Khóa luận Định hướng sử dụng khí và quá trình phát triển công nghiệp khí ở các thềm lục địa Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU Trang 2

CHƯƠNG I: VÀI NÉT SƠ BỘ VỀ QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG KHÍ THIÊN NHIÊN QUA CÁC THỜI KỲ Trang 3

CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO CHIẾN LƯỢC KHÍ THIÊN NHIÊN Trang 5

I. Nguồn gốc hữu cơ của khí thiên nhiên Trang 5

II. Môi trường tạo khí Trang 7

1. Khí đồng hành Trang 7

2. Khí đơn độc Trang 8

3. Khí than đá Trang 8

III. Di trú và tích tụ Trang 9

IV. Chiến lược khí thích hợp Trang 10

V. Tiềm năng khí ở Việt Nam hiện nay Trang 11

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIÊN CÔNG NGHIỆP KHÍ THIÊN NHIÊN Trang 15

I. Các vấn đề khai thác khí thiên nhiên Trang 15

II. Khả năng chế biến khí thiên nhiên theo công nghệ mới Trang 17

III. Định hướng sử dụng khí thiên nhiên hiện nay Trang 19

1. Sử dụng làm nguyên liệu Trang 19

2. Sử dụng làm nhiên liệu Trang 22

V. Các hoạch định đầu tư và phát triển khí trong thời gian hiện nay

1. Khí hóa dầu Trang 24

2. Hệ thống ống dẫn khí và trạm phân phối Trang 29

3. Các nhà máy xử lý khí Trang 31

KẾT LUẬN Trang 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 35

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Định hướng sử dụng khí và quá trình phát triển công nghiệp khí ở các thềm lục địa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơi trên thế giới (Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á) giúp cho việc tận thu năng lượng nằm sâu dưới đất, không khai thác được theo kiểu cổ điển. Hình 1: Từ chất hữu cơ ra các loại khí, dầu mỏ và than đá III. Di trú và tích tụ: Từ nơi đá sinh dầu đến đá chứa dầu, sự di trú và tích tụ đòi hỏi những yếu tố môi trường rất phức tạp trong một khoảng không gian bốn chiều mà các công nghệ mới đang gia công giải quyết. Sự tích tụ đòi hỏi những yếu tố di trú và những yếu tố đặc biệt, trong đó có cấu trúc phù hợp của bẫy, đồng thời có cả sự hiện diện của các lớp chắn ở bốn phía, ở đỉnh và ở đáy. Trong những năm gần đây, trong quá trình khai thác , người ta thấy một kiểu di trú bất lợi của khí. Khi dầu và khí rời bẫy đi vào giếng, thì nước mặn chen vào các lỗ rổng trong đá, đôi khi chận đường vào của khí, khiến cho giếng bị mất áp, khí không lên được. Trong trường hợp này tỉ lệ khí thu hồi có thể bị giảm đi từ 10 % đến 20%, gây một thất thoát lớn, làm sai lệch hẳn về dự kiến trữ lượng của mỏ. Ngày nay, công nghệ sử dụng các mũi khoan ngoằn nghèo có thể tìm thấy những túi khí nhỏ hơn chưa liên kết vối các túi khí chính ( túi khí chính bị cô lập). Một công nghệ có ống khoan chẽ nhánh sẽ tách ngay trong lòng đất giữa khí với dầu , khí với nước mặn, dầu với nước mặn, để bơm ngược nước mặn xuống đáy bẫy. IV. Chiến lược khí thích hợp: Công nghiệp dầu khí là một ngành công nghiệp nặng của ngành năng lượng, do đó đòi hỏi phải có sự đầu tư vô cùng lớn về kinh tế, chính trị của cả một nước. Những rủi ro không lường trước được nhưng bù lại đầu ra của ngành công nghiệp này tương đối lớn, ảnh hưởng đến sự thay đổi bề mặt của một đất nước. Thiết bị công nghệ hiện đại, một đội ngũ sản xuất và quản lý chuyên nghiệp đầy kinh nghiệm và trí tuệ tất cả đều quan trọng. Ở nước ta hiện nay, năng lượng có nguồn gốc hyđrôcacbon chiếm phần quan trọng nhất tới 50% GDP. Góp phần nâng đến 0,5% GDP của cả nước. Trong khi trữ lượng dầu của nước ta ngày càng vơi dần và được thay thế bằng năng lượng khí thiên nhiên. Ta phải có quyết định đưa ra những giải pháp hay những chiến lược thích hợp để đưa khí thiên nhiên vào trong đời sống, thay thế cho nguồn Hyđrôcacbon lỏng đang ngày càng cạn kiệt. Khí thiên nhiên được đưa vào chậm hơn nhưng sẽ phục vụ suốt thế kỷ 21. Vì vậy, đây là nguồn năng lượng mang tính lâu dài. Hiện nay, chúng ta có đủ 3 loại khí thiên nhiên trong lòng đất: Khí đồng hành (trữ lượng nhiều hơn dầu), hiện đang được khai thác trong công cuộc tìm kiếm, thăm dò dầu. Khí đơn độc, đang có hướng đi sẽ khai thác trong vài năm tới với kỹ thuật công nghệ hiện đại Khí than đá, còn đang nghiên cứu và triển khai từ các mỏ than đá ớ Vịnh Bắc Bộ và Trung Bộ, vị trí thăm dò nằm sâu trong lòng đất khó có thể khai thác bằng kỹ thuật thô sơ như hiện nay. Hiện nay, cả 3 loại khí đựơc đưa vào khai thác, nhưng chỉ kinh tế khi vận chuyển chúng dưới dạng khí mà thôi. Khi chuyển sang thể dạng lỏng, đường dẫn đòi hỏi sự đầu tư gấp 4 lần mục đầu tư dẫn dầu. Vì vậy, cần sử dụng công nghệ mới để chuyển khí thành Methanol, từ Methanol sẽ tinh luyện ra xăng, dầu D.O sáp và nhiều hoá chất khác,… Một số trọng điểm cơ bản trong chiến lược năng lượng khí: Mở rộng mạng lưới thu khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ sang mỏ Rồng, Rạng Đông, Đại Hùng. Mở rộng mạng lưới thu khí thiên nhiên của mỏ Lan Tây, Lan Đỏ và các mở khí lân cận. Mở rộng mạng lưới thu khí thiên nhiên xung quanh Tiền Hải. Mở rộng mạng lưới thu khí thiên nhiên ở khu Thổ Chu. Mở rộng mạng lưới thu khí thiên nhiên có lẫn CO2 nơi thềm lục địa trãi dài Quảng Ngãi đến Thanh Hoá. Mở rộng mạng lưới thu khí Mêtal than đá từ Quảng Nam đến Hòn Gai. Tiềm năng khí ở Việt Nam hiện nay: Như đã đề cập từ trước, trữ lượng khí thiên nhiên ở VN rất lớn so với lượng dầu mỏ. Có thể đưa ra một số liệu cơ bản là 1.336 tỉ m3 .Tuy nhiên , mức độ thăm dò ở một số bể chưa có sự đồng đều nên gây khó khăn cho việc xác đinh chính xác trữ lượng khí thực tế. Khí thiên nhiên được đánh giá là tiềm năng thứ nhất, sau là dầu trong giai đoạn phát triển kinh tế nước ta trong tương lai. Bồn Cửu Long, bồn Sông Hồng , bồn Nam Côn Sơn và bồn Malaysia_Thổ Chu tiềm năng khí được đánh giá là cao nhất. Vì thế, hầu hết khí thiên nhiên trong các bể này đều được phát hiện , khai thác và đưa vào sử dụng một cách triệt để. Một số thống kê cơ bản của các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá trữ lượng dầu khí ở VN như sau : Bể trầm tích Khí thiên nhiên Khí đồng hành Thấp T.Bình Cao Thấp T.Bình Cao 1. Nam Côn Sơn 400 500 610 20 25 25 2. Cửu Long 85 100 120 3. Sông Hồng Bắc Trung Nam 30 130 110 35 200 160 80 280 210 0 05 15 4. Mã Lai_Thổ Chu 30 60 90 5 10 15 5. Các khu vực khác 0 160 370 0 20 50 Cộng 900 1130 1400 110 160 190 Bảng 1: Đánh giá trữ lượng dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam Kết quả thăm dò trong những năm qua cho phép đánh giá tiềm năng dầu khí như sau : Các mỏ khí đã phát hiện Các mỏ khí sẽ phát hiện Tổng cộng Thấp T.Bình Cao Thấp T.Bình Cao Thấp T.Bình Cao Khí đồng hành (tỷ m3) 50 71 100 60 90 120 110 161 220 Khí thiên nhiên (tỷ m3) 270 397 520 530 750 1020 800 1175 1540 Khí Condensat (tỷ m3 ) 25 41 50 110 160 210 135 200 260 Bảng 2: Đánh giá tiềm năng dầu khí ở Việt Nam Tiềm năng sinh khí ở các bể đã được phát hiện được xác đinh như sau : Các bồn trầm tích Đã phát hiện (tỷ m3) Tổng cộng (tỷ m3) Sông Hồng 268 364 Cửu long 56 89 Nam Côn Sơn 174 254 Mã Lai – Thổ Chu 30 100 Các bồn khác ? 529 Bảng 3: Tiềm năng sinh khí ơ ûcác bể đã phát hiện Việc đốt bỏ khí đồng hành trong quá trình khai thác dầu mỏ trong những năm trước đây và việc đưa khí đồng hành vào công nghiệp năng lượng của những năm từ sau 1975 đến nay, đã cho thấy VN khẳng định khả năng sử dụng triệt để nguồn tài nguyên có sẳn của mình , tự khẳng định mình trong công cuộc hiện đại hoá công nghệ năng lượng đất nước. Việt Nam còn có rất nhiều mỏ chưa được khai thác, điều này còn tuỳ thuộc vào nguồn khí tiêu thụ trong nước và không loại trừ việc xuất khẩu nước ngoài nếu điều kiện cho phép. Sản lượng khai thác dầu ngày càng tăng kéo theo sản lượng khí đồng hành ngày càng nhiều. Khí thiên nhiên hiện nay là một nguồn năng lượng mang tầm chiến lược trên mọi lĩnh vực. Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP KHÍ THIÊN NHIÊN I. Các vấn đề khai thác khí thiên nhiên : Hiện nay, vấn đề khai thác dầu khí ở nước ta đang trở nên rất phổ biến. Việc cộng tác với các công ty năng lượng nước ngoài, trong đó việc áp dụng các phương pháp sử lý, khai thác dầu mỏ với công nghệ hiện đại là phần việc quan trọng nhất vì nó mang tính chất kinh tế rất cao. Nhìn chung , vấn đề khai thác khí ở nước ta phải xét đến các khả năng sau : 1) Khả năng khai thác khí qui ước : Đa phần các mỏ khí ở nước ta đều xếp vào qui ước, đã được đánh giá và thiết kế khai thác. Khí đồâng hành ở dạng khí đã được đưa vào bờ để làm nguồn năng lượng cho nhiệt điện. Khí đơn độc đang được nghiên cứu và đưa vào sản xuất. Khí không thể nguyên trạng đi xa được. Do vậy, việc đầu tư vốn mỏ rộng việc vận tải khí bằng ống dẫn là vấn đề chính. Vì chi phí rất cao nên cần phải có sự lựa chọn : _ Dẫn khí ở trạng thái hóa lỏng khí ngoài khơi, với giá thành rất cao _ Dẫn khí đã chuyển thành mêthanol lỏng vào bờ, vơí giá thành bằng dầu mỏ Khí hoá lỏng được hiệu quả kinh tế khi có khả năng hóa lỏng tại chổ và xuất khẩu từ ngoài khơi để bù cho việc bơm vào đất liền qua loại ống chuyên dùng đắt tiền (gấp 4 lần ống dẫn dầu). Hai mỏ khí có trữ lượng lớn đang được nghiên cứu thêm là Lan Tây _ Lan Đỏ , trước mắt là sử dụng ống dẫn khí hóa lỏng. Đây là ứng dụng trực tiếp để tiếp thêm nguồn năng lượng chính thay thế cho các mỏ dầu đang dần cạn kiệt ở tương lai. Nếu có thể cùng tiến bước với công nghiệp, thì việc chuyển khí thành mêthanol ở ngoài khơi, rồi dùng ống dẫn dầu đưa mêthanol vào bờ, thì vừa thừa kế được hệ thống dẫn có sẵn, vừa lắp đặt ống dẫn dầu để dùng tiếp. 2) Khả năng khai thác khí không qui ước : Khả năng này còn xa đối với VN. Các mỏ không nằm trên thềm lục địa mà nằm trên triền lục địa và đáy đại dương đối với VN được xếp vào loại khí không qui ước . Khí loại này nằm giữa Hoàng Sa và Trường Sa, nơi đáy biển sâu từ 300m đến 2000m. 3) Khả năng khai thác khí lấy từ than đá : Phần lớn là khí Mêtan ( 95% ) được lấy từ than đá, chứ không phải hyđrôcacbon. Đây là loại khí được xếp vào loại không qui ước nó nằm ở các vỉa sâu không khai thác được. Nghiên cứu gần đây cho thấy : 1 tấn than = 10 m3 khí Mêtan Phương pháp lấy khí Mêtan lên bằng cách bơm Nitơ lỏng ( hay CO2 lỏng ) xuống môït giếng tạo áp ,và hứng mêtan từ các giếng quanh đó Đối với nước ta , tính đến nay trữ lượng than lên đến 200 tỉ tấn , đây là một trữ lượng không nhỏ tương đương với 20 tỉ m3 khí mêtan . Một kế hoạch nghiên cứu rất cần thiết để nâng cao kinh tế đất nước tương lai , tạo cho người dân rất nhiều hy vọng có thể sử dụng nguồn năng lượng quí này trong sản xuất và tiêu dùng. 4) Thiết bị và đội ngũ : Đối với Việt Nam, thiết bị khai thác dưới biển tạo ra một chi phí lớn hơn chi phí trên đất liền (khoảng 3 lần ), là một đất nước nghèo cơ chế liên doanh là giải pháp tối ưu , còn cơ chế quốc gia cực đoan rất khó mà thể hiện được vì tính rủ ro kinh tế rất cao. Đội ngũ khai thác , ta chưa có . Như vậy , chuyên môn hoá đội ngũ nhân viên mới, đưa một số nhân viên xuất sắc đi nước ngoài như các nước ở Tây Âu, Đông Âu, dưới sự đỡ đầu của một công ty khí thiên nhiên ( công ty Mobil, công ty BP ) có kinh nghiệm ở thêm lục địa VN . Khi có đội ngũï xuất sắc , công việc khai thác khí mới mang tính ổn định. II. Khả năng chế biến khí thiên nhiên theo công nghệ mới : Trước hết, ta có thể tóm tắt quá trình chế biến khí theo công nghệ cũ: KHÍ THIÊN NHIÊN ethylene mêthanol hydro Ammôn ethanol formaldehyde Sulfat ammôn styrene polyethylene Chất dẻo chất dính Hoá chất Chất dẻo Chất dính Phân bón Hình 2: Quá trình chế biến khí thiên nhiên theo công nghệ cũ Đây là những sản phẩm rất quan trọng trong bước đường công nghiệp hoá từ nông nghiệp đến các công nghiệp hoá sản phẩm. Khí thiên nhiên không ngừng được hóa lỏng để thành khí dầu lỏng (LPG), và khí thiên nhiên lỏng (LNG) dùng di chuyển đi xa và sử dụng trực tiếp làm chất đốt, cho nhiệt điện và làm phân bón, mà còn được biến thành một số chất lỏng cơ bản để từ đó sử dụng làm nguyên liệu như : xăng, dầu Diesel, nhớt, mở, hóa chất. Khí hóa lỏng gọi là dầu thô nhưng khác với dầu thô được trực tiếp khai thác là loại dầu không lưu huỳnh, không có kim loại nặng, không có chất độc làm ô nhiễm môi trường, để từ đó tạo ra mặt hàng có lợi cho xã hội. Quy trình hóa lỏng khí theo hướng mới: Có 2 hướng hoá lỏng dầu: -Hướng hóa lỏng gián tiếp -Hướng hóa lỏng trực tiếp Hướng hóa lỏng gián tiếp đã được người Đức sử dụng trong thế chiến thứ hai gồm có 02 cách: * Cách ôxy hóa từng phần tạo ra khí tổng hợp (syngas) rồi hyđrôcacbon trộn lẫn (mixed hyđrôcacbon), từ đó làm ra xăng dầu, hoá chất đủ loại. * Cách tái tạo dùng hơi nước, tạo thành mêthanol từ đóù tạo thành xăng dầu, hoá chất đủ loại. Hướng hóa lỏng trực tiếp, có 02 cách: * Cách dùng xúc tác quy ước trong phản ứng oxi hoá, tạo phó sản phẩm dầu cổ điển. * Cách dùng xúc tác lỏng trong oxi hoá tạo ra mêthanol, từ đó tạo ra thành xăng, dầu, nhớt, mỡ và hoá chất đủ loại. Nhìn chung , làm bất cứ việc gì cũng phải xét đến hiệu quả kinh tế. Cho đến nay, việc biến khí thiên nhiên thành thể lỏng, còn có nguồn oxy rất đắt giá. Cần kết hợp việc tạo ra oxy trong một qui trình mà oxy là phế phẩm. Nhờ đó mới tận dụng hết nguồn khí thiên nhiên mà ta đã có. III. Định hướng sử dụng khí thiên nhiên ở Việt Nam: Nguồn tài nguyên dầu mỏ ngày càng cạn kiệt , với trữ lượng khí , Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng hơn trữ lượng dầu mỏ. Do vậy, khí thiên nhiên được sử dụng một cách thực tế hơn trong đời sống hiện nay của người dân Việt Nam. Có thể phân chia thành hai loại cơ bản : _ Sử dụng khí làm nhiên liệu _ Sử dụng khí làm nguyên liệu Sử dụng khí làm nhiên liệu : Khí thiên nhiên không những được hoá lỏng để thành dầu khí khô, khí nén cao áp được sử dụng phổ biến làm chất đốt, cho nhiệt điện, cho giao thông vận tải ( xăng , dầu diesel , nhớt, mỡ, hoá chất ) * Chất đốt : Khí dầu lỏng ( LGP) được sử dụng đầu tiên từ thập niên 70 làm chất đốt trong mỗi gia đình . Với khối lượng nhỏ, dần dần LGP được sử dụng một cách phổ biến trong dịch vụ nhà hàng , khách sạn, các nhà máy gốm sứ, thuỷ tinh cao cấp. Mức tiêu thụ LGP tăng trưởng trung bình 15% từ năm 1998 khi nhà máy xử lý Dinh Cố cho ra đời LGP Việt Nam Hiện nay có một đường ống dẫn khí đốt từ mỏ Bạch Hổ về đất liền , cung cấp cho nhà máy điện Bà Rịa , nhà máy điện Phú Mỹ , nhà máy khí hoá lỏng Dinh Cố với sản lượng khoảng 1.4_1.5 tỷ m3/năm. Đang chuẩn bị đầu tư ống dẫn khí Nam Côn Sơn công xuất 5_6.0 tỷ m3 / năm, với hai đường ống dẫn khí đốt nêu trên đủ sức đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp có sử dụng khí đốt làm nguyên liệu, nhiên liệu . Đây là một lợi thế năng lượng tuyệt vời * Làm nhiệt điện : Từ năm 1995, khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ được đưa vào bờ, đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp khí Việt Nam. Thời kỳ đầu khí được cung cấp cho nhà máy điện Bà Rịa với lưu lượng một triệu m3 / ngày cho các nhà máy điện Bà Rịa và Phú Mỹ. Từ năm 2005-2010, tỷ trọng sử dụng cho phát điện khoảng 70- 75%. Tuy nhiên, khí thiên nhiên được sử dụng trong ngành điện vẫn còn quan trọng và chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với nhiệt điện. Cộng với sự vận chuyển khí là một vấn đề nan giải và những vấn đề thiệt hại về mặt kinh tế do phải đốt bỏ khí đồng hành vào mùa mưa do cung vượt quá cầu. Song, trữ lượng than và thuỷ điện tập trung phần lớn ở miền Bắc, gây khó khăn cho việc phát triển khí trên thị trường. Do đó, vấn đề cần đặt ra là đa dạng hoá thị trường tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới. * Trong giao thông vận tải : Việc áp dụng khí thiên nhiên cho giao thông vận tải là xu hướng hiên nay đang được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm, vì đây là nguồn năng lượng sạch , không gây ô nhiễm môi trường và có giá trị cạnh tranh với các nguồn nhiên liệu truyền thống là xăng, diesel Aùp dụng công nghệ sản xuất khí thiên nhiên nén (CNG) làm nhiên liệu cho giao thông vận tải thay thế cho các dạng nguyên liệu truyền thống còn là mới mẽ, đang được đầu tư nghiên cứu và áp dụng. Theo một số tiêu chuẩn ở nước ngoài thì khí từ các mỏ ở bể Cửu Long, Nam Côn Sơn có chất lượng sử dụng CNG là nhiên liệu cho động cơ của các phương tiện giao thông vận tải, định hướng sang sử dụng khí như một dạng nguyên liệu sạch, góp phần làm giảm môi trường, với giá thành đầu tư tương đối chấp nhận được. Đặc tính Xăng LGP CNG Tỷ trọng chất lỏng (kg/l) Tỷ trọng hơi so với không khí 0.74 3.5 0.5-0.59 1.5-2 0.55-0.68 Giới hạn nổ % Nhiệt độ bắt cháy (0C) 1-16 430 2-9 450-550 4-14 630-700 Chỉ số octan RON 96 110 130 Nhiệt trị toàn phần( MJ/kg) 43.6 49.5-50.5 42.3MJ/m3 Giới hạn % thể tích bốc cháy trong hổn hợp với không khí ở điều kiện thường Giới hạn dưới: Giới hạn trên : 2.4 9.5 1.8 10 5 15 Điểm sôi 0c tại áp xuất thường Điểm nóng chảy 0C tại áp xuất thường 27-244 - -45 -187 -161 -182 Tỷ lệ không khí /nhiên liệu ( trọng lượng) Tỷ lệ không khí /nhiên liệu ( thể tích) Chì và lưu huỳnh Khí thải ( CO,CO2; CH: NOx) 14.5 60 có cao 15.6 24 không thấp 17.24 11 không rất thấp Aùp xuất bình chứa (Barg) 0 9-12 200-250 Bảng 4: Các đặc tính kỹ thuật của nhiên liệu CNG so với xăng và LGP (Tạp chí dầu khí số 5-2004) Nói tóm lại , tuy khối lượng sử dụng khí không quá lớn trong phát điện , nhưng thường là những khu vực có thể tiêu thụ khí với giá rất cao. Các nhà đầu tư dầu khí sẽ biết cách mở rộng thị trường sử dụng khí dựa trên việc xây dựng các trạm phân phối và con đường vận chuyên khí tối ưu. Nhìn chung cách đi tổng quát là biến khí thiên nhiên thành một loại dầu thô, không lưu huỳnh, không kim loại nặng, không có chất độc gây ô nhiễm môi trường, để từ đó tạo ra các mặt hàng đa dạng cho xã hội. 2) Sử dụng khí làm nguyên liệu : * Sản xuất phân đạm urê cho nông nghiệp, chất gây nổ và chất khai khoáng cho nền công nghiệp quốc phòng. Chi phí vận chuyển là một vấn đề cần thiết để có thể đảm bảo vừa ổn định giá thành vừa bảo đảm chất lượng sử dụng. Ta có thể nhìn nhận từ các khía cạnh: - Ổn định nguồn cung cấp urê cho nông nghiệp, hạn chế sự phụ thuộc vào nhập khẩu và những biến động thất thường về giá. - Thay thế nhập khẩu, tăng tỷ trọng của các thành phần trong nước về giá trị thành phẩm và do đó cải thiện cân bằng ngoại tệ -Khả năng trợ giá bằng chính sách về thuế và cơ chế định giá bán * Sản xuất mêthanol bán sản phẩm từ đó có thể điều chế MTBE (là một loại phụ gia xăng tăng chỉ số octan thay cho chì , không gây ô nhiễm môi trường nhiều ), sợi tổng hợp; mêthanol là nguyên liệu chính để sản xuất nhiều sản phẩm công nghiệp quan trọng như : formalin, axit axêtic, ôlêfin * Sản xuất sắt xốp theo công nghệ hoàn nguyên trực tiếp thay cho phương pháp cốc hoá than truyền thống * Sản xuất êtan, proban, butan và condensat làm nguyên liệu cho hoá dầu là những bước quan trọng cần được đánh giá kỹû trên cơ sở dự báo theo các phương pháp thực tế về nhu cầu của nền kinh tế đối với các sản phẩm / chất dẻo / sợi tổng hợp / chất tẩy rữa tổng hợp dẫn xuất từ các nguyên liệu khí. Việc áp dụng khí thiên nhiên vào công nghiệp, và chuyển từ nguồn nguyên liêu thành nhiên liệu trong công nghiệp hoá dầu là một điều cần thiết phải cân nhắc. Vì có sự cạnh tranh giữa giá trị sử dụng của chúng làm nguyên liệu hoá dầu và nhiên liệu. Hiện nay, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã ký hợp đồng xây dựng nhà máy sản xuất phân đam Phú Mỹ với công suất 740.000 tấn Urê/năm, nguồn nguyên liệu chính là khí được lấy lên từ mỏ Bạch Hổ và Nam Côn Sơn. Về phần công nghiệp hoá dầu đã có Nhà Máy PVC với công suất 80.000 tấn/năm tại Đồng Nai hợp tác giữa Vinaplast và công ty Mitsui là một nhà máy PVC thứ hai công suất 100.000 tấn/năm tại Thị Vải (liên doanh giữa PVC và Petronas) sẽ đi vào hoạt động vào năm 2005 phục vụ cho công nghiệp nhẹ. * Sản xuất nhựa Etylen và polyetylen: - Việt Nam là thị trường lớn tiêu thụ P.E và P.P phải nhập khẩu 100%. Nhà máy sản xuất P.E và P.P tại Việt Nam có thể cạnh tranh dựa trên 2 yếu tố là có nguồn nguyên liệu và có nguồn tiêu thụ sản phẩm tại chỗ. Theo suy tính hiện nay các nguồn khí mà ta đã có không đáp ứng cung cấp nguyên liệu cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất Etylen và Polyetylen ở Việt Nam. - Nguồn LPG và Napta từ nhà máy lọc dầu sẽ không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và nhiên liệu. LPG không thể sử dụng làm nhiên liệu vì giá thành cao, phải nhập khẩu, hiệu xuất chuyển hoá sang Etylen thấp. - Mức độ chuyển hoá thành Etylen theo công nghệ truyền thống sau: + Cracking lượng Napta từ Condensat (khoảng 1,5 triệu tấn/năm), với quy mô công suất 350.000 – 400.000 tấn P.E/năm đáp ứng đến năm 2015 với điều kiện không sửù dụng Condensat vào mục đích khác. + Với công nghệ mới có thể Cracking trực tiếp Condensat, khi ấy lượng Etylen thu được sẽ nhiều hơn, có khả năng đáp ứng quy mô công suất tới 500.000 tấn/năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất Etylen và Polytetylen chỉ có đi từ Condensat, đặc biệt là từ Condensat từ mỏ Hải Thạch. Các nguồn khí thiên nhiên đã phát hiện được ở bể Cửu Long, Nam Côn Sơn không đủ điều kiện làm nguyên liệu để sản xuất Etylen và Polyetylen cả về chất lượng lẫn khối lượng. Nhìn chung, vấn đề phát triển thị trường khí đang là một mối quan tâm lớn theo hướng làm nguyên liệu cần được xem xét và đẩy mạnh, cần phải có sự đầu tư và ủng hộ mang tính chất Quốc gia. Và có sự cân bằng giữa việc áp dụng các chính sách thuế và giá trị của sản phẩm. III. Các hoạch định đầu tư và phát triển khí trong thời gian gần đây và trong tương lai: 1) Khí hoá dầu: a) Trong sản xuất Mêthanol: Mêthanol là một trong những hoá chất cơ bản được sử dụng làm nguyên liệu chính để sản xuất các hoá chất như formadehyde, MTBE ( methy tertiary butyl ether), axit axetic ….Mêthanol cũng được sử dụng như một loại dung môi công nghiệp và được dùng như nguyên liệu có thể pha trực tiếp và garoline để tăng chỉ số octan. Mêtan ; khí được lấy từ khí đồng hành; là nguyên liệu chính để sản xuất Mêthanol ở Việt Nam. Hiện tại trong sản xuất Mêthanol được chia ra : - Sản xuất Mêthanol trên bờ của Finansa, Ancom, Vinaclum về cơ bản đã thoả thuận với nhau về nội dung nghiên cứu khả thi, nhưng chưa thống nhất về xác định giá cả và trữ lượng khí - Sản xuất Mêthanol nổi với đối tác là GSC (điều hành), Ugland A/S Topsoe (công nghệ), Klenwort Beusan (tài chính) và công ty Hồng Phát. Theo dự án từ sau năm 2005 thị trường tiêu thụ nội địa hiện tại vào khoảng trên 60.000 tấn mêthanol/năm, và khối lượng này sẽ vượt bậc khoảng 330.000 tấn mêthanol/năm trong khoảng thời gian đến năm 2025 . Lúc này, Mêthanol tiêu thụ chủ yếu bằng cách xuất khẩu. b) Trong sản xuất êtylen và polyêtylen từ octan: Khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí từ nhà máy lọc dầu, khí hoá lỏng, các phân đoạn napta, gasoil từ dầu thô, condensat, là những nguồn sản xuất êtylen. Trong đó êtan là nguyên liệu chính được sử dụng. Công nghệ sản xuất êtylen từ êtan là rẻ nhất và đơn giản nhất, với công xuất tối thiểu là 300.000 tấn /năm và sẽ tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2005 2010 2015 2020 2025 Bể Cửu Long Khí (tỷ m3) 2,64 2,17 0,89 0,03 0 Etan(triệu tấn) 0,37 0,29 0,12 0 0 Bể Nam Côn Sơn Khí(tỷ m3) 3,73 8,41 8,51 6,32 2,38 Etan (triệu tấn) 0,23 0,53 0,53 0,41 0,16 Bể Mã Lai – Thổ Chu Etan (triệu tấn) 0,11 0,16 0,24 0,21 0 Tổng khí (tỷ m3) 7,77 13,00 13,31 9,76 2,38 Tổng Etan (triệu tấn) 0,71 0,97 0,88 0,63 0,16 Bảng 5: Dự kiến khai thác khí êtan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐịnh hướng sử dụng khí và quá trình phát triển công nghiệp khí ở các thềm lục địa Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan