Giáo án Công nghệ 11 Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền (tiết 1)

GV yêu cầu HS quan sát hình 21.2.Sơ đồ chu trình làm việc của động cơ điêzen 4 kì.(tr99) và đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu về nhiệm vụ của Pittông.

-Nơi diễn ra các quá trình nạp, nén,cháy dãn nở, thải khí hay còn gọi là không gian làm việc được cấu thành bởi các bộ phận nào?

-Trong 4 kì đã học kì nào sinh công, khi đó pit-tông có nhiệm vụ gì?

-3 kì còn lại không sinh công, pit- tông làm nhiệm vụ gì?

-Trong nguyên lí ĐC 2 kì, PT còn làm nhiệm vụ gì ngoài nạp nén chãy giãn nở và thải?

GV trả lời các câu hỏi trên, tổng hợp lại để HS biết được nhiệm vụ chính của Pittông sau đó kết luận.

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 11 Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
¬ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM TRƯỜNG THPT B PHỦ LÝ GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ BÀI 23: CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN (Tiết 1) Giáo viên hướng dẫn: Dương Thị Ngọc Người thực hiện: SV Vũ Thị Khánh Hoà Phủ Lý, ngày 8 tháng 2 năm 2019 Trường: THPT B Phủ Lý Giáo viên hướng dẫn: Cô Dương Thị Ngọc Khoa: Sư Phạm Kĩ Thuật Họ tên sv: Vũ T.Khánh Hòa Ngày soạn: 8/2/2019 Tuần : 26 Tiết theo PPCT: 30 Lớp dạy: 11A2 Bài 23: CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. - Đọc được sơ đồ cấu tạo của pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu. 2. Kĩ năng Nhận biết được tại sao các chi tiết lại có cấu tạo như thế. 3. Thái độ Yêu thích môn học, biết được vai trò của lí thuyết. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực hợp tác thông qua làm việc nhóm - Năng lực suy luận ,diễn đạt, tư duy logic II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên - Nghiên cứu kĩ nội dung bài 23 và lập kế hoạch bài dạy. - Tham khảo tài liệu có liên quan. - Chuẩn bị mẫu vật thật pittong. 2.Học sinh - Đọc SGK bài 23, tìm hiểu các nội dung trọng tâm. - Sưu tầm các mẫu vật cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức lớp ( 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (2 phút) GV:Các em nhớ lại bài 21 về nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì và 2 kì để cho cô biết khi động cơ làm việc hoạt động của pittong, thanh truyền, trục khuỷu chuyển động như thế nào qua bài tập nhỏ sau đây. Ghép nối: GV chia 2 cột, 1 cột 3 chi tiết, 1 cột 3 chuyển động để HS nối. HS lên làm, giáo viên nhận xét đáp án. Khi động cơ làm việc, pittong chuyển động tịnh tiến, trục khuỷu quay tròn và thanh truyền chuyển động lắc truyền lực giữa pittong và trục khuỷu. 3. Tiến trình dạy học 3.1. Tình huống xuất phát – khởi động (1 phút) Ở những bài trước chúng ta đã đi tìm hiểu về nguyên lí làm việc của động cơ xăng, động cơ điêzen và tìm hiểu các chuyển động xảy ra đối với pittong, trục khuỷu. Hôm nay chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu cơ cấu đầu tiên, cơ cấu trục khuỷu thanh truyền để biết nhiệm vụ, cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu này. 3.2. Hình thành kiến thức mới (25 phút) Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu chung về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền - CC TKTT có 3 nhóm chi tiết: nhóm PT, nhóm TT, nhóm TK. -Khi động cơ làm việc, pittong chuyển động tịnh tiến, trục khuỷu quay tròn và thanh truyền chuyển động lắc truyền lực giữa pittong và trục khuỷu. GV giới thiệu cơ cấu trục khuỷu thanh truyền được cấu tạo bởi nhiều nhóm chi tiết khác nhau, thường được chia thành ba nhóm, mỗi nhóm có một chi tiết chính. Đó là: - Nhóm pit-tông có các chi tiết: pit-tông (chi tiết chính của nhóm), xecmăng, chốt, chốt pit-tông và khoá hãm chốt pit-tông. - Nhóm thanh truyền có các chi tiết: thanh truyền (chi tiết chính của nhóm), bulông thanh truyền và bạc lót hoặc vòng bi. - Nhóm trục khuỷu có các chi tiết: trục khuỷu (chi tiết chính của nhóm), bạc lót hoặc vòng bi, các phớt, vòng chặn,... HS quan sát hình 20.1.Sơ đồ cấu tạo động cơ xăng 4 kì 1 xilanh( 18 chi tiết bài 20 trang 96) và nghe GV giới thiệu. HS đồng thời ghi kết luận vào vở. Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệm vụ và cấu tạo của Pittông 1. Nhiệm vụ -Cùng XL,nắp máy tạo không gian làm việc. -Nhận lực đẩy của khí cháy để sinh công. -Nhận lực đẩy trục khuỷu thực hiện các quá trình nạp, nén, thải khí. -Đóng, mở các cửa nạp, thải, quét của ĐC 2kì. GV yêu cầu HS quan sát hình 21.2.Sơ đồ chu trình làm việc của động cơ điêzen 4 kì.(tr99) và đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu về nhiệm vụ của Pittông. -Nơi diễn ra các quá trình nạp, nén,cháy dãn nở, thải khí hay còn gọi là không gian làm việc được cấu thành bởi các bộ phận nào? -Trong 4 kì đã học kì nào sinh công, khi đó pit-tông có nhiệm vụ gì? -3 kì còn lại không sinh công, pit- tông làm nhiệm vụ gì? -Trong nguyên lí ĐC 2 kì, PT còn làm nhiệm vụ gì ngoài nạp nén chãy giãn nở và thải? GV trả lời các câu hỏi trên, tổng hợp lại để HS biết được nhiệm vụ chính của Pittông sau đó kết luận. HS quan sát hình, tìm hiểu đầu Pittông có liên hệ với xilanh, nắp máy như thế nào. -HS nhớ lại bài cũ, trả lời câu hỏi. HS ghi kết luận. 2. Cấu tạo: - Đỉnh Pittông: có 3 dạng: đỉnh bằng( thường dùng trong ĐC xăng, đỉnh lồi (thường dùng trong ĐC 2 kì). Đỉnh lõm (thường dùng trong ĐC điêzen). - Đầu Pittông: có các rãnh để lắp xécmăng. Xécmăng khí được lắp ở trên, xéc măng dầu lắp ở dưới. - Thân Pittông : dẫn hướng cho pit tông chuyển động trong xi lanh và liên kết với TT để truyền lực. Trên thân pit-tông có lỗ ngang để lắp chốt pit tông. PHẦN I,Game :ĐỐI MẶT? - GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng 4 dãy và phát mỗi nhóm 1 đến 2 quả pit-tông thật. Trong phần này, HS có thể thảo luận theo 2 đến 3 nhóm trong 1 dãy trong 5 phút để đưa ra những câu hỏi thắc mắc về toàn bộ pittong. - Gv hướng dẫn sơ qua về các bộ phận cơ bản trên pittong và các gợi ý để các em có tư duy sáng kiến cho các thắc mắc của đội mình. - Sau 5 phút, bắt đầu vòng thi ĐỐI MẶT lần lượt từng nhóm đưa ra 1 câu hỏi cho đội mình với điều kiện phù hợp và không bị lặp ý.Các đội sẽ loại dần đến khi còn 1 nhóm duy nhất. - Mỗi câu hỏi sẽ được 1 thư kí ghi lại để phục vụ cho phần tiếp theo. PHẦN II, Game ĂN Ý ĐỒNG ĐỘI - Trong phần 1, chỉ khuyến khích vỗ tay cho đội thắng nhưng trong phần 2, chia lớp thành 8 nhóm và nhóm chiến thắng lần này sẽ được cộng 1 điểm trong điểm kiểm tra miệng. - 8 nhóm sẽ có 5 nhóm 6 bạn và 3 nhóm 5 bạn.Các em được chọn đội cùng nhau và mỗi nhóm ngồi trong 2 bàn. - GV đưa ra từng câu hỏi mà thư kí đã ghi lại để HS suy nghĩ trả lời, các nhóm thi nhau trả lời hết, GV mới công bố kết quả và gợi ý cho những câu khó mà HS chưa nghĩ ra. - Khi GV đưa ra câu hỏi, tự động lọc các câu theo bố cục như SGK để chốt đáp án ghi bảng + Đỉnh piston có nhiệm vụ gì ? Đỉnh piston có mấy dạng ? (Tương tự nhiệm vụ của pittông, được nêu trong SGK. Có 3 dạng: bằng, lồi, lõm). + Vì sao đỉnh pittông có nhiều hình dạng khác nhau? Tùy thuộc vào cấu tạo của ĐC mà đỉnh pit tông có thể có những hình dạng khác nhau tăng thể tích buồng cháy. + Vì sao đầu pit-tông phải có rãnh để lắp xecmăng dầu và xecmăng khí? Xecmăng có nhiệm vụ bao kín buồng cháy, Xecmăng khí ngăn không cho khí trên buồng cháy lọt xuống cacte. Xecmăng dầu ngăn không cho dầu bôi trơn từ cacte lọt vào buồng cháy. + Hình dạng thực tế của pit-tông là hình ôvan, khi làm việc nhiệt độ nóng lên thì pit-tông sẽ thế nào? + Tại sao xecmăng cắt miệng? Tạo độ đàn hồi, giúp ta dễ dàng lắp ráp. + Vì sao xecmăng dầu có lỗ khoan vào bên trong Pittông? Để cho dầu bôi trơn từ xylanh được xéc măng gạt chảy vào trong piston vừa là để làm mát vừa là để bôi trơn giữa chốt khuỷu với piston, chốt khuỷu với thanh truyền, tạo điều kiện thoát dầu nhanh hơn + Thân pittông có nhiệm vụ gì ? + Tại sao thân Pittông có lỗ ngang? GV kết luận chung về cấu tạo của Pittông. HS quan sát vật thật và suy nghĩ để đặt câu hỏi cũng như tham gia giành thành tích cho đội mình. Nghe GV giải thích, kết luận. Ghi kết luận của GV. 3.3. Luyện tập (3 phút) Nêu nhiệm vụ và trình bày cấu tạo của pit-tông 3.4. Vận dụng, mở rộng (7 phút) Phương án 1: Liên hệ và suy nghĩ : a.Tại sao không làm pit-tông vừa khít với xilanh để không phải sử dụng xecmăng ? Pit-tông thường làm bằng hợp kim nhôm có hệ số giãn nở lớn, khi làm việc lại tiếp xúc với khí cháy nên có nhiệt độ cao. Do vậy nếu làm vừa khít với xilanh thì dễ bị bó kẹt. b. Khi ĐC làm việc lâu ngày ta thấy có khói ra nhiều và xe yếu nguyên nhân do đâu? Khắc phục như thế nào? Phương án 2: Giải ô chữ: GV đưa ra câu hỏi gồm các ô chữ thay cho các từ khóa để HS trả lời.GV cho điểm 10 cho Hs trả lời được và điểm sẽ giảm dần khi GV phải gợi ý 1 ô đến 2 ô tương ứng với 9,8, Vòng hãm hoặc khóa hãm Đây là tên bộ phận cố định chốt pittong trên thân. Bôi trơn Lỗ nhỏ ở xéc măng dầu để thoát dầu, vậy dầu này có tác dụng gì đối với các chi tiết xung quanh nó. Bó kẹt Đây là trạng thái giữa pittong và xilanh nếu làm pittong vừa khít với xilanh. Ngày tháng năm Người soạn Ngày tháng năm Ký duyệt .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 23 Co cau truc khuyu thanh truyen_12541610.doc
Tài liệu liên quan