Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì, Hà Nội

Lời mở đầu 1

Chương 1. Một số vấn đề chung về hoạt động huy động vốn của NHTM 3

1.1. NHTM và hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường 3

1.1.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại 3

1.1.2. Chức năng của NHTM 4

1.1.3.Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế 5

1.2. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại 7

1.2.1. Khái niệm về vốn của NHTM 7

1.2.2. Phân loại vốn của NHTM 8

1.2.3. Sự cần thiết của công tác huy động vốn 9

1.2.4. Các hình thức huy động vốn của NHTM 12

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM 15

Chương 2. Thực trang công tác HĐV tại NHNo & PTNT Thanh Trì 20

2.1. Sơ lược về NHNo & PTNT Thanh Trì 20

2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Thanh

Trì 20

2.1.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh tại NHo & PTNT Thanh Trì 25

2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT Thanh Trì 30

2.2.1. Quy mô nguồn vốn huy động 31

2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động 33

2.2.3. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động 41

2.3. Nhận xét về hoạt động huy động vốn trong thời gian qua 44

2.3.1. Những kết quả đạt được 44

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 45

Chương 3. Giải pháp tăng cường HĐV tại NHNo & PTNT Thanh Trì 49

3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh

Trì trong tương lai 49

3.1.1. Định hướng chung 49

3.1.2. Định hướng về mở rộng hoạt động HĐV của Ngân hàng 50

3.2. Giải pháp tăng cường HĐV tại NHNo & PTNT Thanh Trì 51

3.2.1. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn 51

3.2.2. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 52

3.2.3. Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị 52

3.2.4. Tăng cường các lợi ích về mặt kinh tế cho khách hàng 54

3.2.5. Nâng cao uy tín của Ngân hàng 60

3.2.6. Tổ chức bộ phận nghiên cứu thị trường 60

3.2.7. Sử dụng vốn có hiệu quả 61

3.3. Một vài kiến nghị 62

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ 62

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 63

3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam 64

Kết luận 66

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2025 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hòng có nhiệm vụ kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình kinh doanh theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước. Là một bộ phận độc lập, tách riêng đối với Ngân hàng, các phòng kiểm soát là người của Ngân hàng Nông nghiệp, có chức năng như thanh tra viên trong Ngân hàng. Có quyền kiến nghị và can thiệp vào các hoạt động của Ngân hàng khi cần thiết. Phòng kế hoạch Là phòng nghiệp vụ của ngân hàng có chức năng làm tham mưu cho ban giám đốc trong công tác chỉ đạo điều và tổ chức thực hiện hành nhiệm vụ kinh doanh đạt kết quả theo định hướng của ngân hàng và mục tiêu của giám đốc. - Đề ra kế hoach tổng hợp, phân phối, điều hoà vốn. - Thống kê, đề xuất chiến lươc kinh doanh, phân tích thông tin đề xuất HĐV. Phòng thẩm định Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho ban giám đốc NHNo & PTNT Thanh Trì trong công tác thẩm định đánh giá hiệu quả cũng như tính khả thi của các dự án, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư cũng như cho vay, nhằm đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất. Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Thanh Trì Phòng giao dịch Ngũ Hiệp Phòng giao dịch Vạn Xuân Phòng giao dịch Khương Đình Phòng giao dịch Tân Triều BAN GIÁM ĐỐC Phòng kinh doanh Phòng kế hoạch Phòng thanh toán quốc tế Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng kiểm toán nội bộ Phòng thẩm định Trụ sở chính NHNo Cầu Bươu Trụ sở chính NHNo Linh Đàm Trụ sở chính NHNo Đông Mỹ Trụ sở chính NHNo Lĩnh Nam 2.1.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Thanh Trì 2.1.2.1. Tình hình huy động vốn Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của NHTM. Bởi nét đặc trưng của ngân hàng thương mại là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là nguồn huy động dưới các hình thức tiền gửi, tiền vay, do đó kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào kết quả của hoạt động huy động vốn: khả năng và quy mô huy động, nghĩa là kết quả huy động vốn quyết định đến đầu tư vốn. Trong ba năm từ năm 2005 đến năm 2007 nguồn vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú. Do sớm khai thác được lợi thế của mình về địa bàn hoạt động, qua các năm kết quả HĐV của Ngân hàng tính đến cuối năm như sau : - 31/12/2005 : Tổng nguồn vốn huy động đạt 273.909 triệu đồng. - 31/12/2006 : Tổng nguồn vốn huy động đạt 331.549 triệu đồng, tăng 57.640 triệu đồng ( = 21% ) so với năm 2005. - 31/12/2007 : Tổng nguồn vốn huy động đạt 343.378 triệu đồng, tăng 11.829 triệu đồng ( = 3,6 % ) so với năm 2006. Các hình thức HĐV chủ yếu được áp dụng trong thời gian qua : - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn ( 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng ) - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế - Kỳ phiếu ( kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng ) Như vậy nhìn một cách tổng thể, công tác HĐV của NHNo & PTNT Thanh Trì trong những năm qua là khá tốt. Mặc dù trong thời gian qua nền kinh tế địa phương nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung có nhiều chuyển biến phức tạp, song Ngân hàng vẫn cố gắng đảm bảo duy trì được nguồn vốn ổn định và bền vững. 2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn Hoạt động sử dụng vốn là một hoạt động cơ bản đem lại thu nhập cho Ngân hàng. Công tác huy động vốn của Ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao nếu Ngân hàng biết tận dụng tối đa nguồn vốn huy động. Vì thế bên cạnh chú trọng công tác huy động vốn Ngân hàng cũng cần đẩy mạnh công tác cho vay đầu tư. Bên cạnh công tác huy động vốn, NHNo & PTNT Thanh Trì đã tích cực chủ động tìm các dự án đầu tư, tìm đến khách hàng, bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương và định hướng mở rộng kinh doanh của ngành, công tác đầu tư tín dụng trong những năm qua đã đạt kết quả tốt. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì, ta xem xét bảng số liệu sau : Bảng 1 - Tình hình sử dụng vốn huy động của NHNo & PTNT Thanh Trì qua các năm 2005 – 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 111.784 100 132.204 100 163.908 100 1. Theo thời hạn vay vốn Cho vay ngắn hạn 52.802 47,3 65.903 49,8 82.199 50,1 Cho vay trung, dài hạn 58.982 52,7 66.301 50,2 81.709 49,1 2. Theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp nhà nước 12.927 11,6 9.007 6,8 29.471 17,98 Doanh nghiệp tư nhân 4.827 4,3 3.117 2,4 2.000 1,22 Cá thể, hộ gia đình 94.030 84,1 120.080 90,8 132.437 80,8 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Thanh Trì các năm 2005 – 2007 ) Biểu đồ 1 - Tổng dư nợ cho vay qua các năm 2005 - 2007 Bảng 1 cho thấy dư nợ cho vay của NHNo & PTNT Thanh Trì luôn tăng trưởng qua các năm, đặc biệt là năm 2007 mức độ tăng trưởng khá cao, so với năm 2006 tăng 31.704 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng là 23,98 %. Đây là một kết quả đáng khích lệ, cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng và có xu hướng tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Trong tổng dư nợ theo thời gian cho thấy cả hai chỉ tiêu cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn có mức độ tương đương nhau, cụ thể năm 2005 là 47,3% và 52,7%; năm 2006 là 49,8% và 50,2%; năm 2007 là 50,1% và 49,9%. Sự cân bằng giữa tỷ trọng của hai chỉ tiêu cho vay này cho thấy chi nhánh đã có kế hoạch cân đối vốn khá hợp lý, đảm bảo cho hoạt động tín dụng vừa an toàn lại vừa đạt hiệu quả cao. Cụ thể cho vay ngắn hạn để tăng vòng quay vốn, tăng khả năng sinh lời, đồng thời có thể hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra, còn cho vay trung dài hạn để đầu tư cơ sở hạ tầng với mục đích thu được nhiều lợi nhuận trong tương lai. Về dư nợ theo thành phần kinh tế thì có 3 đối tượng của yếu quan hệ với Ngân hàng, đó là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và cá thể hộ gia đình. Bảng…thể hiện dư nợ tín dụng đối với cá thể hộ gia đình luôn tăng trưởng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Cụ thể năm 2005 chiếm 84,1 % ; năm 2006 chiếm 90,8 % và năm 2007 chiếm 80,8 %. Điều này chứng tỏ NHNo & PTNT Thanh Trì đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc đầu tư tín dụng đối với cá nhân hộ gia đình, góp phần đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. 2.1.2.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Thanh Trì - Cơ cấu thu nhập và chi phí : Thu nhập và chi phí là các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá kết quả của Ngân hàng trong năm. Thu nhập của Ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập không phải từ lãi. Tuy nhiên đối với NHNo & PTNT Thanh Trì nguồn thu nhập chủ yếu từ lãi trong đó lãi cho vay chiếm 90%, thu dịch vụ và thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ do cơ cấu thu nhập phụ thuộc tất yếu vào cơ cấu tài sản của Ngân hàng. Các khoản mục chi phí chủ yếu bao gồm : chi phí HĐV, chi phí hoạt động kinh doanh khác và các khoản mục chi phí quản lý. Cơ cấu chi phí và thu nhập của NHNo & PTNT Thanh Trì được thể hiện qua bảng sau : Bảng 2 - Kết quả chênh lệch thu chi của NHNo & PTNT Thanh Trì từ năm 2005 - 2007 Đơn vị : Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng thu 59.630 61.900 67.700 +2.270 +3,8 +5.800 +9.4 Tổng chi 49.420 50.870 52.420 +1.450 +2,9 +1.550 +3,04 Chênh lệch 10.210 11.030 15.280 +820 +0,9 +4.250 +6,36 ( Nguồn báo cáo kết quả kết quả kinh doanh của Ngân hàng ) Căn cứ chênh lệch thu chi qua các năm 2005, 2006, 2007 ta thấy kết quả năm sau cao hơn năm trước. Lợi nhuận kinh doanh năm 2006 của Ngân hàng là 11.030 triệu đồng tăng 820 triệu ( + 0,9% ) so với năm 2005. Năm 2007 là 15.280 triệu, tăng 4.250 triệu ( +6,36% ) so với năm 2006. Nhìn chung, hoạt dộng kinh doanh của Ngân hàng thuận lợi đem lại kết quả khả quan, cần duy trì khả năng thu lợi nhuận trong các năm tiếp theo. 2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT Thanh Trì Công tác huy động vốn là tiền đề cho việc thực hiện các nghiệp vụ tiếp theo của Ngân hàng. Muốn có nguồn vốn dồi dào để mở rộng quy mô Ngân hàng cần làm tốt công tác huy động vốn. Bám sát phương châm chỉ đạo của NHNo & PTNT Thanh Trì là "Phát triển - An toàn - Hiệu quả", coi trọng cả hai mặt huy động vốn và sử dụng vốn, NHNo & PTNT Thanh Trì đã tạo được niềm tin nơi khách hàng. Thông qua việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên địa bàn huyện, xã, kết hợp với lề lối làm việc, đổi mới phương thức phục vụ, tạo cho khách hàng tâm lý yên tâm, thoải mái khi đến gửi tiền. Chính vì vậy, nguồn vốn của Ngân hàng đã tăng lên hàng năm và đạt kết quả khá tốt. 2.2.1. Quy mô nguồn vốn huy động Bảng 3 – Kết quả huy động vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì qua các năm 2005 - 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Chênh lệch Số tiền Chênh lệch Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng nguồn vốn huy động 273.909 331.549 57.640 21,04 343.378 11.829 3,56 1.Theo tính chất NVHĐ TGTK của dân cư 215.269 268.502 53.233 24,73 274.293 5.791 2,16 TG của TCKT 50.320 54.627 4.307 8,56 60.410 5.783 10,58 Phát hành giấy tờ có giá 8.320 8.420 100 1,2 8.675 255 3.0 2.Theo thời hạn HĐV TG không kỳ hạn 99.644 107.937 8.293 8,32 112.660 4.723 4,37 TG có kỳ hạn 174.265 223.612 49.347 28,3 230.718 7.106 3,17 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì) Bảng 3 cho thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm có sự tăng trưởng tương đối đều. Về tốc độ tăng trưởng, năm 2006 tổng nguồn vốn huy động tăng 21,04% so với năm 2005, số tuyệt đối là 57.640 triệu đồng. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng là 3,56% so với năm 2006, số tuyệt đối là 11.829 triệu đồng. Biểu đồ 2 - Tổng nguồn vốn huy động Vốn huy động là công cụ chính đối với hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và NHNo & PTNT Thanh Trì nói riêng. Vì vậy việc quy mô nguồn vốn huy động luôn tăng trưởng đã một phần đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế, Ngân hàng thực hiện tốt chức năng là cầu nối trung gian giữa chủ thể thiêú vốn và chủ thể thừa vốn. Bảng trên cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng của từng loại nguồn vốn huy động được. Theo tính chất nguồn vốn huy động, bên cạnh loại tiền gửi của các tổ chức kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, năm 2006 là 8,56 % so với 2005, năm 2007 tăng 10,58 % so với 2006 thì tốc độ tăng trưởng của loại tiền gửi tiết kiệm của dân cư không ổn định. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của dân cư năm 2006 bằng 24,73 % so với 2005, nhưng đến năm 2007 thì chỉ đạt 2,16 % so với 2006. Nguyên nhân của sự tăng trưởng không ổn định này là do nền kinh tế địa phương chưa thực sự phát triển, số lượng và chất lượng hoạt động của các loại hình huy động vốn từ dân cư chưa thực sự nhiều và hiệu quả không cao. Theo thời hạn huy động, tốc độ tăng trưởng của loại tiền gửi không kỳ hạn tương đối ổn định, năm 2006 tăng 8.293 triệu ( =8,32 % ) so với 2005, đến năm 2007 tăng 4.723 triệu ( =4,37 % ) so với 2006. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi có kỳ hạn lại có sự biến đổi rõ rệt, cụ thể năm 2006 tăng đột biến 28,3 % so với 2005, đến năm 2007 chỉ tăng 3,17 %. 2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động Xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng sẽ giúp ta thấy được tỷ trọng của từng loại vốn huy động trong tổng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng của từng loại, qua đó ta sẽ đề ra được các biện pháp hữu hiệu trong công tác HĐV. 2.2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động Bảng 4 – Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động của NHNo & PTNT Thanh Trì qua các năm 2005 - 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) Tiền gửi của TCKT 50.320 18,37 54.627 16,47 8,56 60.410 17,59 10,58 TGTK của dân cư 215.256 78,59 268.502 80,98 24,73 274.293 79,88 2,16 Phát hành giấy tờ có giá 8.320 3,04 8.420 2,55 1,2 8.675 2,53 3,0 Tổng số 273.909 100 331.549 100 343.378 100 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì) Tiền gửi của tổ chức kinh tế Đây là nguồn vốn huy động có chi phí thấp nhất ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.Nguồn tiền gửi của tố chức kinh tế là bộ phận tiền tệ tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gửi vào Ngân hàng không phải với mục đích hưởng lãi là chính, mà chủ yếu dùng vào mục đích thanh toán chuyển tiền mua bán hàng hóa. Do vị thế của NHNo & PTNT Thanh Trì thuộc khu vực ngoại thành, không có nhiều công ty lớn nên việc thu hút tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn. Năm 2005, nguồn vốn huy động được là 50.320 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,4 % trong tổng nguồn vốn. Năm 2006 đã tăng 4.307 triệu (tăng 8,6 %) so với 2005. Đến năm 2007, nguồn vốn huy động được thêm 60.410 triệu (tăng 10,5 %) so với 2006. Ta thấy tỷ trọng của loại hình huy động này là khá nhỏ, nguyên nhân là do NHNo & PTNT Thanh Trì từ khi thành lập đến nay, mặc dù trong quá trình hoạt động đã từng bước tiếp cận công nghệ hiện đại song mới chỉ dừng lại như các chi nhánh cùng hệ thống nên ưu thế về công nghệ vẫn chưa được xem là yếu tố cạnh tranh. Kết quả huy động từ các tổ chức kinh tế chưa cao so với tiềm năng của Ngân hàng, vì vậy trong hiện tại cũng như trong tương lai NHNo & PTNT Thanh Trì cần phải tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp khai thác nguồn vốn này để đạt hiệu quả tốt hơn như thủ tục mở tài khoản cần đơn giản, nhanh chóng để tạo thuận lợi cho khách hàng, cùng với ưu điểm chính xác, an toàn của việc thanh toán qua Ngân hàng sẽ hấp dẫn được các đơn vị kinh tế đến với chi nhánh nhiều hơn. Tiền gửi huy động từ dân cư Đây là hình thức huy động vốn mang tính chất truyền thống của NHNo & PTNT Thanh Trì, quen thuộc với dân cư trên địa bàn. Trong thời gian qua, chi nhánh đã vận dụng nhiều biện pháp khai thác vốn theo hướng ổn định và có lợi cho kinh doanh. Huy động trong dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 75 %. Cụ thể năm 2005 đạt 215.269 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 78,6 % trong tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2006 nguồn vốn huy động trong dân cư là 268.502 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 80,98 % tổng nguồn vốn huy động trong năm. Con số này tiếp tục tăng, tính đến cuối năm 2007 lên tới 274.293 triệu đồng, tăng 5.791 triệu ( tăng 2,16 %) so với năm 2006. Số dư trên tài khoản tiết kiệm từ dân cư tăng qua các năm, chứng tỏ chi nhánh đã nỗ lực trong công tác HĐV. Có thể nói đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng không chỉ với riêng Ngân hàng mà cho cả sự phát triển kinh tế địa phương huyện Thanh Trì. Tuy nhiên số lượng tiền gửi tiết kiệm tại NHNo & PTNT Thanh Trì còn thấp so với dân cư trên địa bàn. Nguyên nhân do thu nhập của người dân chưa cao và còn có sự e ngại khi giao dịch với Ngân hàng, phần lớn họ còn bỡ ngõ về quy trình thủ tục, vì vậy cán bộ Ngân hàng cần giúp đỡ, hướng dẫn họ giao dịch với Ngân hàng một cách thuận tiện và dễ hiểu. Hơn nữa, trong hai năm trở lại đây, sự “bùng nổ” của thị trường chứng khoán được ví như một “thỏi nam châm” hút lượng tiền nhàn rỗi của dân cư. Thêm vào đó, các NHTM cổ phần ngoài quốc doanh, các NHTM khác trên địa bàn thường xuyên tăng lãi suất huy động tiết kiệm cao, hình thức huy động vốn phong phú, hấp dẫn hơn nên đã lôi kéo phần nào nguồn vốn từ dân cư. Phát hành giấy tờ có giá Bên cạnh hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm, nguồn vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá là một hình thức huy động khá mới mẻ của chi nhánh. Tỷ trọng nguồn vốn này rất nhỏ, không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động, song nó lại tăng trưởng rất nhanh chóng. Thể hiện năm 2005 nguồn vốn huy động đạt được 8.320 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,04 % so với tổng nguồn vốn. Năm 2006 tăng thêm 100 triệu (=1,2 %) so với năm 2005 và tính đến cuối năm 2007, nguồn này đạt 8.675 triệu, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là hình thức huy động vốn chủ động nhưng do là đơn vị trực thuộc cấp trên nên NHNo & PTNT Thanh Trì chỉ thực hiện được hình thức này khi có đợt huy động phát hành giấy tờ có giá của cấp trên. Hơn nữa hình thức này không thực sự phổ biến và thuận tiện với dân cư tại địa phương. Người dân khi sở hữu các giấy tờ có giá chỉ được lĩnh tiền khi đến hạn, mà khi có nhu cầu gấp về tiền mặt thì không có thị trường để trao đổi, mua bán lại các giấy tờ có giá này. Hiện nay, trên thị trường chứng khoán Việt Nam việc giao dịch các loại giấy tờ có giá chưa được phổ biến, chỉ có trái phiếu Chính phủ đã được giao dịch trên thị trường nhưng khối lượng giao dịch rất nhỏ. Mặt khác việc huy động vốn qua kênh này đòi hỏi chi phí huy động rất cao. Vì vậy, chỉ khi nào có những dự án dài hạn mà thiếu nguồn đầu tư thì Ngân hàng mới áp dụng hình thức này. Biểu đồ 3 - Tỷ trọng nguồn vốn theo đối tượng huy động trong các năm 2005-2007 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn Bảng 5 – Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn của NHNo & PTNT Thanh Trì qua các năm 2005 - 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) TG không kỳ hạn 99.644 36,39 107.937 32,57 8,32 112.660 32,81 4,37 TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 110.544 40,36 155.985 47,04 41,10 160.715 46,80 3,03 TG có kỳ hạn trên12 tháng 63.721 23,25 67.627 20,39 6,13 70.003 20,39 3,51 Tổng số 273.909 100 331.549 100 343.378 100 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì) Bảng 5 cho thấy nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng tính ổn định không cao vì khách hàng có thể gửi vào và rút ra vào bất kỳ thời điểm nào, Ngân hàng bị động trong việc sử dụng nguồn vốn này vào hoạt động đầu tư cho vay. Năm 2005 nguồn vốn này là 99.644 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,39 %. Năm 2006 nguồn tiền gửi không kỳ hạn tăng 8.293 triệu (= 8,32%) so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 32,57 % trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2007, nguồn tiền gửi này đạt mức 112.660 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 32,81 % trong tổng nguồn vốn, tốc độ tăng so với năm 2006 là 4,37 %. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn mặc dù không ổn định nhưng luôn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn huy động. Kết quả này có được là do tổ chức kinh tế, dân cư trên địa bàn gửi tiền tại Ngân hàng bên cạnh mục đích hưởng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền thuận lợi, họ còn tranh thủ gửi số tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng để tránh tình trạng vốn chết. Người dân do không tính toán trước được nhu cầu sử dụng tiền mặt trong tương lai nên họ gửi ở loại không kỳ hạn để khi cần có thể rút ra ngay. Chính vì thế, nguồn vốn này luôn luôn biến động, không ổn định, nhưng bù lại chi phí cho nguồn vốn này là thấp nhất. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2005, 2006, 2007 tương ứng là 40,36 % ; 47,04 % và 46,80 %. Tốc độ tăng trưởng loại tiền gửi dưới 12 tháng năm 2006 so với 2005 là 41,1 % tương đương với 45.441 triệu đồng, năm 2007 so với 2006 là 3,03 % tương đương với 4.730 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng chậm này có thể do các doanh nghiệp đem lại. Chẳng hạn như các doanh nghiệp luôn có số tiền nhàn rỗi trong thời gian ngắn ( ngày, tuần ) : tiền công, tiền lương chưa đến hạn trả, tiền mua nguyên vật liệu chưa đến hạn thanh toán…Doanh nghiệp rất muốn sinh lời trên số tiền nhàn rỗi này trong thời gian ngắn, nhưng Ngân hàng lại quy định mức thời hạn gửi tối thiểu là 1 tháng nên doanh nghiệp không muốn đến gửi. Đây là nguồn vốn mà Ngân hàng nên tận dụng bằng cách đa dạng các thời hạn gửi ngắn hơn như 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần với lãi suất linh hoạt. Tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng năm 2005 là 23,25 %, năm 2006 và 2007 đều là 20,39 %. Tốc độ tăng trưởng loại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng năm 2006 so với 2005 là 6,13 %, năm 2007 so với 2006 là 3,51 %. Nguồn vốn này có tính chất ổn định, khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng với mục đích hưởng lãi và chỉ rút ra khi đến hạn. Điều này giúp Ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn để cho vay, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nhưng nhược điểm của nguồn vốn này là chi phí trả lãi cao. Như vậy, cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn của NHNo & PTNT Thanh Trì là khá hợp lý, phù hợp với nền kinh tế địa phương. Biểu đồ 4 - Tỷ trọng nguồn vốn theo thời hạn trong các năm 2005 - 2007 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2.2.3. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động Bảng 6 - Hoạt động cho vay qua các năm 2005 - 2007 tại NHNo & PTNT Thanh Trì Đơn vị : Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Doanh số cho vay 128.324 147.179 173.150 Dư nợ ngắn hạn 52.802 47,3 % 65.903 49,8 % 82.199 50,1 % Dư nợ trung và dài hạn 58.982 52,7 % 66.301 50,2 % 81.709 49,9 % Tổng dư nợ 111.784 100 % 132.204 100 % 163.908 100% So với dư nợ năm trước 20.420 18,3 % 31.704 23,9 % ( Nguồn báo cáo tín dụng các năm 2005, 2006, 2007 NHNo & PTNT Thanh Trì ) Dựa vào bảng trên ta thấy : - Tình hình doanh số : Doanh số cho vay năm 2006 tăng 18.855 triệu (=14,7%) so với năm 2005. Đến năm 2007 doanh số cho vay tiếp tục tăng 25.971 triệu (=17,6%) so với năm 2006. - Tình hình dư nợ : Dư nợ năm 2006 của chi nhánh đạt 132.204 triệu đồng, tăng 20.420 triệu (=18,3%) so với năm 2005. Năm 2007 tổng dư nợ là 163.908 triệu đồng, tăng 31.704 triệu (=23,9%) so với năm 2006. Trong đó : + Dư nợ ngắn hạn : Năm 2006 tăng 13.101 triệu (=24,8%) so với năm 2005 Năm 2007 tăng 16.295 triệu (= 24,7%) so với năm 2006 + Dư nợ trung và dài hạn : Năm 2006 tăng 7.319 triệu (=12,4%) so với năm 2005 Năm 2007 tăng 15.408 triệu (=23,3%) so với năm 2006 Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong doanh số cho vay tại Ngân hàng thì cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn. Doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2007 tăng mạnh kéo theo đó là dư nợ ngắn hạn cũng tăng lên. Điều đó chứng tỏ nguồn vốn huy động của Ngân hàng tương đối dồi dào và ổn định, cơ cấu đầu tư của Ngân hàng đã có sự chuyển dịch phù hợp với xu hướng của nền kinh tế. Biểu đồ 5 - Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế - Tình hình dư nợ qua các năm : Ngân hàng thực hiện chủ trương của Đảng được nêu trong nghị quyết 06-NQTW của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn "Mở rộng tín dụng, tăng dần vốn trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn. Thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của vật nuôi cây trồng có thời hạn khấu hao máy móc nông nghiệp". Đặc biệt là quyết định 67/1999/QĐ của Chính phủ, tỷ trọng dư nợ hiện nay cho phép Ngân hàng có sự ổn định của thu nhập từ tiền lãi, lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn so với vay ngắn hạn. Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế những năm qua phản ánh thị trường cho vay, khách hàng truyền thống của NHNo & PTNT Thanh Trì là kinh tế nông nghiệp nông thôn. Bảng 7 - Kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị : Triệu VNĐ Đối tượng vay Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng DN ngoài quốc doanh 4.827 4,3% 3.117 2,4% 2.000 1,22% DN quốc doanh 12.781 11,5% 8.907 6,73% 29.291 17,87% Hợp tác xã 146 0,11% 100 0,07% 180 0,11% Hộ sản xuất kinh doanh 94.030 84,1% 120.080 90,8% 132.437 80,8% Tổng dư nợ 111.784 100% 132.204 100% 163.908 100% Dư nợ quá hạn 3.268 2,9% 2.415 1,8% 2.607 1,6% ( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Thanh Trì ) Ta thấy năm 2006 tổng dư nợ của Ngân hành là 132.204 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 20.420 triệu (=18,3%). Đến năm 2007 doanh số cho vay tiếp tục tăng 31.704 triệu (= 23,9%) so với năm 2006. Nhờ có sự quản lý chặt chẽ trong công tác cho vay nên số dư nợ quá hạn không lớn, tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ hàng năm thấp. Có thể thấy, hoạt động cho vay chính của NHNo & PTNT Thanh Trì là hộ sản xuất kinh doanh bao gồm : hộ sản xuất nông nghiệp và hộ kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT. Tuy hiệu suất đầu tư nhỏ song số lượng khách hàng vay vốn lớn và ngày càng tăng lên với tỷ trọng cao, đặc biệt là năm 2006 số vốn dư nợ dành cho hộ sản xuất kinh doanh là 120.080 triệu, chiếm 90,8% tổng dư nợ. Như vậy, trong cho vay các thành phần kinh tế, Ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay hộ sản xuất kinh doanh và xu thế cho vay tiếp tục tăng lên. Nguyên nhân là do đặc điểm của nền kinh tế địa phương là khu vực ngoại thành rất thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, người dân đã chuyển đổi từ hình thức sản xuất kinh doanh hợp tác xã sang đầu tư sản xuất hộ kinh doanh gia đình và đã đạt được kết quả kinh doanh cao. Hầu hết nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh còn thiếu thốn, do đó nguồn vay chủ yếu là đi vay từ Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng tạo điều kiện thuận lợi kèm theo thực hiện chế độ giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn. Từ đó giúp các hộ sản xuất tạo được vị thế cạnh tranh trong sản xuất. Đối với dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm sút là do trong quá trình kinh doanh nhiều daonh nghiệp tư nhân có quy mô sản xuất nhỏ, kết quả kinh doanh không cao, tài sản của họ thường đi thuê nên khó đáp ứng được các điều kiện vay vốn, mặt khác nhiều doanh nghiệp tư nhân đã gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý, thiếu kinh nghiệm kinh doanh do nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế mớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37281.doc
Tài liệu liên quan