundant water potential for develop boat tourism such as: Lake, river and seaNowadays, boat tourism has appeared in Danang city but the development have not yet been brought high efficiency and have a lot of difficulties. The researching clarification of real situation and solutions for the development of boat tourism in Danang city are the content and objectives of the project “ Boat tourism in Danang city”. Key words: Boat tourism, yacht, Han river, scenery riverside, wharf, sailboat. 1. Đặt vấn đề Ngày nay, du lịch thuyền là loại du lịch rất được ưa chuộng trên toàn thế giới. Tất cả các quốc gia, thành phố có sông, biển đều đưa du lịch thuyền vào các tour tuyến tham quan. Ở Việt Nam, du lịch thuyền tuy chỉ mới phát triển rầm rộ sau vài năm trở lại đây, nhưng đã có sức lan tỏa đến hầu hết các vùng miền du lịch của cả nước và là loại hình có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thành phố Đà Nẵng - địa phương có nhiều lợi thế phát triển du lịch thuyền, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà loại hình du lịch này ở Đà Nẵng vẫn chưa được đầu tư, chú trọng đúng mức, những định hướng phát triển còn thiếu hợp lí và rõ ràng. Và hiệu quả kinh tế chưa cao. Việc nghiên cứu thực trạng tìm ra những hạn chế, nhằm vạch ra những phương hướng, giải pháp cho việc phát triển du lịch thuyền ở thành phố Đà Nẵng là mong muốn góp một phần nhỏ vào sự phát triển của thành phố của nhóm chúng tôi. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 2 2. Thực trạng phát triển du lịch thuyền tại thành phố Đà Nẵng - Thời gian hoạt động: Tàu thuyền du lịch ở Đà Nẵng chỉ hoạt động vào mùa nắng (từ tháng 1 đến tháng 8), trong thời gian này mùa du lịch tập trung vào các tháng có nhiều lễ hội và dịp nghỉ hè. Đặc biệt là dịp bắn pháo hoa quốc tế hằng năm tại Đà Nẵng, các thuyền du lịch hoạt động hết công suất phục vụ khách du lịch. - Các đơn vị kinh doanh và số lượng tàu thuyền hoạt động du lịch: Hầu hết các tàu thuyền đều thuộc loại nhỏ, có công suất dưới 30CV. Một số có xuất xứ là tàu đánh cá được hoán đổi công năng nên chủng loại và mẫu mã rất hạn chế, đa phần là cũ kĩ, lạc hậu.[1] Bảng 1: Một số đơn vị tàu tiêu biểu cùng số lượng hoạt động. Stt Đơn vị Số lượng Sức chứa (chỗ) Phạm vi /tuyến hoạt động 1 Công ty cổ phần xây dựng điệnVNECO11 01 tàu 250 Sông Hàn ra cửa biển 2 Công ty CP Du lịch Xuân Thiều 04 cano 06 – 12 Khu du lịch Xuân Thiều 3 Khách sạn Green Plaza 02 tàu 06 – 10 Sông Hàn – Thái Lai; Sông Hàn – Cù lao Chàm; quanh bán đảo Sơn Trà 4 Khu du lịch Tiên Sa 02 tàu 40 Tiên Sa - Hòn Chảo; quanh bán đảo Sơn Trà. 5 Nhà hàng cá Voi Xanh 01 cano 16 Sông Hàn – Cù lao Chàm; quanh bán đảo Sơn Trà 6 Công ty TNHH Sơn Trà 01 tàu 25 Sông Hàn – Thái Lai; Sông Hàn – Cù lao Chàm; quanh bán đảo Sơn Trà 7 Công ty CP Huy Khánh 05 cano - 02 tàu 04 – 12 30 – 35 Sông Hàn – Thái Lai; Sông Hàn – Cù lao Chàm; quanh bán đảo Sơn Trà ( Nguồn : Sở Văn Hóa – Thể Thao Và Du lịch thành phố Đà Nẵng) - Các loại dịch vụ phục vụ du lịch thuyền:: Thăm quan kết hợp phục vụ ăn uống, ca múa phục vụ khách. Tuy nhiên, các tàu thuyền du lịch này rất ít khi dừng lại tham quan tại điểm cụ thể và thiếu các dịch vụ bổ sung, chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch thuyền nhìn chung còn thấp và thiếu tính chuyên nghiệp; các dịch vụ còn đơn điệu chưa đa dạng và hấp dẫn. - Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật + Bến bãi neo đậu: Hiện nay hầu hết các phương tiện tàu thuyền du lịch của các doanh nghiệp phải hoạt động trong tình trạng không có bến neo đậu, rất khó khăn cho các thuyền hoạt động nhất là vào dịp mưa bão, không an toàn cho du khách. + Các tuyến đường lưu thông của tàu, thuyền: Tất cả các cây cầu trên các tuyến sông đều có độ rộng và độ tĩnh không thông thuyền phù hợp với mức quy định. Tuyến đường sông theo hướng sông Hàn - Ngũ Hành Sơn bằng sông Cổ Cò có thể nói là tuyến hấp dẫn Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 3 nhất nhưng hiện tại vướng đập Bờ Quang ngăn nước mặn và sông Cổ Cò đang bị bồi lấp dần nên tàu thuyền không thể lưu thông được. + Cơ sở vật chất tại các điểm đến: Các điểm đến chưa thực sự được đầu tư, các dịch vụ còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu du lịch, chưa xây dựng được bến đỗ cho tàu thuyền, các nhà hàng, quán ăn đặc trưng của địa phương, khu bán đồ lưu niệm... - Thị trường khách: Thị trường khách của các đơn vị chủ yếu là khách nội địa. Thị trường khách quốc tế vẫn chưa được khai thác nhiều. - Tuyến điểm, cảnh quan phục vụ du lịch thuyền + Tuyến, điểm theo đường sông: Các tour tuyến còn đơn điệu, chưa có những dịch vụ mới mẻ để hấp dẫn khách. Hiện đang có các tuyến được khai thác như: Bảo tàng Chăm - Sông Cổ Cò - Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm - Trung Lương - Thái Lai, Vịnh Đà Nẵng - Thuỷ Tú - Trường Định, Bảo tàng Chăm - Cửa biển. Ngoài những tuyến đó thì có thêm một vài tuyến được triển khai nhưng rất ít hoạt động như: Đà Nẵng - Kim Bồng - Lò Gốm - Thuận Tình - Cửa Đại; Đà Nẵng - sông Thu Bồn - Hòn Kẽm Đá Dừng; [1] + Tuyến điểm dọc theo đường biển: Các tour tuyến này đều đi và về trong ngày như: Bảo tàng Chăm - bán đảo Sơn Trà - Hòn Chảo, Bãi Bụt- Bãi Rạng- Ngư Ông Câu Cá, ... - Hoạt động kinh doanh của các đơn vị: Hầu hết các đơn vị kinh doanh du lịch tàu thuyền trong những năm qua đều thua lỗ và không hiệu quả. Các doanh nghiệp không có sự đầu tư, triển khai những họat động mới; còn thiếu sự chủ động trong việc liên kết hợp tác với các công ty lữ hành để đưa khách đến với loại hình du lịch này.[1] - Nguồn lao động: Số lao động trẻ rất ít, đa số là ngư dân, chất lượng nhân viên phục vụ và làm việc trong lĩnh vực này rất ít có chuyên môn nghiệp vụ, không qua trường lớp đào tạo bài bản và từ các ngành nghề khác chuyển đổi đến. Khả năng phục vụ, phong cách và ứng xử không chuyên nghiệp. - Hạn chế: Từ thực trạng hoạt động trên cho thấy hoạt động du lịch thuyền Đà Nẵng từ trước đến nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn và tồn tại rất nhiều hạn chế cần được khắc phục: 1. Thiếu cầu cảng, bến đỗ tập trung cho các phương tiện. 2. Thiếu đầu tư, nâng cấp các điểm trên dọc tuyến đường sông, chưa có sự kết hợp giữa các đơn vị tổ chức dịch vụ, các nhà đầu tư với các đơn vị tổ chức tour. 3. Số lượng phương tiện ít ỏi. Các phương tiện chủ yếu cải tạo từ tàu đánh cá nên chất lượng và tiện nghi trang thiết bị không đảm bảo. 4. Tuyến đường sông theo hướng Sông Hàn - Ngũ Hành Sơn bằng sông Cổ Cò bị vướng đập Bờ Quang ngăn nước mặn và sông Cổ Cò đang bị lấp một số đoạn nên không thể lưu thông được.. 5. Dịch vụ còn nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng dịch vụ kém. 6. Đội ngũ lao động ít ỏi và thiếu tính chuyên môn nghiệp vụ. 7. Hoạt động của các đơn vị nhỏ lẻ, manh mún, thiếu chuyên nghiệp và thiếu tuyên truyền quảng bá một cách bài bản vì vậy thì trường khách bị bó hẹp. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 4 3. Phương hướng phát triển du lịch thuyền tại thành phố Đà Nẵng 3.1. Mở rộng các tuyến điểm du lịch thuyền Xây dựng các tour tham quan dựa trên các tuyến du lịch như: Tuyến sông Hàn- sông Cổ Cò- Hội An, tuyến sông Hàn- sông Cẩm Lệ- sông Túy Loan, tuyến sông Hàn- sông Cu Đê, tuyến sông Hàn về đêm, tuyến vòng quanh vùng bán đảo Sơn Trà, đến làng Vân qua vịnh Đà Nẵng, tuyến đến Huế, tuyến Hội An và Cù Lao Chàm qua biển. 3.2. Xây dựng bến bãi và cảnh quan ven bờ * Về bến bãi: Đà Nẵng cần xây thêm các bến bãi cho tàu thuyền du lịch tùy theo số lượng và chủng loại tàu thuyền hoạt động. Tại các bến bãi cần xây dựng các khu vệ sinh, quầy bán vé, các quầy bán hàng lưu niệm, quầy cho thuê các dịch vụ lặn biển cũng như câu cá, các khu ẩm thực, quầy giải khát cùng các cơ sở bổ sung. * Xây dựng cảnh quan ven bờ: Quy hoạch đường Bạch Đằng thành tuyến đường đi bộ, mua sắm và giải trí cho du khách và khách đi thuyền với những không gian đa dạng như: không gian điêu khắc, không gian triển lãm tranh, không gian âm nhạc đường phốĐường Trần Hưng đạo nên quy hoạch thành con đường ẩm thực. Trồng các loại cây lấy không gian xanh ven bờ như: Lộc Vừng, hoa Giấy, Diệp Anh Đào, Liễu rũ, Phượng 3.3. Đầu tư vào các dịch vụ Cần đầu tư vào các dịch vụ để đảm bảo phục vụ du khách trên thuyền như: đầu tư hoạt động lưu trú trên tàu thuyền với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi. Bổ sung thêm các dịch vụ giải trí như: Múa Apsara, hát bài chòi, chèo, đờn ca tài tử, các buổi tiệc Buffet Âu- Á, tiệc nhẹ, các món ăn đặc sản. Xây dựng chợ đêm dọc tuyến sông Hàn; các khu vực mua sắm hàng miễn thuế. Trong các chuyến du ngoạn sẽ kết hợp với việc câu cá, lặn biển ngắm San Hô, đua xuồng máy, cano lướt ván, tắm bùn Đưa mô hình cầu phun nước nghệ thuật Banpo tại Hàn Quốc vào việc tạo cảnh quan về đêm. [4] 3.4. Nâng cấp các thuyền đã có và tạo ra các loại du thuyền đặc trưng Bên cạnh việc nâng cấp tàu cũ thì các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp cần phát huy tính sáng tạo trong việc đưa những loại du thuyền mới vào hoạt động để thu hút khách như: Những chiếc tàu mang dáng dấp của những tàu cướp biển, thuyền Hoa, thuyền Rồng, thuyền buồm Flamingo, thuyền Kayak, Thuyền buồm du ngoạn 1- 2 cánh với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau. Cần đưa những loại thuyền với chất liệu bảo vệ môi trường như Composite hoặc Cano chạy bằng pin mặt trời vào hoạt động. 3.5. Phương hướng kết hợp với các loại hình du lịch khác Để du lịch thuyền trở thành sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn du khách thì cần có sự kết hợp với các loại hình du lịch khác như: Du lịch sinh thái làng quê, du lịch Camping, du lịch mạo hiểm, kết hợp với city tour.. 4. Giải pháp phát triển du lịch thuyền - Quy hoạch đô thị cơ sở hạ tầng - kỹ thuật cho du lịch thuyền: Cần phải khảo sát lập quy hoạch một cách chi tiết về các bến bãi, độ luồng thuyềnThành phố cần tu sửa lại hoặc phá bỏ đập Bờ Quang. Tại các bến thuyền xây dựng hệ thống điện, nước, nhà vệ sinh, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 5 quầy lưu niệm tại các bến.[2] - Chính sách quản lý của Nhà nước về du lịch thuyền: Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc quản lý hoạt động cũng như số lượng của các tàu thuyền phục vụ du lịch. Cần loại bỏ các phương tiện không đủ tiêu chuẩn lưu hành. - Chính sách về ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư: Thành phố cần có chính sách kêu gọi đầu tư như: Các tổ chức, cá nhân đầu tư vào việc phát triển du lịch thuyền sẽ được miễn phí sử dụng cầu cảng, bến cảng dọc sông Hàn trong thời gian hoạt động đầu Kèm theo đó là cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục giấy tờ phức tạp, làm mất thời gian. - Giải pháp về đảm bảo an toàn: Cần có sự thống nhất giữa các điều kiện bảo đảm an toàn trên thuyền như các hệ thống tự động, tự động cứu hỏa, tự động báo cháy, áo phao, mũi tên phát sáng. Ra quy định về thiết kế tàu theo đúng tiêu chuẩn. Trên tàu luôn có các nhân viên hướng dẫn trực tiếp về cách mặc áo phao, cách xử lý các tình huống xấu có thể xảy khi du khách đã ổn định chỗ ngồi - Lao động và đào tạo nguồn nhân lực: Trước hết cần hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao như các kỹ sư chuyên về tàu thuyền, kỹ thuật công nghệ, các hướng dẫn viên trên thuyềnĐưa ra các tiêu chuẩn hành nghề của thuyền trưởng. Phạt nặng những người không có giấy phép khi kinh doanh du lịch thuyền. Cần có một chương trình đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc đối với nhân lực phục vụ trên tàu thuyền du lịch. [5] - Công tác xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền: Tăng cường tuyên truyền quảng bá du lịch thuyền dưới nhiều hình thức như: hội chợ, triển lãm, famtrip, roadshow, hội thảo trong nước và ngoài nước. Quảng bá thông qua các phương tiện như: Kênh truyền hình, ấn phẩm du lịch, báo, tạp chí, internet với các clip quảng cáo...[3] 5. Kết luận Du lịch thuyền ở thành phố Đà Nẵng rất có tiềm năng phát triển, nhưng chưa được đầu tư, chú trọng đúng mức, những định hướng phát triển còn thiếu hợp lí và rõ ràng. Thực trạng phát triển chưa hiệu quả, doanh thu chưa cao. Vậy nên cần có những phương hướng, giải pháp cho việc phát triển du lịch thuyền một phần nào đó sẽ giúp thành phố có định hướng khai thác hiệu quả loại hình du lịch này. Để làm được điều này không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành du lịch thành phố mà nó đòi hỏi sự chung tay góp sức của nhiều ban ngành, lãnh đạo, các doanh nghiệp của thành phố để thay đổi một diện mạo mới cho du lịch Đà Nẵng nói riêng và sự phát triển của đô thị nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sở Văn Hóa- Thể Thao Và Du Lịch thành phố Đà Nẵng, Đề án phát triển tour tuyến du lịch đường sông và du lịch sinh thái làng quê (2010). [2] Bùi Thanh Huân, Lê Nguyễn Khánh Linh (2010), Phát triển bền vững du lịch Đà Nẵng, Kỷ yếu hội thảo khoa học 35 năm phát triển và hội nhập, trang 5-15. [3] Nguyễn Thị Thống Nhất (2010) “Chiến lược maketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa Học và Công Nghệ, (số 5), trang 215- 224. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 6 [4] Nguyễn Đình Vĩnh (2009), Nghĩ dọc sông Hàn - Những hướng nhìn, Tạp chí Non Nước ( số 169). [5] Ngô Quang Vinh (2011), Định hướng phát triển nguồn nhân lực cho du lịch Đà Nẵng trong thời gian đến, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdu_lich_thuyen_o_thanh_pho_da_nang.pdf
Tài liệu liên quan