Giáo án Lớp 4 Tuần 10 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí

ĐẠO ĐỨC(10): TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (t2)

I/ MỤC TIÊU:

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.

- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.

- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.

* GDKNS: Kĩ năng xây dựng giá trị của thời gian.

- Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc học tập để sử dụng thời gian hiệu quả.

- Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày.

- Kĩ năng bình luận phê phán việc lãng phí thời gian.

* GDTTHCM:Mỗi học sinh cần biết học tập đức tính tiết kiệm thời gian một cách hợp lí của Bác Hồ.

II/ CHUẨN BỊ:

- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: Xanh - đỏ.

- Các truyện tấm gương về tiết kiệm thời giờ.

III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc51 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 10 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của số thứ hai và số thứ ba. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT. - HS đọc thầm. - HS quan sát hình. + Có chung cạnh BC. - HS vẽ hình và nêu các bước vẽ. + 3 cm. + AD, BC, IH. - HS làm vào VBT. Giải: Chiều dài của hình chữ nhật AIDH: 3 + 3 = 6 (cm). Chu vi của hình chữ nhật AIDH: (3 + 6) x 2 = 18 (cm) ĐS: 18 cm. - 1HS đọc đề bài. + Biết số đo chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật. + Nửa chu vi là 16 cm, chiều dài hơn chiều rộng 4 cm. + Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy. Giải: Chiều dài hình chữ nhật là: ( 16 + 4 ) : 2 = 10 (cm) Chiều rộng hình chữ nhật là: 16 – 10 = 6 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 10 x 6 = 60 ( cm2) ĐS: 60 cm2 - Chữa bài (nếu sai). Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2011 TOÁN(49): NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I/ MỤC TIÊU: - Biết thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích không quá 6 chữ số). - Bài tập cần làm: bài 1; 3(a)/57/ SGK II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng, yêu cầu làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 47. - Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số: * GV viết lên bảng phép nhân: 241234 x 2 - Y/c HS dựa vào cách đặt tính phép nhân số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số để thực hiện phép toán trên bảng. GV gọi 2HS lên bảng đặt tính và tính, các HS còn lại đặt tính và tính vào vở nháp. - GV y/c HS nêu cách tính. H: Khi thực hiện tính nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu? H: Hãy so sánh kết quả của mỗi lần nhân với 10? H: Vậy đây là phép nhân ntn? * GV viết lên bảng phép nhân: 136204 x 4 - GV y/c 2HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính, cả lớp làm vào vở nháp. - GV chữa bài và y/c HS nêu lại cách tính. H: Đây là phép nhân ntn? GV: Trong phép nhân có nhớ cần thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau. 3. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - GV y/c 4HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con. - Y/c lần lượt từng HS nêu lại cách thực hiện. - Nhận xét và chữa bài. Bài 2: H: Bài tập y/c làm gì? H: Hãy đọc biểu thức trong bài. H: Tính giá trị 201634 x m với những giá trị nào của m? H: Muốn tính giá trị của biểu thức 201634 x m với m = 2 ta làm thế nào? - GV y/c 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy. - GV y/c HS nhận xét bài làm trên bảng. Chữa bài. Bài 3: - Gọi 1HS nêu y/c. - GV viết lên bảng: 321475 + 423507 x 2. H: Trong biểu thức trên có những phép toán nào? H: Trong biểu thức có phép cộng và phép nhân ta thực hiện như thế nào? - Y/c 1HS làm trên bảng, cả lớp làm vào VBT. - Chữa bài. - Tiến hành tương tự với các bài còn lại. Bài 4: - GV gọi 1 HS đọc đề toán. - GV cùng HS phân tích đề. H: Muốn biết huyện đó được cấp bao nhiêu quyển truyện ta làm thế nào? - GV y/c HS tự làm bài. - Nhận xét, chữa bài. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà luyện tập thêm các bài toán nhân với số có một chữ số và chuẩn bị bài Tính chất giao hoán của phép nhân. - 2HS lên bảng vẽ hình, cả lớp theo dõi để nhận xét. - HS nghe giới thiệu. - HS đọc: 241234 x 2 - 2HS lên bảng thực hiện tính, cả lớp làm vào vở nháp. - HS nêu cách tính. + Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, hàng chục hay nói cách khác là tính từ phải sang trái. + Kết quả của mỗi lần nhân đều nhỏ hơn 10. + Phép nhân không có nhớ. - HS đọc: 136204 x 4. - 2HS thực hiện trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở nháp. - HS nêu các bước như trên. + Phép nhân có nhớ. - 4HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con. - HS trình bày trước lớp. - Nhận xét và chữa bài (nếu sai). + Viết giá trị thích hợp vào ô trống. + 201634 x m + Với m = 2, 3, 4, 5. + Thay chữ m bằng số 2 và tính. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy. - HS nhận xét bài của bạn, 2HS ngồi cùng nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. + Tính giá trị biểu thức. + Phép cộng và phép nhân. + Thực hiện phép nhân trước, phép cộng sau. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. - 1HS đọc. - Phân tích đề bài. + Phải tính số quyển truyện 8 xã vùng thấp nhận được, số quyển truyện 9 xã vùng cao nhận được sau đó cộng lại. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy. - Chữa bài (nếu sai). Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011 TOÁN(50): TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN I/ MỤC TIÊU: - Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân. - Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán. - Bài tập cần làm: Bài 1; 2(a/b)/58/SGK II/CHUẨN BỊ: Bảng phụ kẻ sẵn bảng số như sau: a b a x b b x a 4 8 6 7 5 4 III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng, y/c HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 49. - Nhận xét và cho điểm từng HS.B2. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. 2. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân: - GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, sau đó y/c HS so sánh 2 biểu thức này với nhau. GV: Vậy 2 phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau. - GV y/c HS lấy thêm các VD khác. - GV treo bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học lên bảng. - Y/c 1HS đọc y/c. - Y/c 3HS lên bảng thực hiện các phép tính, các HS còn lại dùng bút chì viết kết quả vào SGK. - Y/c HS so sánh kết quả a x b và b x a trong từng trường hợp cụ thể. H: Ta thấy giá trị của biểu thức a x b luôn ntn so với giá trị của biểu thức b x a? - GV viết a x b = b x a. H: Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được gì? H: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó ntn? - GV y/c HS nêu kết luận. 3. Luyện tập, thực hành: Bài 1: H: Bài tập y/c chúng ta làm gì? - GV viết lên bảng 4 x 6 = 6 x ; y/c HS điền số. H: Vì sao lại điền số 4? - GV y/c HS làm tiếp các bài còn lại. Bài 2: - Y/c 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: H: BT y/c chúng ta làm gì? - GV h/d HS cách so sánh: C1: Tính giá trị của các biểu thức rồi so sánh các kết quả để chỉ ra các biểu thức có giá trị bằng nhau. C2: Không cần tính, chỉ cộng nhẩm rồi so sánh các thừa số, vận dụng tính chất giao hoán để rút ra kết quả. - GV làm mẫu: (3 + 2) x 10287 = 5 x 10287 = 10287 x 5. - GV y/c HS làm tiếp các bài còn lại. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 4: - GV y/c HS suy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống. - GV y/c HS nêu kết luận về phép nhân có thừa số là 1, phép nhân có thừa số là 0. 4. Củng cố -dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm thêm các BT, học thuộc lí thuyết và chuẩn bị bài Tính chất kết hợp của phép nhân. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS nêu: 5 x 7 = 35 ; 7 x 5 = 35 vậy 5 x 7 = 7 x 5 - 3HS nhắc lại. - 2 x 6 = 12; 6 x 2 = 12 nên 2 x 6 = 6 x 2. + So sánh giá trị của hai biểu thức a x b và b x a trong bảng sau. - HS thực hiện theo y/c của GV. + Giá trị của biểu thức a x b luôn luôn bằng giá trị của biểu thức b x a. - HS đọc: a x b = b x a. + Thì ta được tích b x a. + Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. - HS nhắc lại theo nhiều hình thức (cá nhân/ tập thể). + Điền số thích hợp vào ô trống. + Số 4. + Vì khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. - Làm miệng. - 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con. - Chữa bài (nếu sai). + Tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau. - HS làm bài vào VBT. - Chữa bài (nếu sai). - HS suy nghĩ, viết kết quả vào SGK. + 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là chính số đó. + 0 nhân với số nào cũng bằng 0. Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2011 LỊCH SỬ(10): CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (Năm 981) I. MỤC TIÊU: - Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chông quân Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy - Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. II. CHUẨN BỊ: Hình trong SGK phóng to. Phiếu học tập của học sinh. III. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS lên bảng y/c trả lời 3 câu hỏi cuối bài. - Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Nhà Tiền Lê ra đời - GV cho HS đọc SGK đoạn: “Năm 979, sử cũ gọi là nhà tiền Lê”. H: Lê Hoàn lên ngôi vua từ hoàn cảnh nào? H: Việc Lê Hoàn lên ngôi vua có được dân ủng hộ không ? - GV tổ chức cho HS thảo luận đi đến thống nhất: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Hoạt động 2: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược - GV y/c các nhóm thảo luận và dựa theo câu hỏi sau: H: Quân Tống xâm lược nước ta vào thời gian nào? H: Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào? H: Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra ntn? H: Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không? - GV gọi HS lên bảng thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến. - GV thuật lại diễn biến. Hoạt động 3: Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận. H: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đêm lại kết quả gì cho nhân dân ta? H: Vì sao nhân dân ta lại giành được thắng lợi? - GV tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất. 3. Củng cố - dặn dò: - GV dặn HS về nhà ôn lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài làm các bài tập tự đánh giá và chuẩn bị bài Nhà Lý dời đô ra Thắng Long. - 3HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 1HS đọc. + Khi quân Tống chuẩn bị đem quân xâm lược nước ta. + Rất được dân ủng hộ. - Tiến hành thảo luận nhóm 6. + Năm 981 + Theo 2 con đường: Quân thuỷ theo cửa sông Bạch Đằng, quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn. + Ở Bạch Đằng và ở Chi Lăng. (diễn biến như SGK đã trình bày). + Không thực hiện được. - HS lên bảng thuật lại. - HS thảo luận nhóm 4. + Đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh dân tộc. + Vì nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm đánh giặc, có sự lãnh đạo tài tình của Lê Hoàn. Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011 ĐẠO ĐỨC(10): TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (t2) I/ MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. - Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí. * GDKNS: Kĩ năng xây dựng giá trị của thời gian. - Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc học tập để sử dụng thời gian hiệu quả. - Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày. - Kĩ năng bình luận phê phán việc lãng phí thời gian. * GDTTHCM:Mỗi học sinh cần biết học tập đức tính tiết kiệm thời gian một cách hợp lí của Bác Hồ. II/ CHUẨN BỊ: - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: Xanh - đỏ. - Các truyện tấm gương về tiết kiệm thời giờ. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ. Y/c HS trả lời: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu HS đến phòng thi muộn hoặc đưa người đi cấp cứu trễ. - Nhận xét việc học bài của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Các hoạt động: Hoạt động1: Tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ? (BT1) - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cặp đôi. Phát cho mỗi nhóm một tờ bìa xanh đỏ, y/c các nhóm đọc các nhóm đọc các tình huống, thảo luận tình huống nào là tiết kiệm thời giờ, tình huống nào là lãng phí thời giờ. - GV lần lượt đọc các tình huống, y/c các nhóm giơ tấm bìa đánh giá cho mỗi câu: đỏ - tình huống tiết kiệm thời giờ; xanh – tình huống không tiết kiệm thời giờ. - GV mời 1 vài HS trình bày trước lớp. - Tổ chức cho lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét. - GV nhận xét. * GDTTHCM:Mỗi học sinh cần biết học tập đức tính tiết kiệm thời gian một cách hợp lí của Bác Hồ. Hoạt động 2: Em có biết tiết kiệm thời gian - GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. - Y/c mỗi HS viết ra thời gian biểu của mình vào giấy. - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. - Y/c một số HS đọc thời gian biểu của mình. H: Em có thực hiện đúng không? H: Em đã tiết kiệm thời giờ chưa? Nêu 1 – 2 VD. Hoạt động 3: Xử lí tình huống - GV đưa ra 2 tình huống: TH1: Một hôm, khi Hoa đang vẽ tranh để làm báo tường thì Mai rủ Hoa đi chơi. Thấy Mai từ chối, Hoa bảo: “ Cậu lo xa quá, cuối tuần mới phải nộp cơ mà”. TH2: Đến giờ làm bài, Nam rủ Minh đi học nhóm. Minh bảo Minh còn phải phải xem xong ti vi và đọc xong báo đã. - Y/c các nhóm chọn 1 tình huống - Y/c các nhóm sắm vai thể hiện cách giải quyết. - Gọi các nhóm trình bày. * GDKNS: Kĩ năng xây dựng giá trị của thời gian. - Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc học tập để sử dụng thời gian hiệu quả. - Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày. - Kĩ năng bình luận phê phán việc lãng phí thời gian. - Nhận xét. Hoạt động 4: Kể chuyện “ Tiết kiệm thời giờ” - GV kể lại cho HS câu chuyện “ Một học sinh vượt khó”. H: Thảo có phải là người biết tiết kiệm thời giờ hay không? Vì sao? Chốt: Trong khó khăn, nếu chúng ta biết tiết kiệm thời giờ chúng ta có thể làm được nhiều việc hợp lí và vượt qua được khó khăn. - Y/c HS kể lại một số tấm gương tốt biết tiết kiệm thời giờ. KL: Tiết kiệm thời giờ là một đức tính tốt. Các em cần tiết kiệm thời giờ để học tập tốt hơn. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau - HS nhắc lại phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS thảo luận nhóm đôi. Nhận tờ bìa và tiến hành thảo luận. - Lắng nghe các tình huống và giơ tấm bìa theo đánh giá của mình. - HS trình bày. - HS trao đổi, thảo luận. - HS tự viết ra giấy thời gian biểu của mình. - HS làm việc theo nhóm, lần lượt mỗi HS đọc thời gian biểu của mình cho cả nhóm sau đó nhóm nhận xét xem công việc sắp xếp hợp lí chưa, bạn có thực hiện đúng thời gian biểu không, có tiết kiệm thời gian không. - Trả lời. - Chọn tình huống và nêu cách xử lí. - Một số nhóm thể hiện 2TH, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. + Thảo là người biết tiết kiệm thời giờ. Bạn tranh thủ học bài và sắp xếp công việc giúp đỡ bố mẹ rất nhiều. - Lắng nghe. - HS kể. Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2011 KHOA HỌC(19): ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (t2) I/ MỤC TIÊU: Ôn tập các kiến thức về: - Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. - Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa các chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá. - Dinh dưỡng hợp lí. - Phòng tránh đuối nước. II/ CHUẨN BỊ: Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khoẻ. Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua. Các tranh ảnh mô hình hay vật thật về các loại thức ăn. III/LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A .Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước. - Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Các hoạt động: Hoạt động1 : Thảo luận chủ đề: Con người và sức khoẻ - Y/c các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được: * 4 nội dung phân cho các nhóm thảo luận: . Quá tình trao đổi chất của con người. . Các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. . Các bệnh thông thường. . Phòng tránh tai nạn. - Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp. - Y/c sau mỗi nhóm trình bày các nhóm khác đều chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhằm tìm rõ nội dung trình bày. - Tổng hợp ý kiến của HS. - Nhận xét. Hoạt động 2: Trò chơi: Ô chữ kì diệu GV phổ biến luật chơi: + GV đưa ra một ô chữ gồm 15 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc. - GV tổ chức cho các nhóm HS chơi. Nội dung ô chữ và gợi ý cho từng ô: (1) Ở trường ngoài hoạt động học tập, các em còn có hoạt động này. (2) Nhóm thức ăn này rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A,D, E, K. (3) Con người và sinh vật đều cần hỗn hợp này để sống. (4) Một loại chất thải do thận lọc và thải ra ngoài bằng đường tiểu tiện. (5) Loài gia cầm nuôi lấy thịt và lấy trứng. (6) Là một chất lỏng con người rất cần trong quá trình sống và có nhiều trong gạo, ngô, khoai (7) Đây là một trong 4 nhóm thức ăn có nhiều trong gạo, ngô, khoai cung cấp năng lượng cho cơ thể. (8) Chất không tham gia trực tiếp vào việc cung cấp năng lượng nhưng thiếu chúng cơ thể sẽ bị bệnh. (9) Tình trạng thức ăn không chứa chất bẩn hoặc yếu tố gây độc hại do được xử lí theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh. (10) Từ đồng nghĩa với dùng. (11) Là một căn bệnh do thiếu i-ốt. (12) Tránh không ăn những thức ăn không phù hợp khi bị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ. (13) Trạng thái cảm thấy sảng khoái, dễ chịu. (14) Bệnh nhân bị tiêu chảy cần uống thứ thuốc này để chống mất nước. (15) Đối tượng dễ mắc tai nạn sông nước. - Tổng kết, tuyên dương đội thắng cuộc. Hoạt động 3: Trò chơi: Ai chọn thức ăn hợp lí ? - GV cho HS tiến hành hoạt động trong nhóm. Sử dụng những mô hình đã mang đến lớp để lựa chọn một bữa ăn hợp lí và giải thích vì sao mình lại lựa chon như vậy. - Y/c các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. - Nhận xét tuyên dương những nhóm chọn thức ăn phù hợp. 3. Củng cố - dặn dò: - Gọi 2HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lí - Nhận xét tiết học - Gọi 2HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - Tiến hành thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - Các nhóm tiến hành trao đổi các câu hỏi của các nhóm đã chuẩn bị. - Các nhóm được hỏi thảo luận và đại diện nhóm trả lời. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - HS tham gia vào trò chơi. + Vui chơi + Chất béo + Không khí + Nước tiểu + Gà + Nước + Bột đường + Vitamin + Sạch + Sử dụng + Bướu cổ + Ăn kiêng + Khoẻ + Cháo muối + Trẻ em- Tiến hành hoạt động trong nhóm sau đó trình bày một bữa ăn mà nhóm mình cho là đủ chất dinh dưỡng. - Trình bày, nhận xét. - HS đọc. Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011 KHOA HỌC(20): NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? I/ MỤC TIÊU: - Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ trên cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. - Quan sát và làm thí nghiệm để hát hiện ra một số tính chất của nước. - Nêu được VD về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt * GDMT: GD cho HS ý thức bảo vệ nguồn nước để có nguồn nước sạch bảo đảm cho sức khoẻ của con người. II/ CHUẨN BỊ: - Hình vẽ trang 42, 43 SGK. - Chuẩn bị theo nhóm đã dặn III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS đọc lại 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lí. - Nhận xét việc học bài ở nhà của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. 2. Các hoạt động: Hoạt động1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước - GV tiến hành hoạt động trong nhóm theo định hướng: + Y/c các nhóm quan sát 2 cốc thuỷ tinh GV làm và trả lời câu hỏi: H: Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa ? H: Làm thế nào bạn biết điều đó? H: Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước ? - Gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương. KL: Nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị. * GV liên hệ GDMT: GD cho HS ý thức bảo vệ nguồn nước để có nguồn nước sạch bảo đảm cho sức khoẻ của con người. Hoạt động2: Phát hiện hình dạng của nước - GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm. + Y/c HS chuẩn bị: Chai, lọ, hộp bằng thuỷ tinh, nước, tấm kính và khay đựng nước. + Y/c các nhóm cử 1HS lên đọc thí nghiệm. Các HS khác quan sát và trả lời câu hỏi: H: Nước có hình gì? - Nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm. KL: Nước không có hình dạng nhất định. Hoạt động 3: Tìm hiểu nước chảy như thế nào? - GV kiểm tra các vật liệu làm thí nghiệm “Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?” - GV y/c các nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm rồi thực hiện nhận xét kết quả. - GV có thể ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm. KL: Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía. Hoạt động4: Nước thấm qua một số vật & hoà tan một số chất - GV tiến hành hoạt động cả lớp. H: Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm thế nào? H: Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước? - GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm 3, 4 /43 SGK. + Y/c 4HS lên làm thí nghiệm trước lớp. H: Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì? + Y/c 3HS lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước. H: Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì? H: Qua 2 thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về tính chất của nước? KL: Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. - Dặn HS về nhà nhà tìm hiểu các dạng của nước và chuẩn bị bài Ba thể của nước. - 2HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - Tiến hành hoạt động nhóm 4. Quan sát và thảo luận. + Chỉ trực tiếp. + Khi nhìn vào cốc nước thì trong suốt, nhìn thấy rõ cái thìa, còn cốc sữa có màu trắng đục nên không nhìn rõ cái thìa trong cốc. Khi nếm từng cốc thì cốc nước không có mùi, cốc sữa thì có mùi thơm. + Nước không có màu, không có mùi, không có vị. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - Tiến hành làm thí nghiệm. - Làm thí nghiệm quan sát và thảo luận. - Đại diện của nhóm lên làm thí nghiệm. + Nước có hình dạng chai, lọ, hộp, vật chứa nước. - Nhận xét, bổ sung. - Tiến hành thực hiện thí nghiệm. - Nêu kết quả. - Lắng nghe. + Lấy giấy thấm, khăn lau. + Vì vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định. Nước chảy qua những lỗ nhỏ giữa các sợi vải, còn chất bẩn khác và giữ lại trên mặt vải. - HS làm thí nghiệm. + Vải, bông, giấy là những vật có thể thấm nước. - 3HS lên bảng làm thí nghiệm. + Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. + Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. - Lắng nghe. - HS đọc. Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011 ĐỊA LÍ(10): THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT I/ MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt: - Chỉ được vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ). * Với HS khá, giỏi: + Giải thích được vì sao Đà Lạt trồng được nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh. + Xác lập mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất: nằm trên cao nguyên cao - khí hậu mát mẻ, trong lành - trồng nhiều loài hoa, quả, rau xứ lạnh, phát triển du lịch. II/ CHUẨN BỊ: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - GV y/c 3HS lên bảng lần lượt trả lời 3 câu hỏi của bài 8. - GV nhận xét và ghi điểm cho HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Các hoạt động: Hoạt động2: Vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt - GV treo tranh, lược đồ lần lượt đặt câu hỏi về vị trí địa lí và khí hậu Đà Lạt: H: Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ? H: Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét ? H: Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu ntn? - GV y/c HS nêu lại các đặc điểm chính về vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt. ( GV có thể giải thích thêm: Nhìn chung cứ lên cao 1000 m thì nhiệt độ không khí giảm từ 5 – 6 0C nên vào mùa hè ở vùng núi thường rất mát mẻ. Vào mùa đông, Đà Lạt cũng lạnh nhưng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên không lạnh buốt như ở miền Bắc). Hoạt động3: Đà Lạt – Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước - GV y/c HS quan sát 2 bức ảnh về hồ Xuân Hương và thác Cam Li. H: Hãy tìm vị trí của hồ Xuân Hương và thác Cam Li. - GV gọi HS lên bảng trình bày ý kiến. - GV nhận xét. H: Vì sao có thể nói Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước? - GV giới thiệu thêm về Hồ Xuân Hương. Hoạt động 4: Đà Lạt thành phố du lịch nghỉ mát - GV chia HS thành nhóm nhỏ, phát phiếu thảo luận cho các nhóm và y/c HS thảo luận để hoàn thành nội dung phiếu. PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM Nhóm Viết tiếp vào chỗ trống các câu sau: Đà lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát nổi tiếng vì: - Có khí hậu:... - Có các cảnh quan tự nhiên đẹp như: .. - Có các công trình phục vụ du lịch như: . - Có các hoạt động du lịch lí thú như:... - GV gọi HS trình bày ý kiến trước lớp. - Nhận xét phần trình bày của các nhóm. Hoạt động 5: Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt - GV y/c HS đọc phần 3 trong SGK, sau đó nêu câu hỏi cho HS cả lớp cùng thảo luận và trả lời: H: Rau quả ở Đà Lạt được trồng ntn? H: Vì sao Đà Lạt lại thích hợp trồng các loại rau và hoa xứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 10.doc
Tài liệu liên quan