Giáo án Hóa học lớp 11 trọn bộ

I – MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG :

1 – Kiến thức :

HS hiểu

- Cấu tạo nguyên tử và vị trí của các nguyên tố nhóm cacbon trong bảng tuần hoàn .

- Tính chất vật lý , hóa học , ứng dụng đơn chất và một số hợp chất của cacbon và silic .

- Phương pháp điều chế đơn chất và một số hợp chất của cácbon và silic .

2 – Kỹ năng :

Tiếp tục hình thành và củng cố các kỹ năng :

- Quan sát, tổng hợp , phân tích và dự đoán .

- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng tự nhiên .

- Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến kiến thức của chương .

3 – Về tình cảm thái độ :

Thông qua nội dung kiến thức của chương , giáo dục cho học sinh tình cảm biết yêu qúi và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên , có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường đất và không khí .

II – PHƯƠNG PHÁP :

- Vì là chuơng nghiên cứu chất cụ thể nên GV cần khai thác các kiến thức sẵn có của HS về cấu tạo nguyên tử , phân tử , liên kết hóa học , sự biến đổi tuần hoàn tính chất các đơn chất và hợp chất trong bảng tuần hoàn . . . để phát hiện lý giải tính chất của chất .

- Các thí nghiệm thường dùng thường là để chứng minh cho những tính chất đã được dự đoán . Vì vậy cần được đảm bảo tính khoa học , chính xác và thành công .

- GV cần có nhiều hiểu biết về thực tế : hiện tựng hiệu ứng nhà kính , sản xuất sođa , gốm , sứ , thủy tinh , xi măng ở Việt Nam để bài giảng hấp dẫn , và phong phú .

- Cần dùng tranh ảnh , mô hình để tăng tính trực quan cho bài dạy .

 

doc149 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12783 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học lớp 11 trọn bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hường dùng . - Biết cách bảo quản và sử dụng một số phân bón hoá học . 2. Kỹ năng : - Có khả năng nhận biết một số loại phân bón hoá học - Có khả năng đánh giá chất lượng từng loại phân bón hoá học . 3. Trọng tâm : Xác định được thành phần và ứng dụng từng loại phân . II. PHƯƠNG PHÁP : Giải thích – đàm thoại – nêu vấn đề . III. CHUẨN BỊ : Tranh ảnh , tư liệu về sản xuất các loại phân bón ở việt nam . IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra : Hoàn thành chuỗi phản ứng : HNO3 ® H3PO4 ® NaH2PO4 ® Na2HPO4 ® Na3PO4 ® Ca3(PO4)2 2. Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1 : Vào bài - Cho biết một vài loại phân mà em đã biết ? Hoạt động 2 : - Gv đặt hệ thống câu hỏi : * Phân đạm là gì ? * Chia làm mấy loại ? * Đặc điểm của từng loại ? * Cách sử dụng ? ® Gv nhận xét ý kiến của HS . - Đặc điểm của phân đạm amoni ? - Có thể bón phân đạm amoni với vôi bột để khử chua được không ? tại sao ? - Phân đạm amoni và phân đạm nitrat có điểm gì giống và khác nhau ? - Vùng đất chua nên bón phân gì ?vùng kiềm thì sao ? - Tại sao Urê được sử dụng rộng rãi ? - Giai đoạn nào của cây trồng đòi hỏi nhiều phân đạm hơn ? - Loại cây trồng nào đòi hỏi nhiều phân đạm hơn ? Hoạt động 3 : - Phân lân là gì ? - Có mấy loại phân lân ? - Cách đánh giá độ dinh dưỡng ? - Nguyên liệu sản xuất ? - Phân lân cần cho cây trồng ở giai đoạn nào ? - Tại sao phân lân tự nhiên và phân lân nung chảy không tan trong nước nhưng vẫn sử dụng làm phân bón ? - Chúng thích hợp cho những loại cây nào ? tại sao ? - Super photphat đơn và super photphat kép giống và khác nhau như thế nào ? - Tại sao gọi là đơn , kép ? Hoạt động 4 : - Phân Kali là gì ? - Những loại hợp chất nào được dùng làm phân kali ? - Phân kali cần thiết cho cây như thế nào ? - Loại cây nào đòi hỏi nhiểu phân kali hơn ? Hoạt động 5 : - Phân hỗn hợp và phân phức hợp giống và khác nhau như thế nào ? - Có những loại phân hỗn hợp và phức hợp nào ? cho ví dụ ? - Phân vi lượng là gì ? - Tại sao phải bón phân vi lượng cho đất ? Phân lân , kali , urê … Hs tìm hiểu sgk và dựa vào hiểu biết thực tế để trả lời . -Có chứa gốc NH4+ ® có môi trường axit Không thể được vì xảy ra phản ứng : CaO + NH4+ ® Ca2+ + NH3 + H2O -Đều chứa N -Amoni có môi trường axit còn Nitrat có môi trường trung tính . => Vùng đất chua bón nitrat vùng đất kiềm bón amoni . do urê trung tính và hàm lượng n cao . giai đoạn sinh trưởng của cây . -Phân có chứa nguyên tố P - Có 2 loại . - dựa vào % P2O5 -Quặng Thời kỳ sinh trưởng sẽ được mốt số vi khuẩn trong đất phân huỷ . Đều là Ca(H2PO4)2 Khác nhau về hàm lượng P trong phân Do có giai đoạn sản xuất khác nhau . phân có chứa nguyên tố K - KCl , NH4Cl … - Chống bệng , tăng sức chịu đựng . -Đều chứa nhiều nguyên tố trong phân - Khác nhau trong quá trình điều chế . - Sau một thời gian trong đất các nguyên tố vi lượpng ít` đi cần bỏ xung cho cây theo đường phân bón . I. PHÂN ĐẠM : - Phân đạm là những hợp chất cung cấp Nitơ cho cây trồng . - Tác dụng : kích thích quá trình sinh trưởng của cây , tăng tỉ lệ protêin thực vật . - Độ dinh dưỡng đánh giá bằng %N trong phân . 1.Phân đạm Amoni : - Là các muối amoni : NH4Cl , (NH4)2SO4 , NH4NO3 … - Dùng bón cho các loại đất ít chua . 2. Phân đạm Nitrat : - Là các muối Nitrat NaNO3 , Ca(NO3)2 … Điều chế : Muối cacbonat + HNO3 ® 3. Urê : - CTPT : (NH2)2CO , 46%N - Điều chế : CO2 + 2NH3 ® (NH2)2CO + H2O II. PHÂN LÂN : Cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO43- Cần thiết cho cây ở thời kỳ sinh trưởng . Đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó Nguyên liệu : quặng photphoric và apatit . 1. Phân lân nung chảy : - Thành phần : hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magiê - Chứa 12-14% P2O5 - Không tan trong nước , thích hợp cho lượng đất chua . 2. Phân lân tự nhiên : Dùng trực tiếp quặng photphat làm phân bón . 3. Super photphat : - Thành phần chính là Ca(H2PO4)2 Sper photphat đơn : – Chứa 14-20% P2O5 – Điều chế : Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 ® 2CaSO4 + Ca(H2PO4)2 .Super photphat kép : – Chứa 40-50% P2O5 - Sản xuất qua 2 giai đoạn : Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 ® 2H3PO4 + 3CaSO4 Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 ® 3Ca(H2PO4)2 III. PHÂN KALI : - Cung cấp nguyên tố Kali cho cây dưới dạng ion K+ - Tác dụng : tăng cường sức chống bệnh , chống rét và chịu hạn của cây - Đánh giá bằng hàm lượng % K2O IV. MỘT SỐ LOẠI PHÂN KHÁC : 1. Phân hỗn hợp và phân phức hợp : - Là loại phân chứa đồng thời hai hoặc 3 nuyên tố dinh dưỡng cơ bản . * Phân hỗn hợp : - Chứa cả 3 nguyên tố N , P , K được gọi là phân NPK - Nó được trộn từ các phân đơn theo tỉ lệ N:P:K nhất định tuỳ theo loại đất trồng . * Phân phức hợp : Sản xuất bằng tương tác hoá học của các chất . 2. Phân vi lượng - Cung cấp những hợp chất chứa các nguyên tố như Bo, kẽm , Mn , Cu , Mo … - Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ . - Phân vi lượng được đưa vào đất cùng với phân bón vố cơ hoặc hữu cơ . Bài 20 : LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT CỦA PHOTPHO VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA PHOTPHO I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Củng cố các kiến thức về tính chất vật lí , hoá học , điều chế và ứng dụng của photpho và một số hợp chất của phot pho . 2. Kỹ năng : Vận dụng các kiến thức đã học để giải các loại bài tập : * Nhận biết * Hoàn thành chuỗi phản ứng * Điều chế * Giải bài tập dựa vào phương trình phản ứng . 3. Thái độ : - Tập tính cẩn thận , tỉ mỉ cho học sinh . - Rèn luyện tư duy logic thích hợp . 4. Trọng tâm : Hướng dẫn giải bài tập . II. PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại – nêu vấn đề – vấn đáp . III. CHUẨN BỊ : Hệ thống câu hỏi và bài tập . IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra : Kết hợp trong quá trình luyện tập . 2. Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : - Gv đặt hệ thống câu hỏi cho các nhóm thảo luận * Photpho có những dạng thù hình nào ? * Đặc điểm cấu trúc của các dạng thù hình này ? * So sánh tính chất vật lí , hoá học của các dạng thù hình của photpho ? * Cho biết tính chất vật li , hoá học của axit photphoric ? * Viết phương trình phản ứng chứng minh axit photphoric là axit 3 nấc ? * Tại sao axit photphoric không có tính oxihoá ? * Muối photphat có mấy loại ? d0ặc điểm của các loại muối này ? * Nhận biết ion photphat như thế nào ? Hoạt động 2 : Bài tập Bài 1: Nêu những điểm khác nhau trong cấu tạo nguyên tử giữa Nitơ và photpho ? Bài 2 : Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion rút gọn : a.K3PO4 + Ba(NO3)2 b. Na3PO4 + Al2(SO4)3 c.Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 d.Na2HPO4 + NaOH e. Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 ( tỉ lệ 1:1 ) d. Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 (tỉ lệ 1:2 ) Bài 3 : Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2g H3PO4 . Sau khi phản ứng ứng xảy ra hoàn toàn , đem cô dung dịch đến khi cạn khô . Hỏi muối nào được tạo thành ? khối lượng là bao nhiêu ? Bài 4 : Thêm 10g dung dịch bão hoà Ba(OH)2 ( độ tan là 3,89g trong 100g H2O vào 0,5 ml dung dịch axit photpho ric nồng độ 6 mol/lit . Tính lượng các hợp chất bari được tạo thành ? I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ : 1. Đơn chất photpho : Khối lượng nguyên tử : 31đvc P Độ âm điện : 2,1 Cấu hình electon nguyên tử : 1s22s22p63s23p3 Các số oxi hoá : -3 , 0 , +3, +5 P2O5 P PCl5 Ca3P2 2. Axit photphoric : - Là axit 3 lần xait , có độ mạnh trung bình - Không có tính oxihoá H3PO4 H4P2O7 HPO3 - Tạo ra 3 loại muối photphat khi tác dụng với kiếm 3. Muối photphat : - Có 3 loại muối : Na3PO4 , Na2HPO4 , NaH2PO4 -Muối kali , natri , amoni và đihiđrophotphat : tan -Muối còn lại ít tan hoặc không tan . -Nhận biết ion PO42- bằng phản ứng : 2Ag+ + PO43- ® Ag3PO4 ( vàng ) II. BÀI TẬP : Bài 1 : Hs liên hệ kiến thức đả học để trả lời . Bài 2 : Từng Hs lên bảng viết phương trình phản ứng ( nếu có ) Bài 3 : nNaOH = 44/40 nH3PO4 = 39,2/98 lập tỉ lệ nNaOH/ nH3PO4 => muối được tạo thành số mol => khối lượng các muối . Bài 4 : 3.Củng cố : kết hợp củng cố từng phần trong quá trình luyện tập 4. Bài tập về nhà : Bài 1: Từ quặng photphoric , có thể điều chế axitphotphoric theo sơ đồ sau : Quặng photphoric pP2O5 ® H3PO4 a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ? b. Tính khối lượng quặng photphoric 73% Ca3(PO4)2 cần thiết để điều chế được 1 tấn H3PO4 50% . Hiệu suất của quá trình là 90% . Bài 2 : Cho 12,4g P tác dụng hoàn toàn với oxi , sau đó cho toàn bộ lượng P2O5 hoà tan vào 80ml dd NaOH 25% ( d= 1,28) . Tính nồng độ % của dung dịch muối sau phản ứng ? Hướng dẫn : 4P + 5O2 ® 2P2O5 0,4mol 0,2mol nNaOH = 0,64 mol P2O5 + NaOH có thể tạo ra 3 loại muối tuỳ thuộc vào tỉ lệ mol = 3,2 => 2<3,2<4 , vậy tạo ra 2 muối NaH2PO4 và na2HPO4 Viết phương trình và giải hệ => C%NaH2PO 4 = 14,68% C%Na 2HPO 4 = 26,06% Bài 21 : THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA CÁC HỢP CHẤT NITƠ , PHOTPHO I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về điều chế amoniac , mốt số tính chất của amoniac , axit nitric và phân bón hoá học . 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng thực hành , tiến hành thí nghiệm với lượng nhỏ hoá chất trong ống nghiệm . 3. Trọng tâm : Thực hiện phản ứng chứng minh tính chất . II. PHƯƠNG PHÁP : Trực quan sinh động – đàm thoại III. CHUẨN BỊ : Dụng cụ thí nghiệm : - Oáng nghiệm - Nút cao su đậy ống nghiệm kèm 1 ống dẫn thuỷ tinh - Bộ giá thí nghiệm đơn giản , - Đèn cồn - Giá ống nghiệm 2. Hoá chất : NH4Cl , NaOH , giấy chỉ thị màu , dd Phenolphtalêin , HNO3 đậm đặc , Cu , phân kali nitrat , phân amonisunfat , phân superphotphat kép , H2SO4 , dd BCl2 , AgNO3 , AlCl3 IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra : * Lý thuết thực hành * Sự chuẩn bị của học sinh . 2. Bài mới : hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh Thí nghiệm 1: Lưu ý ống dẫn khí phải khô Quan sát thao tác làm thí nghiệm của học sinh chobiết sự đổi màu của dd ? giải thích ? cho biết hiện tượng ở ống nghiệm 2 ? giải thích ? hướng dận học sinh các thao tác cơ bản khi làm thí nghiệm. Thí nghiệm 2 : quan sát học sinh làm thí nghiệm . Lưu ý , nhắc nhở cho học sinh khi sử dụng axit Thí nghiệm 3 : - Cho HS Rút ra tính tan của các loại phân. - Cho biết nguyện tắc khi hoà tan các chất ? Phân đạm amoni thích hợp cho loại đất nào ? Bón cho cây ở giai đoạn nào ? Phân kali thích hợp với loại cây nào ? Bón cho cây vào thời điểm nào ? Thí nghiệm 1 : Điều chế khí amoniac và thử tính chất của dd NH3 a) Điều chế khí NH3 : Trộn khoảng 4-5g NH4Cl với 5-6g NaOH rồi cho vào ống nghiệm khô. Dùng nút có lắp ống dẫn khí đậy nút miệng ống nghiệm . Đun ống nghiệm bằng đèn cồn và thu NH3 thoát ra bằng ống nghiệm khô. Khi đầy khí NH3 thì cho nhanh H2O vào nút chặt miệng ống nghiệm bằng nút cao su , lắc mạnh cho khí NH3 tan hết . b).Thử tính chất của dd NH3 : Chia dd NH3 thu được ở trên vào 2 ống nghiệm nhỏ Oáng 2: cho vài giọt PP Oáng 2 : cho 5-6 giọt muối nhôm clorua - Nhận xét sự xuất hiện màu của dung dịch ở ống 1 và cho biết dd Nh3 có môi trường gì ? - Ở ống 2 có hiện tượng gì ? giải thích và viết phương trình phản ứng ? Thí nghiệm 2: Tính oxi hoá của axit Nitric 1. Lấy vào ống nghiệm 0,5ml dd HNO3 đặc rồi cho một mẫu nhỏ Cu vào ? Quan sát màu của khí bay ra và màu của dd htu được ? giải thích và viết phương trình phản ứng ? 2. Cũng làm thí nghiệm như trên nhưng thay HNO3 đặc bằng HNO3 loãng , đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn , Quan sát màu của khí bay ra và màu của dd thu được ? giải thích và viết phương trình phản ứng? Thí nghiệm 3: Phân biết một số loại phân bón hoá học Cho các mẫu phân bón hoá học sau đây : (NH4)2SO4 , KCl , superphotphat kép vào từng ống ngjhiệm riêng biệt , cho vào ống nghiệm 4-5ml nước và lắc nhẹ cho đến khi các chất tan hết . a. Phân đạm NH4)2SO4 : Lấy dd (NH4)2SO4 vừa pha chế cho vào 2 ống nghiệm nhỏ . Chọn hoá chất thích hợp để nhận biết NH4+ và ion SO42- . Viết phương trình ion rút gọn ? b. Phân kaliclorua và superphotphat kép : lấy dd vừa pha chế cho vào từng ống nghiệm riêng biệt , nhỏ vài giọt dd AgNO3 vào từng ống . Quan sát màu kết tủa tạo thành trong 2 ống để phân biệt 2 loại phân trên và viết phương trình phản ứng ? KIỂM TRA MỘT TIẾT I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Củng cố các kiến thức trong chương Nitơ - Photpho 2. Kỹ năng : - Rèn luyện các kỹ năng về viết phương trình phản ứng , hoàn thành chuỗi , nhận biết . - Giải các dạng bài tập . 3. Thái độ : Tập tính cẩn thận , logic 4. Trọng tâm : Chương Nitơ - Photpho II. PHƯƠNG PHÁP : Trắc nghiệm : 40% Tự luận 60% III. CHUẨN BỊ : Đề kiểm tra IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra : không có 2. Đề kiểm tra : đề và đáp án có kèm theo Bảng thống kê điểm số : lớp sỉsố < 5 > 5 Khá Giỏi 11A7 45 11A8 43 Chương 4 : I – MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG : 1 – Kiến thức : HS hiểu - Cấu tạo nguyên tử và vị trí của các nguyên tố nhóm cacbon trong bảng tuần hoàn . - Tính chất vật lý , hóa học , ứng dụng đơn chất và một số hợp chất của cacbon và silic . - Phương pháp điều chế đơn chất và một số hợp chất của cácbon và silic . 2 – Kỹ năng : Tiếp tục hình thành và củng cố các kỹ năng : - Quan sát, tổng hợp , phân tích và dự đoán . - Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng tự nhiên . - Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến kiến thức của chương . 3 – Về tình cảm thái độ : Thông qua nội dung kiến thức của chương , giáo dục cho học sinh tình cảm biết yêu qúi và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên , có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường đất và không khí . II – PHƯƠNG PHÁP : - Vì là chuơng nghiên cứu chất cụ thể nên GV cần khai thác các kiến thức sẵn có của HS về cấu tạo nguyên tử , phân tử , liên kết hóa học , sự biến đổi tuần hoàn tính chất các đơn chất và hợp chất trong bảng tuần hoàn . . . để phát hiện lý giải tính chất của chất . - Các thí nghiệm thường dùng thường là để chứng minh cho những tính chất đã được dự đoán . Vì vậy cần được đảm bảo tính khoa học , chính xác và thành công . - GV cần có nhiều hiểu biết về thực tế : hiện tựng hiệu ứng nhà kính , sản xuất sođa , gốm , sứ , thủy tinh , xi măng ở Việt Nam để bài giảng hấp dẫn , và phong phú . - Cần dùng tranh ảnh , mô hình để tăng tính trực quan cho bài dạy . FULEREN Bài 22 : KHÁI QUÁT VỀ NHÓM CACBON I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : HS biết . - Kí hiệu hóa học , tên gọi các nguyên tố nhóm cacbon . HS hiểu - Tính chất hóa học chung của các nguyên tố nhóm cacbon . - Quy luật biến đổi tính chất các đơn chất hợp chất . 2. Kỹ năng : - Rèn luyện khả năng so sánh , vận dụng qui luật chung vào một nhóm nguyên tố - Rèn luyện khả năng lập luận , tìm được mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử tính chất hóa học của nguyên tố . 3. Trọng tâm : - Biết nhóm các bon gồm những nguyên tố nào . - Hiểu cấu hình electron nguyên tử , bán kính nguyên tử , độ âm điện liên quan như thế nào với tính chất của các nguyên tố trong nhóm III. PHƯƠNG PHÁP : Trực quan – đàm thoại – nêu vấn đề . II. CHUẨN BỊ : - Bảng tuần hoàn Bảng 4.1 SGK . Các mẫu vật của các nguyên tố thuộc nhóm cacbon . IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra :không có 2. Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1 : Vào bài Xác định vị trí của nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn : 1s22s22p63s23p2 Vậy nhóm IVA gồm những nguyên tố nào ? Hoạt động 2 : - Cho biết vị trí các nguyên tố thuộc nhóm IVA - Viết kí hiệu hóa học của các nguyên tố trong nhóm ? -ô 14 , chu kỳ 3 , nhóm IVA HS Dựa vào BTH trả lời : I. VỊ TRÍ CỦA NHÓM CACBON TRONG BẢNG TUẦN HOÀN : - Là các nguyên tố thuộc nhóm IVA - Chúng đều thuộc các nguyên tố p Một số tính chất của các nguyên tố nhóm cacbon. Cacbon Silic Gecmani Thiếc Chì Số hiệu nguyên tử 6 14 32 50 82 Nguyên tử khối (đvC) 12,01 28,08 72,61 118,71 207,2 Cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p2 3s23p2 4s24p2 5s25p2 6s26p2 Bán kính nguyên tử (n.m) 0,077 0,117 0,122 0,140 0,146 Độ âm điện 2,5 1,9 1,8 1,8 1,9 Năng lượng ion hóa thứ nhất(Kj/mol) 1086 786 762 708 715 Hoạt động 3:: - Viết cấu hình electron chung của nguyên tử nhóm cácbon - Phân bố electron lớp ngoài cùng vào ô lượng tử ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích ? - Dự đoán khả năng hình thành liên kết , số oxihóa có thể có của các nguyên tố ? Hoạt động 4 : - Nêu qui luật biến đổi tính chất của các đơn chất ? giải thích ? Hoạt động 5 : - Viết công thức các hợp chất với hiđro và với oxi ? giải thích ? - Qui luật biến đổi tính bền nhiệt ? - Qui luật biến đổi tính axít bazơ của các axít ? - Trạng thái cơ bản : - Trạng thái kích thích : HS nêu qui luật dựa vào bảng 4.1 RH4 Vì ở nhóm IV thiếu 4 electron để đạt cấu hình bền vững giống khí hiếm . -Dựa vào quy luật biến đổi đã học để trả lời . II – TÍNH CHẤT CHUNG CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM CACBON : 1 . Cấu hình electron nguyên tử - Cấu hình electron ngoài cùng : ns2np2 . -Trong hợp chất chúng có cộng hoía trị là hai ,bốn và chúng có các số oxihóa +4, +2và – 4 (trừ Ge , Sn, Pb ) tùy thuộc vào độ âm điện của các nguyên tố liên kết với chúng. 2. Sự biến đổi tính chất của các đơn chất : - Từ C đến Pb tính phi kim giảm dần và tính kim loại tăng . - Cácbon và silic là những phi kim kém hoạt động hơn nitơ và photpho . 3 . Sự biến đổi tính chất của các hợp chất : - Hợp chất với hiđro RH4 : độ bền nhiệt giảm nhanh từ CH4 đến PbH4 . - Hợp chất oxit : XO ,XO2 : CO2 và SiO2 là các oxit axít , còn các oxit GeO2 ,SnO2 , PbO2 và các hiđroxit tương ứng của chúng là các hợp chất lưỡng tính - Các nguyên tử C , Ge , Si liên kết với nhau tạo thành mạch , khả năng này giảm nhanh từ C đến Ge . Bài 23 : I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Biết cấu trúc các dạng thù hình của cácbon . - Hiểu được tính chất vật lý , hóa học của cacbon . - Vai trò quan trọng của cacbon đối với đời sống kỹ thuật . 2. Kỹ năng : - Vận dụng được những tính chất vật lý , hóa học của cacbon để giải các bài tập có liên quan . - Biết sử dụng các dạng thù hình của cácbon trong các mục đích khác nhau . 3. Trọng tâm : - Biết cấu trúc và tính chất vật lý , của các dạng thù hình chính của cacbon . - Biết các tính chất hóa học cơ bản của cacbon , vai trò quan trọng của cacbon đối với đời sống và sản xuất ? II. PHƯƠNG PHÁP : Trực quan – đàm thoại – nêu vấn đề III. CHUẨN BỊ : - Mô hình than chì , kim cương , mẫu than gỗ , mồ hóng . - Cấu trúc tinh thể kim cương , than chì và cacbon vôđịnh hình IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra : * Đặc điểm của nhóm cacbon? Nhóm cacbon gồm những nuyên tố nào ? Cho biết qui luật biếnđổi tính kim loại phi kim của các nguyên tố thuộc nhóm cacbon ? giải thích ? 2. Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1 : vào bài Cho học sinh xem một số mẫu vật : cho biết tên Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu trúc các dạng thù hình của cacbon: - Trình bày tính chất vật lý các dạng thù hình , so sánh để đối chiếu ? Hoạt động 3: - Dự đoán tính chất hóa học của C dựa vào số oxi hoá mà cacbon thể hiện ? - Viết các phương trình chứng minh tính chất của cacbon ? GV chốt lại : Kim cương Quan sát mô hình , mẫu vật , nghiên cứu SGK để trả lời - Hs nêu sự khác nhau giữa các dạng thù hình - C trơ ở nhiệt độ thường , hoạt động ở nhiệt độ cao . - Dựa vào số oxihóa có thể có của cacbon để dự đoán : thể hiện tính khử và tính oxihóa . - Lần lượt viết các phương trình chứng minh I – TÍNH CHẤT VẬT LÝ : - Các bon tạo thành một số dạng thù hình , khác nhau về tính chất vật lý - Cacbon hoạt động hóa học ở nhiệt độ cao , C vô định hình hoạt động hơn . - Là chất tinh thể không màu , trong suốt , không dẫn điện , dẫn nhiệt kém. - Tinh thể thuộc loại tinh thể nguyên tử 1. Kim cương : 2. Than chì : -Cấu trúc lớp , liên kết yếu với nhau - Tt xám đen 3. Cacbon vô định hình : - Gồm những tinh thể rất nhỏ Chúng có khả năng hấp phụ mạnh II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC : 1 Tính khử : a. Tác dụng với oxi : C + O2 ® O2 . b. Tác dụng với hợp chất : - Ở nhiệt độ cao có thể khử được nhiều oxit : Fe2O3 + 3C0 ®→ 2Fe +3O CO2 + C0 ®→ 2O. SiO2 + 2C0 ® Si +2O Cacbon không tác dụng trực tiếp với halogen - Cacbon thể hiện tính oxi hoá khi nào ? Hoạt động 4: Dựa vào cấu trúc và tính chất lý hoá học của cacbon nêu ứng dụng của cacbon ? Hoạt động 5 : - Trình bày về trạng thái thiên nhiên và điều chế các dạng thù hình của cacbon ? - Bổ sung các kiến thức thự tế Viết các phương trình phản ứng . -Hs có thể lấy một số ứng dụng trong thực tế - Hs chuẩn bị một số tư liệu ở nhà và lên lớp trình bày . 2 . Tính oxi hóa : a. Tác dụng với hiđro : Ở nhiệt độ cao và có xúc tác : C0 + 2H2 ® H4 . b.Tác dụng với kim loại : Ở nhiệt độ cao : Ca + 2C0 ® CaC2-4 Canxi cacbua 4Al0 +3C0 ®Al43 Nhôm cacbua III . ỨNG DỤNG : 1 . Kim cương : dùng làm đồ trang sức , chế tạo mũi khoan , dao cắt thủy tinh và bột mài . 2 Than chì : Làm điện cực , bút chì đen , chế chất bôi trơn , làm nồi chén để nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt. 3. Than cốc : Làm chất khử trong lò luyện kim . 4. Than gỗ : Dùng để chế thuốc súng đen , thuốc pháo chất hấp phụ . Than hoạt tính được dùng nhiều trong mặt nạ phòng độc và trong công nghiệp hóa chất . 5. Than muội : được dùng làm chất độn khi lưu hóa cao su , sản xuất mực in , xi đánh giầy ,. . . IV – TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN: 1 . Trong thiên nhiên : - Kim cương và than chì là cacbon tự do gần như tinh khiết, ngoài ra còn có trong khoáng vật : SGK . 2 . Điều chế : - Kim cương nhân tạo đ/c từ than chì , bằng cách nung ở 30000C và áp suất 70 – 100 nghìn atm trong thời gian dài - Than chì : nung than cốc ở 2500 – 30000C trong lò điện không có không khí . - Than cốc : Nung than mỡ ở 1000 – 12500C ,trong lò điện , không có không khí . - Than gỗ : Khi đốt cháy gỗ trong điều kiện thiếu không khí . - Than muội : CH4 ® C + 2H2 . - Than mỏ : Khai thác trực tiếp từ các vỉa than . Bài24 : HỢP CHẤT CỦA CACBON . I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Hs biết : - Cấu tạo của phân tử CO và CO2 . - Tính chất vật lý và hóa học của CO và CO2 . - Các phương pháp điều chế và ứng dụng của CO và CO2. - Tính chất vật lý và hóa học của axit cacbonic và muối cacbonat 2. Kỹ năng : - Củng cố kiến thức về liên kết hóa học . - Vận dụng kiến thức để giải th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiaoan_hoa11_3295.doc
Tài liệu liên quan