Giáo án Lớp 4 Tuần 29 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí

ĐẠO ĐỨC(29): TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (t2)

 I/ MỤC TIÊU:

- Nêu được quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan đến HS).

- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật giao thông và vi phạm Luật giao thông.

- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông trong cuộc sống hàng ngày.

- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật giao thông.

* GD PTTNTT (Tai nạn giao thông): Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện Luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, hạn chế tai nạn giao thông.

II/ CHUẨN BỊ:

- Một số biển báo giao thông.

- Đồ dùng hoá trang chơi đóng vai.

III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc48 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 29 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi. ð Hùng nói với bác Hai. Y/c bất lịch sự. + Vậy, cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy. ðHùng nói với bác Hai. Y/c bất lịch sự. + Bác ơi cho cháu mượn cái bơm nhé. ðHoa nói với bác hai. Y/c lịch sự. (?): Như thế nào là lịch sự khi y/c đề nghị? 3. Phần ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. - Y/c HS nêu một số VD minh hoạ. 4. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc y/c và n/d bài. Gợi ý: Các em hãy đọc đúng ngữ điệu của các câu khiến đó sẽ biết mình chọn cách nói nào. - Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp. - Y/c HS làm bài vào bảng con (chỉ nêu đáp án đúng). KL: + Lan ơi, cho tớ mượn cái bút! + Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không? Bài 2: - GV tổ chức cho HS làm tương tự như BT1. KL: Cách b, c, d là những cách nói lịch sự. Trong đó, cách c, d có tính lịch sự cao hơn. Bài 3: - Gọi HS đọc y/c của bài. - Y/c HS trao đổi, làm việc theo cặp. Gợi ý: các em hãy đọc đúng ngữ điệu của từng câu, tìm cách xưng hô phù hợp. - Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh vào cột tương ứng ở trên bảng phụ. KL: a/ Lan ơi, cho tớ về với! b/ Chiều nay, chị đón em nhé! c/ Theo thớ, cậu không nên nói như thế! d/ Bác mở giúp cháu cái cửa này với! Bài 4: - Gọi HS dọc y/c và n/d bài. - Y/c HS làm việc theo nhóm 4. Gợi ý: Với mỗi tình huống chúng ta có nhiều cách đặt câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự. - Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng và cử đại diện đọc, y/c HS đọc đúng ngữ điệu của từng câu. - Gọi các nhóm khác bổ sung. KL: * Tình huống a: Bố ơi, bố cho con tiền để mua một cuốn sổ nhé! * Tình huống b: Bác cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lúc ạ! 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Y/c HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ; viết vào vở 4 câu khiến và chuẩn bị bài sau. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 4HS đọc thành tiếng. - 1HS đọc lại BT1. - HS trả lời các câu hỏi 2, 3, 4. + Là phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, có cách xưng hô phù hợp. - 2HS đọc phần ghi nhớ. - Một số HS nêu. - 1HS đọc. - Lắng nghe. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS chọn đáp án sau đó giải thích cách chọn của mình. - 1HS đọc. - Thảo luận nhóm đôi. - HS tiếp nối nhau trình bày từng cặp câu. - Lắng nghe. - 1HS đọc. - Trao đổi, viết các câu khiến vào giấy. - Lắng nghe. - Dán phiếu, đọc bài. - Bổ sung. Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012 TẬP LÀM VĂN(58): CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I/ MỤC TIÊU: - Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn miêu tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà. * Dạy mục III- (Phần luyện tập) II/ CHUẨN BỊ: - Tranh, ảnh một số con vật nuôi trong nhà. - Một số tờ giấy khổ rộng để HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả con vật. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS trả lời: + Bài văn miêu tả con vật gồm có mấy phần? + Nêu từng phần? + Đọc phần ghi nhớ của bài? - Nhận xét, cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu của bài học. 2. Luyện tập: Bài tập: Lập dàn ý chi tiết tả một con vaatjnuooi trong nhà( gà, chim, chó, lợn, trâu, bò,) - Gọi HS đọc y/c của BT. + Bài tập yêu cầu gì? + Em định chọn con vật nào để lập dàn bài? - Gọi HS giới thiệu tranh minh hoạ con vật mình sẽ lập dàn ý tả. - Y/c HS lập dàn ý. + Gợi ý: em có thể chọn lập dán ý tả một con vật nuôi mà gây cho em ấn tuợng đặc biệt. Đó là những vật nuôi trong gia đình. + Dàn ý cụ thể, chi tiết về hình dáng, hoạt động của con vật. - Gọi HS dán phiếu lên bảng, cả lớp nhận xét bổ sung. VD: Dàn ý về bài văn tả con mèo. Mở bài: Giới thiệu về con mèo. Thân bài: a/ Tả ngoại hình: bộ lông, cái đầu, Hai tai, bốn chân, cái đuôi, đôi mắt. b/ Hoạt động chính của con mèo: hoạt động bắt chuột (động tác rình và vồ) và hoạt động đùa giỡn. Kết bài: Cảm nghĩ chung về con mèo. - Gọi 1 số HS dưới lớp đọc phần dàn ý của mình. - Cho điểm một số HS viết tốt. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh dán ý bài văn tả một vật nuôi. - Dặn HS quan sát ngoại hình, hoạt động của con mèo hay con chó của nhà em hoặc nhà hàng xóm để học tốt tiết TLV tuần 30. - HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 1HS đọc, cả lớp đọc thầm - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. - HS tiếp nối nhau giới thiệu. - 2HS viết vào giấy khổ to, cả lớp viết vào VBT. - Nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012 TOÁN(141): LUYỆN TẬP CHUNG I/ MỤC TIÊU: - Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại. - Giải được bài toán “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó”. - Bài tập cần làm: Bài 1(a/b); 3; 4/149/SGK II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập 2/149của tiết 140/SGK Tổng hai số 72 120 45 Tỉ số của hai số Số bé 12 15 18 Số lớn 60 105 27 - Nhận xét và cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - Y/c HS làm bảng con. - Nhận xét Bài 3: - GV gọi HS đọc đề. + Bài toán thuộc dạng gì? + Hãy tìm tỉ số của 2 số đó? - Y/c HS làm bài. Bài 4: - Y/c HS đọc đề và tự làm bài. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - 3HS lên bảng thực hiện theo y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS làm bảng con (câu a & b) a) Tỉ số b) Tỉ số - 1HS đọc. + Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó. + Vì 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng thứ hai. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy. Giải: Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 7 = 8 (phần) Số thứ nhất là: 1080 : 8 = 135 Số thứ hai là: 1080 – 135 = 945 ĐS: 135 và 945 - HS làm bài vào VBT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Giải: Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần) Chiều rộng HCN là: 125 : 5 x 2 = 50 (m) Chiều dài HCN là: 125 – 50 = 75 (m) ĐS: Chiều rộng: 50 m Chiều dài: 75 m Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2012 TOÁN(142): TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ I/ MỤC TIÊU: - Biết cách giải bài toán “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó”. - Bài tập cần làm : Bài 1/150/SGK II/ CHUẨN BỊ : - Bảng phụ III/ LÊN LỚP : CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập 5/149 của tiết 141/SGK - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. Giải: Chiều rộng HCN là: (32 – 8) : 2 = 12 (m) Chiều dài HCN là: 32 – 12 = 30 (m) ĐS: chiều rộng: 12 m chiều dài: 30 m - Nhận xét và cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2.Hướng dẫn Bài toán 1: - GV nêu bài toán : Hiệu của hai số là 24. Tỉ số của hai số là . Tìm hai số - Phân tích đề toán. - Vẽ sơ đồ đoạn thẳng. Số bé đựoc biểu thị 3 phần bằng nhau, số lớn được biểu thị là 5 phần như thế. ? Số bé : | | | | 24 Số lớn : | | | | | | ? - Hướng dẫn giải theo các bước: + Tìm hiệu số bằng nhau + Tìm giá trị 1 phần + Tìm số bé + Tìm số lớn - Khi trình bày bài giải có thể gộp bước 2 và bước 3 là 24 : 2 x 3 = 36 (như SGK). - Y/c HS lên bảng trình bày bài giải. Bài toán 2: - GV nêu bài toán. Phân tích đề toán. Vẽ sơ đồ đoạn thẳng (như SGK) Ta có sơ đồ: ?m Chiều dài | | | | | | | | 12m Chiều rộng: | | | | | ?m - Hướng dẫn giải theo các bước: + Tìm hiệu số phần bằng nhau + Tìm giá trị 1 phần + Tìm chiều dài + Tìm chiều rộng - Khi trình bày bài giải có thể gộp bước 2 và bước 3 là 12 : 3 x 7 = 28 (như SGK). - Y/c HS lên bảng trình bày bày giải. 3. Thực hành: Bài 1: - Y/c HS đọc đề tóm tắt bài toán. - Y/c HS làm bài. ? Số1 123 Số2 ? GV nêu: trong khi trình bày lời giải bài toán trên các em không cần vẽ sơ đồ, thay vào đó viết câu: Biểu thị của số bé là 2 phần bằng nhau thì số lớn là 5 phần như thế. - Nhận xét bài làm của HS trên bảng. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS lắng nghe. + 5 – 3 = 2 (phần) + 24 : 2 = 12 + 12 x 3 = 36 + 36 + 24 = 60 - 1HS lên bảng trình bày bài giải, cả lớp làm vào vở nháp. - HS lắng nghe. + 7 – 4 = 3 (phần) + 12 : 3 = 4 (m) + 4 x 7 = 28 (m) + 28 – 12 = 16 (m) - 1HS lên bảng trình bày bài giải, cả lớp làm vào vở nháp. - 1HS đọc. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. Giải: 5 – 2 = 3 (phần) Số thứ nhất là: 123 : 3 x 2 = 82 Số thứ hai là 82 + 123 = 205 ĐS: số lớn: 205, số bé: 82. - HS cả lớp làm bài vào VBT. - 1HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau theo kết luận của GV. Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2012 TOÁN(143): LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: - Giải được bài toán “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó.” - Bài tập cần làm: Bài 1;2/151/SGK II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 142. Giải: Hiệu số phần bằng nhau là: 9 – 5 = 4 (phần) Số lớn là: 100 : 4 x 9 = 225 Số bé là: 225 – 100 = 125 ĐS: 225; 125 - Nhận xét và cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu của bài học. 2. Luyện tập thực hành: Bài 1: - Y/c HS đọc đề bài và tự làm bài. Sau đó chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 2: - Y/c HS đọc đề toán và tự làm bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. 1 HS đọc bài trước lớp cho cả lớp theo dõi và chữa bài. Giải: Hiệu số phần bằng nhau là: 3 – 1 = 2 (phần) Số bé là: 85 : 5 x 3 = 51 Số lớn là: 85 + 51 = 136 ĐS: 51; 136 - 1HS lên bảng làm bài Giải: Hiệu số phần bằng nhau là: 5 – 3 = 2 (phần) Số bóng đèn màu là: 250 : 2 x 5 = 625 (bóng) Số bóng đèn trắng là: 625 – 250 = 375 (bóng) ĐS: 625 bóng đèn 375 bóng trắng Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2012 TOÁN(144): LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: - Giải được bài toán “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó.” - Biết nêu bài toán “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó” theo sơ đồ cho trước. - Bài tập cần làm: Bài 1;3;4/151/SGK II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài tập 3/152/SGK của tiết 143. Giải: Số HS lớp 4A nhiều hơn lớp 4B là: 35 – 33 = 2 (học sinh) Mỗi HS trồng số cây là: 10 : 2 = 5 (cây) Lớp 4A trồng số cây là: 35 x 5 = 175 (cây) Lớp 4B trồng số cây là: 33 x 5 = 165 (cây) ĐS: lớp 4A: 175 cây lớp 4B: 165 cây - Nhận xét và cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Luyện tập - thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc y/c bài sau đó tự làm bài. - Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp. Bài 3: - Y/c HS đọc đề. - GV y/c HS làm bài. - GV chữa bài sau đó nhận xét cho điểm HS. Bài 4: - Y/c mỗi HS tự đọc sơ đồ của bài toán rồi giải bán toán đó. - GV chọn vài bài rồi y/c HS cả lớp phân tích, nhận xét. ?cây Số cây cam : | | 170 cây Số cây dứa : | | | | | | | ? cây - Y/c cả lớp làm bài vào vở - Chấm bài, nhận xét 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập chung. - HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS làm bài vào vở Giải: Hiệu số phần bằng nhau là: 3 – 1 = 2 (phần) Số bé là: 30 : 2 = 15 Số lớn là: 15 + 30 = 45 ĐS: số lớn: 45, số bé: 15 - Một số HS đọc bài làm của mình trước lớp. - 1HS đọc. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. Giải: Hiệu số phần bằng nhau là: 4 – 1 = 3 (phần) Cửa hàng có số gạo nếp là: 540 : 3 = 180 (kg) Cửa hàng có số gạo tẻ là: 180 + 540 = 720 (kg) ĐS: Gạo nếp: 180 kg Gạo tẻ: 720 kg. - HS tự đọc và giải toán. - Một số HS đọc đề bài toán của mình trước lớp, lớp theo dõi và nhận xét. - Cả lớp làm bài vào VBT. Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012 TOÁN(145): LUYỆN TẬP CHUNG I/ MỤC TIÊU: - Giải được bài toán “Tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó.” - Bài tập cần làm: Bài 2;4/152/SGK II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 của tiết 144/151/SGK Vì số thứ nhất gấp lên 5 lần thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ nhất. Giải: Hiệu số bằng nhau là: 5 – 1 = 4 (phần) Số thứ nhất là: 60 : 4 = 15 Số thứ hai là: 15 + 60 = 75 ĐS: 15 và 75 - Nhận xét và cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu của bài học. 2. Luyện tập - thực hành: Bài 2: - Y/c HS đọc đề. - GV y/c HS nêu tỉ số của 2 số - Nhận xét, sau đó y/c HS làm bài. - GV chữa bài của HS trên bảng lớp sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề toán. Nhà An ?m Hiệu sách ?m Trường học | | | 840m - Y/c HS nêu các bước giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập chung. - HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS đọc bài Giải: Hiệu số phần bằng nhau là 10 – 1 = 9 (phần) Số thứ hai là: 738 : 9 = 82 Số thứ nhất là: 82 + 738 = 820 ĐS: 82 và 820 - 1HS đọc. - 1HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét và bổ sung ý kiến. Giải: Tổng số phần bằng nhau là: 5 + 3 = 8 (phần) Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách dài là: 840 : 8 x 3 = 315 (m) Đoạn đường từ hiệu sách đến trường dài là: 840 – 315 = 525 (m) ĐS: Đoạn đường đầu: 315 m Đoạn đường sau: 525 m Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012 LỊCH SỬ(29): QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (Năm 1789) I. MỤC TIÊU: - Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa. + Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long; Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, hiệu là Quang trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh. + Ở Ngọc Hồi, Đống Đa (Sáng mồng 5 Tết quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi. Cũng sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử) quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy về nước. + Nêu công lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập dân tộc. II. CHUẨN BỊ: - Phóng to lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789). - Phiếu học tập của HS. III. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng, y/c HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 23. - Nhận xét và cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Quang Trung đại phá quân Thanh * Cho HS làm việc cá nhân - GV đưa ra các mốc thời gian. + Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1789) + Đêm mùng 3 tết năm Kỉ Dậu (1789) + Mờ sáng ngày mồng 5 * Thảo luận theo nhóm - GV tổ chức cho HS thi kể lại diễn biến của trận Quan Trung đại phá quân Thanh. - GV chốt lại đáp án đúng. Hoạt động 2: Quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung - GV tiến hành cho HS hoạt động cả lớp. Y/c HS trao đổi để tìm những sự việc, hành động của Quang Trung nói lên lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của nhà vua. + Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc? + Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào? Theo em, việc chọn thời điểm ấy có lợi gì cho quân ta, có hại gì cho quan địch? Trước khi tiến quân vào Thăng Long nhà vua đã làm gì để động viên tinh thần quân sĩ? + Tại trận Ngọc Hồi, nhà vuâ đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào? Làm như vậy có lợi gì cho quân ta? + Vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh xâm lược? KL: Ngày nay cứ đến mùng 5 Tết, ở gò Đống Đa (Hà Nội) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc bài, làm các bài tập tự đánh giá kết quả học và chuẩn bị bài sau. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS dựa vào SGK điền các sự kiện chính tiếp vào đoạn () cho phù hợp với mốc thời gian mà GV đưa ra. - Cử đại diện tham gia cuộc thi, khuyến khích các nhóm thuật lại diễn biến theo hình thức nối tiếp để nhiều HS được tham gia. - HS trao đổi với nhau theo h/d của GV. + Hành Quân bộ từ Nam ra Bắc. + Tiến quân trong dịp Tết. Trước khi vào Thăng Long , nhà vua cho quân ăn Tết sớm để quân sĩ thêm quyết tâm đánh giặc. Còn với quân Thanh, xa nhà lâu ngày, vào dịp Tết chúng sẽ uể oải, nhớ nhà, tinh thần sa sút. + Ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tấm tiến lên. + Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc, lại còn có nhà vua sáng suốt chỉ huy. Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012 ĐẠO ĐỨC(29): TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (t2) I/ MỤC TIÊU: - Nêu được quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan đến HS). - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật giao thông và vi phạm Luật giao thông. - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông trong cuộc sống hàng ngày. - Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật giao thông. * GD PTTNTT (Tai nạn giao thông): Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện Luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, hạn chế tai nạn giao thông. II/ CHUẨN BỊ: - Một số biển báo giao thông. - Đồ dùng hoá trang chơi đóng vai. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS a.Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng, y/c HS trả lời các câu hỏi sau: 1. Những nguyên nhân gây tai nạn giao thông? 2. Cần làm gì để tham gia giao thông an toàn? - Nhận xét việc học bài ở nhà của HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu biển báo giao thông - GV chuẩn bị một số biển báo như sau: + Biển báo đường một chiều. + Biển báo có HS đi qua. + Biển báo có đường sắt. + Biển báo cấm đỗ xe. + Biển báo cấm dùng còi trong thành phố. - GV lần lượt giơ biển và đố HS. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Kết luận và giúp hS nhận biết các loại biển báo giao thông. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (BT3, SGK) - GV chia thành các nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Mỗi nhóm nhận 1 tình huống, thảo luận tìm cách giải quyết. - Y/c các nhóm báo cáo kết quả. - GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận. KL: Mọi người cần có ý thức tôn trọng luật lệ giao thông mọi lúc, mọi nơi. Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (BT4, SGK) - Y/c đại diện các nhóm lên trình bày kết quả điều tra. Hiện trạng Biện pháp 1. Một số bạn HS đến trường bằng xe máy nhưng chưa đội mũ bảo hiểm. Khuyên các bận nên đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô. 2. Một số HS còn khoác tay nhau đi bộ dưới lòng đường. Khuyên các bạn không đi dưới lòng đường vì như thế rất nguy hiểm. 3. Một số người dân còn vượt đèn đỏ. Có công an giao thông tại các chốt đèn giao thông. . - Nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS. * GD PTTNTT (Tai nạn giao thông): Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện Luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, hạn chế tai nạn giao thông. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - 2HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS quan sát biển báo giao thông và nói ý nghĩa của biển báo. - Thảo luận nhóm 4. - Các nhóm lên báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. a) Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. b) Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài vì như thế sẽ rất nguy hiểm. c) Can ngăn bạn không ném đá lên tàu, gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng. d) Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn. đ) Khuyên các bạn nên ra về, không nên làm cản trở giao thông. e) Khuyên các bạn không được đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm. - Đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2012 KHOA HỌC(57): THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? I/ MỤC TIÊU: - Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thựuc vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng. * Liên hệ GDMT: HS biết cách trồng và chăm sóc cây xanh. II/ CHUẨN BỊ: - Hình trang 114, 115 SGK. - Phiếu học tập. * Chuẩn bị theo nhóm: + 5 lon sữa bò: 4 lon đựng đất màu, 1 lon đựng sỏi và rửa sạch. + Các cây đậu xanh hoặc ngô nhỏ được hướng dẫn gieo trước khi có bài học khoảng 3 – 4 tuần. * GV chuẩn bị: một lọ thuốc đánh móng tay hoặc 1 ít keo trong suốt. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi liên quan đến các kiến thức đã ôn tập ở tiết trước. - Nhận xét và cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống - Kiểm tra việc chuẩn bị cây trồng của HS. - Tổ chức cho HS tiến hành báo cáo kết quả trước lớp. - GV nêu vấn đề: Thực vật cần gì để sống? - Y/c HS đọc các mục Quan sát trang 114 SGK. - Y/c đại diện các nhóm lên trình bày công việc các em đã làm. + Điều kiện sống của cây 1, 2, 3, 4, 5 là gì? KL: Muốn biết cây cần gì để sống, ta có thể làm thí nghiệm bằng cách trồng cây trong điều kiện sống thiếu từng yếu tố. Riêng cây đối chứng phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống. Hoạt động 2: Dự đoán kết quả thí nghiệm - Phát phiếu học tập cho HS. - Dựa vào phiếu học tập trả lời các câu hỏi sau: + Trong 5 cây đậu trên, cây nào sống và phát triển bình thường? + Những cây khác sẽ ntn? Vì lí do gì mà những cây đó phát triển không bình thường và có thể chết nhanh? + Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường? Các yêu tố mà cây được cung cấp Ánh sáng Không khí Nước Chất khoáng có trong đất Dự đoán kết quả Cây 1 x x x Cây còi cọc, yếu ớt, sẽ bị chết Cây 2 x x x Cây sẽ còi cọc, chết nhanh Cây 3 x x x Cây sẽ bị héo, chết nhanh Cây 4 x x x x Cây phát triển bình thường Cây 5 x x x Cậy bị vàng lá, chết nhanh KL + GDMT: Thực vật cần đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường được. Thiếu một trong các điều kiện trên cây sẽ chết. Do đó, để cây phát triển tốt thì hằng ngày các em phải biết cách chăm sóc cây xanh: tưới nước, bón phân, làm đấtà HS biết cách trồng và chăm sóc cây xanh. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh, tên 3 loài cây sống nơi khô hạn, 3 loài cây sống nơi ẩm ướt, 3 loài cây sống dưới nước. - 2HS lên bảng trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị cây trồng của từng thành viên. - Hoạt động nhóm 4. - HS đọc để biết cách làm. - Nhóm trưởng phân công: + Đặt các chậu cây và 5 lon sữa dã chuẩn bị trước lên bàn. + Quan sát hình 1, đọc chỉ hướng dẫn và thực hiện theo hướng dẫn của trang 114 SGK. + Lưu lý đối với cây 2, dùng keo trong suôt để bôi vào 2 mặt lá của cây 2. + Viết nhãn và ghi tóm tắt điều kiện sống của cây đó rồi dán vào từng lon sữa. - Các nhóm lên trình bày. - HS nối tiếp nhau trả lời. - Lắng nghe. - Nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận. + Cây số 4. Lí do: . Cây 1: Thiếu ánh sáng . Cây 2: Thiếu không khí . Cây 3: Thiếu nước . Cây 5: Thiếu chất khoáng + Điều kiện: Phải đủ ánh sáng, nước, không khí, chất khoáng ở trong đất. - Lắng nghe. Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012 KHOA HỌC(58): NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT I/ MỤC TIÊU: - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau. * Liên hệ GDMT: Bảo vệ nguồn nước tưới (ao, hồ, sông) cho cây. II/ CHUẨN BỊ: - Hình trang 166, 167 SGK. - Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở những nơi khô hạn, nơi ẩm ướt và dưới nước. III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng y/c trả lời các câu hỏi sau: 1. Thực vật cần gì để sống? 2. Hãy mô tả cách làm thí nghiệm để biết cây cần gì để sống? - Nhận xét, cho điểm HS. b. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Các hạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau - Phát giấy khổ to và bút dạ cho HS. - Phân loại câu thành 4 nhóm và dán vào giấy khổ to hoặc tờ báo: + Nhóm cây sống dưới nước. + Nhóm cây sống trên cạn chịu được khô hạn. + Nhóm cây sống trên cạn ưa ẩm ướt. + Nhóm cây sống được cả trên cạn và dưới nước. KL: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô cạn. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclop 4.doc