Giáo án Hóa học 8 - Tiết 46 Bài 28: Không khí – sự cháy (tiếp theo)

Hoạt động 1: Sự cháy và sự oxi hóa chậm: 13’

1. Sự cháy:

+ Hãy miêu tả sự cháy của củi, than, gỗ, gas?

+ Trong quá trình cháy có khí oxi tham gia không?

+ Hiện tượng đó gọi là gì?

+ Vậy sự cháy là gì?

+ So sánh sự cháy trong không khí và trong khí oxi? Tại sao?

2. Sự oxi hóa chậm:

+ Khung cửa sổ làm bằng sắt để lâu ngày trong không khí thì có hiện tượng gì?

+ Tại sao có hiện tượng đó?

 

doc2 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 46 Bài 28: Không khí – sự cháy (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ............. Ngày dạy : ............... Tuần: 23 - Tiết: 46 Bài 28: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (tiếp theo) 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - HS phân biệt được sự cháy và sự oxi hóa chậm. - Hiểu được các điều kiện phát sinh sự cháy từ đó biết được biện pháp để dập tắt sự cháy. - Giải thích được một số hiện tượng thực tế. b. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, tìm tòi và nhận xét các hiện tượng hóa học. c. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức yêu thích môn học . 2. CHẨN BỊ : - GVCB: Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm. - HSCB: Ôn tập kiến thức về sự oxi hóa. 3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định lớp: 1’ Kiểm tra bài cũ: 10’ -HS1: Hãy cho biết thành phần của không khí? - GV: Không khí là hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm 1/5 về thể tích, chính xác hơn là khí oxi chiếm khỏang 21% về thể tích không khí, phần còn lại là khí nitơ. - HS2: Nêu biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm. - GV: Hạn chế khí độc thải ra. Trồng nhiều cây xanh c. Bài mới: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG GB Hoạt động 1: Sự cháy và sự oxi hóa chậm: 13’ 1. Sự cháy: + Hãy miêu tả sự cháy của củi, than, gỗ, gas? + Trong quá trình cháy có khí oxi tham gia không? + Hiện tượng đó gọi là gì? + Vậy sự cháy là gì? + So sánh sự cháy trong không khí và trong khí oxi? Tại sao? 2. Sự oxi hóa chậm: + Khung cửa sổ làm bằng sắt để lâu ngày trong không khí thì có hiện tượng gì? + Tại sao có hiện tượng đó? + Hiện tượng này có phải là sự oxi hóa không? + Hiện tượng oxi hóa này có phát sáng không? + Vậy thế nào là sự oxi hóa chậm? - Thuyết trình: Trong các quá trình oxi hóa đều tỏa nhiệt. Vì vậy, trong các nhà máy người ta cấm không được chất thành đống những giẻ lau máy có dính dầu mỡ để phòng sự tự bốc cháy. → cháy có ngọn lửa sáng, lại gần thì nóng. → Có → gọi là sự cháy → Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng →Cháy trong kk chậm hơn trong khí oxi. Vì trong kk oxi chỉ chiếm 1/5 về thể tích, nên khả năng tiếp xúc của chất cháy với oxi thấp → hiện tượng gỉ sét → Do Sắt + oxi trong không khí sinh ra lớp oxit sắt. → phải → Không có phát sáng → Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng II. Sự cháy và sự oxi hóa chậm: 1. Sự cháy: Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. 2. Sự oxi hóa chậm: Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. Hoạt động 2: Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy: 15’ - Đặt câu hỏi: + Than, củi để trong không khí có tự cháy được không? + Đối với bếp than nếu đóng cửa lò hoặc bếp củi nếu chất quá nhiều củi vào trong lò thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? + Vậy điều kiện để phát sinh sự cháy là gì? + Muốn dập tắt sự cháy phải làm thế nào? - Trong thực tế: + Dập tắt đám cháy từ than, củi thì làm thế như nào? + Xăng dầu cháy thì dập tắt như thế nào? Tại sao không dùng nước? → Không. Cần phải đốt mới cháy được. → than, củi sẽ cháy chậm và có thể tắt vì thiếu khí oxi. → Phải đốt nóng và đủ oxi → Hạ nhiệt độ chất cháy, và cách li chất cháy với khí oxi → Phun nước hoặc trùm vải dày → Phủ cát hoặc trùm vải dày. Vì xăng nhẹ hơn nước và không tan trong nước. 3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy: - Điều kiện phát sinh sự cháy: + Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. + Phải có đủ oxi cho sự cháy - Biện pháp dập tắt sự cháy: + Hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy + Cách li chất cháy với oxi. d. Củng cố: 5’ - HS1: đọc ghi nhớ sgk - HS2: Phân biệt sự cháy và sự oxi hóa chậm. - GV: Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. - HS3: Nêu điều kiện phát sinh và biện pháp dập tắt sự cháy. - GV: Điều kiện phát sinh sự cháy: + Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. + Phải có đủ oxi cho sự cháy Biện pháp dập tắt sự cháy: + Hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy + Cách li chất cháy với oxi. - HD HS làm bài tập 6/sgk tr.99: (Vì xăng dầu nhẹ hơn nước, không tan trong nước, nên sẽ nổilên mặt nước và vẫn cháy, có thể làm cho đám cháy lan rộng thêm. Thường trùm vải dày hoặc dùng cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa tiếp xúc với khí oxi trong không khí). e. Dặn dò: 1’ - Học bài, trả lời câu hỏi sgk - Làm các bài tập 1 → 7 trang 101 sgk vào vở bài tập. - Đọc mục “Em có biết” trang 98 - Ôn tập lại toàn bộ nội dung chương oxi. f. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 46_Bai 28_Khong khi - su chay(tep theo).doc
Tài liệu liên quan