Giáo án Hóa học 8 Tiết 8 – Bài 6: Đơn chất và hợp chất – phân tử (t1)

II. HỢP CHẤT

1. Hợp chất là gì?

- VD: + Nước được tạo nên từ hai nguyên tố là hidro và oxi.

+ Axit sunfuric được tạo nên từ ba nguyên tố là H, S, O.

-> Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

- Hợp chất được chia làm 2 loại

 Hợp chất vô cơ

 Hợp chất hữu cơ

 

docx7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 Tiết 8 – Bài 6: Đơn chất và hợp chất – phân tử (t1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Phan Thị Thùy Lênh Ngày soạn: 20/09/2018 Lớp giảng dạy: 8/5 Ngày dạy: 28/09/2018 Tiết 8 – Bài 6 ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ (t1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau khi học, học sinh phải: Biết: - Trong 1 mẫu chất (cả đơn chất và hợp chất) nguyên tử không tách rời mà đều có liên kết với nhau. Hiểu: - HS hiểu được khái niệm đơn chất, hơp chất. - Phân biệt được kim loại và phi kim. Vận dụng: - Phân biệt được các loại chất. 2. Kỹ năng - Rèn luyện khả năng phân biệt các loại chất. - Rèn luyện về cách viết kí hiệu của các nguyên tố. 3. Thái độ, hành vi - Có tinh thần tích cực, chủ động trong học tập. - Tin tưởng vào tri thức khoa học, có niềm say mê, hứng thú với môn Hóa học. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. - Rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo. 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh - Năng lực tự học. - Năng lực hợp tác. - Năng lực thẩm mĩ. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống. II. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp đàm thoại tìm tòi kết hợp hình ảnh. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp dạy học theo nhóm. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - SGK. - Giáo án, mô hình mẫu đồng hoặc sắt, tinh thể hợp chất muối ăn. 2. Học sinh - SGK. - Ôn bài cũ, đọc bài mới. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) HS1: Em hãy cho biết nguyên tố hóa học là gì? Nguyên tử khối là gì? HS2: Em hãy cho biết kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của: oxi, hidro, đồng, nhôm, magiê, kẽm? 3. Nội dung bài mới Vào bài: Như các em đã học, chất được cấu tạo từ nguyên tử, mà các nguyên tử cùng loại thì tạo nên nguyên tố hóa học. Nói cách khác chất được tạo nên từ nguyên tố hóa học. Mà xung quanh chúng ta có hàng chục triệu chất khác nhau, làm sao tìm hiểu hết. Chính vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng đi phân loại các chất để tiện cho việc nghiên cứu chúng. Bài 6 tiết 8 Đơn chất và hợp chất – phân tử ( tiết 1). Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Phát triển năng lực Hoạt động 1 (15 phút): Đơn chất - GV: Giới thiệu mô hình mẫu kim loại đồng, khí hidro, khí oxi. - GV: Dựa vào hình ảnh quan sát được, ta thấy người ta biểu diễn mỗi nguyên tử đồng là 1 quả cầu, các quả cầu có hình dạng và kích thước giống nhau. Như vậy mẫu kim loại đồng được tạo nên từ một loại nguyên tử hay nói cách khác mẫu kim loại đồng được tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Đó chính là nguyên tố đồng. - GV: Tương tự như vậy, mẫu khí hidro và mẫu khí oxi cũng được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học đó là nguyên tố hidro và nguyên tố oxi. - GV: Từ đó ta thấy mẫu kim loại đồng, mẫu khí hidro, mẫu khí oxi đều được tạo nên từ một nguyên tố hóa học, và những chất như thế này người ta gọi là đơn chất. - GV hỏi: Vậy đơn chất là gì? - GV: Từ ví dụ ta thấy tên của nguyên tố trùng với tên của đơn chất. - GV: Không phải một nguyên tố thì chỉ tạo nên một đơn chất, có một số trường hợp một nguyên tố có thể tạo nên từ hai đến ba dạng đơn chất. - GV: Một em cho ví dụ cho trường hợp một nguyên tố hóa học tạo nhiều đơn chất - GV: Nhận xét, bổ sung: tên của đơn chất ở đây (kim cương) không trùng với tên của nguyên tố hóa học (cacbon). - GV hỏi: Vậy đơn chất được chia làm mấy loại? Đặc điểm của từng loại? - GV: Nhận xét, bổ sung: các đơn chất kim loại khá quen thuộc với các em, kim loại có các tính chất đặc trưng như có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt. Có ánh kim nên được dùng làm đồ trang sức như vàng, bạc. Dẫn được nhiệt thì dùng làm soong, nồi,.. Dẫn điện nên kim loại đồng được dùng làm lõi dây điện - GV: Các đơn chất khác không có tính chất như thế được gọi là đơn chất phi kim. - GV: Vậy thì sự sắp xếp các nguyên tử trong đơn chất kim loại có giống với trong đơn chất phi kim không, ta sang phần 2. - GV: Cho HS quan sát laị mô hình mẫu đồng, khí hidro và khí oxi. - GV hỏi: Nhận xét sự sắp xếp của các nguyên tử đồng? - GV: Kết luận - HS: Quan sát - HS: Lắng nghe - HS: Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hóa học. - HS: Lắng nghe - HS: cacbon tạo nên than và kim cương. - HS: Lắng nghe - HS: Đơn chất chia làm hai loại là đơn chất kim loại và đơn chất phi kim. - HS: Kim loại có ánh kim, dẫn nhiệt và dẫn điện. - HS: Phi kim không có các tính chất trên. - HS: quan sát mô hình - HS: Sắp xếp khít nhau và theo một trật tự nhất định. I. ĐƠN CHẤT 1. Đơn chất là gì? - Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hóa học. - VD: + Mẫu kim loại đồng được tạo nên từ nguyên tố đồng. + Mẫu khí hidro được tạo nên từ nguyên tố hidro. -> Đa số tên của nguyên tố sẽ trùng với tên đơn chất. - Đơn chất chia làm 2 loại đơn chất kim loại và đơn chất phi kim. 2. Đặc điểm cấu tạo - Đơn chất kim loại: các nguyên tử sắp xếp khít nhau theo một trật tự nhất định. - Đơn chất phi kim: các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2 (H2, O2) - NL ngôn ngữ và giao tiếp. - NL giải quyết vấn đề - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống. Hoạt động 2 (15 phút): Hợp chất - GV: Cho HS quan sát mô hình tượng trưng một mẫu nước. - GV chú thích: quả cầu màu xám là đại diện cho nguyên tử hidro, quả cầu màu xanh là oxi. - GV: Các em hãy cho biết nước được tạo nên từ nguyên tố nào? - GV: tương tự với mẫu axit sunfuric từ ba nguyên tố là H, S và O. - GV hỏi: Vậy qua đó em nào rút ra khái niệm hợp chất? - GV: Tương tự đơn chất thì hợp chất cũng chia làm hai loại. Đó là những loại nào? - GV: Nhận xét. - GV: Cho học sinh quan sát lại mô hình mẫu nước và mẫu muối ăn. - GV: Mẫu nước: cứ 2 nguyên tử O sẽ liên kết với 1 nguyên tử H. Ở mẫu muối ăn, ta thấy 1 nguyên tử Na sẽ liên kết với 1 nguyên tử Cl xếp đặc khít với nhau. - GV: Phân loại các chất sau H2SO4 (axit sunfuric) CuO (đồng oxit) Al N2 CH4 (metan) C12H22O11 (đường) Cl2 CO2 (khí cacbonic) CaCO3 (canxi cacbonat) - HS: Quan sát mô hình. - HS: Lắng nghe - HS: Nước được tạo nên từ hai nguyên tố là hidro và oxi. - HS: Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. - HS: Hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ - HS: Quan sát mô hình và lắng nghe. - HS: Làm bài tập II. HỢP CHẤT 1. Hợp chất là gì? - VD: + Nước được tạo nên từ hai nguyên tố là hidro và oxi. + Axit sunfuric được tạo nên từ ba nguyên tố là H, S, O. -> Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. - Hợp chất được chia làm 2 loại Hợp chất vô cơ Hợp chất hữu cơ 2. Đặc điểm cấu tạo Trong hợp chất, nguyên tử của nguyên tố liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và 1 thứ tự nhất định - NL ngôn ngữ và giao tiếp. - NL giải quyết vấn đề Hoạt động 3 (10 phút): Củng cố - Để củng cố lại bài học chúng ta cùng chơi trò chơi ô chữ. + Gồm có 5 câu hỏi. 1.Hàng ngang thứ nhất có 7 chữ cái: từ cho biết chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. 2. Hàng ngang thứ hai có 14 chữ cái: từ cho biết tập hợp các nguyên tử cùng loại. 3. Hàng ngang thứ ba có 12 chữ cái: cho biết từ biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. 4. Hàng ngang thứ tư có 12 chữ cái có từ cho biết khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. 5. Từ chìa khóa chứa các chữ cái nói đến hạt vô cùng bé và trung hòa về điện. -GV: yêu cầu học sinh làm bài tập 1 theo nhóm vào bảng nhóm. +Chất được phân chia thành hai loại lớn là : .vàĐơn chất được tạo nên từ một., còn được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. +Đơn chất chia thành và .Kim loại có ánh kim, dẫn điện và nhiệt , khác với không có những tính chất này (trừ than chì dẫn được điện yếu.) +Có hai loại hợp chất là: hợp chất . và hợp chất.. GV: Nhóm làm xong trước lên bảng treo đáp án (làm đúng sẽ cộng điểm cho cả nhóm). - NL giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác. - Năng lực thẩm mĩ. V. DẶN DÒ - Học bài cũ, làm bài tập 2, 3 sgk trang 25, 26 - Chuẩn bị phần còn lại của bài VI. RÚT KINH NGHIỆM VII. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh Hòa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 6 Don chat va hop chat Phan tu t1_12465630.docx
Tài liệu liên quan