Giáo án Công nghệ 12 Bài 2: Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

* Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa trên những kiến thức mà em đã học và

xem nội dung bài 1,2 sgk để hoàn thành các câu hỏi sau:

- Hãy kể tên một số sản phẩm điện tử thường dùng mà em biết? Nêu vai trò của KTĐT đối

với đời sống và trong sản xuất.

- Hãy nêu những ứng dụng KTĐT đối với gia đình em.

* Học sinh tiến hành thực hiện nhiệm vụ đã giao:

Lớp chia các nhóm nhỏ( Mỗi bàn/nhóm ) cùng thảo luận và đại diện nhóm ghi nội dung

thảo luận để báo cáo.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

HS( Đại diện nhóm ) báo cáo( trả lời các câu hỏi), các HS khác lắng nghe, phản biện hay

bổ sung ý kiến.

* Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Gv tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm .

- Vậy bài này ta nghiên cứu 3 nội dung chính:

* Điện trở

* Tụ điện

* Cuộn cảm

pdf6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Bài 2: Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT An Phước Công Nghệ 12 Giáo viên: Hán Văn Lệ Tổ: Công Nghệ-Tin Ngày soạn: ../../20. Tiết ppct: 01, 02 PHẦN MỘT: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ Chương I: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ Bài 2: ĐIỆN TRỞ- TỤ ĐIỆN- CUỘN CẢM I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức + Biết được cấu tạo, ký hiệu, số liệu kĩ thuật và công của các linh kiện điện tử cơ bản như: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm. + Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm. + Vận dụng công dụng của các linh kiện điện tử để giải thích các hiện tượng thực tế . 2. Kỹ năng + Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm. + Vận dụng công dụng của các linh kiện điện tử để giải thích các hiện tượng thực tế. 3. Thái độ Liên hệ thực tế, thảo luận tìm hiểu kiến thức. 4. Năng lực hướng tới + Năng lực tự học: HS tự giác , chủ động xác định nhiệm vụ học tập phù hợp với bản thân + Tự lập , tự chủ và tự tin trong học tập + Năng lực hợp tác : Với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong công việc II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nghiên cứu kĩ bài 2 ; Tranh vẽ các hình 2-2;2-4;2-7 trong SGK; Vật mẫu về điện trở, tụ điện, cuộn cảm. 2. Học sinh: Tham khảo bài mới, Sưu tầm các linh kiện điện trở các loại, tụ cuộn cảm. III. Phương pháp dạy học: - Vấn đáp( đàm thoại ) - Đặt và giải quyết vấn đề. - Hoạt động nhóm. - Đóng vai. IV. Các bước tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp Ngày dạy Lớp Sĩ số HS vắng Số HS KT bài cũ Ghi chú .. .. 12T1 . .. .. .. .. .. .. 12T2 . .. .. .. .. .. .. 12T3 . .. .. .. .. Trường THPT An Phước Công Nghệ 12 Giáo viên: Hán Văn Lệ Tổ: Công Nghệ-Tin .. .. 12C3 . .. .. .. .. .. .. 12C4 . .. .. .. .. .. .. 12C5 . .. .. .. .. .. .. 12C6 . .. .. .. .. .. .. 12C7 . .. .. .. .. 2. Kiểm tra bài cũ: ( Không ) 3. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Hoạt động khởi động * Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa trên những kiến thức mà em đã học và xem nội dung bài 1,2 sgk để hoàn thành các câu hỏi sau: - Hãy kể tên một số sản phẩm điện tử thường dùng mà em biết? Nêu vai trò của KTĐT đối với đời sống và trong sản xuất. - Hãy nêu những ứng dụng KTĐT đối với gia đình em. * Học sinh tiến hành thực hiện nhiệm vụ đã giao: Lớp chia các nhóm nhỏ( Mỗi bàn/nhóm ) cùng thảo luận và đại diện nhóm ghi nội dung thảo luận để báo cáo. * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS( Đại diện nhóm ) báo cáo( trả lời các câu hỏi), các HS khác lắng nghe, phản biện hay bổ sung ý kiến. * Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Gv tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm . - Vậy bài này ta nghiên cứu 3 nội dung chính: * Điện trở * Tụ điện * Cuộn cảm Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức Hình thành kiến thức nội dung 1: Tìm hiểu Điện trở * Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa trên những kiến thức mà em đã học và xem nội dung bài 2, Hình 2-1, Hình 2-2 sgk để hoàn thành các câu hỏi sau: Câu hỏi : - Điện trở có công dụng gì? - Điện trở có cấu tạo như thế nào? - Có mấy loại điện trở, kí hiệu từng loại? - Chứng minh công dụng điện trở? - Cho biết một số thông số KT về điện trở và hãy đọc thông số đó Mỗi câu hỏi phải báo cáo và nhận xét xong mới qua câu tiếp theo. * Học sinh tiến hành thực hiện nhiệm vụ đã giao: Trường THPT An Phước Công Nghệ 12 Giáo viên: Hán Văn Lệ Tổ: Công Nghệ-Tin Lớp chia các nhóm nhỏ( Mỗi bàn/nhóm ) cùng thảo luận và đại diện nhóm ghi nội dung thảo luận để báo cáo. * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS( Đại diện nhóm ) báo cáo( trả lời các câu hỏi), các HS khác lắng nghe, phản biện hay bổ sung ý kiến. * Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Gv tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm . - GV : nhận xét và chốt lại nội dung : 1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu. a. Công dụng : Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện. b. Cấu tạo: Bằng kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lõi sứ. c. Phân loại : Theo: Công suất; Trị số; Trị số điện trở thay đổi theo tác động . d. Kí hiệu (SGK) 2. Các số liệu kĩ thuật của điện trở a. Trị số điện trở: Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở. + Đơn vị: Ôm (  ) + 1k =10 3  ; 1M=10 6  b. Công suất định mức: Là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài mà không hỏng. Đơn vị đo là oát : W. Hình thành kiến thức nội dung 2: Tìm hiểu Tụ điện * Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa trên những kiến thức mà em đã học và xem nội dung bài 2, Hình 2-3, Hình 2-4, Hình 2-5 sgk để hoàn thành các câu hỏi sau: Câu hỏi: - Tụ điện có công dụng gì? - Tụ điện có cấu tạo như thế nào? - Có mấy loại tụ điện? - Chứng minh công dụng tụ điện? - Cho biết một số thông số KT về tụ điện và hãy đọc thông số đó Mỗi câu hỏi phải báo cáo và nhận xét xong mới qua câu tiếp theo. * Học sinh tiến hành thực hiện nhiệm vụ đã giao: Lớp chia các nhóm nhỏ( Mỗi bàn/nhóm ) cùng thảo luận và đại diện nhóm ghi nội dung thảo luận để báo cáo. * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS( Đại diện nhóm ) báo cáo( trả lời các câu hỏi), các HS khác lắng nghe, phản biện hay bổ sung ý kiến. * Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Gv tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm . - GV : nhận xét và chốt lại nội dung : 1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu. a. Công dụng : Ngăn cản dòng điện 1 chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua. b. Cấu tạo : là tập hợp hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách nhau bởi lớp điện môi. c. Phân loại : (SGK) d. Kí hiệu : (SGK) Trường THPT An Phước Công Nghệ 12 Giáo viên: Hán Văn Lệ Tổ: Công Nghệ-Tin 2. Các số liệu kĩ thuật của tụ điện a. Trị số điện dung : Cho biết khả năng tích luỹ điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ điện. Đơn vị đo là fara ( F ). Các ước số : 1  F =10 -6 F ; 1 nF =10 -9 F ;1 pf = 10 -12 F. b.Điện áp định mức ( Uđm) c. Dung kháng của tụ điện (XC) fc X C 2 1  Hình thành kiến thức nội dung 3: Tìm hiểu Cuộn cảm * Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa trên những kiến thức mà em đã học và xem nội dung bài 2, Hình 2-6, Hình 2-7 sgk để hoàn thành các câu hỏi sau: Câu hỏi: - Cuộn cảm có công dụng gì? - Cuộn cảm có cấu tạo như thế nào? - Có mấy loại cuộn cảm? - Chứng minh công dụng cuộn cảm? - Cho biết một số thông số KT về cuộn cảm và hãy đọc thông số đó Mỗi câu hỏi phải báo cáo và nhận xét xong mới qua câu tiếp theo. * Học sinh tiến hành thực hiện nhiệm vụ đã giao: Lớp chia các nhóm nhỏ( Mỗi bàn/nhóm ) cùng thảo luận và đại diện nhóm ghi nội dung thảo luận để báo cáo. * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS( Đại diện nhóm ) báo cáo( trả lời các câu hỏi), các HS khác lắng nghe, phản biện hay bổ sung ý kiến. * Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Gv tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm . - GV : nhận xét và chốt lại nội dung : 1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu a. Công dụng : Thường dùng để dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần. b. Cấu tạo : Dây dẫn điện quấn thành cuộn cảm. c. Phân loại : Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần. d. Kí hiệu : (SGK) 2. Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm a. Trị số điện cảm : Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường khi có dòng điện chạy qua. Đơn vị đo là Henry ( H ). Các ước số : 1 mH =10 -3 H ; 1  H =10 -6 H b. Hệ số phẩm chất (Q) r fL Q 2  c. Cảm kháng của cuộn cảm (XL) XL= 2 fL Trường THPT An Phước Công Nghệ 12 Giáo viên: Hán Văn Lệ Tổ: Công Nghệ-Tin Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập và thực hành - Mục tiêu : Kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thực hiện theo định hướng đánh giá năng lực HS, củng cố lí thuyết đã học ở mức độ cao hơn. - Hình thức: Kiểm tra đánh giá có kết hợp sử dụng câu hỏi. * Chuyển giao nhiệm vụ : - Giáo viên đã chuẩn bị sẵn các linh kiện( Điện trở, Tụ điện, Cuộn cảm ) - Lấy một vài linh kiện của điện trở, tụ điện, cuộn cảm cho học sinh đọc và ghi vào giấy. * Học sinh tiến hành thực hiện nhiệm vụ đã giao: Lớp chia các nhóm nhỏ( Mỗi bàn/nhóm ) cùng thảo luận và đại diện nhóm ghi nội dung thảo luận để báo cáo. * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS( Đại diện nhóm ) báo cáo( trả lời các câu hỏi), các HS khác lắng nghe, phản biện hay bổ sung ý kiến. * Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Gv tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm . Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng kiến thức * Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên giao cho học sinh về nhà thực hiện một số nhiệm vụ sau: Sưu tầm các sản phẩm điện tử hư hỏng và liệt kê số lượng các linh kiện điện tử mà mình đã học và cho biết số liệu KT và cộng dụng * Học sinh tiến hành thực hiện nhiệm vụ đã giao: Học sinh theo nhóm(hoặc cá nhân) thực hiện theo kế hoạch đã lập, ghi chép các nội dung tìm hiểu được. * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Học sinh báo cáo kết quả của mình trong tiết tiếp theo cho cả lớp nghe. * Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Giáo viên đánh giá kết quả thông qua việc thực hiện hoạt động và phần trình bày của các Nhóm( cá nhân) - Giáo viên chủ động trong việc khai thác các thông tin của học sinh tìm hiểu đặc biệt là chú trọng kiểm tra khả năng hợp tác của các thành viên trong nhóm khi thực hiện hoạt động và tính tích cực trong sự tương tác giữa các nhóm. - Sản phẩm của hoạt động được đưa vào nội dung ghi chép của học sinh kết hợp phần tự đánh giá của học sinh so với kết luận về sản phẩm của học sinh. Tổng kết, đánh giá ý thức học tập của học sinh trong lớp Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi mở rộng - GV sử dụng một số câu hỏi vận dụng cao đối với học sinh trong lớp, khuyến khích học sinh tham gia đặc biệt là gắn với cuộc thi khoa học kĩ thuật để tạo hứng thú cho học sinh, kết hợp với hoạt động hướng nghiệp. - HS tự tìm một số linh kiện điện tử : điện trở, tụ điện , cuộn cảm trong các thiết bị điện tử. V. Hướng dẫn học sinh tự học: 1. Hướng dẫn học bài cũ: về nhà xem lại bài và trả lời câu hỏi SGK. Trường THPT An Phước Công Nghệ 12 Giáo viên: Hán Văn Lệ Tổ: Công Nghệ-Tin 2. Hướng dẫn học bài mới: Đọc trước bài 3. Các nhóm chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành trang 17 SGK VI. Rút kinh nghiệm cho từng tiết dạy: Ngày dạy Lớp Sĩ số Nội dung Ghi chú .. .. 12T1 . . ... ... .. .. 12T2 . . ... ... .. .. 12T3 . . ... ... .. .. 12C3 . . ... ... .. .. 12C4 . . ... ... .. .. 12C5 . . ... ... .. .. 12C6 . . ... ... .. .. 12C7 . . ... ... RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC TRƯỚC KHI QUA BÀI MỚI .. .. .. .. .. ..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai 2 Dien tro Tu dien Cuon cam Moi _12397228.pdf