Giáo án Địa lý 10 tiết 53 bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng, vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người.

 - Mục tiêu:

 + Biết được các chức năng chính của môi trường.

 + Hiểu được vai trò quan trọng của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người.

 - Phương thức: Cá nhân - Thời gian: 8 phút.

 - Các bước của hoạt động:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS nghiên cứu thông tin SGK- trang 160 và trả lời các câu hỏi:

 + Môi trường có những chức năng gì? Cho ví dụ minh họa.

 + Vì sao môi trường tự nhiên lại không quyết định đến sự phát triển xã hội loài người? Ví dụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Trao đổi thảo luận: GV gọi HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá: GV đánh giá kết quả làm việc của HS, nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức.

+ Ví dụ môi trường không quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người: Nhật Bản là quốc gia nghèo về tài nguyên nhưng vẫn là một quốc gia phát triển, là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

+ Quan điểm duy vật địa lý cho rằng: Môi trường tự nhiên là nhân tố quyết định đến sự phát triển của kinh tế xã hội => quan niệm này là không đúng vì sự phát triển của môi trường tự nhiên chậm hơn sự phát triển của xã hội.

+ Môi trường tự nhiên là điều kiện thường xuyên và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là cơ sở vật chất của sự tồn tại xã hội nhưng không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội.

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 tiết 53 bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:07/10/2017 Người soạn: Tẩn Văn Mạnh KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHƯƠNG X MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TIẾT 53 BÀI 41 MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần 1. Kiến thức: - Hiểu và trình bày được các khái niệm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên. - Trình bày và phân tích được các chức năng, vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người. - Trình bày được khái niệm và phân loại tài nguyên. - Vận dụng vào thực tế cuộc sống. 2. Kỹ năng: - Phân tích bảng số liệu, tranh ảnh về các vấn đề môi trường. - Biết cách tìm hiểu một vấn đề môi trường ở địa phương. - Phân tích mối quan hệ giữa con người, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tiễn Việt Nam. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. - Tích cực vươn lên trong học tập và rèn luyện. 4. Định hướng hình thành năng lực: - Tự nhận thức: với vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. - Giao tiếp: Phản hồi tích cực về những hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trình bày những ý tưởng về việc bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. - Tư duy: Phân tích sơ đồ hình ảnh, tìm kiếm và sử lí thông tin. II. Chẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Sơ đồ về môi trường sống của con người và sơ đồ phân loại tài nguyên thiên nhiên. - Một số hình ảnh về con người khai thác và cải tạo tự nhiên. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Nghiên cứu trước bài. - Sưu tầm tài liệu, thông tin, hình ảnh về môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. III. Tổ chức các hoạt động học. 1. Tình huống xuất phát - Mục tiêu: + Giúp học sinh dễ dàng liên tưởng đến các hiện tượng môi trường xung quanh, có ý thức tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên. + Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc và xử lí thông tin, kỹ năng quan sát tranh ảnh và tư duy. - Phương thức: cá nhân - Thời gian: 5 phút - Các bước của hoạt động: + Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh về môi trường và yêu cầu học sinh nêu lên suy nghĩ của bản thân sau khi quan sát hình ảnh. + Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát và trợ giúp học sinh. + Bước 3: Trao đổi thảo luận: GV gọi HS trình bày suy nghĩ của mình, HS khác bổ sung. + Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện của học sinh và dẫn dắt vào bài mới. * Định hướng bài học: Môi trường tuy không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội, song môi trường cùng với các loại tài nguyên thiên nhiên tồn tại trong môi trường lại có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người.Vậy để hiểu rõ hơn môi trường là gì? Có chức năng và vai trò ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi tường. - Mục tiêu: + Trình bày được các khái niệm về môi trường, phân loại môi trường sống + Hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. + Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích sơ đồ, hình ảnh. - Phương thức: Cá nhân - Thời gian: 10 phút - Các bước của mỗi hoạt động: Bước 1: Giao nhiệm vụ: HS tổ chức học tập cá nhân với nhiệm vụ sau đây: Đọc thông tin trong SGK mục I (trang 159- 160) kết hợp với sự hiểu biết của bản thân hãy trả lời các câu hỏi sau: + Môi trường là gì? + Môi trường sống của con người là gì? Môi trường sống bao gồm các loại môi trường nào? Ví dụ? + Vai trò của con người trong môi trường? + Nêu sự khác nhau cơ bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo? Bước 2: HS thực hiện nhiêm vụ, GV quan sát trợ giúp học sinh. Bước 3: Trao đổi, thảo luận: GV tổ chức cho HS báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện: + GV gọi HS trả lời. + HS khác lắng nghe bổ sung ý kiến. + Hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận điều chỉnh bổ sung kết quả thực hiện cá nhân. Bước 4: GV đánh giá và chốt lại nội dung học tập. Sản phẩm kiến thức, kỹ năng I. Môi trường 1. Khái niệm + Môi trường là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. + Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người có ảnh hưởng đến sự sống, phát triển của con người. 2. Phân loại môi trường sống - Môi trường tự nhiên gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở xung quanh con người có mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và tồn tại của con người. - Môi trường xã hội bao gồm các mối quan hệ trong sản xuất, phân phối, giao tiếp. - Môi trường nhân tạo bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người. => Con người là sinh vật đặc biệt có tác động làm biến đổi tự nhiên - Sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo: + Môi trường tự nhiên không phụ thuộc vào con người. + Môi trường nhân tạo phụ thuộc hoàn toàn vào con người. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng, vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người. - Mục tiêu: + Biết được các chức năng chính của môi trường. + Hiểu được vai trò quan trọng của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người. - Phương thức: Cá nhân - Thời gian: 8 phút. - Các bước của hoạt động: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS nghiên cứu thông tin SGK- trang 160 và trả lời các câu hỏi: + Môi trường có những chức năng gì? Cho ví dụ minh họa. + Vì sao môi trường tự nhiên lại không quyết định đến sự phát triển xã hội loài người? Ví dụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Trao đổi thảo luận: GV gọi HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá: GV đánh giá kết quả làm việc của HS, nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức. + Ví dụ môi trường không quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người: Nhật Bản là quốc gia nghèo về tài nguyên nhưng vẫn là một quốc gia phát triển, là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. + Quan điểm duy vật địa lý cho rằng: Môi trường tự nhiên là nhân tố quyết định đến sự phát triển của kinh tế xã hội => quan niệm này là không đúng vì sự phát triển của môi trường tự nhiên chậm hơn sự phát triển của xã hội. + Môi trường tự nhiên là điều kiện thường xuyên và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là cơ sở vật chất của sự tồn tại xã hội nhưng không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội. Sản phẩm kiến thức, kỹ năng II. Chức năng, vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người. 1. Chức năng - Là không gian sống của con người. - Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên. - Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra. 2. Vai trò Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người nhưng không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người. (Vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội là phương thức sản xuất bao gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất). 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên. - Mục tiêu: + Biết được khái niệm về tài nguyên thiên nhiên. + Hiểu được cách phân loại tài nguyên thiên nhiên. + Rèn luyện cho học sinh ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. - Phương thức: Cá nhân Thời gian: 17 phút - Các bước của hoạt động: Bước 1: GV giao nhiệm vụ HS nghiên cứu thông tin trong SGK- trang 161- 162 trả lời các câu hỏi sau + Khái niệm tài nguyên thiên nhiên. + Kể tên một số loại tài nguyên thiên nhiên mà em biết. + Em hãy lấy ví dụ chứng minh rằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, số lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng? + Nêu các cách phân loại tài nguyên? Các loại tài nguyên và biện pháp sử dụng. + Em hãy chứng minh rằng sự tiến bộ của khoa học công nghệ có thể giúp con người giải quyết tình trạng bị đe dọa khan hiếm tài nguyên khoáng sản. + Em hãy chỉ ra những dấu hiệu suy thoái của tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật nếu bị khai thác không hợp lí. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu SGK kết hợp với những hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi. GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3. Trao đổi thảo luận: GV gọi HS trà lời, HS khác chú ý lắng nghe và bổ sung ý kiến. Bước 4. GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của HS, bổ sung và chốt kiến thức. * Ví dụ: Các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng: Tài nguyên năng lượng: Trong nhiều thế kỉ loài người đã sử dụng củi gỗ, sau đó là than đá làm nguồn năng lượng cho sản xuất và sinh hoạt. Trong thế kỉ XX, dầu mỏ với những thuận lợi trong sử dụng và vận chuyển đã thay thế than đá và trở thành năng lượng quy đổi. Do liên tiếp xảy ra các cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở nhiều nước đã dẫn đến việc tìm và sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân. Cuối thế kỉ XX do sự cạn kiệt về năng lượng than, dầu khí do hiện tượng nhà kính, những cơn mưa axit, sự ô nhiễm đại dương đã thúc đẩy con người tìm kiếm nguồn năng lượng mới là nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo như năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt... * Chứng minh sự tiến bộ của khoa học công nghệ có thể giúp con người giải quyết tình trạng bị đe dọa khan hiếm tài nguyên khoáng sản: Nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ con người sản xuất được các vật liệu mới thay thế các vật liệu được sản xuất với yêu cầu khối lượng tài nguyên lớn. - Ví dụ: + Con người chế tạo được cao su nhân tạo thay thế cho cao su tự nhiên + Sản xuất ra các chất dẻo tổng hợp thay thế các chi tiết bằng kim loại. Với tiến bộ của khoa học công nghệ con người ngày càng tìm ra nhiều loại tài nguyên mới như việc sử dụng tài nguyên sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời... * Sự suy thoái của tài nguyên đất và sinh vật nếu khai thác không hợp lí: + Tài nguyên đất: Đất bị bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá... + Tài nguyên sinh vật: Rừng bị tàn phá diện tích rừng suy giảm,diện tích đất trống đồi trọc tăng, nhiều loài động thực vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng... Sản phẩm kiến thức, kỹ năng III. Tài nguyên thiên nhiên 1. Khái niệm Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng. 2. Phân loại: có nhiều cách - Theo thuộc tính tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản... - Theo công dụng kinh tế: Tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch... - Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người. 3.Các loại tài nguyên - Tài nguyên không khôi phục được: Khoáng sản =>sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp và sản xuất các loại vật liệu thay thế.. - Tài nguyên khôi phục được: Đất trồng, động vật, thực vật. - Tài nguyên không bị hao kiệt: Năng lượng mặt trời, không khí, nước... 3. Hoạt động luyện tập, củng cố. (5p) Trắc nghiệm khách quan Câu 1. Ý nào sau đây không đúng về môi trường tự nhiên? A. Có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. B. Xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người. C. Có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người. D. Có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người. Câu 2. Môi trường tự nhiên có vai trò A. cung cấp các điều kiện sống cho con người. B. định hướng các hoạt động sống của con người. C. quyết định sự phát triển của xã hội. D. cung cấp những tiện nghi, phương tiện cho con người. Câu 3. Trong vài thập kỉ gần đây, loại tài nguyên thiên nhiên nào bị giảm sút mạnh nhất về số lượng và chất lượng? A. Đất trồng. B. Khoáng sản. C. Nước. D. Khí hậu. Câu 4. Thành phần nào sau đây không thuộc môi trường tự nhiên? A. Nông trường. B. Khí hậu C. Địa hình. D. Sinh vật. Câu 5. Loại tài nguyên nào sau đây không khôi phục được? A. Đất. B. Rừng. C. Nước. D. Khoáng sản. Câu 1 2 3 4 5 Đáp án C A B A D

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 41 Moi truong va tai nguyen thien nhien_12301262.doc
Tài liệu liên quan