Ebook Tranh Đông Hồ - Tấm bản đồ tìm về nguồn cội

Bí mật của những đốm xoay >>?

 

Quay trở lại với bức tranh Đàn lợn. Sau khi đã có cơ sở để xác định hình trăng lưỡi liềm kia là biểu hiện tình duy Âm Dương ta có cơ sở thể lập luận rằng hình ảnh lợn mẹ với 2 hình trăng lưỡi liềm đối nghịch nhau chính là mô tả 2 trạng thái duy Âm và duy Dương của hai bộ phận mông và đầu lợn mẹ,

còn phần giữa là đốm xoáy Âm Dương cân bằng. Phần xoáy màu xanh (màu lạnh) mang Âm tính còn phần xoáy màu đỏ (màu nóng) mang Dương tính.

Quả đúng như vậy hãy nhìn đốm xoáy ở mông _ phần duy Âm. Phần màu đỏ của đốm xoáy này bị che khuất đi một phần, nghĩa là phần Dương ít hơn phần Âm, chứng tỏ đốm xoáy này mang tính Âm là tính trội hay còn gọi là duy Âm.

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2466 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ebook Tranh Đông Hồ - Tấm bản đồ tìm về nguồn cội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bát Quái. Vậy nguồn gốc của vũ trụ là Thái Cực. Trong đó tiềm phục hai đối tượng trái ngược nhau về tính chất là Lưỡng Nghi (thị sinh Lưỡng Nghi). Với câu trích đẫn này có thể thấy điểm mâu thuẫn. Nghĩa của từ Thái Cực (Thái: lớn quá, cao xa quá. Cực: chỗ tận cùng, chỗ chấm dứt) là lớn hơn hết, cao hơn hết hoặc trước hết cả. Là điểm cùng cực tồn tại duy nhất một mình Thái Cực không có gì để phân biệt vậy thì không thể tiềm phục sẵn Lưỡng Nghi có tính chất đối nghịch nhau trong đó được. Lưỡng Nghi được ký hiệu là: -         Một vạch liền  là Dương (hào Dương) -         Một vạch đứt  là Âm (hào Âm) Lấy 2 hào chồng lên nhau rồi đảo chỗ ta được 4 Tượng: Xin lưu ý là Tượng ở đây có nghĩa là tượng trưng cho một tính chất của một thứ nào đó chứ không phải thứ đó. VD: mây đen là tượng của mưa vì nhìn mây đen người ta sẽ nghĩ đến mưa chứ không phải mây đen là mưa. Lần lượt lấy 2 hào Âm và Dương chồng lên 4 Tượng trên ta sẽ có 8 quái, mỗi quái 3 hào: (chuyển sang mã nhị phân ta co các quái tương đương với các số ở dưới) Tương truyền là lúc đầu Phục Hi sắp xếp 8 quái theo hình tròn dựa vào đồ hình Hà Đồ nhìn thấy trên lưng con Long Mã gọi là Tiên Thiên Bát Quái (Điều này khiến cho Kinh Dịch mang màu sắc huyền bí khó xác định rõ nguồn gốc): Rồi sau đó Văn Vương lại sắp xếp lại theo đồ hình Lạc Thư của mình gọi là Hậu Thiên Bát Quái  (Vấn đề về nguồn gốc thật sự của Kinh Dịch vẫn là điều gây tranh cãi trong giới lý học) : Lưu ý : Người Trung Hoa xưa coi hướng Bắc ở phía dưới còn hướng Nam ở phía trên. Trùng quái (quái kép): Chỉ có 8 quẻ với 24 hào thì không thể diễn tả hết được các hiện tượng sự vật trong vũ trụ nên phải chồng thêm một lần nữa. Lần này không lấy vạch Âm Dương chồng lên nữa mà lấy chọn một quái chồng lên 8 quái, như vậy ta được 8x8 = 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào, 64x6 = 384 hào. Đủ để điễn dịch được khá nhiều vấn đề hiện tượng. Trong quan niệm Âm Dương có một quy luật được đa số các học giả công nhận là : Âm Dương chuyển hóa, ở trong Âm có Dương và trong Dương cũng có Âm. Có nghĩa là trong mọi sự vật sự việc từ nhỏ đến lớn đều có sẵn tính đối nghịch. Trong sự sống có mầm chết, trong sự thịnh có mầm suy. Một con người được sinh ra là bắt đầu quá trình tiến dần đến cái chết, mà chết là bắt đâu một cuộc sống khác, là tái sinh dưới một hình thức khác. Không thể có Dương mà không có Âm, có sống mà không có chết, có thịnh mà không có suy, có thiện mà không có ác. Phải có đủ cả hai thì mới thành một hiện tượng được. Có như vậy thì vũ trụ này mới tồn tại được. Mọi sự biến hóa trong vũ trụ chỉ là một quá trình Sinh_Thành_Trụ _Diệt, diệt rồi lại sinh. Quá trình đó cứ lặp đi rồi lại lặp lại và vũ trụ mà chúng ta đang thấy chỉ là một trong hàng triệu lần vũ trụ đã từng như thế. Thỉnh Thầy Quay trở lại nội dung chính, ở phần trên chúng ta đã tiến hành phân tích hình đốm xoáy trên tranh Đàn lợn và nhận ra nó có hình 2 con nòng nọc đang trong tư thế cuộn tròn. Ngoài ra còn một điểm chú ý nữa đó là các vòng cung hình trăng lưỡi liềm được vẽ nổi bật bằng màu đỏ nằm ở má và đùi lợn mẹ.  Hai hình cong này cũng có dạng đối nghịch nhau Những hình cong này cộng với hình đốm xoáy kiểu nòng nọc được vẽ như vậy chắc chắn phải có ý đồ. Ý đồ đó là gì? Biết hỏi ai đây? Hỏi thầy chứ còn hỏi ai nữa. Thầy là người hay chữ, hiểu biết rộng lại tinh thông thiên văn, chắc chắn thầy sẽ biết. Các bạn có biết “thầy” mà tôi ám chỉ ở đây là ai không? Đó là Thầy đồ Cóc _ một bức tranh rất nổi tiếng nữa trong dòng tranh dân gian Đông Hồ. Cón ai biết rõ về Nòng Nọc hơn Thầy đồ Cóc đây nhỉ. Nhìn xem kìa, Thầy ngồi rất là oai (Oai như cóc). Bụng Thầy chứa đầy một bụng “chữ”, đang ngồi quan sát đám học trò của mình. Vậy câu trả lời của Thầy là gì? Hãy nhìn vào chiếc ghế mà Thầy ngồi lên ta sẽ thấy câu trả lời. Đó chính là những biểu tượng hãy những kí tự được thể hiện giống như những hình trang trí bình thường.   => ð       Hoa văn trên ghế sau khi convert và phục dựng trên máy tính. Hình tròn ở chính giữa chính là một loại chữ mà các nhà nghiên cứu gọi là chữ Nòng Nọc . Loại chữ này có rất nhiều trên các Trống đồng thời xưa bao gồm 2 ký hiệu là Nòng O và Nọc ●, tương đương với Âm và Dương. Loại chữ cổ này nhìn rất giống trứng cóc, mà trứng cóc lại nở ra nòng nọc. Điều đó có nghĩa rằng biểu tượng hình tròn có 2 con nòng nọc kia có liên quan đến loại chữ này. Vậy thì đây chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề rồi.    Chữ Nòng Nọc trên Trống Đồng Ngọc lũ Còn hình này nghĩa là gì?  Cũng là một hình có dạng đối xứng hai bên tuy nhiên phần bên phải có to hơn phần bên trái. Không lẽ đây cũng là một dạng khác của biểu tượng Âm Dương. Thử tách hình này ra làm đôi xem sao: Giờ hãy so sánh với hình đốm xoáy để tìm ra sự tương đồng: Rõ ràng đây chính là kí hiệu tối giản của hình 2 con Nòng Nọc . hãy xem sơ đồ sau: Chữ Nòng Nọc  trứng cóc nở ra nòng nọc được ký hiệu là:  thì ký hiệu này cũng phải là một loại chữ thuộc loại chữ Nòng Nọc. Vấn đề nghĩa của nó là gì, là Âm hay là Dương, là Nòng O hay là Nọc ●. Còn hình này , nó giống với hình cong được vẽ nhấn mạnh ở phần đùi  và má lợn mẹ trong tranh Đàn lợn : Để hiểu được nghĩa của đường cong  ta hãy đối chiếu với đối tượng mà nó gắn lên là chiếc ghế.Chiếc ghế này có màu sắc chủ đạo là màu đen, chỉ có một dải đỏ ở giữa. Theo quan niệm Âm Dương thì màu đen là màu lạnh nên thuộc về tính Âm còn màu đỏ là màu nóng nên thuộc về tính Dương. Vậy là chiếc ghế này mang Âm là tính chủ, nghĩa là duy Âm, từ đó suy ra biểu tượng  gắn lên nó cũng là duy Âm. Nghĩa là hình trăng lưỡi liềm  là duy âm còn hình đối nghịch với nó  là duy Dương. Giờ hãy so sánh các đường cong cùng phía để tìm ra cái náo là âm cái nào là dương trong các hinh đối xứng. Ngoài ra còn một hình cong nữa trên ghế đó là hình cong nằm ngang  hình cong này nằm độc lập không có hình đối xứng với nó (giống như hình cong ) điều đó chứng tỏ nó cũng chỉ một thuộc tính là duy Âm. Vậy là đã xác định được đâu là Âm, đâu là Dương, giờ phải tiến hành kiểm chứng trong một bức tranh khác có thể hiện tính Âm Dương. Tranh Hứng dừa_ Âm - Dương Thoạt nhìn ta chỉ thấy đây là một bức tranh nói về cảnh sinh hoạt rất bình dị của cư dân vùng nhiệt đơi. Có sự tham gia của đầy đủ các thành viên trong gia đình. Nói chung đây là một hình ảnh rất đẹp về mối quan hệ gia đình khăng khít xum vầy, một nét đặc thù của Văn hóa Việt. Vậy thì có gì đặc biệt ở bức tranh này? Hãy để ý vào hình ảnh cây dưa, mang tính ước lệ rất cao. Trước hết hãy đặt câu hỏi Tại sao lại chọn cây dừa mà không phải cây cau? Vì thứ nhất cây dừa mọc cong còn cây cau mọc thẳng, thứ hai là gốc dừa thường phình to dễ làm người xem liên tưởng đến hình nòng nọc đầu to còn đuôi và thân nhỏ dần. Giờ hãy tiến hành phân tích mổ sẻ cái cây này. Cây dừa này có thân hình cọc hay cột (Dương tính) được ghép lại từ nhiều khấc có hình vạch ngang    giống như hào Dương trong Kinh Dịch, mỗi khấc lại có nhiều chấm nhỏ ● (Nọc – Dương). Vậy có nghĩa thân cây dừa này là thuần Dương hay theo Dịch lý là Thái Dương. Chính vì thế mà hình ảnh cây dừa được gắn liền với hình ảnh người chồng (Dương) đang trèo “thả” dừa ở trên còn người vợ (Âm) ở phía dưới tung váy ra “hứng” dừa từ chồng. Hãy để ý kỹ hình ảnh hai dải lụa trên váy của người vợ bạn sẽ thấy nó có hình cong võng xuống dưới. Biểu tượng cho sự chứa đựng, giống với hình lưỡi liềm   trên ghế thầy đồ, có nghĩa là thuộc về Âm tính hay là duy Âm. Giờ lại tiến hành đối chiếu thân cây dừa này với các hình cong ở trên : Từ đây có thể xác định các hình cong này đều muốn biểu đạt là ý mang nghia Dương , thuộc về Dương => các dạng đối xứng ngược lại mang nghĩa Âm, thuộc về Âm : Trong đó:   - Chữ mang nghĩa Âm   có tượng là hình  hay    tức cong ‘)’ và phình to ở dưới. Điều này giải thích tại sao mà hình  trên ghế thấy đồ phần bên phải lại lớn hơn phần bên trái, bởi vì chiếc ghế mang Âm tính là chính   - Hình cong lưỡi liềm  có nghĩa là duy Âm => hình đối nghịch với nó mang nghĩa là duy Dương:    Ngoài ra hình cong  cũng mang nghĩa duy Âm như hình dải lụa trên áo người vợ trong tranh Hứng dừa. Cần phân biệt rõ giữa chữ và tượng của chữ. Chữ ở đây chỉ có 2 chữ là Âm  và Dương tức Nòng O và Nọc ●, còn tượng của chữ là những hình ảnh hay chi tiết trong tranh mang tính ước lệ để liên tưởng tới chữ. Đây chính là cơ sở để luận Âm Dương từ các hình tượng trong tranh dân gian Đông Hồ và cũng là chiếc chìa khóa để giải mã những ẩn ý dưới dạng hình ảnh của ông cha ta. Bí mật của những đốm xoay >>? Quay trở lại với bức tranh Đàn lợn. Sau khi đã có cơ sở để xác định hình trăng lưỡi liềm kia là biểu hiện tình duy Âm Dương ta có cơ sở thể lập luận rằng hình ảnh lợn mẹ với 2 hình trăng lưỡi liềm đối nghịch nhau chính là mô tả 2 trạng thái duy Âm và duy Dương của hai bộ phận mông và đầu lợn mẹ, còn phần giữa là đốm xoáy Âm Dương cân bằng. Phần xoáy màu xanh (màu lạnh) mang Âm tính còn phần xoáy màu đỏ (màu nóng) mang Dương tính. Quả đúng như vậy hãy nhìn đốm xoáy ở mông _ phần duy Âm. Phần màu đỏ của đốm xoáy này bị che khuất đi một phần, nghĩa là phần Dương ít hơn phần Âm, chứng tỏ đốm xoáy này mang tính Âm là tính trội hay còn gọi là duy Âm. Giờ hãy xét đến những đốm xoáy trên thân lợn con. Lợn mẹ có 2 đốm xoáy thì tất nhiên lợn con phải có 2 đốm xoáy, đó gọi là tính di truyền. Tuy nhiên hãy để ý kỹ 2 đốm xoáy trên thân lợn con, đó là 2 vòng xoáy theo chiều ngược nhau trong khi lợn mẹ cả 2 xoáy đều giống nhau và cùng chiều xoay. Điều này có nghĩa rằng 1 đốm là di truyền từ mẹ còn đốm kia là di truyền từ cha. Tức là 2 đốm xoáy trên thân lơn con là biểu tượng cho 2 đặc tính di truyền từ cha và mẹ. Giờ hãy thử đi tìm cha của những chú lợn này xem. Đầu tiên là vào Google sau đó gõ từ khóa “Đàn lợn tranh Đông Hồ”, bạn sẽ tìm được 2 bức tranh giống nhau nhưng lại ngược nhau. Một bức lợn mẹ quay mặt sang bên phải còn một bức lợn mẹ quay mặt sang bên trái. Nghĩa là một bức là Dương bản còn bức kia là Âm bản. Bức lợn mẹ quay mặt về bên phải (bên Dương) nghĩa là duy Dương là bức Dương bản.  Đàn lợn Âm bản Nếu bạn sử dụng công cụ Mirror trong photoshop với trục đối xứng theo chiều thẳng đứng để đảo ngược bức Dương bản thì bạn sẽ được bức Âm bản với hình lợn mẹ quay đầu về bên trái (duy Âm). Và lúc này phần đầu lợn mẽ sẽ chuyển sang duy Âm còn phần mông sẽ chuyển sang duy Dương, tức là Âm Dương chuyển hóa.  Đồng thời chiều xoay của đốm xoáy Âm Dương  cung thay đổi. Giờ hãy lấy 2 cá thể nòng nọc ở 2 bức tranh để so sánh với 2 đốm xoáy trên thân lợn con: - Ở bức dương bản nòng nọc có chiều xoáy là  của kí tự Dương  - Ở bức âm bản nòn nọc có chiều xoáy là  tương đương với kí tự Âm Vậy là chiều xoay của đốm xoáy đã thay đôi ở 2 bức tranh. Còn với những đốm xoáy của lợn con thì ở cả 2 bức đều giống nhau bởi vì cùng có giòng máu như nhau, cùng một cha mẹ sinh ra. Hai đốm xoáy mang tính di truyền của đốm xoáy Âm bản và đốm xoáy Dương bản của lợn bố mẹ. Ngoài ra phân tích kĩ hai đốm xoáy trên thân lợn con với ký tự Dương và Âm ta cũng sẽ thấy có điểm tương đồng  (Ảnh trên)  Giờ hãy xét riêng biểu tượng đốm xoáy Âm Dương ở giữa trên thân lợn mẹ. Nếu chỉ xét ở trong phạm vi 1 bức tranh (trên phạm vi 1 đối tượng là mẹ hoặc bố) thì nó là mang nghĩa Âm Dương cân bằng về màu sắc. Nhưng nếu xét ở phạm vi 2 bức tranh (trên phạm vi cả bố và mẹ) thì nó lại mang nghĩa Âm Dương đối lập về chiều xoay, tượng trưng cho 2 cá thể khác nhau, thể hiện qua sơ đồ sau:  Qua đây cũng chứng tỏ một quy luật trong thuyết Âm Dương là : trong Âm có Dương và trong Dương có Âm, vạn vật trong vũ trụ đều hàm chứa Âm Dương nhưng tùy theo duy Âm hay duy Dương mà tính Dương hay tính Âm trong nó làm tính chủ. Đó chính là sự biến hóa vô cùng  của 2 yêu tố Âm Dương.  Hai yếu tố Âm Dương luôn luôn chuyển hóa làm cho vũ trụ luôn động và vạn vật sinh tồn. Sơ đồ gen Vậy là 2 đốm xoáy trên thân lợn con tượng trưng cho 2 dốm xoáy trên thân lợn mẹ Dương bản và lợn bố Âm bản. Từ đây có thể xây dựng một sơ đồ hình thành mã gen Nòng Nọc cho 2 cá thể lợn bố và lợn mẹ. Trong đó ký hiệu vòng tròn rỗng O là Âm, vòng tròn đặc ● là Dương Diễn giải: Đốm xoáy Dương bản có cả Âm O và Dương ●, nhưng vì hình đầu lợn mẹ quay về bên phải (duy Dương) + chiều xoay của 2 cá thể nòng nọc nên gen của nó mang Dương tính nhiều hơn à có mã gen là O● tức Âm của Dương hay Thiếu Dương. Tương tự đốm xoáy Âm bản có mã gen là ●O tức Dương của Âm hay Thiếu Ấm. Bí mật cái mũi lợn Vẫn là bức tranh Đàn lợn Vậy là ở phần trên chúng ta đã tìm ra bí mật đầu tiên của đốm xoáy này đó là biểu tượng mang tính Âm Dương chuyển hóa, trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Giờ ta sẽ đi tìm lời giải cho câu hỏi đây có phải là hình tượng bọc trứng của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết Bọc trăm trứng hay không?  Trong truyền thuyết có nói rằng Tổ mẫu Âu Cơ kết hôn với Tổ phụ Lạc Long Quân rồi sinh ra một cái bọc có 100 trứng nở ra 100 người con chính là các Vua Hùng tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay. Vì lí do là Âu Cơ thuộc mệnh Hỏa (lửa) còn Lạc Long Quân mệnh Thủy (nước), Thủy Hỏa tương khắc không thể sống cùng nên họ đã chia ra 50 người con theo mẹ lên núi còn 50 người con theo cha xuống biển, mỗi người chiếm lĩnh một phương.  Vậy thì chi tiết nào trong bức tranh này có liên quan đến truyền thuyết kia. Xin thưa đó là cái mũi lợn. Cái mũi này có hình dạng khá đặc biệt và được vẽ một cách nổi bật giống như những hình cong và đốm xoáy. Phân tích cái mũi này ta sẽ thấy nó được ghép lại bởi 4 hình tròn đặc màu đỏ và 2 chấm tròn đen. Nghĩa là 4 Nòng O và 2 Nọc ● tỉ lệ là 1:2 tương đương với 2 Nòng O và 1 Nọc ●. Với 3 kí tự này ta có 3 cách sắp xếp như sau : OO●  ,   ●OO  hay O●O . Nhưng vì đầu lợn mẹ có ký hiệu  duy Dương và quay về bên phải nên tính Dương ● sẽ là tính trội vì thế sẽ là OO● tức là OO của ● . Đối chiếu với 8 quái trong Kinh Dịch ta thấy OO● tương đương với quái Cấn . Cấn nghĩa là núi, núi chính là nơi Tổ mẫu Âu Cơ cùng 50 người con sinh sống, đúng như trong truyền thuyết. Vậy thì hình tượng lợn mẹ cùng 5 lợn con trong tranh Đàn lợn có một ý nghĩa là : mẹ Âu Cơ cùng 50 người con và hình đốm xoáy kia còn có một nghĩa là bọc trứng có chứa 2 đặc tính di truyền là Âm và Dương – nước và lửa, còn cái mũi màu đỏ (lửa) tượng trưng cho quái Cấn – Núi là nơi sinh sống của họ.  Đúng là một khám phá thú vị và thật khó mà tưởng tượng nổi !!  Bức tranh Đàn lợn miêu tả hình ảnh Tổ mẫu Âu Cơ cùng 50 người con lên núi, vậy còn bức tranh nào sẽ miêu tả hình ảnh 50 người con theo Tổ phụ Lạc Long Quân xuống biển? Xin thưa đó là bức tranh Đàn cá. Đàn cá để đối với Đàn lợn thật là quá chỉnh và chuẩn. Tại sao tôi lại nói như vậy? Bởi vì thứ nhất bức tranh này cũng có môt cá chép to có râu (cha) và 5 cá chép nhỏ tương tự như bức tranh Đàn lợn. Thứ 2 cá chép tượng trưng cho hình tượng cá chép hóa rồng (Long) thường thấy ở phương Đông. Thứ 3 cá chép sống ở nước (Thủy). Đây chính là 3 điểm cơ bản đầu tiên, còn bây giờ hãy đi sâu vào chi tiết. Vâng, lại là một biểu tượng trăng lưỡi liềm  quen thuộc ở mang cá cùng với hình đầu cá quay về bên trái, cả hai điều này có một nghĩa chung là duy Âm.  Chi tiết tiếp theo đó là cái vây cá:    ó      ó    Ngoài ra hãy chú ý vào đôi mắt của cá      =>     ó    = 1 Nọc ● và 2 Nòng O ở cả vây và mắt hình tròn Nọc được vẽ to đậm bằng màu đen (Thủy – nước). Tương tự như mũi lợn, với 3 kí tự trên ta cũng có được 3 cách sắp xêp. Nhưng đây là một bức tranh duy Âm nên phải sắp xếp như sau:   duy Âm thành ●O tức là Nọc của Nòng, và  duy Âm thành ●OO tức là ●O của O . Đối chiếu với 8 quái ta sẽ thu được quái Chấn  (Xem bảng ký hiệu Bát Quái theo kí tự Nòng Nọc). Chấn nghĩa là Biển là nước đối nghịch với Cấn  là núi. Hai quái này đúng là có hình dạng ngược nhau.  Vậy thì bức tranh cá chép với cái đầu có đôi mắt đen (Thủy – nước) quay về bên trái (duy Âm) chính là hình ảnh tượng trưng cho Tổ phụ Lạc Long Quân, còn 50 người con theo cha xuống biển được tượng trưng bằng 5 cá con. Thật là quá chuẩn và chỉnh còn gì!? Bảng ký hiệu Bát Quái theo kí tự Nòng Nọc: Tổng kết lại 2 bức tranh  Đàn cá và Đàn lợn bằng sơ đồ sau: Sơ đồ so sánh 2 bức tranh Đàn cá và Đàn lợn Đến đây chắc chắn sẽ có người nghi ngờ không tin vào những gì tôi vừa nói. Có thể bạn nghi đây chỉ là một sự trùng lặp giữa truyền thuyết và tranh vẽ hoăc nghĩ rằng đây chỉ là suy diễn dựa trên những tưởng tượng mang tính cá nhân, không đủ bằng chứng để chứng minh tính xác thực. Bạn nói tôi tưởng tượng vậy ông cha ta xưa chẳng phải cũng tưởng tượng để vẽ ra những bức tranh này sao? Và cũng phải dựa trên một thực tế nào đó để tưởng tượng chứ? Và rồi bây giờ tôi cũng dựa vào những bức tranh này để tưởng tượng ra cái thứ mà ông cha ta đã dựa vào đó mà tưởng tượng. Vậy thì đó là tưởng tượng có lí hay vô lí ?! Tranh Chọi gà  - tìm về Kinh Dịch thật sự Để tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của xoáy tròn trên hai bức tranh Đàn lợn âm bản và dương bản chúng ta phải tìm về vị thủy tổ của dân tộc ta, vị vua đầu tiên của dân tộc Việt. Đó là Kinh Dương Vương , cha đẻ của Lạc Long Quân. Theo truyền thuyết thì Kinh Dương Vương là con trai của vua Đế Minh, Đế Minh là cháu 3 đời của Thần Nông dòng mặt trời Viêm Đế. Tức Đế Minh, Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân đều thuộc dòng dõi mặt trời. Điều này thể hiện rất rõ trên mặt Trống Đồng của dân tộc Lạc Việt, ở chính giữa mặt trống bao giờ cũng là hình mặt trời với nhiều tia sáng tỏa ra các hướng. Trong tranh Đông Hồ cũng có một bức tranh vẽ hình mặt trời tỏa sáng, đó là bức tranh Chọi gà. Đây là một bức tranh có bố cục hài hòa và rất cân xứng, thể hiện bằng hình ảnh hai con gà trống đang trong tư thế đối chọi nhau. Bạn có thấy hình mặt trời vẽ cách điệu cho phần cánh của gà và những chiếc lông tỏa ra xung quanh không. Nó giống như một hình tròn bị che lấp đi một nửa vậy. Nhìn kỹ sẽ thấy phần mặt trời ló rạng có hình tương tự như hình cong lưỡi liềm nhưng ở dưới thì to còn ở trên thì thon nhọn. Hình ảnh này có nhiều điểm tương đồng với hình nòng nọc uốn cong hơn là hình lưỡi liềm hay hình trăng khuyết.    ó     Còn các “tia sáng” thì cũng uốn cong theo chiều ngược lại:    ó    Vậy là ở đây lại có một ẩn ý thông qua các hình cong. Giờ hãy vận dụng những gì đã khám phá được và Nguyên lý Âm Dương để diễn giải bức tranh này. Từ hình ảnh cánh gà và các đường cong ta có thể suy ra được tính Âm Dương của nó: Với gà trống quay mặt về bên phải:    hình cánh gà này tương đương với O chồng lên ●, duy Dương thành O● Với gà trống quay mặt về bên trái:   Hình cánh gà tương ứng với ● chồng lên O , duy Âm thành ●O Giờ hãy chú ý đến cái chân gà:    Hai con gà này chỉ đứng trên có một chân, mỗi chân đều có 4 ngón và một cái cựa cong nhọn. Các cụ nhà ta vẽ gà có cánh hình mặt trời tỏa sáng đứng trên một chân có 4 ngón, bên cạnh lại minh họa hình một cây hoa nhỏ phải chăng có ẩn ý gì. Cái cây tượng trưng cho sự sống thực vật sinh sôi nảy nở, mặt trời tượng trưng cho năng lượng, nhờ có mặt trời chiếu sáng thì cây cối mới tổng hợp được năng lượng và phát triển. Vậy đây ắt hẳn phải là một bức tranh nói về việc hình thành sự sống từ thủa sơ khai của vũ trụ, khi mà mặt trời tỏa những tia sáng đầu tiên khai sáng vũ trụ. (Gà trống vẫn được coi là linh vật tượng trưng cho thần mặt trời thường thấy ở những nền văn minh nông nghiệp thờ mặt trời. Hình ảnh mặt trời được gắn với gà trống là rất phù hợp vì gà trống và mặt trời cùng là Dương, hơn nữa gà trống có cái mào đỏ là màu nóng, khiến ta liên tưởng đến hình ảnh mặt trời đỏ rực. Mặt trời tương đương với Càn  3 hào Dương ở đây cũng có 3 Dương là 2 gà trống và 1 mặt trời hoàn chỉnh ghép lại từ 2 mặt trời khuyết. Đuôi gà cũng được chia làm 3 đường cong tương đương với 3 hào dương.)  Trong Kinh Dịch có một câu là : “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi , Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng , Tứ Tượng sinh Bát Quái”. Thái Cực ở đây nghĩa là điểm cùng cực, là thời điểm vũ trụ chưa hình thành, chưa có gì để phân biệt. Lưỡng Nghi ở đây là 2 nguyên tố khởi đầu có sự phân biệt đó là Âm và Dương. Nhưng có một điều nữa Kinh Dịch cũng có nói là trong Âm có Dương và trong Dương có Âm nghĩa là 2 Lưỡng Nghi này phải có cả Âm Dương trong nó. Hãy so sánh với hình 2 cánh gà mặt trời ta sẽ thấy có sự tương đồng: Cánh gà bên phải có cả Âm lẫn Dương nhưng vì gà quay mặt về bên trái_duy Âm_nên Âm sẽ là tính chủ tức ●O. Cánh gà bên trái có cả Âm Dương nhưng vì gà quay mặt về bên phải_duy Dương_nên Dương sẽ là tính chủ tức O● . Đây chính là kí hiệu mã gen của 2 lưỡng nghi Âm và Dương mà ta đã xác định được từ phần trước (xem sơ đồ hình thành mã gen). Hai Lưỡng Nghi này kết hợp với nhau tạo ra Tứ Tượng. (quá trình này tương tự như quá trình lai ghep 2 tính trạng trội của 2 cá thể sẽ thu được 4 mã gen khác nhau). Tứ Tượng ở đây được điễn tả bằng 4 ngón chân của gà, vì thế mà gà chỉ đứng trên có 1 chân. Bốn ngón chân này nhân 2 lần (2 gà) theo duy Âm và duy Dương sẽ có được 8  quái đúng như trong Kinh Dịch. Sơ đồ lai ghép như sau: Tứ Tượng Dương (chân bên trái có cựa cong theo chiều duy Dương) sinh ra 4 quái duy Dương là: Tứ Tượng Âm (chân bên phải có cựa cong theo chiều duy Âm) sinh ra 4 quái duy Âm là: Từ đây có thể đi đến kết luận là bức tranh Chọi gà chính là một sơ đồ từ Thái Cực à Lưỡng Nghi à Tứ Tượng à Bát Quái Thái Cực ở đây quy ước là một hình tròn rỗng không có gì được ghép lại từ 2 hình mặt trời khuyết. (ảnh) Từ sơ đồ mã hóa quá trình khởi nguyên vũ trụ dưới dạng hình ảnh này ta có thể diễn giải quá trình hình thành vũ trụ như sau: Đầu tiên vũ trụ chỉ có duy nhất một thứ là Thái Cực không có gì phân biệt với nó nên cũng không có chuyển động. Không có vận tốc nên cũng không có thời gian và không không gian. Đó là thời điểm tuyệt đối |O|. rồi sau đó mầm Dương xuất hiện ●, mầm Dương  này động đối nghịch với cái tĩnh O của Thái Cực , tương tác với Thái Cực để tạo ra 2 lưỡng nghi chứa đựng tính chất của cả O và ● tức Nòng và Nọc (trong khi Kinh Dịch coi Lưỡng Nghi chỉ có một thuộc tính) Lưỡng Nghi Âm lấy tính Âm O làm chủ. Lưỡng Nghi Dương lấy tính Dương ● làm chủ. 2 Lưỡng Nghi này lại tương tác với nhau để tạo ra Tứ Tượng Tứ Tượng ơ đây chính là 4 tượng của 4 nguyên tố khởi đầu để hình thành nên sự sống. Lưu ý là tượng đại diện của 4 nguyên tố chứ không phải là 4 nguyên tố, bao gồm Nước – Thủy, Ánh Sáng – Lửa (Hỏa), Đất – Thổ, Không khí_gió -  Kim. Phân Tứ Tượng làm 2 nhánh duy Âm và duy Dương ta được 8 quái. ……… Cứ như vậy vạn vật trong vũ trụ được hình thành sinh sôi này nở và phát triển để tạo nên thế giới đa dạng như ngày này. Tất cả mọi thứ đều chứa đựng trong nó 2 nhân tố cơ bản là Âm và Dương hay O và ●. Giống như mã nhị phân trong máy tính là 0 và 1 dùng để mã hóa những đối tượng từ ký tự đến hình ảnh, âm thanh, video đến đồ họa 3D… và mô phỏng các đối tượng tương tác với nhau gọi là thực tế ảo. Và nếu như có một chiếc máy tính có khả năng lưu trữ và tốc độ sử lí khổng lồ thì nó có thể mô phỏng cả vũ trụ này chỉ với 2 mã 0 và 1 ~ Âm và Dương. Bức tranh này mô tả quá trình mới hình thành 4 nguyên tố chính nên chưa có màu xanh, toàn bộ bức tranh chỉ là màu đỏ và vàng , đen trên nền trắng.  Như vậy hình tròn đốm xoáy trên thân lợn mẹ trong tranh Đàn lợn không thể coi là Thái Cực được mà chỉ có thể coi đó là một biểu tượng Âm Dương thuần túy hoặc hình ảnh bọc trứng trong truyền thuyết Bọc trăm trứng của Tổ mẫu Âu Cơ.  Điều đó cũng cho thấy hình tượng bánh trưng bánh dầy không phải là biểu tượng cho triết lí trời tròn đất vuông được. Mà bánh dầy hình tròn có màu trắng tinh khiết chính là biểu tượng cho Thái Cực còn bánh trưng là tượng trưng cho Tứ Tượng , cho 4 nguyên tố chính khởi đầu hình thành sự sống là: -         Gió (khí) : gạo nếp trắng (Kim) -         Nước : Nước có trong bánh sau khi luộc (Thủy) -         Lửa (ánh sáng) : Thịt nạc đỏ (Hỏa) -         Đất : Đỗ xanh màu vàng (Thổ) Bốn nguyên tố này vận động và tương tác với nhau để tạo nên sự sống chính là màu xanh của lá rong bao bọc bên ngoài. Đúng là một hình ảnh tuyệt vời tượng trưng cho triết lí Âm Dương và để giải thích sự vận động của vũ trụ tạo nên sự sống. Đó chính là cốt lõi của Văn hóa Việt, mang đậm nét của nền văn minh nông nghiệp coi trọng tự nhiên và sự xung túc phồn thực. Là sản phẩm của một nền văn minh đã đạt tới một trình độ phát triển cao có thể hiểu thấu được quy luật vũ trụ và đúc kết lại thành một triết lí sống tối ưu là hòa mình với vũ trụ. Con người nơi đây sống giản dị và hồn hậu, sống gần gũi gắn bó với thiên nhiên và muông thú, trọng tình cảm và những giá trị tinh thần. Ý nghĩa của sự đối xứng Có một bức tranh có ý nghĩa và bố cục tương tự như bức tranh Chọi Gà đó là bức tranh Chọi Trâu. Bức tranh này cũng có một nội dung tương tự là miêu tả quá trình ban đầu hình thành vũ trụ (khởi nguyên) Ở bức tranh Chọi gà ta đã thấy hình tượng Lưỡng Nghi được thể hiện qua hình ảnh 2 cánh gà của 2 con gà trống đối xứng nhau, vậy ở bức tranh này Lưỡng Nghi ẩn chứa ở chỗ nào? Dễ dàng nhận ra ngay ở hai cái sừng cong trên đầu trâu. So sánh với hình cong ở các bức tranh mà ta đã xét Âm Dương sẽ thấy ngay sự tương đồng. Một cặp sừng trâu chính là biểu tượng cho Âm Dương, sừng bên trái là Dương còn sừng bên phải là Âm. Hai con trâu cũng ở tư thế đối chọi nhau nên ta cũng có 2 cặp sừng tương ứng với 2 Lưỡng Nghi :  Trâu bên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTranh Dong Ho - Tam ban do tim ve nguon coi.doc
Tài liệu liên quan