Giáo án Lĩnh vực phát triển vận động - Đề tài: Tung và bắt bóng với người đối diện

Hoạt động 2. Trọng động

a.Bài tập phát triển chung

 Đội hình 2 hàng ngang

- Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng ngang tập bài tập phát triển chung trên nền nhạc bài hát “Thật đáng yêu”

- ĐT tay : Hai tay đưa ra trước, lên cao, sang ngang.

TTCB: Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi.

+ Nhịp 1: 2 tay đưa ra trước

+ Nhịp 2: 2 tay giơ lên cao

+ Nhịp 3: 2 tay đưa sang ngang

+ Nhịp 4: Về TTCB

+ Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4.

- ĐT Bụng : Cúi gập người tay chạm mũi chân.

TTCB: Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi.

+ Nhịp 1: 2 tay giơ lên cao, 2 chân đứng rộng bằng vai.

+ Nhịp 2: Cúi gập người, tay chạm mũi bàn chân.

+ Nhịp 3: Như nhịp 1.

+ Nhịp 4: Về TTCB

+ Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4.

- ĐT Chân : Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 17226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lĩnh vực phát triển vận động - Đề tài: Tung và bắt bóng với người đối diện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN Lĩnh vực phát triển vận động Đề tài : Tung và bắt bóng với người đối diện Lứa tuổi : 4 – 5 tuổi Thời gian : 20 – 25 phút Ngày soạn : 5 / 03 / 2018 Ngày dạy : 20/ 03 / 2018 Người dạy : Vương Thị Duyên I. Mục đích – yêu cầu:  1.Kiến thức: - Trẻ biết tên bài tập “ Tung và bắt bóng với người đối diện” - Dạy trẻ biết phối hợp với nhau để tung bóng cho nhau khéo léo không làm rơi bóng. - Trẻ biết cách chơi trò chơi “kéo co”  2. Kỹ năng:  - Trẻ thực hiện động tác rõ ràng, rèn phản xạ nhanh, khéo léo cho trẻ,trẻ biết phối hợp tay mắt nhịp nhàng để tung bóng cho người đối diện và bắt được bóng, không làm rơi bóng. - Rèn kỹ năng chuyển đội hình, đội ngũ trong khi tập. - Phát triển , rèn luyện các tố chất về thể lực : khỏe , nhanh , khéo.  3.Thái độ: - Rèn luyện tính mạnh dạn cho trẻ, hứng thú tham gia vào hoạt động - Giáo dục trẻ biết tuân thủ các quy định : chú ý lắng nghe,làm theo hướng dẫn của cô. - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh. - Trẻ có tinh thần đoàn kết , tinh thần tập thể , ý thức tổ chức kỹ luật. II. Chuẩn bị: Chuẩn bị của cô Chuẩn bị của trẻ -  4 quả bóng cao su. - Một sợi dây thừng dài 6m - Vạch chuẩn để chơi trò chơi -  Sân tập sạch sẽ - Nhạc các bài hát : niềm vui gia đình, mời anh lên tàu lửa, thật đáng yêu, cho con Tâm thế trẻ thoải mái Quần áo gọn gàng Bóng , rỗ đựng III. Tổ chức thực hiện:  Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ổn định tổ chức - Cô giới thiệu : ‘ xin nồng nhiệt chào đón các bạn nhỏ đến với hội thi “ bé vui khỏe ngày hôm nay!” - Chương trình bao gồm 3 phần thi : đồng điễn, Vui – khỏe , tinh thần đồng đội. - Bây giờ mời các con cùng bước vào phần thi đầu tiên với màn đồng diễn thể dục. Hoạt động 1: . Khởi động - Cô bật nhạc bài hát “ Mời lên tàu lửa” lên cho trẻ đi khởi động theo đội hình vòng tròn kết hợp đi các kiểu ( đi bằng gót chân, mũi chân,đi thường, đi bằng mép ngoài bàn chân,chạy nhanh, chạy chậm ) sau đó đứng thành 2 hàng dọc. Hoạt động 2. Trọng động a.Bài tập phát triển chung Đội hình 2 hàng ngang - Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng ngang tập bài tập phát triển chung trên nền nhạc bài hát “Thật đáng yêu” - ĐT tay : Hai tay đưa ra trước, lên cao, sang ngang. TTCB: Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi. + Nhịp 1: 2 tay đưa ra trước + Nhịp 2: 2 tay giơ lên cao + Nhịp 3: 2 tay đưa sang ngang + Nhịp 4: Về TTCB + Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4. - ĐT Bụng : Cúi gập người tay chạm mũi chân. TTCB: Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi. + Nhịp 1: 2 tay giơ lên cao, 2 chân đứng rộng bằng vai. + Nhịp 2: Cúi gập người, tay chạm mũi bàn chân. + Nhịp 3: Như nhịp 1. + Nhịp 4: Về TTCB + Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4. - ĐT Chân : Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối. TTCB: Đứng thẳng, 2 tay chống hông. + Nhịp 1: Bước chân phải lên trước, khuỵu đầu gối + Nhịp 2: Co chân phải lại,đứng thẳng. + Nhịp 3: Như nhịp 1, đổi chân + Nhịp 4: Về TTCB. + Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4 đổi chân. - ĐT Bật : Bật tách và khép chân. TTCB: Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi. + Nhịp 1: Bật tách chân, 2 tay chống hông. + Nhịp 2: Bật khép chân + Nhịp 3: Như nhịp 1. + Nhịp 4: Về TTCB. + Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4. b.Vận động cơ bản: Cô cho trẻ xếp thành vòng tròn đứng xung quanh cô, khoảng cách giữa cô và trẻ là 2m. Sơ đồ vận động cơ bản. Cô Cô biết lớp mình rất thích chơi bóng nên cô đã chuẩn bị cho lớp mình những quả bóng rất đẹp. - Chúng mình đã được hoạt động với bóng bao giờ chưa ? - Các con thường làm gì với những quả bóng này ? - Vậy chúng mình đã được tung và băt bóng bao giờ chưa ? Hôm nay cô và các con cùng tung và bắt bóng với bạn nhé. Cô mời 2 trẻ lên thực hiện trước để cả lớp quan sát. * Cô làm mẫu: - Lần 1: Cô tung bóng với cô cùng lớp cho trẻ xem không giải thích - Lần 2: Cô thực hiện động tác kết hợp phân tích động tác: Khi tung bóng thì các con cầm bóng bằng hai tay, mắt nhìn thẳng về phía người sẽ bắt bóng. Khi có hiệu lệnh của cô thì các con tung bóng cho người đối diện và người đối diện phải chú ý để bắt được bóng bằng hai tay và không làm rơi bóng xuống đất.  *Cho trẻ thực hiện: - Cô lần lượt tung bóng cho từng trẻ để bắt, kết hợp gọi tên trẻ. - Lần lượt cho 2 cặp vào trong vòng tròn để thực hiện cho đến hết cả lớp. (Cô chú ý động viên, sửa sai cho trẻ). * Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên vận động. c. Trò chơi vận động: Kéo co Cô phổ biến cách chơi, luật chơi cho trẻ. - Cách chơi : cô chia lớp ra làm 2 đội, mỗi đội đứng ở 1 bên, khi có hiệu lệnh của cô, thành viên các đội ra sức kéo dây về phía của đội mình. - Luật chơi : Khi nào bạn đầu hàng của đội bên này chạm chân vào vạch chuẩn ( bị kéo về phía đội bạn), hoặc đội nào bị ngã trước đội ấy sẽ là đội thua cuộc. - Cho trẻ chơi 2 lần. Nhận xét sau mỗi lần chơi =>Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục, ăn hết xuất cơm của mình... để cơ thể khỏe mạnh. Hoạt động 3.Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân tập trên nền nhạc bài hát “ Cho con ” Chuyển hoạt động Trẻ lắng nghe - Trẻ xoay các khớp -Trẻ đi vòng tròn theo nhạc, hiệu lệnh của cô -Trẻ tập bài tập phát triển chung - Trẻ xếp đội hình theo yêu cầu của cô - Rồi ạ - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Quan sát cô -Trẻ thực hiện cùng cô -Trẻ thực hiện cùng bạn -Lắng nghe cô -Chơi trò chơi -Lắng nghe cô -Đi nhẹ nhàng Chuyển hoạt động GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2016 – 2017 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Đề tài : Truyện : Ba cô gái Lứa tuổi : 5 – 6 tuổi Thời gian : 30 - 35 phút Ngày soạn : 6 / 11 / 2016 Ngày dạy : 9 / 11 / 2016 Người dạy : Bế Trần Như Quỳnh Đơn vị : Trường Mầm non Trương Lương I.Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung câu chuyện. - Nhớ được trình tự truyện, nhớ một số lời thoại của nhân vật. 2. Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu. - Biết đánh giá phẩm chất các nhân vật: cô út thương yêu chăm sóc mẹ, cô Cả, cô Hai không quan tâm chăm sóc thương yêu mẹ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc, kính trọng, giúp đỡ bố mẹ và mọi người xung quanh. - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. II. Chuẩn bị - Nhạc đệm bài hát “ Niềm vui gia đình ” - Giáo án điện tử - Ti vi III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1.Ổn định tổ chức kết hợp giới thiệu bài. * Cô đàm thoại với trẻ và giới thiệu vào bài. - Trong gia đình chúng mình mọi người chung sống dưới một mái nhà và rất yêu thương nhau. Các con có yêu thương bố mẹ mình không? - Thế khi mẹ ốm chúng mình sẽ làm gì cho mẹ nhỉ? - Ngày xưa có một bà mẹ sinh được ba cô gái. Bà rất yêu thương các con của mình. Không biết ba cô gái có yêu thương mẹ mình không? Để biết ba cô gái có yêu thương mẹ không thì các con lắng nge cô kể truyện “ Ba cô gái “ nhé! Hoạt động 2. Nội dung * Giáo viên kể mẫu 2 lần: + Lần 1 : Cô kể diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ - Ai cho cô biết tên câu chuyện cô vừa kể là gì nào? -À! Đúng rồi tên câu chuyện cô vừa kể là “ Ba cô gái” đấy. Nội dung : Câu chuyện kể về một bà mẹ và 3 cô con gái, mẹ đã rất vất vả nuôi các con khôn lớn, nhưng khi mẹ bị ốm thì 2 cô chị không biết thương mẹ, chỉ có cô con gái út là yêu thương mẹ nên được mọi người rất yêu mến. + Lần 2 : Bây giờ các con cùng chú ý nghe cô kể lại chuyện nhé! ( kết hợp sử dụng giáo án điện tử ) * Đàm thoại, trích dẫn. - Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì ? Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện : “ Ba cô gái “ - Trong truyện có những nhân vật nào? - Các con thấy tình cảm của người mẹ thể hiện như thế nào? Trích dẫn : “ Ngày xửa ngày xưa, có một bà mẹ sinh được ba cô con gái... bà không hề phàn nàn.” - Thế rồi cả ba cô đã đi đâu ? - Khi bà mẹ bị ốm thì bà mẹ đã nhờ ai gọi các con về? Trích dẫn : “ Thế rồi lần lượt ...thăm ta ngay Sóc nhé” - Sau khi nghe được tin mẹ ốm, ba cô gái có về thăm mẹ ngay không? - Tại sao chị Cả lại không về thăm mẹ ngay? Điều gì đã xảy ra với chị Cả? Trích dẫn : “ Sóc con vâng lời.... biến thành rùa bò ra khỏi nhà”. *Từ khó “ Ròng rã” : có nghĩa là Sóc con đi liên tục không ngừng nghỉ. - Còn cô chị Hai , chị Hai đã làm gì? Điều gì đã đến với chị Hai? Trích dẫn : “ Thật ư Sóc.... biến thành con nhện”. -Vậy khi biết tin mẹ ốm thì cô Út đã làm gì? Trích dẫn : “Đến nhà cô Út....ai cũng quý mến cô” - Ai cho cô biết vì sao cô Út lại vội vàng về thăm mẹ như thế nhỉ? -Trong ba cô gái, con yêu ai nhất? Vì sao? Giáo dục : Các con ạ! Cha mẹ là người đã sinh ra chúng ta, nuôi dạy chúng ta nên người. Vì vậy chúng ta phải hiếu thảo, kính yêu cha mẹ.Các con còn nhỏ có thể làm những việc vừa sức giúp đỡ cha mẹ, ở trường chúng mình có thể giúp đỡ bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh. Chúng mình có đồng ý không? *Giáo viên kể lại lần 3 : -Hôm nay cô thấy chúng mình học rất là ngoan Bây giờ các con hãy cùng kể lại câu truyện này cùng cô nhé ! Hoạt động 3.Kết thúc: Hát và vận động theo bài hát “ Niềm vui gia đình” Chuyển hoạt động - Có ạ - Trẻ trả lời -Vâng ạ -Lắng nghe cô kể truyện -Ba cô gái -Ba cô gái -Trẻ kể tên -Bà mẹ rất yêu thương các con không quản khó khăn, vất vả. -Đi lấy chồng -Sóc con -Trẻ trả lời -Bận cọ chậu -Bị biến thành con rùa -Trẻ lắng nghe -Bận xe chỉ, biến thành con nhện -Chạy về thăm mẹ ngay -Vì thương mẹ, lo cho mẹ -Trẻ trả lời -Có ạ -Trẻ kể lại truyện cùng cô -Trẻ hát và vận động Chuyển hoạt động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclop 4 tuoi_12302537.doc
Tài liệu liên quan