Giáo án Lớp 4 Tuần 1 - Buổi 2

BUỔI 2:

Địa lí

Tiết 1: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ

I. Mục tiêu: HS biết:

- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.

-** Học sinh biết tỉ lệ bản đồ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ Thế giới, châu lục, Việt nam.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 1 - Buổi 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1: Ngày soạn: 3/9 /2017 Ngày giảng: Thứ hai ngày 4/9 /2017 BUỔI 2: Luyện từ và câu: Tiết 1: CẤU TẠO CỦA TIẾNG I. Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) - Nội dung ghi nhớ. - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III). - Học sinh nhận thức tốt giải được câu đố ở BT2 (mục III). II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Giới thiệu phân môn luyện từ và câu trong chương trình. b. Tìm hiểu cấu tạo từ: - Đếm số tiếng trong câu tục ngữ SGK. - HS đếm 14 tiếng ( đếm thầm). - Đánh vần tiếng bầu? - 1 em đánh vần thành tiếng, lớp đánh vần thầm. - GV ghi kết quả đánh vần: bờ- âu- bâu- huyền- bầu. - GV dùng phấn màu ghi vào sơ đồ bảng phụ. - HS quan sát. - Tiếng bầu gồm mấy bộ phận đó là những bộ phận nào? - Thảo luận nhóm 2 và trả lời: Tiếng bầu gồm 3 bộ phận: Âm đầu, vần, thanh. - Phân tích tiếng còn lại trong câu tục ngữ? - Mỗi bàn phân tích 1 tiếng điền vào bảng phụ. - Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? - Nêu ý 1 - ghi nhớ -7. - Tiếng nào có đủ bộ phận như tiếng bầu? - thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn. - Tiếng nào không có đủ bộ phận như tiếng bầu? - Tiếng ơi- khuyết âm đầu. -**Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu, bộ phận nào có thể thiếu? - Vần và thanh là không thể thiếu, âm đầu có thể thiếu. - GV chốt ý 2 - ghi nhớ. 4. Thực hành: Bài 1 (7). - HS nhắc lại ghi nhớ nhiều lần. - HS đọc yêu cầu bài tập. - Bài yêu cầu gì? - Phân tích tiếng theo mẫu SGK. - HD nhận xét mẫu. - GV quan sát HS làm bài. - HS làm bài vào VBT. - Chữa bài tập: - Mỗi em phân tích 1 tiếng. Tiếng âm đầu Vần Thanh Nhiễu điều phủ lấy giá gương Nh đ ph l gi g iêu iêu u ây a ương Ngã Huyền Hỏi Sắc Sắc Ngang Bài 2**: - HS đọc yêu cầu đề bài. - Bài yêu cầu gì? - Giải câu đố. - Cho HS làm bài miệng và chốt đáp án đúng. 5. Củng cố, dặn dò: - Tiếng gồm có những bộ phận nào? Bộ phận nào không thể thiếu, bộ phận nào có thể thiếu? - Thực hiện nói và phân tích cấu tạo tiếng em nói. - Nhận xét giờ học. - HS suy nghĩ giải đố dựa vào nghĩa của từng dòng. ( ao, sao). ________________________________ Khoa học: Tiết 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ? ( Bảo vệ môi trường) I . Mục tiêu : - Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. - Có ý thức bảo vệ những yếu tố cần cho sự sống của con người. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, 4 bộ phiếu dùng cho trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài. - Giới thiệu môn học. b. Các hoạt động: Hoạt động 1 : Động não. * Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình. * Cách tiến hành : - Kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống của mình? - HS trả lời, một số HS khác bổ sung. * GV nhận xét, kết luận: Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là : + ĐK vật chất: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại.. + ĐK tinh thần, văn hoá, xã hội, như tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập , vui chơi giải trí, ... - HS theo dõi. - HS nhắc lại kết luận trên. Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập và SGK. *Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tố mà con người và sinh vật khác cần để duy trì sự sống với những yêú tố mà chỉ con người mới cần. *Cách tiến hành: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm 2. - GVchia nhóm, phát phiếu. - HS nhận phiếu làm theo nhóm. Phiếu học tập Hãy đánh dấu x vào cột tương ứng những yếu tố cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật. Những yếu tố cần cho sự sống Con người động vật Thực vật 1, Không khí 2, Nước 3, ánh sáng 4, Nhiệt độ 5, Thức ăn 6, Nhà ở 7, Tình cảm gia đình 8, Phương tiện giao thông 9, Tình cảm bạn bè 10, Quần áo 11, Trường học 12, Sách báo 13, Đồ chơi X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X GV cùng HS nhận xét , trao đổi, chữa bài. - Như mọi sinh vật con người cần gì để duy trì sự sống ? - 5 yếu tố ( 1 - 5 ) -** Hơn hẳn những sinh vật khác của con người còn cần những gì? - HS trình bày. - GV chốt lại ý chính. - HS nhắc lại Hoạt động 3: Trò chơi cuộc hành trình đến hành tinh khác. * Mục tiêu : Củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì sự sống của con người. * Cách tiến hành : - GV chia nhóm, phát bảng ghi. HS đại diện nhóm nhận phiếu. - HD: Mỗi nhóm chọn 10 thứ cần mang theo khi đến hành tinh khác. + Chọn tiếp 6 thứ cần thiết hơn cả để mang theo VD : Nước uống, bánh mì, ô tô, quần áo, ti vi,... - HS chơi thi đua nhóm nào nhanh. - Trình bày kết quả. - Đại diện nhóm, trình bày và giải thích tại sao. - Tổng kết: 4. Củng cố, dặn dò: - Lựa chọn nhóm chọn nhanh và hợp lý nhất. - Con người cần làm gì để bảo vệ môi trường sống? - HS nêu ý kiến. - GV nhận xét tiết học. ________________________________ Hoạt động giáo dục thể chất: ( Thầy Đăng soạn giảng) _________________________________________________________________ Ngày soạn: 3/9/2017 Ngày giảng: Thứ ba ngày 5/9/2017 BUỔI 2: Địa lí Tiết 1: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ I. Mục tiêu: HS biết: - Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định. - Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ. -** Học sinh biết tỉ lệ bản đồ. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Thế giới, châu lục, Việt nam. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài- ghi đầu bài b. Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp: - GV treo các loại bản đồ đã chuẩn bị lên bảng ( từ lớn đến nhỏ). - Gọi HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng - HS nối tiếp nhau đọc tên các bản đồ ? Nêu phạm vi lãnh thổ trên bản đồ? - Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất, bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt trái đất- các châu lục, bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ hơn bề mặt trái đất- nước Việt Nam. - Bản đồ là gì? - Cho nhiều HS nhắc lại. - Gv kết luận - Là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định. c. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. - 2 HS đọc bài SGK/ 4. - Yêu cầu HS quan sát H. 1,2: - HS quan sát. ? Chỉ vị trí Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình? - HS chỉ trên hình vẽ. - Ngày nay muốn vẽ bản đồ người ta phải làm như thế nào? - Sử dụng ảnh chụp từ máy bay vệ tinh... thu nhỏ tỉ lệ.... - Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ H3 trong SGK+ lại nhỏ hơn bản đồ Địa lí Việt Nam treo tường? - GV kết luận - HS trả lời: Thu nhỏ tỉ lệ. *. Một số yếu tố của bản đồ. d. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. - 2 HS đọc SGK/ 5. - Hướng dẫn thảo luận theo gợi ý: - HS thảo luận nhóm 2. - Tên bản đồ cho ta biết điều gì? - Trên bản đồ người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông Tây như thế nào? Chỉ trên H3? - Bảng chú giải ở H3 có những kí hiệu nào? Dùng để làm gì? - GV kết luận lại - Đaị diện nhóm trả lời kết quả. Các nhóm khác bổ sung. + Tên bản đồ cho ta biết tên của khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó + Quy định: phía trên là hướng bắc, phía dưới là hướng nam, bên phải là hướng đông, bên trái là hướng tây + Bảng chú giải ở H.3 có những kí hiệu sông, hồ, mỏ than. e.Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ. - Tổ chức cho HS làm việc cá nhân. - GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng. - Quan sát bảng chú giải H. 3 và vẽ: Đường biên giới Quốc gia, núi, sông, thủ đô, thành phố, mỏ khoáng sản... - Tổ chức theo nhóm đôi - GV nhận xét, tuyên dương. - 1 em vẽ, 1 em nói kí hiệu thể hiện cái gì. 4. Củng cố dặn dò: - Bản đồ là gì? - Ựng dụng tập xem bản đồ. - GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà học thuộc các kí hiệu trên bản đồ. - 2 HS nêu - HS viết bài vào vở. ________________________________ Lịch sử: ( Cô Vân soạn giảng) _________________________________ Mĩ thuật: ( Cô Ngân soạn giảng) __________________________________________________________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 1 BUOI 2(4B).doc
Tài liệu liên quan