Giáo án các môn học lớp 3 - Trường Tiểu học La Sơn - Tuần 29

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh :

 - Nắm được quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo hai cạnh của nó.

 - Học sinh biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật để tính được diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông.

II. CHUẨN BỊ .

 - Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập, một số hình chữ nhật có kích thước 3cm x 4cm ; 4cm x 5cm ; 20cm x 30cm

doc26 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Trường Tiểu học La Sơn - Tuần 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét . *Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Hãy nhận xét về số đo của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó. + Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta phải làm gì trước ? - Giáo viên cho học sinh tự làm bài và chữa bài - Giáo viên nhận xét . C. Củng cố – dặn dò - Y/c h/s nêu lại công thức tính diện tích HCN. - GV nhận xét tiết học. - Hình chữ nhật ABCD gồm 12 ô vuông . - Học sinh nêu cách tìm của mình: có thể đếm, có thể thực hiện phép nhân 4 x 3, có thể thực hiện phép cộng 4 + 4 + 4 hoặc 3 + 3 + 3 + 3. - Các ô vuông trong hình chữ nhật ABCD được chia làm 3 hàng . - Mỗi hàng có 4 ô vuông . - Có 3 hàng, mỗi hàng có 4 ô vuông, vậy có tất cả 12 ô vuông . - Mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2 - Vậy hình chữ nhật ABCD có diện tích là 12 xăng-ti-mét vuông . - Học sinh dùng thước đo và nói: chiều dài 4cm, chiều rộng là 3cm . - Học sinh thực hiện 4 x 3 = 12 . - ...lấy chiều dài nhân với chiều rộng ( cùng đơn vị đo) . - Nhiều HS nêu - 1 HS nêu yêu cầu bài . - Học sinh làm bài . - 2 HS đọc, lớp nhận xét và chữa bài . - 2 HS nêu . - 2 Học sinh đọc . - Một nhãn vở hình chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 5cm. - Tính diện tích hình chữ nhật đó. - Muốn tính diện tích nhãn vở hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng. - Học sinh làm bài , 1 HS lên bảng . Bài giải Diện tích nhãn vở hình chữ nhật là 8 x 5 = 40 ( cm2 ) Đáp số: 40cm2 - 2 HS đọc . - Hình chữ nhật có chiều dài 2dm, chiều rộng 9cm . - Tính diện tích hình chữ nhật. - Số đo của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật không cùng một đơn vị đo - Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta phải đổi số đo chiều dài thành cm . - Thực hiện yêu cầu của GV . Bài giải 2dm = 20cm Diện tích hình chữ nhật là 20 x 9 = 180 ( cm2 ) Đáp số: 180cm2 - 2 HS nêu . _______________________________________________________________________ Ngày soạn : 26/3/2015 Thứ ba ngày 31 tháng 3 năm 2015 Toán : LUYệN TậP I. MụC TIÊU: - Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình chữ nhật theo kích thước cho trước. - HS tính diện tích hình chữ nhật theo kích thước cho trước nhanh, đúng, chính xác. II. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC . A. Kiểm tra bài cũ . - Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào ? B. Bài mới . 1) Giới thiệu bài: 2) Hướng dẫn thực hành: *Bài 1: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Hãy nhận xét về số đo của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó. + Muốn tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ta phải làm gì trước ? - Giáo viên cho học sinh tự làm bài , 1 HS lên bảng . - Giáo viên nhận xét chữa bài . *Bài 2: - GV gọi HS đọc đề bài. + Diện tích hình H như thế nào so với diện tích của 2 hình chữ nhật ABCD và DEGH ? - Giáo viên cho học sinh tự làm bài . - Gọi học sinh lên chữa bài. *Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Muốn tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ta phải biết được gì ? - Giáo viên cho học sinh tự làm bài . - Gọi học sinh lên chữa bài. - Giáo viên nhận xét . C. Củng cố – dặn dò . - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Diện tích hình vuông. - Học sinh nêu . - Hình chữ nhật có chiều dài 3dm, chiều rộng 8cm . Tính chu vi hình chữ nhật . Tính diện tích hình chữ nhật. - Số đo của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật không cùng một đơn vị đo - Muốn tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ta phải đổi số đo chiều dài thành cm . Bài giải 3dm = 30cm Chu vi hình chữ nhật là : ( 30 + 8 ) x 2 = 76 ( cm ) Diện tích hình chữ nhật là 30 x 8 = 240 ( cm2 ) Đáp số: a) 760cm b) 240cm2 - Cho hình H gồm 2 hình chữ nhật ABCD và DEGH. Tính diện tích hình H theo kích thước ghi trên hình vẽ. A 25cm B D 8cm C E 7cm H 15cm G ( Hình H ) - Diện tích hình H bằng tổng diện tích của 2 hình chữ nhật ABCD và DEGH Bài giải Diện tích hình chữ nhật ABCD là 25 x 8 = 200 ( cm2 ) Diện tích hình chữ nhật DEGH là 15 x 7 = 105 ( cm2 ) Diện tích hình H là : 200 + 105 = 305 ( cm2 ) Đáp số: 305cm2 - 2 Học sinh đọc . - Hình chữ nhật có chiều rộng 8cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. - Tính diện tích và chu vi hình chữ nhật đó. - Muốn tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ta phải biết được số đo của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó Bài giải Chiều dài hình chữ nhật là 8 x 3 =24 ( cm ) Diện tích hình chữ nhật là 24 x 8 = 192 ( cm2 ) Chu vi hình chữ nhật là ( 24 + 8 ) x 2 = 64 ( cm ) Đáp số : .... ______________________________ Thủ công : LΜM đồng hồ để BΜN (T2) I. MụC TIÊU: - Học sinh biết làm được đồng hồ để bàn. II. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC . A. Kiểm tra : - Giáo viên kiểm tra đồ dùng chuẩn bị của học sinh để học thực hành: Làm đồng hồ để bàn. B. Bài mới . 1) Giới thiệu bài 2) Thực hành. + Giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn. + GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm đồng hồ để hệ thống lại các bước làm đồng hồ. + Giáo viên nhắc nhở: Học sinh khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kỹ các nếp gấp và bôi hồ cho đều. + Giáo viên gợi ý cho học sinh trang trí. + Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành làm đồng hồ. + Giáo viên đến từng bàn để quan sát, nhận xét, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. + Giáo viên khen ngợi, tuyên dương học sinh trang trí có nhiều sáng tạo. + Đánh giá kết quả học tập của học sinh. C. Củng cố & dặn dò: + Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh. + Dặn dò học sinh giờ học sau chuẩn bị thủ công, kéo, hồ dán để học “Làm quạt giấy tròn”. Bước 1: cắt giấy. Bước 2: làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ). Bước 3: làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. + HS thực hành . + Học sinh trang trí, trưng bày và tự đánh giá sản phẩm. ___________________________ Chính tả ( nghe –viết ) : BUổI HọC THể DụC I. MụC TIÊU . - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 cuả truyện. Ghi đúng các dấu chấm than vào cuối câu cảm , câu cầu khiến. - Viết đúng các tên riêng người nước ngoài trong truyện : Đề-rôt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li. - Làm đúng các bài tập chính tả điền các tiếng có vần dễ lẫn in/inh . II. Đồ DùNG DạY – HọC . - Bài tập 2b chép sẵn trên bảng lớp. III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC . A. Kiểm tra bài cũ. - HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp : bóng rổ , nhảy cao, đấu võ, thể dục thể hình. - GV nhận xét . B. Bài mới . 1) Giới thiệu bài . 2) Hướng dẫn HS viết chính tả . - GV đọc đoạn văn 1 lượt. - Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người ? - Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu gì ? - Chữ đầu đoạn viết như thế nào ? - Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ? - Tên riêng của người nước ngoài được viết như thế nào ? - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. - GV đọc cho HS viết bài vào vở . - Soát lỗi : GV đọc lại bài cho HS soát lỗi - GV kiểm tra 5 - 7 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày. 3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả . *Bài 2b. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Dán phiếu lên bảng. - Yêu cầu HS tự làm. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. *Bài 3b. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. C. Củng cố, dặn dò . - Nhận xét bài viết, chữ viết của HS. - Dặn HS về ghi nhớ tên các môn thể thao trong BT3 . - Theo dõi sau đó 2 HS đọc lại. - HS trả lời . - Đặt sau dấu 2 chấm, trong dấu ngoặc kép. - Viết lùi vào 1 ô và viết hoa. - Những chữ đầu câu, đầu đoạn văn, đầu bài, tên riêng của người. - Viết hoa chữ đầu tiên, đặt dấu gạch nối giữa các chữ. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS thực hiện yêu cầu của GV. - HS viết bài vào vở . - HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV. - Các HS còn lại tự kiểm tra bài mình. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở nháp. - Đọc lại lời giải và chữa bài vào vở :đi biền biệt, thấy tiêng tiếc, xanh biêng biếc - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào VBT. - Đọc lại lời giải và chữa bài vào vở :điền kinh - truyền tin - thể dục thể hình . _______________________________ Tự nhiên và xã hội : thực HΜNH đI THăM THIêN NHIêN I. MụC TIÊU: - Khắc sâu hiểu biết về động vật và thực vật. - Có kĩ năng vẽ, viết, nói về cây cối, con vật mà học sinh quan sát được. - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cối và động vật trong thiên nhiên. II. Đồ DùNG DạY HọC: - Giấy, bút màu vẽ. III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC . A. Kiểm tra bài cũ : - Nêu ích lợi của thú rừng ? B. Bài mới . 1) Giới thiệu bài . 2) Thực hành tham quan. + Giáo viên đưa học sinh đi tham quan. Giới thiệu về các loại cây, con vật được quan sát. + Giáo viên quản lý học sinh, nhắc nhở học sinh cùng tìm hiểu các loài cây, con vật. + Dặn dò học sinh về nhà vẽ tranh, vẽ 1 loài cây. Vẽ 1 con vật đã quan sát được. C. Củng cố – dặn dò : - GV nhận xét giờ học . - 1 HS lên bảng . + Học sinh tham quan, ghi chép. + Học sinh về nhà vẽ tranh. __________________________ Thể dục: GV thể dục dạy ______________________________________________________________________ Ngày soạn : 27/3/2015 Thứ tư ngày 1 tháng 4 năm 2015 Tập đọc : LờI KÊU GọI TOàN DÂN TậP THể DụC I. MụC TIÊU . 1. Đọc thành tiếng . - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : giữ gìn, sức khoẻ, bổn phận, khí huyết, lưu thông... - Biết đọc bài với giọng rõ gọn, hợp với văn bản “kêu gọi”. 2. Đọc hiểu . - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : dân chủ, bồi bổ, bổn phận, khí huyết, lưu thông. - Hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khoẻ. II. Đồ DùNG DạY – HọC . - Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể). - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC . A. Kiểm tra bài cũ . - Hai HS đọc bài Buổi học thể dục , trả lời những câu hỏi về nội dung bài đọc. - Nhận xét . B. Bài mới. 1) Giới thiệu bài : 2) Hướng dẫn HS luyện đọc . * Đọc mẫu. - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng rành mạch, dứt khoát. * HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ . + Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. + Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn, xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn. - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài - GV hướng dẫn HS ngắt giọng các câu khó. - GV nhắc HS các câu còn lại các em chú ý luyện ngắt giọng đúng vị trí các dấu câu, nghỉ hơi lâu cuối mỗi đoạn. - Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. + Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. + Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 3) Hướng dẫn tìm hiểu bài . - HS đọc thầm bài văn , trao đổi, trả lời các câu hỏi : GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ? - Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước ? - Em hiểu ra điều gì sau khi đọc “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ” của Bác Hồ ? - Em sẽ làm gì sau khi đọc “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ” của Bác Hồ? 4) Luyện đọc lại bài . - GV đọc mẫu đoạn 1, hướng dẫn HS nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tầm quan trọng của sức khoẻ. - Yêu cầu HS tự luyện đọc lại đoạn 1, sau đó gọi một số HS đọc bài trước lớp. - Tổ chức cho HS đọc lại bài. - Nhận xét tuyên dương HS đọc hay. C. Củng cố, dặn dò . - Hãy đặt tên cho mỗi đoạn trong bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. - GV nhắc HS có ý thức luyện tập thể dục để bồi bổ sức khoẻ. - Dặn dò HS về nhà luyện đọc lại bài, chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - HS nhìn bảng đọc các từ cần chú ý phát âm đã nêu ở phần Mục tiêu. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV. - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp. - Theo dõi GV huớng dẫn HS ngắt và dùng bút chì đánh dấu những vị trí này : Đoạn 1 : Mỗi một người dân yếu ớt / tức là cả nước yếu ớt, / mỗi một người dân khoẻ mạnh / là cả nước khoẻ mạnh. // Đoạn 2 : Vậy nên / luyện tập thể dục, / bồi bổ sức khoẻ / là bổn phận của mỗi một người yêu nước. // - HS theo dõi GV hướng dẫn ngắt giọng. - 1 HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. - 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - Sức khoẻ giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Việc gì cũng phải có sức khoẻ mới thành công. - Vì mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu một ý . - Em sẽ siêng năng tập thể dục thể thao. - Theo dõi GV đọc mẫu, có thể dùng bút gạch chân các từ cần nhấn giọng để đọc bài hay. - HS tự luyện đọc lại đoạn 1, sau đó gọi một số HS đọc bài trước lớp. - 3 đến 5 HS đọc bài, cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS thảo luận cặp đôi sau đó phát biểu ý kiến. Đoạn 1 : Tầm quan trọng của sức khoẻ. / Sức khoẻ cần thiết như thế nào ? Đoạn 2 : Mọi người dân yêu nước có bổn phận bồi bổ sức khoẻ. Đoạn 3 : Bác Hồ, tấm gương sáng về luyện tập thể dục. / Kêu gọi toàn dân tập thể dục./ _________________________________ Âm nhạc : GV âm nhạc dạy ___________________________________ Toán: DIệN TíCH HìNH VUÔNG I. MụC TIÊU: Giúp học sinh : - Nắm được quy tắc tính diện tích hình vuông theo số đo cạnh của nó. - HS biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình vuông theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông. II. CHUẩN Bị : - GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập, một số hình vuông có cạnh 4cm ; 10cm ; liên hệ diện tích viên gạch men hình vuông cạnh 10cm . III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC : A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS lên bảng làm bài 3/153 B. Bài mới : 1) Giới thiệu bài: 2) XD quy tắc tính diện tích hình vuông - Giáo viên cho học sinh lấy hình vuông đã chuẩn bị sẵn như SGK . - Giáo viên đưa ra hình vuông và hỏi: + Hình vuông ABCD gồm bao nhiêu ô vuông ? + Hãy nêu cách tính để tìm ra số ô vuông của hình vuông ABCD. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm số ô vuông trong hình vuông ABCD: + Các ô vuông trong hình vuông ABCD được chia làm mấy hàng ? + Mỗi hàng có bao nhiêu ô vuông ? + Có 3 hàng, mỗi hàng có 3 ô vuông, vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông ? + Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu ? + Vậy hình vuông ABCD có diện tích là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ? - Giáo viên yêu cầu học sinh đo cạnh của hình vuông ABCD . - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện phép tính nhân 3 x 3 . - Giáo viên giới thiệu: 3 x 3 = 9(cm2 ) là diện tích của hình vuông ABCD. - Muốn tính diện tích hình vuông talàm thế nào ? - Giáo viên cho học sinh nhắc lại. 3) Hướng dẫn thực hành . *Bài 1: Viết vào ô trống theo mẫu: GV gọi HS đọc yêu cầu . Giáo viên cho học sinh tự làm bài . Gọi HS chữa bài. Gọi học sinh đọc bài làm của mình , lớp nhận xét và chữa bài . C Cạnh HV Diện tích Hình vuông Chu vi Hình vuông 2 2cm 2 x 2 = 4 (cm2) 2 x 4 = 8 (cm) 4 4 cm 4 x 4 =16(cm2) 4 x 4 = 16 (cm) 6 6 cm 6 x6 = 36(cm2) 6 x 4 = 24 (cm) 8 8 cm 8 x 8 =64(cm2)) 8 x 4 = 32 (cm) *Bài 2: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Hãy nhận xét về số đo của cạnh miếng nhựa hình vuông đó. + Muốn tính diện tích miếng nhựa hình vuông ta phải làm gì trước ? Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét . *Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Muốn tính diện tích hình vuông ta làm như thế nào? + Cạnh hình vuông biết chưa ? + Từ chu vi hình vuông ta tính độ dài cạnh hình vuông như thế nào ? Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét . *Bài 4: ( KK HS làm ) GV gọi HS đọc đề bài. Giáo viên cho học sinh tự làm bài . Gọi học sinh lên sửa bài. C. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Hình vuông ABCD gồm 9 ô vuông . - Học sinh nêu cách tìm của mình: có thể đếm, có thể thực hiện phép nhân 3 x 3, có thể thực hiện phép cộng 3 + 3 + 3. - Các ô vuông trong hình vuông ABCD được chia làm 3 hàng . - Mỗi hàng có 3 ô vuông . - Có 3 hàng, mỗi hàng có 3 ô vuông, vậy có tất cả 9 ô vuông . - Mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2 - Vậy hình vuông ABCD có diện tích là 9 xăng-ti-mét vuông . - Học sinh dùng thước đo và nói: hình vuông ABCD có cạnh dài 3cm . - Học sinh thực hiện 3 x 3 = 9 . - ...có thể lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó . - Nhiều HS nhắc lại . HS nêu . Học sinh làm bài. 1Học sinh chữa bài. - 2 HS đọc . Học sinh nêu . Một miếng nhựa hình vuông cạnh 40mm . Hỏi diện tích miếng nhựa đó là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ? Số đo của cạnh miếng nhựa hình vuông tính theo mi-li-mét . Muốn tính diện tích hình vuông ta phải đổi số đo cạnh hình vuông theo đơn vị đo là xăng-ti-mét Bài giải 40mm = 4cm Diện tích hình vuông là 4 x 4 = 16 ( cm2 ) Đáp số: 16cm2 Học sinh nêu . Một hình vuông có chu vi 24cm. Tính diện tích hình vuông đó. Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó. Cạnh hình vuông chưa biết . Tính độ dài cạnh hình vuông bằng cách lấy chu vi chia cho 4 . Học sinh làm bài Bài giải Số đo cạnh hình vuông là 24 : 4 = 6 ( cm ) Diện tích hình vuông là 6 x 6 = 36 ( cm2 ) Đáp số: 36cm2 - Ghép 6 miếng nhựa hình vuông cạnh 4cm thành hình chữ nhật. Tính diện tích hình chữ nhật đó. Bài giải Diện tích mỗi hình vuông là : 4 x 4 = 16 ( cm2 ) Diện tích hình chữ nhật là : 16 x 6 = 96 ( cm2 ) Đáp số: 96cm2 _____________________________ Luyện từ và câu : Mở RộNG VốN Từ : THể THAO . DấU PHẩY I. MụC TIÊU . - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm thể thao : kể đúng tên một số môn thể thao, tìm đúng từ ngữ nói về kết quả thi đấu. - Luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy. II. Đồ DùNG DạY – HọC . - Các câu văn trong bài tập 3 viết sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy. - Một số tranh ảnh về các môn thể thao được nói đến ở BT1 . - 2 tờ phiếu khổ to kể bảng nội dung BT1 . III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC . A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS làm miệng BT 2 , 3 tiết LTVC tuần 28, mỗi em làm 1 bài. - GV nhận xét. B. Bài mới : 1) Giới thiệu bài . 2) Hướng dẫn HS làm bài tập . *Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1. - Yêu cầu HS suy nghĩ và ghi ra giấy tất cả những từ tìm được theo yêu cầu. - GV dán lên bảng 2 tờ phiếu khổ to , chia lớp thành 2 nhóm , mời 2 nhóm lên bảng làm bài tiếp sức. - Cả lớp đọc bảng từ của mỗi nhóm ; nhận xét . - Cả lớp đọc bảng từ đầy đủ. *Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc đề bài 2 và chuyện vui Cao cờ . - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS đọc câu của mình, sau đó chữa bài . - Một HS đọc lại truyện vui, cả lớp đọc lại , trả lời các câu hỏi : + Anh chàng trong truyện có cao cờ không ? Anh ta có thắng ván nào không? + Truyện đáng cười ở điểm nào ? *Bài tập 3: Gọi HS đọc đề bài 3. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài, yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét và chữa bài. - Dấu phẩy dùng để làm gì ? C. Củng cố, dặn dò . - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS nhớ tên các môn thể thao ,nhớ truyện vui Cao cờ, kể cho người thân nghe. - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc trước lớp. - Làm việc cá nhân. - 2 nhóm thực hiện yêu cầu của GV. - Đáp án : a) Bóng: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, bóng nước, bóng bầu dục, bóng bàn, b) Chạy: chạy vượt rào, chạy việt dã, chạy vũ trang, c) Đua : đua xe đạp, đua thuyền, đua ô tô, đua mô tô, đua ngựa, đua voi, d) Nhảy : nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào, nhảy ngựa, nhảy cầu, nhảy dù, - 1 HS đọc trước lớp. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập. - Đáp án: được, thua, không ăn, thắng, hoà + Anh này đánh cờ kém, không thắng ván nào. + Anh chàng đánh ván nào thua ván ấy nhưng dùng cách nói tránh để khỏi nhận là mình thua. - 1 HS đọc đề bài 3. - Làm bài : a) Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt,.... b) Muốn cơ thể khoẻ mạnh, .... c) Để trở thành con ngoan, trò giỏi, ... - ( KK HS nêu) Dùng để ngăn cách bộ phận chỉ mục đích với bộ phận khác trong câu . _______________________________________________________________________ Ngày soạn : 28 / 3 / 2015 Thứ năm ngày 2 tháng 4 năm 2015 Toán : LUYệN TậP I. Mục tiêu : - Rèn kỹ năng tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông. III. Các hoạt động dạy - học : A. Kiểm tra bài cũ: + Giáo viên kiểm tra bài tập 3/153 . + Nhận xét . B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) Hướng dẫn luyện tập. *Bài tập 1. + Gọi 2HS đọc đề bài. + Yêu cầu học sinh tự làm bài. + Chữa bài . *Bài tập 2. + Gọi Học sinh đọc đề bài. + Học sinh tự làm bài. + Chữa bài . *Bài tập 3a ( phần b KK HS làm ) + Hình chữ nhật có kích thước như thế nào? + Hình vuông có kích thước như thế nào? + Hãy tính chu vi và diện tích của mỗi hình, HSKG sau đó so sánh chu vi và diện tích hình chữ nhật ABCD với chu vi và diện tích hình vuông EGHI ? + Theo dõi học sinh làm bài và hướng dẫn những học sinh chưa hiểu cách làm. + GV nhận xét . + Giáo viên nêu: Hình chữ nhật ABCD và hình vuông EGHI tuy có cùng chu vi với nhau nhưng diện tích hình chữ nhật ABCD lại bé hơn diện tích hình vuông EGHI. C. Củng cố & dặn dò: + Tổng kết giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau. + 1 học sinh lên bảng làm bài. + Lớp theo dõi và nhận xét. + Nghe Giáo viên giới thiệu bài. + Tính d.tích hình vuông có cạnh: 7cm; 5cm. + 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. a) Diện tích hình vuông là : 7 x 7 = 49 (cm2) b) Diện tích hình vuông là : 5 x 5 = 25 (cm2) + 1học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. Bài giải. Diện tích của 1 viên gạch là: 10 x 10 = 100 (cm2) Diện tích mảng tường được ốp thêm là: 100 x 9 = 900 (cm2) Đáp số : 900 cm2. + Hình chữ nhật có chiều dài là 5cm và chiều rộng là 3cm. + Hình vuông có cạnh là 4 cm. + 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. a) Chu vi hình chữ nhật ABCD là: (5 + 3 ) x 2 = 16 (cm) Diện tích hình chữ nhật ABCD là 5 x 3 = 15 (cm2) Chu vi hình vuông EGHI la 4 x 4 = 16 (cm) Diện tích Hình vuông EGHI là 4 x 4 = 16 (cm2). b) Chu vi hình chữ nhật ABCD bằng chu vi hình vuông EGHI. Diện tích hình chữ nhật ABCD bé hơn diện tích hình vuông EGHI. ____________________________________ Mĩ thuật: GV mĩ thuật dạy ___________________________________ Chính tả ( nghe –viết ) : LờI KÊU GọI TOàN DÂN TậP THể DụC I. MụC TIÊU . Rèn kỹ năng viết chính tả : - Nghe - viết đúng một đoạn trong bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt các âm, vần dễ lẫn : s/x II. Đồ DùNG DạY – HọC . - Bài tập 2a viết sẵn vào 2 tờ giấy to . III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC . A. Kiểm tra bài cũ . - Hai HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con theo lời đọc của GV : điền kinh, duyệt binh, truyền tin, thể dục thể hình. - Nhận xét. B. Bài mới. 1) Giới thiệu bài . 2) Hướng dẫn viết chính tả . * Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc đoạn văn 1 lượt. - Vì sao mỗi người dân phải luyện tập thể dục ? - Đoạn văn có mấy câu ? - Trong đoạn thơ những chữ nào phải viết hoa ? - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ tìm được. * Viết chính tả - GV đọc cho HS viết bài * Soát lỗi - GV đọc lại bài, lưu ý các tiếng khó cho hs chữa * Kiểm tra 5 - 7 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày 3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả . *Bài 2a . - Gọi HS đọc truyện vui. - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV gọi HS lên bảng làm bài . - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Truyện vui trên gây cười ở điểm nào ? C. Củng cố, dặn dò . - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được, và chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi sau đó 1 HS đọc lại. - 1 HS trả lời . - Đoạn văn có 4 câu. - Các chữ đầu câu phải viết hoa. - HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con các từ vừa tìm được. - HS nghe GV đọc và viết vào vở . - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. - 1 HS đọc . - Tự làm bài trong nhóm. - 1 HS lên bảng làm bài. - Đọc lại các từ vừa tìm được và viết vào vở : sĩ, sáng , xung , xã , sao , sút . + Truyện Giảm 20 cân : Người béo muốn gầy đi nên sáng nào anh cũng cưỡi ngựa chạy quanh thị xã. Kết quả, không phải anh ta gầy đi mà con ngựa anh ta cưỡi sút 20 cân vì phải chịu sức nặng của anh ta. ________________________________ Tự nhiên và xã hội : THựC HàNH : ĐI THĂM THIÊN NHIÊN I. MụC TIÊU : Giúp HS biết: - Khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học. - Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối và các con vật mà học sinh quan sát được khi đi thăm thiên nhiên. - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cỏ động vật trong thiên nhiên. II. CHUẩN Bị . - Các hình trang 108, 109 trong SGK. III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC . 1) Giới thiệu bài . 2) Hoạt động 1: Giới thiệu tranh vẽ. + Học sinh đưa tranh vẽ của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT29.doc