Giáo án Địa lý 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo

- Bản đồ địa lí tự nhiên Thế giới, bản đồ kinh tế chung Việt nam, Atlat Địa lí Việt Nam, tài liệu chuẩn kiến thức.

2. Học sinh

- Dụng cụ học tập cần thiết

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1p)

- GV kiểm tra sĩ số lớp, dụng cụ học tập

2. Kiểm tra bài cũ (Lồng ghép vào bài mới)

3. Nội dung bài mới (25p)

*Đặt vấn đề

Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Tại sao học địa lí cần phải có bản đồ? HS làm việc cá nhân.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV quan sát và trợ giúp học sinh

Bước 3. Trao đổi thảo luận: GV gọi 1 HS trả lời, HS khác bổ sung, trên cơ sở thảo luận và bổ sung đó GV dẫn dắt vào nội dung bài mới

Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:03/08/2018 Ngày giảng: CHƯƠNG I – BẢN ĐỒ Tiết 1 BÀI 3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống. - Hiểu rõ một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập. 2. Kĩ năng - Phát triển kĩ năng rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ và Atlat. 3. Thái độ, tình cảm - Có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ, Atlat trong quá trình học tập cũng như trong thực tế. 4. Định hướng năng lực được hình thành - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực tư duy và sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin - Năng lực chuyên biệt: năng lực xác định mục tiêu bài học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tư duy độc lập II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề - Phương pháp thảo luận nhóm với phiếu học tập - Phương pháp sử dụng sơ đồ, bản đồ tư duy - Phương pháp thuyết trình III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên - Giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo - Bản đồ địa lí tự nhiên Thế giới, bản đồ kinh tế chung Việt nam, Atlat Địa lí Việt Nam, tài liệu chuẩn kiến thức. 2. Học sinh - Dụng cụ học tập cần thiết IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1p) - GV kiểm tra sĩ số lớp, dụng cụ học tập 2. Kiểm tra bài cũ (Lồng ghép vào bài mới) 3. Nội dung bài mới (25p) *Đặt vấn đề Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Tại sao học địa lí cần phải có bản đồ? HS làm việc cá nhân. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV quan sát và trợ giúp học sinh Bước 3. Trao đổi thảo luận: GV gọi 1 HS trả lời, HS khác bổ sung, trên cơ sở thảo luận và bổ sung đó GV dẫn dắt vào nội dung bài mới Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS *Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống (Cả lớp/10 phút) Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Quan sát nhanh các thông tin trong sách giáo khoa, bản đồ địa lí tự nhiên Thế giới, bản đồ kinh tế chung Việt nam, kết hợp vốn hiểu biết của mình, hãy nêu vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống, lấy ví dụ cụ thể. HS làm việc cá nhân. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV quan sát và trợ giúp học sinh. Bước 3. Trao đổi thảo luận: GV gọi 1 HS trả lời, HS khác bổ sung, trên cơ sở thảo luận và bổ sung đó. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS GV chốt lại nội dung học tập HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu về sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập (Cả lớp/ 15 phút) Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho học sinh. HS làm việc với hình thức cặp đôi: Đọc thông tin, kết hợp với phân bản đồ kinh tế chung Việt nam, Atlat Địa lí Việt Nam khi học tập địa lí trên bản đồ cần lưu ý những vấn đề nào (Các bước sử dụng bản đồ ), cho ví dụ. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh để bổ sung điều chỉnh kết quả học tập. GV quan sát và trợ giúp học sinh Bước 3. Trao đổi thảo luận: - GV gọi 1 HS lên bảng báo cáo kết quả, HS khác bổ sung Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của HS, chốt kiến thức. * Thuật ngữ “Atlat địa lí” là một tập hợp các bản đồ. I. VAI TRÒ CỦA BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG 1. Trong học tập - Là phương tiện để học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trong kiểm tra. VD: Xác định vị trí 1điểm ở đới khí hậu nào,...? 2.Trong đời sống Bản đồ là 1 phương tiện được sử dụng rộng rãi: - Trong dự báo thời tiết. - Phục vụ cho các ngành sản xuất: Nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch,... - Phục vụ cho quân sự: Xây dựng phương án tác chiến... II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, ATLAT TRONG HỌC TẬP 1. Các bước sử dụng bản đồ - Đọc tên bản đồ để biết đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ. - Đọc bản chú giải để biết các đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ như thế nào; xem tỉ lệ bản đồ để biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực tế. - Dựa vào bản đồ tìm đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện. - Dựa vào bản đồ để xác lập mối quan hệ địa lí giữa các đối tượng, hiện tượng địa lí. 2. Làm bài tập (Phụ lục) 4. Củng cố (15p) Bài tập 1. GV đưa ra một số bản đồ để học sinh phân tích theo thứ tự các bước đọc bản đồ. Bài tập 2. Tính khoảng cách địa lí trên bản đồ và thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ? * GV hướng dẫn học sinh cách quy đổi tỉ lệ bản đồ: VD: Ta có tỉ lệ bản đồ là 1:100 000 Tương ứng 1 cm đo được trên bản đồ ứng với 100 000 cm ngoài thực tế hay 1 km. Chú ý: khi quy về tỉ lệ thực tế phải đổi ra mét hoặc kilomet. * Bài tập 1. Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây 1:200 000 và 1: 6 000 000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? Giải: 5 x 200 000 = 1 000 000 cm = 10 km 5 x 6 000 000 = 30 000 000 cm = 300 km 2. Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 15cm. Vậy bản đồ có tỉ lệ bao nhiêu? Giải: đổi 105 km = 10 500 000 cm Khoảng cách đo được là 15 cm, như vậy ta có 15 x tỉ lệ = 10 500 000 cm Vậy tỉ lệ là 1:700 000 5. Dặn dò (4p) - Chuẩn bị bài thực hành về cách thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ. - Bài mới: bài 2 V. RÚT KINH NGHIỆM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 3 Su dung ban do trong hoc tap va doi song_12395049.doc
Tài liệu liên quan