Giáo án Lịch sử lớp 7 - Tiết 35 đến tiết 74

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

I.Mục tiêu:

1. Liến thức:

- Hiểu được những nét nổi bật về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của tỉnh BL trước cách mang tháng Tám-1945.

- So sánh với các địa phương khác để thấy được những nét đặc thù của BL ở thời kì này và so sánh với hiện nay để thấy được sự vượt bật của tỉnh nhà.

2. Thái độ:

- Thấy được nổi thống khổ của nhân dân BL trong thời kì Pháp thuộc.

- giáo dục lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương, có ý thức trong việc phát huy những thành tựu mà ông cha ta đã đạt được đông thời khắc phục những khó khăn để đưa tỉnh nhà phát triển đi lên.

3. Kĩ năng: xem xét lịch sử BL trong bối cảnh chung của cả nước

 

doc97 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 7 - Tiết 35 đến tiết 74, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hổ. * Đàng Trong - Chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp mới khắp vùng Thuận –Quảng.. - Năm1698 đặt phủ Gia Định mở rộng xuống vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên, lập thôn xóm mới ở đồng bằng Sông Cửu Long. => Nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân ổn định. 2/. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán. * Thủ công nghiệp : Từ tk XVII Xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, nhiều làng thủ công nổi tiếng: Dệt (La Khê), gốm (BátTràng), rèn sắt(Nho Lâm)... Các làng làm đường mía ở Quảng Nam. * Thương nghiệp: - Buôn bán phát triển, nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển, các thương nhân châu Á và châu Âu đến buôn ở Phố Hiến, Hội An rất tấp nập - Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến, Thanh hà, Hội An, Gia Định. - Từ nữa sau tk XVIII, các thành thị suy tàn dần. 4. Củng cố - luyện tập: - Kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong - Đàng Ngoài khác nhau như thế nào? - Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán. 5. Dặn dò: Học bài, soạn phần II. Văn hóa. IV. Rút kinh nghiệm: . Tuần 26 Ngày soạn: 10/2/2018 Tiết 52 Bài 23. KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỈ XVI-XVIII ( tiếp theo ) I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Tuy nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao nhưng nhân dân trong làng xã luôn bảo tồn và phát huy nếp sống văn hoá truyền thống của dân tộc. - Đạo Thiên Chúa được tuyền bá vào nước ta đồng thời với việc thương nhân Châu Au đến nước ta tìm nguồn lợi và tài nguyên.Chữ Quốc Ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền đạo của càc giáo sĩ. 2.Kĩ năng: Mô tả lễ hội hoặc vài trò chơi tiêu biểu trong lễ hội của làng mình. 3.Tư tưởng: - Hiểu được truyền thống văn hoá của dân tộc luôn phát triển trong bất kì hoàn cảnh nào. - Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc. II. Chuẩn bị: 1. GV: - SGK, giáo án, tranh ảnh liên quan 2. HS: SGK, vở ghi, vở bài tập. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Tình hình kinh tế đàng ngoài ở thế kỷ XVII - XVIII phát triển như thế nào? - Vì sao đến nửa đầu thế kỷ XVIII kinh tế nông nghiệp đàng trong còn có điều kiện phát triển. 3. Bài mới: Mặc dù tình hình đất nước không ổn định, chia cắt kéo dài nhưng nền kinh tế vẫn đạt mức phát triển nhất định. Bên cạnh đó đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân có nhiều điểm mới do việc giao lưu buôn bán với người phương tây được mở rộng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Ở thế ky XVI - XVII nước ta có những tôn giáo nào? Nói rõ sự phát triển của các tôn giáo đó? - Vì sao lúc này nho giáo không còn chiếm địa vị độc tôn? - Ở thôn quê có những hình thức sinh hoạt văn hoá nào? - Kể tên một số hội làng mà em biết? - Quan sát H.53, miêu tả gì? Hình thức sinh hoạt văn hóa có tác dụng gì? - Đạo Thiên chúa bắt nguồn từ đâu, vì sao xuất hiện ở nước ta? - Thái độ của chính quyền Trịnh - Nguyễn đối với đạo Thiên chúa? Dạy 7A - Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục đích? - Văn học giai đoạn này gồm mấy bộ phận. - Kể tên những thành tựu văn học? - Thơ nôm xuất hiện ngày càng nhiều có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc. (HS thảo luận). - Em có nhận xét gì về văn học dân gian. (Thể loại, nội dung) - Nghệ thuật dân gian gồm mấy loại hình. HS quan sát H.54. - Kể tên một số loại hình nghệ thuật dân gian mà em biết? THMT: Trước sự tàn phá do thiên nhiên và con người, chúng ta có những hành động gì đối với các công trình nghệ thuật đó? - Nho giáo: không còn chiếm địa vị độc tôn nhưng vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. - Phật giáo, đạo giáo phục hồi và phát triển -Các thế lực phong kiến tranh giành địa vị. -Vua Lê trở thành bù nhìn -các lễ hội rất phát triển, thể hiện tinh thần yêu quê hương, đất nước Thể kỷ XVII một số giáo sĩ phương tây dùng chữ cái la tinh ghi âm tiếng việt. - Đây là thứ chữ viết tiện lợi khoa học, dễ phổ biến . -Văn học chữ nôm phát triển -Tiêu biểu Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ -Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú: truyện nôm, truyện tiếu lâm, thơ lục bát.. Nghệ thuật điêu khắc: điêu ,nghệ thuật sâu – -Nghệ thuật điêu khắc: điêu khắc gỗ, phật bà quan âm. - Nghệ thuật sâu khấu: chèo, tuồng đa dạng, phong phú, phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng đầy lạc quan, lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình yêu thương con người. khấu II. VĂN HÓA 1/. Tôn giáo: - Nho giáo: vẫn được chính quyền pk đề cao trong học tập thi cử và tuyển chọn quan lại. - Phật giáo, đạo giáo phục hồi và phát triển. - Các hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội rất phát triển, thể hiện tinh thần yêu quê hương, đất nước. - Từ 1533, đạo Thiên Chúa được truyền bá ngày càng tăng. mặc dù không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh- Nguyễn 2/. Sự ra đời chữ quốc ngữ. Thể kỷ XVII, giáo sĩ phương tây dùng chữ cái la tinh ghi âm tiếng việt và trở thành chữ Quốc Ngữ của nước ta cho đến ngày nay. 3/. Văn học, nghệ thuật dân gian. a.Văn học: - Các thế kỉ XVI-XVII, tuy văn học chữ Hán chiếm ưu thế nhưng văn học chữ nôm cũng phát triển mạnh. Các nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ. + Nội dung: ca ngợi hạnh phúc con người tố cáo những bất công trong xã hội, sự thối nát của triều đình phong kiến. - Sang tk XVIII Văn học dân gian phát triển mạnh, với nhiều thể loại phong phú: truyện nôm, truyện tiếu lâm, thơ lục bát. b.Nghệ thuật dân gian: - Nghệ thuật điêu khắc: điêu khắc gỗ, phật bà quan âm. - Nghệ thuật sâu khấu: chèo, tuồng đa dạng, phong phú, phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng đầy lạc quan, lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình yêu thương con người. 4. Củng cố - luyện tập: - Hãy trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào thế kỷ XVI – XVIII? - Vì sao nghệ thuật dân gian thời kỳ này phát triển cao? 5. Dặn dò: - Học bài, soạn bài 24:KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII IV.Rút kinh nghiệm: Tổ trưởng ký duyệt: 26/02/2018 VŨ THỊ ÁNH HỒNG Tuần 27 Ngày soạn: 03/03/2018 Tiết 53 KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVIII I. Mục tiêu bài học: 1/. Kiến thức: - Sự mục nát cực độ của chính quyền phong kiến Lê - Trịnh ở đàng ngoài làm cho kinh tế, nông nghiệp bị đình đốn, công thương nghiệp sa sút, điêu tàn, nông dân cơ cực, phiêu tán, nên đã vùng lên mãnh liệt chống lại chính quyền phong kiến. - Nhận thấy rõ tính chất quyết liệt quy mô rộng lớn của phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài mà đỉnh cao là khoảng 30 năm giữa thế kỷ XVIII. 2/. Thái độ : Bồi dưỡng ý thức căm ghét sự áp bức, cầm quyền đồng cảm với nỗi khổ cực của nông dân, buộc họ phải vùng lên đấu tranh giành quyền sống, khắc phục tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân và các thủ lĩnh chống chính quyền phong kiến thối nát. 3/. Kỹ năng: - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, phản ánh sự căm phẫn của nông dân và các tầng lớp bị trị đối với chính quyền phong kiến. - Tập vẽ bản đồ, xác định địa danh ( đối chiếu với địa danh hiện nay) hình dung địa bàn hoạt động và qui mô của từng cuộc khởi nghĩa lớn. II. Chuẩn bị: GV: SGK, giáo án HS: SGK, vở ghi III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Ở những bài trước chúng ta thấy dưới quyền cai trị của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài nên sản xuất bị trì trệ, kèm hãm không phát triển tình trạng đó kéo dài ắt dẫn tới cảnh điêu đứng, khổ cực của quần chúng nhân dân, có áp bức có đấu tranh, nhân dân Đàng Ngoài đã vùng lên đấu tranh, lật đổ chính quyền họ Trịnh thối nát. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - HS đọc SGK. - Nhận xét chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài giữa thế kỷ XVIII? - Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến hậu quả gì? -Nhân dân phải chịu cảnh tô thuế nặng nề, bất công như thế nào? - Thái độ của nhân dân đối với chính quyền phong kiến như thế nào? - GV treo lược đồ giải thích ký hiệu. Hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa lớn tiêu biểu ở Đàng Ngoài? - HS dựa vào lược đồ lên bảng chỉ địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa. Dạy 7A - Nhận xét tính chất và quy mô của các phong trào. (GV cho HS thảo luận nhóm để rút ra kết luận). * HS cần nắm được các ý: - Tính chất: quyết liệt - Quy mô: rộng lớn. - Kết quả: Thất bại. - Ý nghĩa: - Chính quyền mục nát cực độ. + Vua Lê là bù nhìn. + Chúa trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc. + Quan lại hoành hành, đục khoét nhân dân. + sản xuất nông nghiệp đình đốn. + Hạn, lụt mất mùa, đê vỡ xảy ra liên tục. + Nhà nước đánh thuế nặng, công thương nghiệp sa sút. + Đời sống nhân dân cực khổ thường xuyên xảy ra nạn đói Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây - Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770) ở Thanh Hoá và Nghệ An - Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751) ở Tam Đảo(Vĩnh Phúc). - Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751) ở Đồ Sơn, Kinh Bắc. Khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo ".được dân chúng ủng hộ. - Khởi nghĩa hoàng công chất (1739-1769) ở Điện Biên(Lai Châu) -Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt , bị xử tử. + Làm cho chính quyền phong kiến Trịnh bị lung lay. + Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân. + Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc. 1/. Tình hình chính trị(nguyên nhân khởi nghĩa): + Từ giữa tk XVIII, chính quyền Vua Lê, Chúa Trịnh quanh năm hội hè yến tiệc phun phí tiền của. Quan lại binh lính ra sức hoành hành, đục khoét nhân dân. + Quan lại địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân, sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai, hạn hán, lụt mất mùa, đê vỡ xảy ra liên tục. + Nhà nước đánh thuế nặng, công thương nghiệp sa sút, phố chợ điêu tàn. + Đời sống nhân dân cực khổ thường xuyên xảy ra nạn đói. + Nhân dân bỏ làng phiêu tán khắp nơi. 2/. Những cuộc khởi nghĩa lớn. a.Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: -Trong khoảng tk XVIII, khắp đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh-Nghệ đã nổ ra hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân. - Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây. - Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770) ở Thanh Hoá và Nghệ An - Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751) ở Sơn Tây, sau lan rộng ra Thái Nguyên và Tuyên Quan. - Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751) còn gọi là quận He.Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Đồ Sơn(Hải Phòng), sau lan ra Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi lan xuống Sơn Nam và Thanh Hóa- Nghệ An. Khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo ".được dân chúng ủng hộ. - Khởi nghĩa Hoàng công chất (1739-1769), bắt đầu ở Sơn nam, sau chuyển lên Tây Bắc. Các dân tộc Tây bắc hết lòng ủng hộ cuộc khởi nghĩa. b. Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. c. Ý nghĩa: - Làm cho chính quyền phong kiến Trịnh bị lung lay. - Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân. - Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc. 4. Củng cố - luyện tập: - Nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nửa sau thế kỷ XVIII? - Kể tên những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. 5. Dặn dò: Học bài, soạn phần 1, bài 25. PHONG TRÀO TÂY SƠN. IV. Rút kinh nghiệm: . . . Tuần 27 Ngày soạn: 3/3/2018 Tiết 54 PHONG TRÀO TÂY SƠN I. Mục tiêu bài học: 1/. Kiến thức: - Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII, từ đó dẫn đến phong trào nông dân ở Đàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. - Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên. 2/. Kỹ năng: - Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật sự kiện. 3/. Thái độ - Sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bốc lột. II. Chuẩn bị: GV: SGK, giáo án HS: SGK, vở ghi III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tình hình văn học đàng ngoài ở nửa sau thế kỷ XVIII. - Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân đàng ngoài? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ1: - Xã hội đàng trong nửa sau thế kỷ XVIII như thế nào? Nêu những biểu hiện? - HS đọc phần chữ in nhỏ. - Đoạn trích trên khiến em hình dung như thế nào về quan lại thống trị? - Hậu quả của nó ra sao? - Đời sống của nhân dân Đàng Trong có gì khác với nông dân Đàng Ngoài? - Cho biết vài nét tiêu biểu về Chàng Lía. - Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở đâu, chủ trương của cuộc khởi nghĩa là gì? -HS Đọc SGK trang120 - Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào? Ý nghĩa? HĐ2: - HS đọc SGK. - Trình bày hiểu biết của em về lãnh đạo khởi nghĩa. Gv nhận xét-> chốt lại - Anh em Nguyễn Nhạc đã chuẩn bị những gì? - THMT: Căn cứ Tây Sơn được xd ntn? - Những lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa?HS đọc phần chữ in nhỏ trang 122. Dạy 7A - Vì sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu? - HS thảo luận . Gọi HS trả lời. GV nhận xét. Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát - Số lượng Quan lại tăng quá mức, việc mua quan bán tước khá phổ biến. - Tập đoàn Trương Thúc Loan lũng đoạn triều đình nắm mọi quyền hành. + Nông dân mất ruộng đất, nộp nhiều thứ thuế,nộp lâm thổ sản quý, đời sống cực khổ. + Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao, Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. - Căn cứ: Truông Mây (Bình Định) - Chủ trương: Lấy của nhà giàu, chia cho người nghèo. Lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. -Cả 3 anh em cùng là nạn nhân của chế độ thống trị hà khắc, căm thù chính sách họ Nguyễn. - Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai) Tây Sơn Hạ Đạo (Tây Sơn, Bình Định) - Lực lượng: dân nghèo, đồng bào dân tộc:Chămpa,Bana,thợ thủcông,thương nhân - Họ đã xác định mục đích của cuộc khởi nghĩa là giành tự do, độc lập I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN 1/. Xã hội Đàng trong nửa sau thế kỷ XVIII. a.Tình hình xã hội Đàng Trong: -Từ giữa tk XVIII, Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát, tham nhũng. - Ở địa phương quan lại cường hào kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. - Nông dân mất ruộng đất, nộp nhiều thứ thuế, nộp lâm thổ sản quý, đời sống cực khổ. - Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao, Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. b. Khởi nghĩa của Chàng Lía - Căn cứ: Truông Mây (Bình Định) - Chủ trương: Lấy của nhà giàu, chia cho người nghèo. 2/. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. + Mùa xuân 1771, ba anh em Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai) lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa. + Nghĩa quân được các tầng lớp nhân dân, đặt biệt là đồng bào thiểu số ủng hộ, lực lượng ngày càng mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo(Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng bằng . + Đi đến đâu nghĩa quân củng lấy của người giàu chia cho người nghèo. + Các tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng đông. 4. Củng cố - luyện tập: - Những nét chính về tình hình xã hội đàng trong nửa sau thế kỷ XVIII. - Khởi nghĩa nông dân tây sơn nổ ra có những huận lợi gì? 5. Dặn dò: Học bài - soạn phần II bài 25. IV. Rút kinh nghiệm Tổ trưởng ký duyệt: 05/03/2018 Vũ Thị Ánh Hồng Tuần 28 Ngày soạn: 10/3/2018 Tiết 55 BÀI 25 PHONG TRÀO TÂY SƠN (Tiếp theo ) I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: -Các mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn nhằm đánh đổ tập đoàn phong kiến phản động, tiêu diệt quân Xiêm, từng bước thống nhất đất nước. -Tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ. 2.Kĩ năng: -Trình bày diễn biến phong trào Tây Sơn trên lược đồ. -Trình bày chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút trên lược đồ. 3.Thái độ: -Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn. II. Phương tiện dạy học: - Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chông quân xâm lược nước ngoài. - Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút? III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Những nét chính tình hình xã hội đàng trong nửa sau thế kỷ XVIII? - Trình bày trên lược đồ căn cứ địa của khởi nghĩa quân Tây Sơn? 3. Bài mới: - Sau khi xây dựng căn cứ nghĩa quân Tây Sơn ngày càng vững, phát triển lực lượng nghĩa quân 3 anh em Nguyễn Nhạc làm gì, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Nội dung - Sử dụng lược đồ H.57. - Sau khi lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân đã làm gì? - Biết Tây Sơn nổi dậy chúa trịnh có hành động gì? - Tại sao Nguyễn Nhạc lại phải hòa hoãn với quân Trịnh? - Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta? - Em có nhận xét gì về hành động của Nguyễn Ánh? GV cho HS quan sát Lược đồ 57 - Thái độ của chúng như thế nào? THMT: Vì sao Nguyễn Huệ chọn đoạn sông này làm trận địa quyết chiến? - Dựa vào lược đồ hãy trình bày diễn biến trận Rạch Gầm - Xoài Mút? - Kết quả như thế nào? -Chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút có ý nghĩa gì? HS dựa vào lược đồ. Tháng 9/1773, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn. -Năm 1774, mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận -Quân Trịnh đánh vào Phú Xuân. - Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh mạn Bắc có quân Trịnh, mạn Nam có quân Nguyễn. Trước tình hình đó Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh Nguyễn. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm Nguyễn -Bán nước HS quan sát Lược đồ 57 - HS dựa vào SGK trả lời. HS trình bày -Quân Xiêm bị đánh tan - Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Xiêm. - Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân II.TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỘ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM 1/. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn -Tháng 9/1773, nghĩa quân Tây Sơn chiếm được phủ Quy Nhơn, địa bàn hoạt động của nghĩa quân mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận. - Quân Trịnh đánh vào Phú Xuân, Chúa Nguyễn phải vượt biển chạy vào Gia Định. - Tây Sơn ở thế bất lợi: mạn Bắc có quân Trịnh, mạn Nam có quân Nguyễn.Trước tình hình đó Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh Nguyễn. - Năm 1777 Tây Sơn bắt và giết được Chúa Nguyễn chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thóat. Chính quyền họ Nguyễn đến đây bị lật đổ. 2/. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785) a. Nguyên nhân: - Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm. b. Diễn biến: - Giữa năm 1784, hơn 5 vạn quân Xiêm tiến vào miền Tây Gia Định và gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta. - 1/1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền (từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa). - 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục.Quân ta đồng loạt xông thẳng vào đội hình của địch. Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong. c. Ý nghĩa : - Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. - Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Xiêm, đưa pt Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây pt Tây Sơn trở thành pt quật khởi của cả nước. 4. Củng cố - luyện tập: - Trình bày diễn biến, ý nghĩa chiến thắng trận Rạch Gầm - Xoài Mút? - Quá trình lật đổ họ Nguyễn diễn ra như thế nào? 5. Dặn dò: - Học bài, soạn bài 25 - III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH. Dạy 7A: - GV hướng dẫn HS về nhà lập niên biểu phong trào Tây Sơn: thời gian-SKLS từ 1771 đến 1785 theo các cột: tt Thời gian Sự kiện Kết quả IV. Rút king nghiệm: Tuần 28 Ngày soạn:10/3/2018 Tiết 56 Bài 25. PHONG TRÀO TÂY SƠN ( tiếp theo ) I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Mốc niên đại gắn liền với hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền vua Lê,chúa Trịnh. 2.Kĩ năng: Trình bày diễn biến trận đánh trên bản đồ. 3.Thái độ: Tự hào về truyền thống đấu trang anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn. II. Chuẩn bị: 1.GV- Lược đồ Tây Sơn chống các thế lực phong kiến. 2.HS- Nội dung bày học. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Dùng lược đồ thuật lại chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút ? - Nêu ý nghĩa của sự kiện này? 3. Bài mới: Sau khi tiêu diệt họ Nguyễn ở Đàng Trong, 5 vạn quân Xiêm Tây Sơn tiếp tục làm gì? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu phần III. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦATRÒ NỘI DUNG GV dùng lược đồ chỉ cho HS vùng kiểm soát của Tây Sơn. - Thái độ của quân Trịnh ở thành Phú Xuân như thế nào? Dạy 7A - Nguyễn Huệ ra Bắc tại sao phải lấy danh nghĩa “phù Lê, diệt Trịnh”? - Hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn bị tiêu diệt có ý nghĩa gì? - Sau khi trở vào Nam tình hình Bắc Hà như thế nào? - Nguyễn Hữu Chỉnh có thái độ ra sao? GV chỉ lược đồ sự phân chia cai quản của 3 anh em Tây Sơn. - Tại sao Nguyễn Huệ lại tiến quân ra Bắc?. HS thảo luận: -Tại sao Tây Sơn lại lật đổ các chính quyền một cách nhanh chóng. . HS theo dỏi Nhu nhược yếu hèn Tranh thủ sự ủng hộ của tòan dân Tình hình Bắt H rối loạn -Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền chống Tây Sơn, -HS quan sát Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh nhưng sau đó ra mặt chống Tây Sơn. +Đựơc nhân dân, nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đỡ. +Lực lượng Tây Sơn hùng mạnh. +Chính quyền phong kiến Trịnh-Lê quá thối nát. III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH 1/. Hạ thành Phú Xuân, tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh. - 6/ 1786 được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng hạ thành Phú Xuân rồi tiến ra nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. - Với khẩu hiệu phù Lê diệt Trịnh, Tây Sơn tiến quân ra Bắc. Giữa 1786 Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long chúa Trịnh bị bắt nộp cho Tây Sơn. Chính quyền họ Trịnh bị sụp đổ. Nguyễn Huệ giao chính quyền cho vua Lê, rồi trở vào nam. 2/. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản- Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà. - Sau khi quân Tây Sơn rút vaò Nam, tình hình Bắc Hà rối loạn, Lê Chiêu Thống không dẹp được nổi nên mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp và đánh tan tàn dư họ Trịnh. Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền ra mặt chống Tây Sơn. - Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh.Vũ Văn Nhậm lại kiêu căng, có mưu đồ riêng. - Giữa năm 1788 Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Nhậm, và xây dựng chính quyền ở Bắc Hà. 4. Củng cố - luyện tập: - Kể những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 - 1788? - Quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn Trịnh và Lê như thế nào? - Yếu tố nào giúp Tây Sơn lật đổ được các chính quyền phong kiến? 5. Dặn dò: Học bài - soạn bài 25 – IV. Tây Sơn đánh tan quân Thanh. IV.Rút kinh nghiệm: Tổ trưởng ký duyệt: 12/03/2018 VŨ THỊ ÁNH HỒNG Tuần 29 Ngày soạn: 17/3/2018 Tiết 57 Bài 25. PHONG TRÀO TÂY SƠN( Tiếp theo ) IV. TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Tài thao lược quân sự của Quang Trung và danh tướng Ngô Thì Nhậm. - Những sự kiện lớn trong chiến dịch phá quânThanh, đặc biệt là đại thắng ở trận Ngọc Hồi-Đống Đa xuân kỉ dậu (1789) 2.Kĩ năng: - Sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc đại phá quân Thanh. - Đánh giá tầm vóc lịch sử của sự kiện mùa xuân Kỉ dậu (1789) 3.Thái độ: - Giáo dục lòng yêu nước và tự hào về trang sử vẻ vang của dân tộc ta trong cuộc đại phá quân Thanh xâm lược. - Cảm phục tài quân sự của Nguễn Huệ. II. Phương tiện dạy học: - Lược đồ Tây Sơn chống các thế lực phong kiến và ngoại xâm. - Lược đồ trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa. III. Tiến trình dạy bài mới : 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh và Lê như thế nào? 3. Bài mới: Sau khi xây dựng xong chính quyền ở Đàng Ngoài, Nguyễn Huệ trở vào Nam. Tình hình Bắc Hà như thế nào? Lê Chiêu Thống đã hành động gì khi thế cùng lực kiệt, chúng ta tìm hiểu IV. Hoạt động của Thầy Hoạt động của tro Nội dung - Sau khi Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà, Lê Chiêu Thống đã có hành động gì? - GV dùng lược đồ H.57 - HS chỉ các đạo quân tiến vào nước ta. - Em có nhận xét gì về bè lũ Lê Chiêu Thống? - Trước thế mạnh của quân giặc, quân Tây Sơn đã hành động gì? - Nhìn vào lược đồ - vì sao nghĩa quân lập phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn. - Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ hành động như thế nào? Có ý nghĩa gì? - Việc tiến quân ra Bắc của Quang Trung diễn ra như thế nào? - Vì sao ông quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu? - Quang Trung đã chuẩn bị cho cuộc đại phá quân Thanh như thế nào? - Trình bày cuộc tiến quân của Quang Trung đánh Quân Thanh? Dựa vào lược đồ. - Nêu thành quả Tây Sơn thu được từ 1771 - 1780? - Vì sao Tây Sơn giành được nhiều thắng lợi như vậy? - Nhận xét về Quang Trung. - Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?. Dạy 7A - Đánh giá những cống hiến của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc. Lê Chiêu Chống cầu cứu nhà Thanh Bán nước Lập phòng tuyến Tam Điệp , Biệt Sơn – thủy bộ liên kết chặt chẽ. Tháng 1/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc. - Từ Tam Điệp, Quan Trung chia làm 5 đạo. - Đêm 30 vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch. - Đêm mồng 3 tết bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín Hà Tây) - Sáng mùng 5 tết đánh đồn Ngọc Hồi. - Trưa mùng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vàoThăng Long. - Được nhân dân ủng hộ. - Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy. - Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh, Lê Thống Nhất đất nước. -Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh. - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLịch sử 7.doc